Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Bị gãy răng thương tích bao nhiêu phần trăm?

Gãy răng có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân và nhiều mức độ khác nhau. Vậy gãy răng thương tích bao nhiêu phần trăm, gãy răng có ảnh hưởng gì không hay nên làm gì khi bị gãy răng? Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!

Gãy răng thương tích bao nhiêu phần trăm?

Gãy răng thương tích bao nhiêu phần trăm là câu hỏi mà nhiều người muốn biết. Tỷ lệ gãy răng thương tích có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ mạnh của răng và mức độ tổn thương. Trong một số trường hợp, chỉ có một phần nhỏ của răng bị gãy, trong khi trong những trường hợp nặng hơn, răng có thể bị gãy mất hoàn toàn.

Theo Thông tư 22/2019/TT-BYT của Bộ Y tế, tỷ lệ thương tích khi gãy răng được tính theo loại răng, mức độ gãy và số lượng răng bị gãy. Cụ thể như sau:

  • Răng cửa, răng nanh (Răng số 1,2,3): 2%
  • Răng hàm nhỏ (Răng số 4,5): 1,5%
  • Răng hàm lớn số 6: 2,5%
  • Răng hàm lớn số 7: 2%
  • Răng hàm lớn số 8: 1%
  • Mất từ 8 đến 19 răng ở cả hai hàm: 15-18%
  • Mất toàn bộ một hàm hoặc mất 20 răng trở lên ở cả 2 hàm: 21-25%
  • Mất toàn bộ răng hai hàm: 31%

gãy răng thương tích bao nhiêu phần trăm - 5Gãy răng thương tích bao nhiêu phần trăm

Gãy răng gây răng những ảnh hưởng gì?

Có thể nói răng là một trong những bộ phận đóng vai trò quan trọng trong mọi chức năng của cơ thể người. Từ việc tác động trực tiếp đến chức ăn tiêu hoá, răng còn giữ vai trò quan trọng về mặt thẩm mỹ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cuộc sống sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều nếu không may bị gãy răng.

Gây ảnh hưởng đến quá trình ăn uống

Răng đóng vai trò quan trọng cho quá trình nhai thức ăn và cũng là bước đầu tiên trong quá trình tiêu hoá. Nhờ vào khả năng nhai, thức ăn được nghiền nhỏ thành mảnh nhỏ để dễ dàng tiếp thu dưỡng chất. Nếu vô tình có một hay nhiều răng bị gãy, khả năng nhai thức ăn của bạn sẽ bị giảm, làm cho quá trình ăn uống cũng  trở nên khó khăn, đặc biệt là các thực phẩm cứng, như thịt, cò nướng hoặc hạt.

Không những thế, gãy răng có thể giới hạn lựa chọn thực phẩm của người mắc phải. Một phần bị mất của răng có thể làm cho việc ăn các loại thực phẩm như hạt, trái cây cứng, cơm rang hoặc thực phẩm có kết cấu cứng khác trở nên khó khăn hoặc không thể. Điều này có thể làm hạn chế khẩu phần ăn và ảnh hưởng đến chất lượng chế độ dinh dưỡng.

gãy răng thương tích bao nhiêu phần trăm - 1Ảnh hưởng khi bị gãy răng

Dễ mắc các bệnh về răng miệng

Việc gãy răng có thể dẫn đến tình trạng nứt hoặc hở răng, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào lõi răng. Nếu kéo dài lâu ngày có thể gây viêm nhiễm, sưng, và đau đớn. Vi khuẩn sẽ lợi dụng thời cơ này để có thể tiếp tục tấn công mô nướu và xương xung quanh răng, gây ra viêm nha chu và bệnh nướu.

Nếu răng bị gãy và không được điều trị kịp thời, có thể xảy ra viêm nhiễm trong mô mềm và xương xung quanh răng. Viêm nhiễm có thể lan rộng và gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn, bao gồm viêm nhiễm mô nướu, viêm nhiễm xương hàm, và viêm nhiễm mủ.

gãy răng thương tích bao nhiêu phần trăm - 2Ảnh hưởng khi bị gãy răng

Gây mất thẩm mỹ

Bên cạnh việc quan tâm đến vấn đề bị gãy răng thương tích bao nhiêu phần trăm, mọi người cũng lo lắng rất nhiều về vấn đề thẩm mỹ khi vô tình răng bị gãy. Gãy răng có thể làm mất một phần của răng, chẳng hạn như phần nứt hoặc phần cao hơn của răng. Điều này làm cho răng trở nên không đều và không đẹp mắt. 

