Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Bên trong má có đường trắng có phải bệnh không? Các bệnh về răng miệng thường gặp

11 loại bệnh về răng miệng thường gặp

Nhiều người thắc mắc rằng bên trong má có đường trắng có phải là dấu hiệu của các bệnh về răng miệng hay không? Trong bài viết này, hãy cùng nha khoa Parkway đi tìm câu trả lời cũng như điểm qua một số loại bệnh về răng miệng thường gặp. Tham khảo ngay nhé!

Top 11 bệnh về răng miệng thường gặp

Có nhiều loại bệnh về răng miệng và mỗi loại sẽ có những biểu hiện, tác hại khác nhau. Tuy nhiên, các biểu hiện thường thấy nhất khi răng miệng có vấn đề sẽ gồm có:

  • Răng bị xỉn màu và trở nên ố vàng.
  • Có cảm giác ê buốt khi ăn thức ăn quá nóng hay quá lạnh.
  • Bị đau nhức răng bất chợt hoặc thường xuyên.
  • Xuất hiện triệu chứng sưng đau, viêm nướu.
  • Răng bị nứt, mẻ, lung lay hoặc yếu hơn bình thường.

Răng xỉn màu

Răng xỉn màu, bị ố vàng hoặc thậm chí bị đen là một trong các loại bệnh về răng miệng thường gặp. Việc chăm sóc răng miệng không kỹ lưỡng có thể dẫn đến tình trạng mảng bám do thức ăn tích tụ, lâu ngày sẽ hình thành nên vôi răng và gây xỉn màu.

Đặc biệt, những người có các thói quen không lành mạnh như thường xuyên hút thuốc lá hoặc tiêu thụ các thực phẩm có màu như cà phê, rượu vang, nước ngọt cũng dễ khiến cho răng bị ố vàng. Bên cạnh đó, vấn đề về tuổi tác hoặc mắc một số bệnh về răng miệng khác như viêm tủy, sâu răng cũng là những tác nhân khiến răng bị ngả màu.

Răng bị xỉn màu là một bệnh răng miệng thường gặp

Răng bị xỉn màu không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn tăng nguy cơ sâu răng

Hôi miệng

Hôi miệng là một loại bệnh về răng miệng tuy không gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng lại khiến cho người mắc phải bị tự ti khi giao tiếp vì mùi hôi của hơi thở. Nguyên nhân gây hôi miệng thường đến từ sự phát triển quá mức của các loại vi khuẩn do sự hình thành cao răng hoặc xuất phát từ các bệnh lý.

Bên cạnh đó, hôi miệng cũng có thể do việc vệ sinh răng miệng không hiệu quả, khiến các vụn thức ăn còn sót lại trên răng bị phân hủy và sản sinh ra vi khuẩn gây mùi hôi khó chịu. Người hay hút thuốc lá, ít uống nước, hay ăn các món ăn có mùi,… cũng dễ bị hôi miệng.

Xem thêm: Tham khảo dịch vụ lấy cao răng tại nha khoa Parkway

Nhiệt miệng

Nhiệt miệng hay loét miệng là bệnh về răng miệng phổ biến, dù không nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều sự khó chịu cho người mắc phải, nhất là khi ăn uống hay nói chuyện. Khi bị nhiệt miệng, lớp niêm mạc môi, má, nướu hoặc lưỡi sẽ xuất hiện các vết loét nhỏ màu trắng đục, xung quanh bị sưng đỏ và có thể gây rát.

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng nhiệt miệng như do sự phát triển quá mức của các loại vi khuẩn trong khoang miệng, đánh răng quá mạnh gây trầy xước niêm mạc, stress kéo dài, thiếu vitamin nhóm B hoặc do ảnh hưởng từ bệnh trào ngược. Thông thường, các vết loét miệng có thể tự khỏi sau vài ngày hoặc sử dụng thêm thuốc bôi, áp dụng các mẹo dân gian giúp giảm nhanh nhiệt miệng.

