Các khí cụ niềng răng chỉnh nha mà bạn cần biết
Khí cụ niềng răng là điều kiện quyết định đến hiệu quả và chi phí đối với mỗi phương pháp chỉnh nha. Tìm hiểu thêm về các khí cụ niềng răng trong nha khoa.nhé
Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway
Chảy máu chân răng là một trong những tình trạng phổ biến bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng tự nhiên chảy máu chân răng có thể xảy ra ở mọi đối tượng từ người lớn đến trẻ em. Bài viết dưới đây của Parkway sẽ giải đáp tất tần tật về hiện tượng chảy máu chân răng, nguyên nhân chảy máu chân răng và biện pháp khắc phục.
Chảy máu chân răng là bệnh gì được xem là một trong những vấn đề được quan tâm khá nhiều. Hiện tượng chảy máu chân răng là tình trạng máu chảy ra từ kẽ răng hoặc từ nướu trong lúc đang đánh răng, nhai thức ăn hoặc thậm chí không làm gì cả.
Hoặc chảy máu chân răng là một dấu hiệu của viêm nướu, một bệnh lý phổ biến ảnh hưởng đến mô mềm xung quanh răng. Khi các mô mềm xung quanh bị tổn thương cũng đồng nghĩa không thể bảo vệ được phần chân răng và dẫn đến hiện tượng chảy máu chân răng nhiều. Một số dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp phải tình trạng chảy máu chân răng như:
Nếu bạn thường xuyên chảy máu chân răng hay thậm chí chảy máu chân răng không cầm được, bạn nên xác định rõ nguyên nhân chảy máu chân răng mà mình đang mắc phải. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chảy máu chân răng thường xuyên như:
Đây là tình trạng viêm nhiễm dẫn đến sự tổn thương cho các mô mềm xung quanh răng. Khi viêm nha chu xảy ra, vi khuẩn sẽ xâm chiếm gây viêm các mô nướu khiến nướu bị sưng đỏ khiến bạn hay bị chảy máu chân răng khi chải răng hay nhai thức ăn. Có thể nói chảy máu chân răng là một triệu chứng của viêm nha chu, cho thấy mức độ viêm đã nặng và cần được điều trị gấp.
Viêm lợi thường bắt nguồn từ việc vệ sinh răng miệng không kỹ để lại các mảng bảm trên răng. Nếu không được loại bỏ kịp thời, mảng bám sẽ biến thành cao răng, làm cho nướu bị lùi sâu hơn và tạo thành túi viêm. Sở dĩ viêm lợi gây chảy máu chân răng thường xuyên vì lúc này nướu bị tổn thương do vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm. Vi khuẩn cũng có thể làm hư hại men răng và gây sâu răng dẫn đến bệnh chảy máu chân răng.
Áp xe chân răng gây chảy máu chân răng không cầm được là một tình trạng viêm nhiễm ở phần đỉnh của răng, gây ra bởi vi khuẩn xâm nhập vào mô răng. Khi áp xe chân răng phát triển, nó có thể gây ra sưng tấy, đau nhức và chảy máu chân răng nhiều. Đây là dấu hiệu của sự tổn thương nghiêm trọng ở mô mềm xung quanh răng có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Thiếu chất là một trong những tình trạng phổ biến, thế thì chảy máu chân răng thiếu chất gì? Các nhóm chất như vitamin C, vitamin K và các khoáng chất như canxi, magie, sắt đều đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và bảo vệ mô nha chu và mạch máu ở chân răng. Khi thiếu hụt các chất này, mô nha chu bị yếu, mạch máu bị tổn thương dễ dàng, gây ra hiện tượng tự nhiên chảy máu chân răng trong lúc đánh răng, nhai thức ăn hay tự nhiên.
Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh chảy máu chân răng không cầm được. Thuốc loãng máu là một loại thuốc làm giảm khả năng đông máu của cơ thể, dẫn đến việc chảy máu dễ dàng hơn và khó có thể cầm được. Chính vì vậy nếu bạn dùng thuốc loãng máu trong khi chân răng chảy máu thì sẽ khiến tình trạng chảy máu chân răng không cầm được và trở nên nặng hơn.
Hiện tượng chảy máu chân răng nhiều khi nội tiết tố thay đổi thường xảy ra ở phụ nữ. Nội tiết tố là những chất hóa học do cơ thể sản xuất, có tác dụng điều hòa các hoạt động sinh lý và chức năng của các cơ quan. Khi nội tiết tố thay đổi, lượng estrogen và progesterone trong cơ thể cũng thay đổi theo. Điều này ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu và sự phát triển của mô liên kết trong miệng. Nướu trở nên mềm và dễ bị tổn thương hơn, dẫn đến viêm lợi chảy máu chân răng.
Tiểu cầu là những tế bào máu nhỏ có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Khi tiểu cầu bị giảm, khả năng đông máu của cơ thể bị suy giảm, dẫn đến các triệu chứng như chảy máu chân răng không cầm được, chảy máu cam, xuất huyết da niêm mạc, vết thương khó lành…
Sau khi ăn, các thức ăn thừa vẫn luôn đọng lại trong các khe hở hay dưới nướu. Nếu bạn không chăm sóc răng miệng đúng cách, thức ăn lâu ngày sẽ nảy sinh vi khuẩn tích tụ trên bề mặt răng và tạo thành mảng bám. Những mảng bám này sẽ gây ra viêm nướu, làm cho nướu sưng đỏ và dễ chảy máu chân răng thường xuyên.
