Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Giải phẫu ống tủy răng sữa cho bé – Cách điều trị tủy răng sữa

Sâu răng sữa là bệnh thường gặp của trẻ nhỏ và nhiều trẻ phải điều trị tủy răng sữa. Nhiều cha mẹ có chung thắc mắc về việc điều trị giải phẫu ống tủy răng sữa cho trẻ có cần thiết không hay có gây nguy hiểm, đau đớn cho trẻ không. Cha mẹ hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu vấn đề này nhé.

Sơ lược về tủy răng

Tủy răng là một tổ chức liên kết đặc biệt chứa nhiều dây thần kinh và mạch máu. Tủy răng có cả ở thân răng và chân răng, ống tủy chân răng là những nhánh rất nhỏ và mỏng và phân nhánh từ buồng tủy phía trên xuống đến chóp chân răng.

Số lượng ống tủy của răng sẽ khác nhau và dao động trong các khoảng sau:

  • Mỗi chiếc răng thường có từ 1 đến 4 ống tủy, răng cửa thường có một ống tủy.
  • Răng cối nhỏ có 2 ống tủy và răng cối lớn thường có 3 đến 4 ống tủy.
  • Ở người bình thường, ống tủy ở răng cửa, răng nanh, răng tiền hàm thường là 1 hoặc 2 ống tủy. Các răng cối số 6,7,8 thường rất khó để xác định số lượng ống tủy hơn các răng khác.

Đặc điểm của ống tủy răng khá đặc biệt như sau:

  • Trong mô tủy răng sẽ bao gồm 70% nước và 30% là chất hữu cơ.
  • Buồng tủy có áp lực từ 8-15 mmHg và được điều hòa bởi cơ chế vận mạch. Trường hợp bị viêm áp lực, buồng tủy có thể tăng đến 35 mmHg hoặc hơn nữa. Với trường hợp này, tủy răng như một cấu trúc nhốt hoàn toàn trong hộp kín. Nếu thiếu cấu trúc tuần hoàn, tủy răng sẽ nhanh chóng bị hoại tử và không có khả năng hồi phục.
Mô hình giải phẫu cấu trúc của chiếc răng

Chi tiết về cấu tạo của răng

Số lượng của ống tủy răng sữa

Số lượng ống tủy ở răng sữa là thông tin quan trọng bác sĩ cần nắm để điều trị cho trẻ. Tuy nhiên, cũng rất nhiều cha mẹ quan tâm tìm hiểu sức khỏe răng miệng của con và muốn tìm hiểu thêm về vấn đề này. Parkway xin chia sẻ với cha mẹ thông tin về số lượng ống tủy răng sữa cho con như sau:

  •  Số lượng ống tủy của răng cửa: Ở các nhóm răng cửa, số lượng ống tủy không quá nhiều do nhóm răng cửa chỉ có 1 chân răng và thông thường chi có 1 ống tủy. Trường hợp đặc biệt, răng cửa hàm dưới có thể có 2 ống tủy.
  • Số lượng ống tủy của răng nanh và tiền hàm: Vị trí răng nanh số 3 hàm trên và dưới sẽ đều có 1 ống tủy. Răng tiền hàm số 4 ở hàm trên có 2 ống tủy, răng tiền hàm số 5 hàm trên có từ 1 -2 ống tủy. Đối với hàm dưới, cả răng tiền hàm số 4 và 5 đều có thể có từ 1 – 2 ống tủy.
  • Số lượng của răng hàm: Đây là nhóm răng có số lượng ống tủy khá đa dạng. Thông thường mỗi chiếc răng hàm đều sẽ có tối thiểu từ 3 ống tủy trở lên. Đối với răng khôn (răng số 8) thì số lượng ống tủy dao động bắt đầu từ 1 trở lên.
Vị trí và số lượng răng của hàm trên và hàm dưới