Nhiệt miệng hay loét miệng là bệnh về răng miệng phổ biến

Nhiệt miệng là tình trạng xuất hiện các vết loét trên niêm mạc gây đau rát

Sâu răng

Sâu răng là một trong những bệnh về răng miệng mà gần như ai cũng từng mắc phải, nhất là đối với trẻ em. Một trong những nguyên nhân chính gây sâu răng là do vệ sinh răng miệng không tốt, các vi khuẩn hình thành từ mảnh vụn thức ăn có thể tiết ra acid ăn mòn lớp men răng, lâu dần sẽ tiến triển và phá hủy cấu trúc răng, gây viêm tủy hay thậm chí mất răng.

Trám răng, điều trị tủy hoặc nhổ răng là một trong các phương pháp được bác sĩ nha khoa dùng để điều trị sâu răng, tránh lan rộng và ảnh hưởng các răng lân cận. Ngoài ra, bọc răng sứ cũng được xem là giải pháp giúp phòng tránh sâu răng hiệu quả bên cạnh khả năng phục hồi tính thẩm mỹ cho những chiếc răng đã bị sâu răng phá hoại.

Viêm lợi

Viêm lợi (viêm nướu) là bệnh về răng miệng thường gặp, các triệu chứng dễ nhận biết nhất là phần nướu xung quanh chân răng bị sưng, kích ứng và đỏ. Nguyên nhân chính gây viêm lợi là do mảng bám (cao răng) tích tụ, các mảng bám về bản chất là các ổ vi khuẩn và khi bám vào răng, các vi khuẩn này tạo ra các enzyme, chất độc gây ra phản ứng nhiễm trùng ở lợi.

Ngoài ra, tình trạng viêm lợi nặng hơn là khi xuất hiện các túi mủ dưới nướu răng do sự phát triển quá mức của vi khuẩn và dễ dẫn đến viêm nha chu, thậm chí mất răng. Bên cạnh đó, phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt, người bệnh tiểu đường và người thường xuyên hút thuốc lá cũng dễ mắc viêm lợi do hệ miễn dịch yếu.

Viêm lợi là bệnh về răng miệng thường gặp

Viêm lợi là bệnh răng miệng phổ biến, nguyên nhân là do phần lợi bị vi khuẩn xâm nhập

Viêm nha chu

Viêm nha chu là giai đoạn chuyển tiếp của bệnh viêm lợi với nhiều dấu hiệu trầm trọng hơn như nhiễm trùng nướu, tổn thương mô mềm, xương quanh răng bị phá hủy làm lung lay chân răng hoặc mất răng. Bên cạnh đó, bạn cần lập tức đi khám bác sĩ nếu như phát hiện một số dấu hiệu như:

  • Nướu bị bầm tím
  • Có cảm giác đau khi chạm vào nướu hoặc khi ăn thực phẩm dai, cứng.
  • Khoảng cách kẽ răng lớn.
  • Hình thành túi mủ và có mùi hôi phát ra giữa răng và nướu.

Viêm tủy răng

Nguyên nhân chủ yếu gây viêm tủy răng xuất phát từ việc không điều trị sâu răng kịp thời, tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập và gây hại đến buồng tủy. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác cũng có thể gây viêm tủy răng như: răng bị gãy vỡ do tai nạn gây tác động đến buồng tủy, do sự ảnh hưởng của hóa chất, răng bị mòn quá mức,…

Buồng tủy bị vi khuẩn tấn công và gây viêm, nếu không khắc phục có thể làm chết tủy, khi đó răng không được cung cấp dưỡng chất sẽ trở nên suy yếu và gãy rụng. Do đó, việc phát hiện và điều trị tủy răng kịp thời có thể giúp tránh được nguy cơ mất răng vĩnh viễn.

Viêm tủy răng

Điều trị sâu răng không kịp thời là nguyên nhân chủ yếu gây viêm tủy răng

Tủy răng hoại tử

Tủy răng bị hoại tử hay chết tủy là bệnh về răng miệng nghiêm trọng xảy ra khi răng bị viêm tủy nhưng không được điều trị dứt điểm. Điều này khiến cho buồng tủy vốn có chức năng cung cấp dưỡng chất cho răng không thể hoạt động được, khiến cho răng trở nên yếu và lâu dần người bệnh sẽ mất răng hoàn toàn.