Nếu như đã xác định được nguyên nhân chảy máu chân răng, bạn cũng có thể dễ dàng lựa chọn phương pháp điều trị. Trong trường hợp khẩn cấp và chưa thể đến nha khoa, bạn cũng có thể dễ dàng thực hiện các biện pháp cầm máu tạm thời tại nhà theo 3 cách sau:
Nha đam không chỉ được biết đến với công dụng làm đẹp mà còn có khả năng kháng viêm cũng như cầm máu khá tốt. Chính vì vậy bạn có thể sử dụng nha đam để ngăn chặn hiện tượng chảy máu chân răng nhiều. Để cầm máu chân răng bằng nha đam, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:
Dầu đinh hương là một loại dầu thiên nhiên có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm và cầm máu. Nếu bạn tự nhiên chảy máu chân răng, bạn có thể thử sử dụng dầu đinh hương để làm dịu vết thương và ngăn máu chảy ra theo những bước sau:
Lá trà xanh có tác dụng kháng viêm, làm se khít mao mạch và giảm đau. Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, làm lành vết thương và giúp máu đông nhanh hơn. Bằng cách kết hợp hai nguyên liệu này, bạn có thể cầm máu chân răng hiệu quả và an toàn.
Nếu như sau khi thực hiện các phương pháp cầm máu tại nhà trên nhưng tình trạng chân răng chảy máu vẫn không thuyên giảm, bạn có thể tham khảo qua 2 phương pháp sau:
Một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng chảy máu chân răng không cầm được chính là thiếu chất. Chính vì vậy, nếu chân răng chảy máu thường xuyên, bạn nên xem lại chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Vậy bạn nên ăn gì khi chảy máu chân răng? Việc ăn nhiều thức ăn giàu vitamin C và K sẽ giúp bạn tăng cường miễn dịch và đông máu để việc cầm máu chân răng dễ dàng hơn.
Bên cạnh các phương pháp cầm máu tại nhà, bạn cũng có thể kết hợp với thuốc để giảm đau cũng như cầm máu nhanh hơn. Một số nhóm thuốc như corticosteroid, thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm có khả năng ngăn chặn hiện tượng cháy máu chân răng. Tuy nhiên, bạn không được tự ý sử dụng thuốc mà cần phải có đơn thuốc hoặc sự hướng dẫn của bác sĩ.
Bệnh chảy máu chân răng thường xuyên là một bệnh phổ biến và dễ gặp đối với mọi đối tượng. Chính vì vậy, trước khi hiện tượng cháy máu chân răng xảy ra, bạn nên chăm sóc sức khoẻ răng miệng thật cẩn thận để ngăn ngừa bệnh chảy máu chân răng. Bạn cũng có thể tham khảo qua 3 cách phòng tránh chân răng chảy máu dưới đây:
Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, và súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng có chứa fluoride. Bạn cũng nên thay bàn chải đánh răng thường xuyên và chọn loại bàn chải có lông mềm để không làm tổn thương nướu và mô mềm xung quanh răng.
Hạn chế ăn những thực phẩm có đường, axit, hoặc cay nóng, vì chúng có thể kích thích viêm nướu và làm tăng nguy cơ sâu răng. Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, và các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin C, và vitamin K, vì chúng có tác dụng bảo vệ răng miệng và giúp máu đông nhanh hơn khi bị chảy máu.
Nên đi khám răng ít nhất một lần mỗi sáu tháng để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh về răng miệng. Nếu bạn bị chảy máu chân răng kéo dài hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng, bạn nên đi khám ở nha khoa uy tín ngay để được tư vấn và xử lý phù hợp.
Bài viết trên đã giải thích chi tiết bệnh chảy máu chân răng là gì, nguyên nhân chảy máu chân răng thường xuyên, vì sao chảy máu chân răng không cầm được. Bên cạnh đó, bài viết cũng đề cập đến một số cách cầm máu chân răng tại nhà và một số biện pháp phòng tránh. Hy vọng rằng, thông qua bài viết trên, bạn có thể cải thiện được tình trạng chân răng chảy máu và biết cách chăm sóc răng miệng tốt hơn.
Khí cụ niềng răng là điều kiện quyết định đến hiệu quả và chi phí đối với mỗi phương pháp chỉnh nha. Tìm hiểu thêm về các khí cụ niềng răng trong nha khoa.nhé
Nếu bạn đang gặp một trong những vấn đề về răng miệng như nhức, sưng nướu răng, chảy máu chân răng hoặc sự cố như rớt mắc cài, viêm nướu, mất khay niềng,… mà không thể đến Bác sĩ thì hãy tham khảo những cách xử lý đơn giản này cùng Nha khoa Parkway nhé! […]
Sâu răng là tình trạng xảy ra phổ biến ở nhiều độ tuổi khác nhau. Với những chiếc răng bị sâu lỗ to thì diện tích cần trám sẽ rất lớn. Vì thế, rất nhiều người thắc mắc răng bị sâu lỗ to có trám được không? Cùng nha khoa Parkway tìm câu trả lời […]
Trồng răng implant là một quá trình cần thực hiện nghiêm ngặt với kỹ thuật phức tạp. Khách hàng sẽ cần chờ quá trình trụ Implant và xương hàm tích hợp. Vậy quy trình trồng răng Implant mất bao lâu thời gian? Có cách nào để rút ngắn thời gian trồng răng Implant không? Cùng […]