Ở trẻ nhỏ trong giai đoạn mọc răng hàm, những mầm răng ở dưới nướu dần nhô lên khỏi vùng nướu sẽ gây ra những cơn đau nhức.
Lúc này, ba mẹ hãy thực hiện các biện pháp giảm đau cho bé mọc răng hàm để trẻ không quấy khóc, khó chịu nhé.
Nguyên nhân trẻ bị đau răng hàm
Biểu hiện của trẻ mọc răng hàm
Thông thường thì khoảng 6 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên. Cũng có một số trường hợp răng trẻ sẽ mọc sớm và muộn hơn.
Giai đoạn này, để xác định trẻ quấy khóc và sưng nướu có phải do mọc răng hay không, phụ huynh nên chú ý tới một số dấu hiệu trẻ mọc răng hàm như sau:
Chảy nước dãi: Đây cũng được xem là một hiện tượng sinh lý bình thường, phụ huynh cũng không nên quá lo lắng. Dấu hiệu trên thường xuất hiện vào thời điểm tháng thứ 4, lúc này nước dãi chảy quanh miệng trẻ. Lưu ý vệ sinh cho trẻ thật kỹ, vì nước dãi chảy quá nhiều không được lau có thể dẫn đến tình trạng nổi mẩn quanh miệng và cằm trẻ.
Thích gặm cắn, thích nhai tay, chân, đồ vật xung quanh: Đây là dấu hiệu thường gặp ở trẻ khi sắp mọc răng. Phần nướu ngứa ngáy khiến trẻ có xu hướng thích gặm cắn chân tay chính mình hay mọi người xung quanh, các đồ chơi, đồ vật xung quanh để giảm cơn ngứa.
Bé sẽ thích gặm cắn hơn trong giai đoạn này, cũng là một cách giảm đau cho bé mọc răng hàm
Bị ho: Đây cũng là một triệu chứng bình thường, phụ huynh không nên quá lo lắng. Tuy nhiên trường hợp tần suất ho nhiều, đỏ mặt khi ho, ho có đờm đặc hoặc có màu xanh, vàng hoặc rặn hơi để ho thì cần đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra.
Quấy khóc liên tục: Đây không phải dấu hiệu thường gặp, nhưng đa phần vì cảm giác khó chịu khi răng đang phá nướu để trồi lên kèm theo sốt, ho mệt mỏi, nhiều bé sẽ nảy sinh phản ứng quấy khóc.
Bỏ ăn, lười ăn, lười bú: Giai đoạn trẻ răng mọc sữa là lúc phần nướu đau và ngứa ngáy, khiến trẻ không muốn ăn uống đụng chạm vào chỗ đau.
Khó ngủ: Những cơn đau nhức ngứa ngáy từ nướu kết hợp cùng sốt, mệt mỏi khiến trẻ sẽ khó ngủ hơn.
Rối loạn tiêu hóa nhẹ: Giai đoạn này trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa nhẹ, đi ngoài phân lỏng, đi nhiều lần trong ngày.
Sốt mọc răng: Sốt mọc răng hàm là triệu chứng thường gặp, thường kéo dài từ 3 đến 5 ngày sẽ hết. Tùy từng trẻ sốt sẽ nhẹ hoặc cao khác nhau, thời gian hết sốt khác nhau, có trường hợp sốt gây co giật. Những cơn sốt mọc răng bình thường sẽ dao động từ 37.5 độ đến 38 độ C.
Trẻ bị sốt trong giai đoạn mọc răng
Một số cách để giảm đau cho bé mọc răng hàm
Dùng trà
Theo kiến thức dân gian, trà hoa cúc có tác dụng kích thích mọc răng. Lưu ý rằng khi sử dụng phương pháp này để giảm đau cho bé mọc răng hàm, loại trà bạn sử dụng không chứa caffein nhé. Ba mẹ cũng không nên sử dụng cây hoa cúc tươi hái trong vườn hoặc mua ngoài vì có thể dẫn đến nguy cơ ngộ độc thuốc trừ sâu ở trẻ.
Sau khi hãm trà, ba mẹ hãy làm lạnh trà hoa cúc ở ngăn mát tủ lạnh rồi cho vài giọt trà hoa cúc lên thìa hoặc nhúng ngón tay đã rửa sạch vào ly trà mát rồi mát xa nhẹ nhàng vị trí nướu đang mọc răng của trẻ giúp giảm đau cho bé mọc răng hàm.
Sử dụng trà hoa cúc ướp lạnh giảm đau cho bé mọc răng hàm, lưu ý không nên dùng hoa cúc hái trực tiếp ngoài vườn
Đè ép
Để thực hiện phương pháp giảm đau cho bé mọc răng hàm này, ba mẹ cần vệ sinh tay thật sạch sẽ trước khi bắt đầu nhé. Dùng ngón tay nhẹ nhàng ấn và chà nhẹ vào vùng nướu mọc răng của trẻ giúp trẻ xoa dịu cơn đau.
Có thể ba mẹ đã nghe qua phương pháp sử dụng hổ phách để giảm đau, tuy nhiên phương pháp này chưa được các nhà khoa học chứng minh là thực sự hiệu quả nên ba mẹ hãy cân nhắc sử dụng nhé.