Hình ảnh bộ răng sữa của trẻ

Sự quan trọng của số lượng ống tủy răng hàm

Ống tủy của răng gồm có mạch máu và thần kinh, với chức năng là nuôi dưỡng và dẫn truyền cảm giác kích thích từ bên ngoài cho thân răng. Tất cả những cảm giác của tủy răng mang lại là cảm giác ê buốt hoặc một phần cảm giác về lực (bao gồm có động mạch, tĩnh mạch, thần kinh và các mao mạch bạch huyết của răng). Khi có kích thích tác động lên răng, con người sẽ có được những cảm nhận rõ ràng, bao gồm cảm giác như: ê buốt, nóng, lạnh, đau và cảm giác về lực tác động như chấn thương, sâu răng,…

Tủy răng có chức năng tạo ngà, giúp phản ứng trong các tổn thương mô cứng và góp phần tham gia nuôi dưỡng, sửa chữa ngà răng. Ngoài ra tủy răng còn có chức năng dinh dưỡng, nuôi dưỡng toàn bộ các thành phần sống của phức hợp tủy – ngà. Số lượng ống tủy của răng còn có chức năng bảo vệ, tái tạo ngà răng và đáp ứng miễn dịch, góp phần duy trì sự sống của răng.

Những dấu hiệu để nhận biết răng bị hư tủy

Tủy răng đóng vai trò rất quan trọng nên khi có triệu chứng bệnh lý về tủy răng, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa kịp thời, dứt điểm. Tủy răng bị hư sẽ chi thành 3 nhóm với các biểu hiện sau:

  • Tình trạng viêm tủy phục hồi: răng sẽ bắt đầu sưng đau và ê buốt ở mức độ nhẹ, nhạy cảm với thức ăn ngọt, nóng hoặc lạnh.
  • Tình trạng viêm tủy không phục hồi: cảm nhận rõ rệt trạng thái sưng, đau và răng ê buốt nhiều. Đặc biệt cảm thấy cực kỳ khó chịu khi dùng thức ăn ngọt, nóng hoặc lạnh.Lúc này, trên bề mặt răng sẽ xuất hiện những lỗ nhỏ li ti, thậm chí có thể còn thấy lỗi tủy hở sâu hoặc khối màu đỏ sẫm, lốm đốm vàng nhô ra khỏi buồng tủy đồng thời thường bị sốt, sưng hạch bạch huyết. Ngoài ra, còn phát sinh tình trạng hôi miệng, cảm thấy có vị đắng trong miệng.
  • Tình trạng viêm tủy hoại tử: răng bị viêm tủy hoại tử sẽ lung lay, xương ổ răng tiêu dần và răng dần rời khỏi nướu.

Lý do răng sữa dễ bị sâu hư tủy

Cấu tạo răng sữa tương tự như răng vĩnh viễn gồm 3 thành phần men răng, ngà răng và tủy răng. Do đặc điểm cấu trúc răng sữa có lớp men mỏng, xốp hơn răng vĩnh viễn nên tủy răng dễ dàng bị vi khuẩn tấn công hơn. Răng sữa nhỏ hơn răng vĩnh viễn nên giữa hai chiếc răng sữa sẽ không tiếp xúc khít nhau và có các khe thưa tự nhiên. Vì vậy, khi trẻ ăn nhai hay mắc vào kẽ, gây sâu răng.

Men và ngà răng mỏng, buồng tủy rộng cũng là nguyên nhân khi răng sữa sâu dễ vào tủy. Khi tủy răng bị nhiễm trùng hoặc đã chết sẽ không hồi phục lại được, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có chỉ định phù hợp.

