Nội dung
Răng hàm sâu đau nhức khiến bé quấy khóc, bỏ ăn, sụt cân, ngủ không yên giấc. Cơn đau kéo dài dai dẳng và gia tăng mức độ về đêm khiến phụ huynh sốt ruột lo lắng, loay hoay tìm cách xoa dịu cho bé. Vậy bé bị sâu răng hàm nguyên nhân do đâu và cách điều trị như thế nào? Hãy lắng nghe chuyên gia nha khoa Parkway giải đáp chi tiết tại bài viết dưới đây.
Nhiều phụ huynh cảm thấy bối rối vì không biết cách xử lý khi bé bị sâu răng hàm
1. Vì sao trẻ dễ bị sâu răng hàm
Bất kỳ lứa tuổi nào cũng có nguy cơ bị sâu răng hàm, đặc biệt là trẻ nhỏ. Theo chuyên gia nha khoa, trẻ dễ bị sâu răng hàm do một số nguyên nhân chính như sau:
Vị trí của răng hàm
Răng hàm nằm ở vị trí trong cùng trên cung hàm đảm nhiệm vai trò là nhai, nghiền thức ăn. Tuy nhiên cũng chính vì lý do này nên thức ăn thừa dễ mắc vào khe kẽ bên trong, rất khó để vệ sinh sạch sẽ. Theo thời gian, vi khuẩn tích tụ trong cao răng có điều kiện phát triển và tấn công từng ngóc ngách trong khoang miệng gây sâu răng, bắt đầu từ răng hàm. Hơn nữa, trong quá trình thay răng sữa ở trẻ, đây cũng là răng vĩnh viễn mọc sớm nhất
Sở thích ăn uống
Có lẽ phụ huynh ai cũng biết rằng, trẻ em là fan cứng của bánh kẹo, thậm chí người lớn cũng sở thích này. Theo khảo sát, đa số trẻ bị sâu răng hàm đều xuất phát từ nguyên nhân ăn quá nhiều đồ ngọt. Đối với trẻ nhỏ, chất đường cũng rất quan trọng nhưng nếu phụ huynh không kiểm soát chặt chẽ thì nó lại trở thành thủ phạm gây ra các bệnh lý răng miệng, điển hình là sâu răng hàm. Thay vì ăn quá nhiều đồ ngọt, phụ huynh nên bổ sung thực phẩm chứa đường từ tự nhiên như rau củ, hoa quả tươi,…
Cách vệ sinh răng miệng
Ăn uống và vệ sinh răng miệng luôn là 2 điều kiện song hành dẫn đến các bệnh lý nha khoa phiền phức ở trẻ nhỏ. Hầu hết trẻ nhỏ chưa biết cách bảo vệ răng miệng cũng như ý thức lợi ích của việc đánh răng mang lại. Do đó, răng miệng của trẻ có khoẻ mạnh hay không phụ thuộc phần lớn vào trách nhiệm của các bậc phụ huynh.
Có thể bạn quan tâm
Sâu răng có thể gây ra ảnh hưởng rất xấu tới sức khoẻ và thẩm mỹ răng miệng của trẻ trong tương lai. Làm thế nào để điều trị và ngăn ngừa sâu răng cho trẻ? Tìm hiểu tại:
Chữa sâu răng cho trẻ như thế nào?
2. Tác hại của sâu răng hàm ở trẻ
Sâu răng không chỉ đảo lộn cuộc sống sinh hoạt của trẻ mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng khôn lường mà phụ huynh không thể chủ quan. Vậy tác hại khi bé bị sâu răng hàm là gì?
Sụt cân, suy dinh dưỡng
Thông thường, răng hàm sâu khiến bé bị hành hạ bởi những đau nhức, nhói buốt âm ỉ về đêm và khi ăn uống. Bé sẽ quấy khóc nhiều hơn, chán ăn, bỏ bữa, không chịu chơi hoặc ngủ không yên giấc. Tình trạng này kéo dài đã dẫn đến sụt cân, suy dinh dưỡng ở trẻ khiến phụ huynh bất an, lo lắng.