Bên cạnh đó, gãy răng có thể gây mất tự tin về ngoại hình. Nếu răng bị gãy ở vị trí dễ thấy, người mắc phải có thể cảm thấy tự ti khi cười, nói chuyện hoặc hiện diện trước người khác. Điều này có thể ảnh hưởng đến tự tin và sự thoải mái trong giao tiếp xã hội.

gãy răng thương tích bao nhiêu phần trăm - 3Ảnh hưởng khi bị gãy răng

Những nguyên nhân làm gãy răng

Bị gãy răng thương tích bao nhiêu phần trăm thật chất còn phụ thuộc vào từng nguyên nhân gãy răng khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng gãy răng như:

  • Tổn thương vật lý: Tổn thương do tai nạn, va chạm mạnh trong lúc tham gia các hoạt động thể thao là một trong những nguyên nhân có thể gây gãy răng. 
  • Răng suy yếu: Răng yếu có thể do mất dần chất khoáng và lớp men bảo vệ. Điều này có thể xảy ra do việc ăn uống không cân đối, chăm sóc răng miệng không đúng cách, hoặc do các vấn đề nha khoa khác như sâu răng, viêm nhiễm nướu. 
  • Đặc điểm di truyền: Một số người có yếu tố di truyền khiến răng trở nên yếu hơn và dễ gãy hơn. Điều này có thể bao gồm kích thước răng nhỏ, cấu trúc răng không đúng, hoặc yếu tố di truyền khác liên quan đến sức mạnh và độ bền của răng. 
  • Mất răng do quá trình lão hóa: Khi tuổi tác gia tăng, răng cũng trở nên yếu hơn và dễ gãy hơn. Mất mật độ xương, mất chất khoáng và yếu tố lão hóa khác có thể gây ra sự yếu đồng thời của răng.

gãy răng thương tích bao nhiêu phần trăm - 4Nguyên nhân làm gãy răng

Cách điều trị khi bị gãy răng

Sau khi đã xác định gãy răng thương tích bao nhiêu phần trăm, bạn có thể tìm đến những phương pháp điều trị khi răng bị gãy. Tương tự, các phương pháp điều trị khi gãy răng cũng sẽ phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của răng bị gãy.

Đối với răng bị gãy nhẹ

Phương pháp trám răng:

  • Đây là một phương pháp điều trị thông thường được sử dụng để cải thiện răng bị gãy nhẹ. Quá trình hàn trám răng bao gồm sử dụng một chất composite resin (vật liệu trám) để điền vào vị trí bị gãy và khôi phục hình dạng và chức năng của răng. 
  • Thời gian kéo dài của quá trình trám răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ hư hỏng của răng, phương pháp trám và tình trạng răng miệng của bạn. Trong nhiều trường hợp, quá trình trám răng có thể hoàn thành trong một buổi đến nha sĩ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp phức tạp, có thể yêu cầu nhiều buổi điều trị để có thể cải thiện hoàn toàn.
  • Trám răng hiện nay có chi phí rẻ nhất và cũng được xem là một giải pháp tốt cho những trường hợp gãy răng nhẹ. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng chất trám không phải là vật liệu vĩnh viễn và có thể bị ảnh hưởng bởi thời gian và mức độ sử dụng. Đồng thời, việc chăm sóc răng miệng hàng ngày, bao gồm vệ sinh răng đúng cách và thăm khám định kỳ với nha sĩ, vẫn rất quan trọng để bảo vệ răng và ngăn ngừa các vấn đề khác xảy ra.

gãy răng thương tích bao nhiêu phần trăm - 6Phương pháp điều trị gãy răng

Phương pháp bọc răng sứ:

  • Bên cạnh phương pháp trám răng, bạn cũng có thể bọc răng sứ để cải thiện tình trạng răng bị gãy. Bọc răng sứ là quá trình sử dụng vật liệu sứ composite hoặc sứ y tế để tạo ra một mảng bọc răng được đặt lên bề mặt răng bị gãy. Quá trình này giúp khôi phục hình dạng, màu sắc và chức năng của răng bị gãy, cải thiện thẩm mỹ và tăng cường sự tự tin trong nụ cười.
  • Quy trình bọc sứ để cải thiện tình trạng răng gãy có thể kéo dài trong một khoảng thời gian từ 2 đến 3 tuần, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể và tình trạng răng. Bọc răng sứ mang lại nhiều lợi ích, bao gồm khả năng kháng mảnh vụn, kháng ố vàng, và khả năng chịu lực tốt. Màng bọc sứ có thể được tuỳ chỉnh màu sắc và hình dạng để tương thích với răng tự nhiên và mang lại kết quả thẩm mỹ tốt.