Trẻ em bị rụng răng cửa hàm trên

Răng sữa bị sâu có thể gây viêm tủy

Những trường hợp cần giải phẫu ống tủy răng sữa

Cha mẹ cần lưu ý các dấu hiệu sau để kịp thời đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ nhằm điều trị tận gốc bệnh lý về răng miệng, nhất là điều trị giải phẫu ống tủy răng sữa:

  • Giai đoạn đầu sâu răng mới vào tủy: Trẻ thường đau đầu và thái dương, đau nhiều về đêm,trẻ biếng ăn, khó ngủ, thậm chí sưng lệch 1 bên mặt.
  • Cơn đau chuyển thành âm ỉ, răng lung lay, sưng nề vùng lợi, có mụn mủ trắng đục hoặc lồi thịt phía ngoài là khi viêm tủy răng dẫn đến hoại tử rồi biến chứng mô xung quanh.
  • Với trường hợp khác là trẻ bị gãy răng, hở tủy thường gặp ở vùng răng cửa hàm trên thì cũng cần phải lấy tủy răng.

Khi thấy trẻ kêu đau, cha mẹ thường tự ý mua thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau cho con uống nhưng có thể vẫn không hết đau hoặc khi hết thuốc thì đau lại. Với việc trẻ bị đau tủy răng, bác sẽ thường chỉ định nhổ răng hoặc điều trị tủy răng để lấy sạch tủy viêm, uống thuốc sẽ không có tác dụng chữa tận gốc của việc tủy răng bị tổn thương, nhiễm khuẩn.

Răng cửa hàm trên của em bé bị rụng

Những trường hợp cần giải phẫu ống tủy răng sữa

Có nên điều trị, giải phẫu răng sữa không?

Trước đây với trường hợp răng sữa bị sâu vỡ lớn nha sĩ thường chỉ định nhổ răng. Việc nhổ răng sữa quá sớm sẽ khiến răng vĩnh viễn khó mọc do vùng lợi bị xơ hóa sớm, tình trạng mất khoảng trống do răng bên cạnh nghiêng đổ, mất khả năng nhai sẽ trẻ biếng ăn. 

Hiện nay với sự phát triển của khoa học, công nghệ hiện đại, điều trị giải phẫu ống tủy răng sữa cho trẻ đã trở nên dễ dàng, an toàn giúp giữ chiếc răng sữa khỏe mạnh, từ đó duy trì sức nhai, khoảng trống và có lợi hơn nhiều so với chỉ định nhổ răng ngày trước.

Chẩn đoán tình trạng tủy răng sữa

Tủy răng sữa có thể bị tổn thương bởi nhiều nguyên nhân. Vì vậy, bác sĩ cần chẩn đoán chính xác để điều trị dứt điểm giúp răng trẻ khỏe mạnh cho đến khi thay răng. Trước khi điều trị tủy răng sữa cho trẻ, bác sĩ sẽ cẩn thận đánh giá những thông tin về bệnh sử răng của trẻ, khám và chẩn đoán lâm sàng, kiểm tra phim tia X chính xác.

Bệnh sử răng

Bác sĩ sẽ xác định rõ trẻ có hoặc không có răng đau do đôi khi trẻ đau răng nhưng do những vấn đề về mọc răng, thay răng. Trong quá trình thăm hỏi cần phân biệt hai loại đau chính:

  • Đau khêu gợi: kích thích bởi nóng, lạnh, chua, ngọt, hơi, nhai hoặc kích thích khác … ; gây đau nhưng giảm hoặc hết đau khi hết kích thích, ít nguy hiểm đến tủy và có thể hồi phục.
  • Đau tự phát: đau liên tục, có thể làm trẻ không ngủ được, uống thuốc giảm đau hoặc an thần cũng không giảm. Loại đau này cho thấy một tổn thương tủy tiến triển (không thể hồi phục). Ngoài ra tiền sử sưng, đỏ (đặc biệt là sưng ngoài mặt), có thể sốt hoặc những dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân.

Ở những trẻ có chấn thương hàm mặt mới, có răng sữa đau cần chú ý đến những vết gãy răng, sự di lệch, sự trồi răng. Bác sĩ cần phải đánh giá sự tổn thương của tủy và nhu cầu điều trị, tiền sử răng miệng và tiền sử nội khoa.