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá
Răng hàm đảm nhận chức năng xé, nghiền, nhai thức ăn. Khi răng hàm bị sâu đồng nghĩa chức năng này cũng ảnh hưởng nặng nề. Thức ăn chưa kịp nhai kỹ đã chuyển xuống hệ tiêu hoá hấp thu. Hậu quả dạ dày làm việc khó khăn, vất vả hơn, trẻ có nguy cơ đối mặt mắc viêm dạ dày, trào ngược dạ dày từ sớm.
Ảnh hưởng đến sự phát triển khuôn hàm
Răng sữa có tác dụng giữ chỗ và định hướng cho răng vĩnh viễn mọc lên. Nếu răng hàm sữa không may sâu sớm và phải nhổ bỏ trước khi đến tuổi thay răng thì cả hàm có xu hướng phát triển lệch lạc, mất cân đối.
Tăng nguy cơ mắc bệnh lý nha khoa khác
Nếu răng sâu để lâu không chữa trị sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm nha chu, viêm tủy, áp xe răng. Lúc này vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào tuỷ rồi lan xuống xương ổ răng, kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
Trẻ em sâu răng hàm thường ăn kém, không chịu chơi và đau nhức nhiều về đêm
3. Răng hàm của trẻ bị sâu có thể thay không?
Răng hàm của trẻ bị sâu có thể thay không còn tùy thuộc vào mức độ sâu. Nếu răng bị sâu nhẹ thì bảo toàn mô răng thật là mục tiêu quan trọng nhất mà nha sĩ luôn cố gắng thực hiện. Đối với trường hợp này, trước hết nha sĩ sẽ sử dụng dụng cụ nha khoa chuyên dụng để loại bỏ ổ viêm. Sau đó nha sĩ sẽ tư vấn phương pháp trám răng hoặc bọc răng sứ tùy theo điều kiện của mỗi khách hàng.
Còn trong trường hợp sâu nặng, chết tuỷ không thể cứu vãn thì cách duy nhất là nhổ răng để ngăn ngừa vi khuẩn lan rộng. Tuy nhiên răng hàm mất đi sẽ ảnh hưởng lớn đến chức năng nhai và sự phát triển cấu trúc khuôn hàm sau này của trẻ. Do đó, phụ huynh bắt buộc phải lựa chọn trồng răng giả thay thế nhằm tránh nguy cơ răng bị xô lệch và đảm bảo chức năng nhai toàn vẹn cho bé.
4. Bé bị sâu răng hàm mẹ nên làm gì? Điều trị sâu răng hàm ở trẻ có khó không?
Khi phát hiện bé có dấu hiệu bị sâu răng hàm, phụ huynh nên đưa con em mình đến nha khoa Parkway – hệ thống nha khoa uy tín đạt tiêu chuẩn Singapore để khám chữa và điều trị kịp thời. Tại đây, nha sĩ sẽ chỉ định chụp X Quang để xác định mức độ và vị trí răng bị tổn thương, từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Nhờ sự phát triển y công nghệ hiện đại, sâu răng không còn là bệnh lý đáng lo ngại, có thể điều trị dứt điểm nếu phát hiện sớm. Trong đó, trám răng Sealant là một trong những phương pháp điều trị và ngăn ngừa sâu răng mang lại hiệu quả cao. Đây là kỹ thuật trám bít hố rãnh, khe kẽ răng khá phổ biến ở nước ngoài được hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ chứng nhận. Độ bám và tuổi thọ của vật liệu Sealant lên tới 3-5 năm nếu trẻ biết cách giữ gìn và vệ sinh răng miệng tốt.
Ngược lại, với trẻ bị sâu răng lâu ngày thì quá trình điều trị khá phiền phức và tốn kém nhiều chi phí, chưa kể tiềm ẩn nhiều biến chứng khôn lường ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.