Hổ phách Baltic – một loại trang sức, là một phương pháp giảm đau cho bé mọc răng hàm từ thời xưa. Theo lời những người đã từng sử dụng, hổ phách Baltic có chứa chất axit succinic – khi được làm ấm bằng nhiệt độ cơ thể sẽ được giải phóng và giúp giảm các cơn đau nhức khi mọc răng. Tuy nhiên có một số tin tức cho rằng không có căn cứ nào chứng minh hổ phách thực sự có tác dụng giảm đau.
Hơn nữa cục hổ phách thường to và cũng chứa rất nhiều chất không an toàn với trẻ nhỏ, nên tốt nhất ba mẹ hãy lựa chọn những phương pháp an toàn và gần gũi để giúp trẻ giảm đau khi mọc răng hàm nhé.
Mặc dù được truyền miệng nhưng phương pháp dùng hổ phách giảm đau cho bé mọc răng hàm chưa được khoa học chứng minh
Làm sạch răng miệng
Khi trẻ bắt đầu mọc răng, việc chăm sóc vệ sinh răng miệng đúng cách cần được thực hiện đều đặn để giảm đau cho bé mọc răng hàm. Trước 12 tháng tuổi, ba mẹ giúp bé vệ sinh lưỡi, vệ sinh răng miệng bằng nước muối sinh lý và khăn mềm. Sau 12 tháng tuổi, ba mẹ có thể dùng bản chải và kem đánh răng dành riêng cho trẻ.
Dù là cách nào, mỗi ngày đều cần duy trì vệ sinh cho bé ít nhất 2 lần mỗi ngày, buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi ngủ dậy.
Giảm đau cho bé mọc răng hàm bằng cách vệ sinh răng miệng đều đặn cho trẻ
Phương pháp dùng đậu xanh để giảm đau cho bé mọc răng hàm làm một phương pháp dân gian khác bên cạnh lá hẹ và không có vị cay, an toàn cho trẻ nhỏ. Đậu xanh có công dụng kháng khuẩn, giảm sốt.
Quả na hay mãng cầu cũng là một phương pháp dân gian giảm đau cho bé mọc răng hàm. Na có tác dụng trị mụn nhọt, sưng tấy, viêm nhiễm, giảm sốt ở trẻ.
Quả na hay mãng cầu sẽ giúp ba mẹ giảm đau cho bé mọc răng hàm.
Na là một biện pháp tự nhiên giảm đau cho bé mọc răng hàm
Cho bé nhai
Khi bé mọc răng, bé thích nhai và gặm các đồ vật xung quanh do hoạt động nhai, gặm, cắn sẽ giảm cơn đau ngứa khi mầm răng đang nhú lên khỏi nướu.
Ba mẹ có thể mua cho bé vòng ngậm mọc răng, hoặc một miếng khăn sạch, đồ chơi cao su an toàn với trẻ nhỏ để cho bé nhai được. Lưu ý ba mẹ có thể để đồ nhai vào tủ mát cũng là một cách để giảm đau cho bé mọc răng hàm khi bé nhai đồ chơi.
Ngoài ra ba mẹ có thể sử dụng hoa quả mềm như xoài, mận, chuối, dưa hấu ướp lạnh cho trẻ nhai thay cho đồ chơi. Lưu ý tránh cắt hoa quả quá nhỏ dễ khiến bé bị hóc.
Cho bé ăn đồ ăn, đồ uống mát
Giai đoạn này ba mẹ có thể cho bé ăn đồ mát, uống đồ mát để giảm đau cho bé mọc răng hàm. Sữa, sữa chua, nước ép hoa quả hay hoa quả ướp lạnh có thể giúp bé đỡ phần nào cơn đau gây ra do mọc răng hàm.
Cho bé ăn đồ mát, gặm cắn đồ mát giúp giảm đau cho bé mọc răng hàm
Sử dụng thuốc giảm đau
Nếu trẻ quá đau kèm theo sốt cao, ba mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ khi cho trẻ dùng thuốc giảm đau cho bé mọc răng hàm và hạ sốt.
Việc dùng thuốc tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng cho trẻ.
Một cách khác giảm đau cho bé mọc răng hàm là để bé ngậm ti giả
Bé mọc răng hàm kéo dài trong bao lâu?
Mỗi em bé có thể có trình tự mọc răng khác nhau, không có một mức thời gian cụ thể để đánh giá được quá trình mọc răng hàm của bé.
Mọc răng đầu tiên có thể gây khó chịu cho bé nhưng cơn đau sẽ giảm dần và thường mọc răng hàm khi bé lớn hơn 1 tuổi. Ba mẹ và bé sẽ có thời gian nghỉ ngơi sau quá trình mọc răng căng thẳng.
Biểu hiện mọc răng có thể khác nhau ở mỗi trẻ và không ai có thể lường trước được. Vậy nên ba mẹ hãy chuẩn bị và tìm hiểu kỹ để có thể giảm đau cho bé mọc răng hàm và giúp bé trải qua quá trình này một cách thoải mái nhất nhé.