Khám lâm sàng

Khám trong miệng phần mô mềm để tìm vị trí: sưng, đỏ hay có lỗ dò. Răng sâu lớn và răng bị chấn thương là những biểu hiện rõ ràng của chấn thương, viêm và nhiễm trùng. Việc khám lâm sàng đôi khi cũng khó thấy được gãy gờ, răng có miếng trám bị gãy hoặc thiếu, răng có điều trị tủy trước đó…

Chẩn đoán lâm sàng

Phương pháp chẩn đoán hữu hiệu ở răng sữa bao gồm: đánh giá lung lay và nhạy cảm khi gõ. So sánh độ lung lay của răng nghi ngờ với răng bên cung hàm đối diện, sự khác nhau đáng kể cho thấy bất thường của răng. Bác sĩ gõ nhẹ nhàng bằng đầu ngón tay có thể giúp xác định răng đau đang trong quá trình viêm và dây chằng nha chu đã bị ảnh hưởng.

Khám X quang

Bác sĩ sẽ cho trẻ chụp phim tia X để hỗ trợ cho chẩn đoán và điều trị. Việc đọc phim tia X ở trẻ em khá phức tạp vì có sự hiện diện của những mầm răng vĩnh viễn đang phát triển.

 Phim tia X sẽ giúp bác sĩ đánh giá:

  • Độ lan rộng của sâu răng và tương quan đối với tủy.
  • Sự tái tạo và điều trị tủy trước đó: miếng trám sát sừng tủy hoặc đã có điều trị tủy buồng, tủy chân.
  • Dấu hiệu của thoái hóa tủy như calci hóa hoặc nội tiêu.
  • Khoảng rộng nha chu (bình thường và đồng nhất hoặc không).
  • Sự tiêu chân phù hợp với đáp ứng sinh lý hơn là đáp ứng bệnh lý (so sánh hai bên phải và trái).
  • Thấu quang quanh chóp: ở răng cối sữa ảnh hưởng thường thấy ở vùng che giữa chân răng vì những ống tủy phụ ở sàn buồng tủy thoát ra. vùng chẻ dễ hơn qua lỗ chóp răng.

Đánh giá trực tiếp tủy răng

Sau khi đã chẩn đoán, bác sĩ sẽ bắt đầu điều trị. Bác sĩ sẽ dùng những cảm giác về thị giác, xúc giác và khứu giác. Đây là những yếu tố quan trọng để đánh giá tình trạng tủy hiện hữu và đưa ra phương pháp điều trị giải phẫu ống tủy răng sữa phù hợp với tình trạng bệnh của trẻ.

Những phương pháp điều trị tủy răng sữa

Che tủy răng

  • Che tủy răng gián tiếp:

–  Chỉ định ở những răng sâu răng sát tủy nhưng không có dấu hiệu thoái hóa tủy.

–  Mục đích để giữ tủy sống, ngăn chặn tiến trình sâu răng. Kích thích ngà xơ hóa, thành lập ngà phản ứng. Tái khoáng hóa ngà sâu.

  • Che tủy răng trực tiếp

–  Chỉ định: Lộ tủy nhỏ cơ học hoặc do chấn thương ở răng sữa hoặc răng vĩnh viễn, tạo cơ hội tối ưu để có đáp ứng bảo vệ tủy tốt.

–  Chống chỉ định trong các trường hợp lộ tủy do sâu ở răng sữa, viêm dai dẳng, nội tiêu, calci hóa

–  Mục đích: Giữ tủy sống, không có dấu chứng triệu chứng sau điều trị, tủy lành thương và tạo ngà thứ cấp.

Lấy tủy răng sữa

  • Lấy tủy buồng răng sữa

–  Chỉ định: Cắt mô tủy buồng bị nhiễm trùng, giữ mô tủy chân sống (hoặc bị nhiễm trùng nhưng còn sống), được quyết định bởi lâm sàng và tia X.

–  Mục đích: Giữ tùy chân còn sống; không có dấu chứng hoặc triệu chứng không có lợi kéo dài; không nội tiêu hoặc calci hóa ống tủy; giữ mô nâng đỡ khỏe mạnh, không hại cho răng thay thế.