Đối với tình trạng viêm tủy răng nhẹ, có thể điều trị bằng các phương pháp như hút và loại bỏ phần tủy bị bệnh, giúp bảo tồn được răng. Tuy nhiên, một khi tủy răng bị hoại tử hoàn toàn thì biện pháp duy nhất là nhổ bỏ răng và trồng Implant để phòng tránh tình trạng tiêu xương, cũng như giúp phục hình răng nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ.

Vôi hóa tuyến nước bọt

Vôi hóa tuyến nước bọt là một bệnh về răng miệng mà ống dẫn nước bọt xuất hiện sỏi và gây viêm vùng sàn miệng, tuyến dưới hàm. Nguyên nhân gây bệnh là do lượng canxi có trong nước bọt lắng đọng lâu ngày và kết tủa thành sỏi, làm tắc đường chảy của nước bọt vào khoang miệng, khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu.

Người bị vôi hóa tuyến nước bọt thường cảm thấy vùng tuyến bị sưng đau, đặc biệt là trong khi ăn. Nếu bệnh tiến triển nặng có thể làm ảnh hưởng đến các dây thần kinh cơ mặt hoặc xuất hiện triệu chứng sốt, nổi hạch ở góc hàm.

Vôi hóa tuyến nước bọt

Vôi hóa tuyến nước bọt

Biến chứng răng khôn mọc lệch

Mọc răng khôn là một điều bình thường đối với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, nếu như răng khôn mọc lệch hoặc mọc ngầm có thể gây đau nhức cũng như tiềm ẩn nhiều nguy cơ như tiêu xương, viêm quanh thân răng, khiến răng số 7 bị sâu,…

Thông thường, nếu răng khôn không gây đau nhức hoặc bệnh về răng miệng nào thì có thể sẽ không cần phải nhổ bỏ. Tuy nhiên, các bác sĩ có thể chỉ định nhổ răng khôn trong một số trường hợp như:

  • Răng khôn gây khó khăn khi vệ sinh và tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh viêm lợi, viêm tủy răng.
  • Nhổ răng khôn để tạo khoảng trống, phục vụ cho mục đích niềng răng chỉnh nha.
  • Răng khôn bị sâu, viêm tủy nặng.
  • Răng khôn gây sai lệch khớp cắn.
  • Răng khôn là nguyên nhân gây các bệnh toàn thân khác.

Xem thêm: Răng khôn mọc lệch nhưng không đau có nên nhổ không?

Bên trong má có đường trắng có phải bệnh không?

Má là một bộ phận của khoang miệng, được bao phủ bên ngoài là da còn bên trong là lớp niêm mạc má có màu hồng nhạt, nhẵn mịn. Trong đó, trên niêm mạc má có một đường trắng kéo dài có thể nhìn thấy khi chúng ta quan sát bằng mắt thường và nếu dùng lưỡi chạm vào sẽ có cảm giác hơi cộm.

Đường trắng bên trong má này được gọi là đường nhai, hình thành do sự in dấu ấn của mặt nhai các răng cối (dấu hằn của cung răng). Trong một số trường hợp, đường trắng bên trong má có thể là biểu hiện của nhiệt miệng hoặc do khớp cắn bị lệch khiến răng cối cọ xát với má trong gây nên.

Do đó, nếu bên trong má có đường trắng và đi kèm cảm giác đau rát, sưng đỏ xung quanh hoặc có mủ thì nhiều khả năng bạn đang bị nhiệt miệng. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn chưa thể xác định chính xác về đường trắng bên trong má là đường nhai hay bệnh lý, thì có thể đến gặp bác sĩ để được giúp đỡ tốt hơn.

Bên trong má có đường trắng có phải bệnh không?

Đường trắng bên trong má hình thành do sự in dấu ấn của mặt nhai các răng cối

Cách phòng ngừa bệnh răng miệng hiệu quả

Chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt luôn là cách phòng tránh các bệnh về răng miệng hiệu quả. Trong đó, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Nên thăm khám nha khoa ít nhất 6 tháng/lần.
  • Lấy cao răng định kỳ
  • Đánh răng 2 lần/1 ngày và sau khi ăn 30 phút
  • Sử dụng bàn chải lông mềm, kem đánh răng chứa flour
  • Nên thay bàn chải sau 2 – 3 tháng sử dụng hoặc khi bị hư, xơ.
  • Dùng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám thức ăn trên các kẽ răng.
  • Vệ sinh lưỡi hàng ngày.
  • Những người có nguy cơ sâu răng cao nên dùng thêm nước súc miệng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất, hạn chế thực phẩm nhiều đường và acid.
  • Bỏ thói quen hút thuốc lá và uống rượu bia.