Hãy đưa trẻ đến nha khoa để có phương pháp điều trị kịp thời và đúng đắn
5. Chăm sóc răng hàm cho trẻ sau khi điều trị sâu răng như thế nào?
Sâu răng có nguy cơ tái phát cao nếu không điều chỉnh chế độ ăn và vệ sinh hợp lý. Trong đó ưu tiên hàng đầu vẫn là chăm sóc răng hàm cho trẻ sau khi điều trị sâu răng. Dưới đây là một số lưu ý phụ huynh cần nắm được.
- Sử dụng kem đánh răng chứa flour nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, giúp hơi thở thơm tho.
- Lựa chọn bàn chải có kích thước phù hợp với hàm răng của bé. Cách 3 tháng thay bàn chải 1 lần.
- Tại viền nướu răng mặt ngoài, đặt bàn chải theo hướng nghiêng 45 độ. Tuyệt đối không chải răng theo hướng ngang vì sẽ làm mòn men răng.
- Dùng khăn hoặc bàn chải lông mềm để vệ sinh lưỡi cho trẻ. Đây là bước quan trọng giúp loại bỏ triệt để vi khuẩn gây bệnh.
- Chải răng đều tay với lực nhẹ nhàng từ trong ra ngoài. Đặc biệt vị trí răng hàm nên chải kỹ và lâu hơn các răng khác.
- Phần kẽ răng và các khen nướu nên chải ít nhất từ 6-8 lần
- Sau khi đánh răng cho trẻ súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc dung dịch sát khuẩn chuyên dụng.
- Khám nha khoa định kỳ cho trẻ từ 3-6 tháng/ lần giúp bảo vệ răng chắc khỏe.
Nói chung khi phát hiện dấu hiệu bé bị sâu răng hàm, phụ huynh nên sắp xếp thời gian đưa bé đến phòng khám nha khoa uy tín để điều trị dứt điểm. Parkway hi vọng qua bài viết này các bậc phụ huynh sẽ hiểu hơn về tầm quan trọng đối với sức khỏe răng miệng của trẻ. Các bậc phụ huynh có thể liên hệ tổng đài 1900 8059 của nha khoa Parkway để được tư vấn chi tiết hơn.
Có thể bạn quan tâm
Sâu răng khiên người bệnh đâu nhức, khó chịu. Tìm hiểu các phương pháp điều trị cũng như là phòng ngừa sâu răng trong bài viết:
Chia sẻ của chuyên gia về sâu răng
Vì sao trẻ dễ bị sâu răng hàm?
- Răng hàm nằm ở vị trí khó vệ sinh, dễ mắc thức ăn thừa
- Trẻ thích ăn đồ ngọt.
- Trẻ chưa biết vệ sinh răng miệng đúng cách.
Tác hại của sâu răng hàm đối với trẻ nhỏ
- Sụt cân, suy dinh dưỡng
- Ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá
- Ảnh hưởng đến sự phát triển khuôn hàm
- Tăng nguy cơ mắc bệnh lý nha khoa khác
Chăm sóc răng hàm bị sâu của trẻ như thế nào?
- Sử dụng kem đánh răng chứa flour nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, giúp hơi thở thơm tho.
- Lựa chọn bàn chải có kích thước phù hợp với hàm răng của bé. Cách 3 tháng thay bàn chải 1 lần.
- Tại viền nướu răng mặt ngoài, đặt bàn chải theo hướng nghiêng 45 độ. Tuyệt đối không chải răng theo hướng ngang vì sẽ làm mòn men răng.
- Dùng khăn hoặc bàn chải lông mềm để vệ sinh lưỡi cho trẻ. Đây là bước quan trọng giúp loại bỏ triệt để vi khuẩn gây bệnh.
- Chải răng đều tay với lực nhẹ nhàng từ trong ra ngoài. Đặc biệt vị trí răng hàm nên chải kỹ và lâu hơn các răng khác.
- Phần kẽ răng và các khen nướu nên chải ít nhất từ 6-8 lần
- Sau khi đánh răng cho trẻ súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc dung dịch sát khuẩn chuyên dụng.
- Khám nha khoa định kỳ cho trẻ từ 3-6 tháng/ lần giúp bảo vệ răng chắc khỏe.