–  Chỉ định lâm sàng: lộ tủy do sâu răng hoặc cơ học, viêm giới hạn ở buồng tủy, Không có đau tự phát, không có sưng hoặc áp-xe xương ổ.

–  Chống chỉ định lâm sàng và tia X: Đau tự phát, lỗ dò hoặc sưng, tủy hoại tử. chảy máu tủy không kiểm soát được, thấu quang quanh chóp hoặc vùng chẽ, tiêu chân bệnh lý, calci hóa, tiêu hơn 1/3 chân răng.

  • Lấy tủy chân răng

–  Chỉ định: Cho những răng có triệu chứng của tủy viêm mạn tính hoặc hoại tử tủy.

–  Chống chỉ định: Những răng mất nhiều cấu trúc thân răng, có nội hoặc ngoại tiêu hoặc nhiễm trùng quanh chóp ảnh hưởng đến mầm răng thay thế.

Quy trình điều trị tủy răng cho bé tại nha khoa uy tín

Trước đây, điều trị giải phẫu ống tủy răng sữa khiến bệnh nhân cảm giác rất đau buốt. Tuy nhiên, cha mẹ không nên quá lo lắng sợ trẻ không chịu được đau. Do việc điều trị tủy răng hiện nay không còn đau nữa, do áp dụng kỹ thuật gây tê lấy tủy chứ không đặt thuốc cho tủy chết từ từ giống trước. Việc gây tê giúp trẻ không còn cảm giác đau buốt nào khi bác sĩ thao tác chữa tủy.

Quy trình lấy tủy được tiến hành theo 5 bước nghiêm ngặt:

  • Bước 1: Thăm khám và chụp phim X – Quang

Bác sĩ thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng hiện tại, chụp phim X – Quang nhằm xác định mức độ tổn thương, vị trí cần điều trị.

  • Bước 2: Gây tê

Để loại bỏ cảm giác đau, bác sĩ sẽ gây tê trước khi tiến hành thủ thuật. 

  • Bước 3: Đặt đê cao su

Đê cao su đặt ôm sát vào răng nhằm ngăn không cho các thuốc điều trị và dụng cụ rơi vào đường thở, đường tiêu hóa, khoang miệng đồng thời giúp cho vùng cần điều trị luôn khô sạch.

  • Bước 4: Tiến hành lấy tủy răng cho trẻ

Bác sĩ sử dụng mũi khoan chuyên dụng mở một đường trên bề mặt răng vào buồng tủy. Sau đó, tiến hành lấy tủy và tạo hình ống tủy bằng dụng cụ cầm tay hoặc trâm xoay máy. Tiếp đến bác sĩ bơm rửa sạch hệ thống ống tủy bằng các dung dịch chuyên dụng. Chụp lại phim X – quang kiểm tra tủy viêm còn đọng lại không.

  • Bước 5: Trám bít ống tuỷ

Vật liệu trám bít ống tủy đòi hỏi phải có độ rã hóa cùng với độ tiêu trùng khớp với chân răng sữa, đồng thời phải có độ kín khít và ổn định để bít chặt ống tủy.

Có phải đến nha khoa thường xuyên khi điều trị tủy răng cho trẻ?

Quy trình điều trị giải phẫu ống tủy răng sữa trải qua các bước: Tạo hình, làm sạch, hàn kín. Trường hợp răng mới viêm tủy, bác sĩ cần thực hiện trong 1 buổi là xong. Nếu nhiễm trùng nặng lan xuống vùng chóp răng, việc làm sạch không đảm bảo thì cha mẹ phải đưa bé đi thêm 1 – 2 lần hẹn nữa.

Giải phẫu ống tủy răng sữa có ảnh hưởng đến việc mọc răng vĩnh viễn không?