gãy răng thương tích bao nhiêu phần trăm - 7Phương pháp điều trị gãy răng

Đối với răng bị gãy nặng 

Phương pháp cầu răng sứ:

  • Đây là một phương pháp điều trị hiệu quả để cải thiện tình trạng gãy răng nặng. Cầu răng sứ được sử dụng khi có một hoặc nhiều răng bị mất hoặc gãy nặng, và cần được thay thế bằng răng nhân tạo để khôi phục chức năng ăn nhai, cải thiện thẩm mỹ và duy trì cấu trúc hàm răng.
  • Toàn bộ quá trình cải thiện tình trạng răng gãy bằng phương pháp cầu răng sứ sẽ được thực hiện trong vòng 2-3 tháng. Cầu răng sứ mang lại nhiều lợi ích, bao gồm khả năng tái tạo chức năng ăn nhai, cải thiện thẩm mỹ và duy trì cấu trúc hàm răng. Cầu sứ cũng có khả năng chịu lực tốt và có tuổi thọ dài khi được chăm sóc đúng cách.

gãy răng thương tích bao nhiêu phần trăm - 8Phương pháp điều trị gãy răng

Phương pháp cấy ghép implant:

  • Đây là quá trình thay thế rễ răng mất bằng một ghép implant nhân tạo được gắn vào xương hàm, sau đó đặt một răng nhân tạo lên implant để khôi phục chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.
  • Thời gian tổng thể để hoàn thành quá trình cấy ghép implant thường kéo dài từ 3 đến 9 tháng. Để đạt được kết quả tốt nhất, các Bác sĩ sẽ lập kế hoạch điều trị chi tiết ngay từ bước đầu tiên cùng với những bước kiểm tra cơ bản như chụp x-quang và phân tích chi tiết.
  • Cấy ghép implant được xem là một trong những phương pháp cải thiện tình trạng mất răng hiệu quả nhất hiện nay. Phương pháp này mang lại nhiều lợi ích, bao gồm khả năng tái tạo chức năng ăn nhai, cải thiện thẩm mỹ và duy trì cấu trúc hàm răng. Nó cũng có khả năng chịu lực tốt và có tuổi thọ lâu dài.

gãy răng thương tích bao nhiêu phần trăm - 9Phương pháp điều trị gãy răng

Tin tức sự kiện khác

Công dụng khi đeo máng chống nghiến răng

Máng chống nghiến răng là gì? Tại sao cần sử dụng máng chống nghiến răng?

Máng chống nghiến răng là giải pháp giúp bảo vệ răng miệng khỏi tác hại của nghiến răng. Cùng Parkway tìm hiểu về công dụng của máng chống nghiến răng ngay!

Xem chi tiết
Nguyên nhân và các loại thuốc điều trị đau răng

Nguyên nhân dẫn đến đau răng và các loại thuốc trị đau răng hiệu quả

Đau răng là tình trạng phổ biến gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày nếu không được xử lý kịp thời. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đau răng? Thuốc trị đau răng nào là hiệu […]

Xem chi tiết
Dính thắng lưỡi: Nguyên nhân, dấu hiệu

Dính thắng lưỡi ở trẻ là gì? Có nên cắt thắng lưỡi cho bé không?

Dính thắng lưỡi ở trẻ là một tình trạng bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống, phát âm và sự phát triển tổng thể của bé. Nhiều phụ huynh thắc mắc liệu có nên cắt thắng lưỡi cho trẻ hay không, thời điểm nào là phù hợp và quá trình này có […]

Xem chi tiết
Nấm lưỡi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Nấm lưỡi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Nấm lưỡi là một bệnh lý rất phổ biến mà cả trẻ em và người lớn đề có thể mắc phải. Bệnh này do nấm Candida albicans gây nên, không chỉ gây khó chịu, tình trạng này còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy nấm […]

Xem chi tiết