Bên cạnh những cách phòng ngừa bệnh về răng miệng kể trên, bạn cũng cần phải đi khám ngay nếu như gặp phải các dấu hiệu như:

  • Hơi thở nặng mùi bất thường mà không phải do thực phẩm.
  • Răng nướu bị ê buốt, nhạy cảm với thức ăn nóng, lạnh.
  • Nướu bị sưng đỏ, chảy máu hoặc mưng mủ, áp xe.
  • Đau răng dai dẳng
  • Răng bị lung lay hoặc dễ gãy, mẻ.

Dịch vụ nha khoa tổng quát tại Parkway

Thăm khám nha khoa định kỳ mang đến rất nhiều lợi ích, giúp bạn phát hiện kịp thời các dấu hiệu bệnh về răng miệng và có biện pháp điều trị kịp thời. Lựa chọn các cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng, cơ sở vật chất hiện đại sẽ giúp bạn an tâm hơn mỗi khi thăm khám răng miệng tổng quát cho bản thân và gia đình.

Nha khoa Parkway là chuỗi hệ thống nha khoa uy tín toàn quốc, gồm nhiều dịch vụ từ cơ bản đến chuyên sâu, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, cho mọi lứa tuổi. Khi sử dụng các dịch vụ nha khoa tổng quát tại Parkway, phụ huynh có thể an tâm bởi:

  • Luôn đặt lợi ích sức khỏe của khách hàng lên hàng đầu
  • Đội ngũ bác sĩ nha khoa giàu kinh nghiệm
  • Cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị tối tân
  • Hệ thống phòng khám nha khoa khắp cả nước
  • Báo giá trọn gói, minh bạch, không phát sinh chi phí trong quá trình điều trị
  • Có hợp đồng cam kết hiệu quả điều trị rõ ràng

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết “Các bệnh về răng miệng thường gặp”. Nha khoa Parkway hy vọng đã cung cấp được những kiến thức hữu ích và giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng hàng ngày!

Xem thêm:

Tin tức sự kiện khác

Nhổ răng khôn có đau không? Cách giảm đau như thế nào?

Việc răng khôn mọc khiến cho việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn. Nhiều người lo sợ nhổ răng khôn vì cho rằng cảm giác nhổ răng sẽ rất đau đớn. Liệu nhổ răng khôn có đau không? Cách giảm đau nhức sau khi nhổ răng khôn như thế nào? Cùng Parkway […]

Xem chi tiết

Hàn răng sâu: Quy trình và những lưu ý sau khi hàn răng sâu

Hàn răng sâu là thủ thuật nha khoa rất phổ biến hiện nay được sử dụng với mục đích lấp đầy các khu vực răng bị tổn thương, bảo vệ răng khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn và phục hồi tính thẩm mỹ cho nụ cười. Vậy quy trình hàn sâu răng và những […]

Xem chi tiết
Cấy ghép implant là gì?

Quy trình cấy ghép implant là gì? Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trồng răng implant

Cắy ghép Implant chính là giải pháp tuyệt vời giúp khắc phục tình trạng mất răng, giúp cải thiện chức năng ăn nhai, khôi phục thẩm mỹ nụ cười. Vậy quy trình cấy ghép Implant sẽ diễn ra như thế nào? Bạn cần lưu ý những gì khi áp dụng kỹ thuật làm răng Implant […]

Xem chi tiết
trồng răng implant có đau không? những điều cần lưu ý

Trồng răng implant có đau không? Một số lưu ý giảm sưng đau khi cấy ghép implant

Trồng răng implant là phương pháp phục hình răng mất được ưa chuộng và là phương pháp tốt nhất hiện nay. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn băn khoăn trồng răng Implant có đau không? Nha khoa Parkway sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết sau đây cùng một vài lưu ý […]

Xem chi tiết