Cách vệ sinh cho bé mọc răng hàm
Cách chải răng
Dù chưa có răng hay chỉ có 1 2 mầm răng nhỏ trong miệng, ba mẹ vẫn cần phải vệ sinh răng miệng cho bé nhẹ nhàng bằng một miếng vải mềm ẩm thấm nước muối sinh lý.
Khi trẻ đã bắt đầu có vài chiếc răng, nên cho trẻ uống nước lọc sau khi ăn cơm và dùng khăn mềm cọ những chiếc răng nhỏ cho trẻ. Việc này sẽ tránh tình trạng viêm nướu do không được vệ sinh sạch sẽ xảy ra.
Khi trẻ có đủ 8 răng cửa, lúc này ba mẹ cần hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng bằng bàn chải lông mềm dành riêng cho trẻ em và kem đánh răng chuyên dụng.
Những triệu chứng như sưng lợi, sốt mọc răng, tiêu chảy,… là những triệu chứng thông thường không quá ảnh hưởng tới thể trạng của trẻ. Những cơn đau là quá trình để răng trẻ có thể mọc lên được.
Tuy nhiên khi gặp phải một số trường hợp dưới đây, nếu trẻ mọc răng hàm kèm theo triệu chứng này và những phương pháp giảm đau cho bé mọc răng hàm vẫn chưa hiệu quả, cần đưa ngay trẻ tới các cơ sở ý tế gần nhất để kịp thời chẩn đoán và chữa trị:
Sốt trên 40 độ C: Nhiệt độ sốt quá cao có thể gặp biến chứng não ở trẻ nhỏ do não không kịp thời đáp ứng với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột của cơ thể.
Vùng nướu hay lợi ở răng hàm có hiện tượng lở loét, mưng mủ: Đây là dấu hiệu viêm nhiễm nghiêm trọng, khiến răng mọc lâu hơn, yếu hơn và gây ra sốt cao kéo dài ở bé.
Tiêu chảy kéo dài: Trẻ sốt mọc răng hàm kèm theo tiêu chảy kéo dài có thể dẫn đến mất nước, rối loạn chuyển hóa, sốc mất nước,… Nếu bé đi ngoài kèm phân lỏng nhiều hơn 2 lần một ngày trong giai đoạn này, cần đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
Cơn sốt kéo dài hơn 5 ngày: Thông thường, sốt mọc răng hàm ở trẻ chỉ kéo dài khoảng 3 đến 4 ngày. Nếu trẻ sốt hơn 5 ngày, đây có thể là dấu hiệu nhiễm khuẩn, viêm nhiễm khác trong cơ thể.
Trường hợp đã thực hiện các biện pháp giảm đau cho bé mọc răng hàm nhưng không hiệu quả, cần đưa bé đến bác sĩ
Một vài điều cần lưu ý để bé có hàm răng phát triển tốt nhất
Trong giai đoạn này, ba mẹ cần lưu ý những điều sau để giúp bé có một hàm răng chắc khỏe, phát triển tốt:
Không ngậm ngón tay, lạm dụng ngậm ti giả: Hành động này khiến răng bé mọc không thẳng hàng và không đồng đều.
Tập nhai hai hàm: Bé cần được tập nhai bằng cả hai bên hàm, tránh tình trạng lệch mặt, lệch hàm.
Tập ăn đồ ăn cứng: Tùy thuộc vào độ phát triển của răng, ba mẹ có thể tăng độ cứng đồ ăn lên dần cho răng bé được rèn luyện.
Bỏ thói quen nằm uống sữa: Các bé nằm uống sữa sẽ rất hay ngậm sữa trong miệng. Việc này rất nguy hiểm cho men răng của bé, có nguy cơ gây ra sâu răng cao.
Khám răng miệng định kỳ: Bé cũng cần được đi kiểm tra tình trạng phát triển răng cũng như vệ sinh răng miệng định kỳ tại nha khoa để được phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường về răng.
Thay bàn chải 3 tháng/lần: Bàn chải bắt đầu xơ cứng, ba mẹ cần thay cho bé bàn chải mới để bảo vệ nướu, tránh chảy máu chân răng ở trẻ.
Khi bé bắt đầu mọc răng, cần bỏ thói quen vừa nằm vừa uống sữa ngủ quên, gây hại cho răng trẻ
Hy vọng thông qua bài viết này, ba mẹ đã tìm thấy được phương pháp giảm đau cho bé mọc răng hàm phù hợp trong giai đoạn mọc răng này. Chúc bé và ba mẹ có thể vui vẻ cùng vượt qua giai đoạn quan trọng này nhé.
Nhiều bạn thắc mắc đâu là địa chỉ niềng răng tốt ở Tp.Hồ Chí Minh? Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tất cả về những địa chỉ niềng răng tốt ở Tp. Hồ Chí Minh nhé.
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha đã trở nên phổ biến, giúp cải thiện thẩm mỹ và phục hồi chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, có không ít đơn vị niềng răng kém chất lượng gây hại cho người niềng. Vậy tác hại của niềng răng tại nha khoa kém uy tín, giá rẻ […]