Việc chữa trị giải phẫu ống tủy răng sữa sẽ không ảnh hưởng tới quá trình thay và mọc răng vĩnh viễn. Mục đích lấy tủy răng sữa không chỉ loại bỏ cảm giác đau giúp trẻ thoải mái ăn uống, đảm bảo sức khỏe mà còn cố gắng giữ răng để răng vĩnh viễn mọc lên ngay ngắn. Vì vậy, cha mẹ cần phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Cách chăm sóc răng sữa để tủy răng khỏe mạnh

Cha mẹ nên thường xuyên theo dõi và chú ý sức khỏe răng miệng của trẻ để trẻ có bộ răng chắc khỏe. Parkway xin chia sẻ một số cách chăm sóc răng sữa cho trẻ như sau:

  • Hướng dẫn trẻ đánh răng sạch sẽ 2-3 lần/ ngày bằng bàn chải lông mềm.
  • Cho trẻ súc miệng kỹ sau mỗi bữa ăn và dùng chỉ tơ nha khoa lấy thức ăn dắt ở các kẽ răng.
  • Không ăn vặt trước khi đi ngủ.  Hạn chế ăn đồ ngọt và uống nước có gas.
  • Thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần.
Người mẹ hướng dẫn con gái cách đánh răng

Cha mẹ hãy quan tâm chăm sóc răng miệng cho trẻ

Địa điểm khám và điều trị những vấn đề về răng miệng hiệu quả nhất?

Tùy từng tình trạng của mỗi trẻ, bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị giải phẫu ống tủy răng sữa thích hợp, cũng như tư vấn cách chăm sóc răng miệng của trẻ được hợp lý.

Cha mẹ cần lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để điều trị cho trẻ được hiệu quả nhất. Tại hệ thống nha khoa Parkway, đội ngũ bác sĩ với chuyên môn cao, được đào tạo chuyên môn sâu cùng trang thiết bị hiện đại, có kinh nghiệm điều trị và nắm bắt tâm lý của trẻ sẽ luôn là lựa chọn uy tín của cha mẹ. Hãy đồng hành Parkway chăm sóc hàm răng và nụ cười xinh của trẻ cha mẹ nhé.

Tin tức sự kiện khác

Trồng răng implant mất bao lâu

Trồng răng implant mất bao lâu? Các yếu tố ảnh hưởng

Trồng răng implant là một quá trình cần thực hiện nghiêm ngặt với kỹ thuật phức tạp. Khách hàng sẽ cần chờ quá trình trụ Implant và xương hàm tích hợp. Vậy quy trình trồng răng Implant mất bao lâu thời gian? Có cách nào để rút ngắn thời gian trồng răng Implant không? Cùng […]

Xem chi tiết
Trồng răng implant giá bao nhiêu?

Trồng răng implant giá bao nhiêu tiền? Chi phí mới nhất 2024

Trồng răng Implant là phương pháp phục hồi răng toàn diện giúp bạn cải thiện chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng. Vậy bảng giá trồng răng Implant giá bao nhiêu tiền? Cập nhật ngay báo giá chi phí làm răng bằng phương pháp implant mất bao nhiêu 1 cái mới nhất hiện […]

Xem chi tiết
Bọc răng sứ và những điều cần lưu ý

Bọc răng sứ là gì? Những điều cần lưu ý khi làm răng sứ

Bọc răng sứ hiện nay là phương pháp phổ biến được nhiều người ưa chuộng, giúp khôi phục và cải thiện tình trạng thẩm mỹ trên răng, mang lại nụ cười tự tin và tỏa sáng. Vậy bọc răng sứ là gì? Cần lưu ý những điều gì khi làm răng sứ? Cùng nha khoa […]

Xem chi tiết
Thun liên hàm: công dụng và cách sử dụng

Thun liên hàm là gì? Công dụng và cách sử dụng khi niềng răng

Thun liên hàm hỗ trợ tạo lực kéo cho răng trong thời gian niềng. Dụng cụ này còn công dụng nào khác? Đừng bỏ qua bài viết sau nhé!

Xem chi tiết