Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Bé bị ngã lung lay răng sữa phải làm sao? Ảnh hưởng gì?

Bé bị ngã lung lay răng sữa là tình trạng phổ biến ở trẻ em do đây là lứa tuổi hiếu động, ưa khám phá. Vậy khi bé lung lay răng sữa phải làm sao? Có ảnh hưởng gì không? Bài viết hôm nay của Parkway sẽ cung cấp cho bạn thông tin hữu ích giải quyết vấn đề này.

Độ tuổi trẻ thay răng sữa là khi nào?

Răng sữa hay răng đầu tiên của trẻ sẽ bắt đầu lung lay và rụng trong khoảng từ 10-12 tuổi. Những chiếc răng sữa rụng đầu tiên thường là hai răng cửa hàm trên và hai răng cửa hàm dưới. Tiếp theo là răng cửa bên, răng hàm thứ nhất, răng nanh và răng hàm thứ hai (theo thứ tự).

Em bé để tay lên răng cửa hàm dưới đang bị lung lay

Đôi khi quá trình thay răng của trẻ có thể bị trì hoãn đến 1 năm. Vì thế, nếu trẻ đã qua sinh nhật 6 tuổi vài tháng mà vẫn chưa thay chiếc răng sữa đầu tiên, bạn cũng không cần lo lắng. 

Nếu trẻ thay răng sớm trước tuổi có sao không? Dĩ nhiên không, việc này hoàn toàn có thể xảy ra. Răng sữa thường ở yên tại vị trí của mình cho tới khi răng vĩnh viễn đẩy chúng ra khỏi nướu như một phần của quá trình tiêu xương.

Tuy nhiên, đôi khi con bạn cũng có thể mất một chiếc răng từ quá sớm do sâu răng hoặc tai nạn, hoặc thậm chí là do thường xuyên đẩy đưa một chiếc răng hơi lung lay. Nếu một chiếc răng bị rụng quá sớm, răng vĩnh viễn có thể mọc lên ở khoảng trống này. Điều này có thể khiến các răng vĩnh viễn mọc lệch lạc hoặc chen chúc.

Trẻ như nào hay bị chấn thương lung lay răng?

Trẻ em trong khoảng độ tuổi từ 1 – 3 tuổi, đặc biệt các trẻ hơn 1 tuổi, lúc bắt đầu học đi thường gặp tai nạn gây chấn thương răng sữa nhất. Chấn thương răng sữa hay xảy ra khi trẻ đi, chạy, nô đùa với bạn bị ngã hoặc do các va đập gây nên chấn thương.

Em bé cười với 2 răng cửa bị sâu mất răng 1 phần

Các trẻ trai thường bị chấn thương nhiều hơn trẻ gái vì hay nghịch hơn, hiếu động hơn và thường ở vị trí răng cửa ở cả hàm trên và hàm dưới. Nếu trẻ bị vẩu xương hàm thì nguy cơ chấn thương răng sẽ cao hơn. Trẻ bị động kinh, bị ngược đãi cũng là những trẻ thường xuyên bị chấn thương răng, do vậy chúng ta cần phải có các biện pháp dự phòng bảo vệ trẻ.  

Triệu chứng của việc trẻ bị chấn thương răng

Triệu chứng của trẻ bị chấn thương răng đa dạng: có thể gãy thân răng, chân răng hoặc cả thân và chân răng, tùy theo mức độ, vị trí gãy mà nha sĩ có phương pháp điều trị khác nhau. Khi trẻ bị va đập, té ngã, nếu có chấn thương răng thì hiếm khi chỉ có chấn thương răng đơn thuần mà thường có tổn thương niêm mạc hoặc xương ổ răng kèm theo.

Niêm mạc môi, miệng, xương ổ răng có thể bị va đập sưng nề hoặc rách, chảy máu với nhiều mức độ khác nhau tùy tình huống tai nạn. Nếu bé bị nặng thì có thể có gãy xương hàm, trật khớp thái dương hàm hoặc các chấn thương khác đặc biệt như mắt, tai mũi họng, sọ não kèm theo.

Khác với người lớn, vì xương ổ răng của trẻ em còn mềm, hệ thống dây chằng quanh răng lỏng lẻo hơn, do vậy khi có chấn thương răng thì răng ít bị gãy hơn so với người lớn nhưng hay bị lung lay, di lệch sang bên, lún vào bên trong xương hàm hoặc rơi ra ngoài huyệt ổ răng. 

Những hậu quả của việc trẻ bị ngã lung lay răng sữa

Bé gái cười với 2 răng cửa bị gãy 1 phần
  • Sung huyết tủy: Răng nhạy cảm với gõ. Răng có thể hồi phục hoàn toàn hoặc trở nên trầm trọng do tắc nghẽn mạch máu ở vùng chóp gây hoại tử tuỷ và viêm tủy răng.
  • Chảy máu tuỷ: Do sung huyết, các mao quản bị chảy máu để lại những mảnh vụn đọng lại trong ống ngà. Trường hợp nhẹ, máu sẽ tiêu đi và có sự đổi màu ít, sẽ nhạt dần sau vài tuần. Nếu tình trạng trầm trọng hơn thì sự đổi màu tồn tại vĩnh viễn. Khi quan sát thân răng có thể có màu: đỏ nâu, xám, vàng. Sự đổi màu ở răng sữa không có nghĩa là răng bị chết tủy, đặc biệt khi sự đổi màu xảy ra trong vòng 1-2 ngày sau chấn thương tuy nhiên nếu kéo dài thì đây rất có thể là dấu hiệu hoại tử tuỷ.
  • Vôi hoá: Là tình trạng buồng tuỷ và ống tủy bị bít kín dần do ngà lắng đọng.
  • Tuỷ hoại tử: Một va chạm nhẹ vào răng có thể ảnh hưởng đến sự tuần hoàn của mạch máu tuỷ và gây hoại tử tuỷ. Trên lâm sàng có thể thấy các ổ abces hoặc lỗ rò chảy mủ.
  • Tiêu chân răng: Sau chấn thương, chân răng dần dần bị tiêu đi.
  • Các loại di chứng trên mầm răng vĩnh viễn: Đổi màu thân răng trắng hoặc vàng – nâu, thiểu sản men, thân răng tách đôi, tách đôi chân răng, thân răng bị gập, ngừng hình thành chân răng, rối loạn mọc răng…

Làm gì khi bé bị ngã lung lay răng sữa hay chấn thương răng

Hình ảnh răng của em bé bị mọc lệch và mất răng

Khi bé bị ngã, quý phụ huynh cần bình tĩnh thực hiện theo các chỉ dẫn sau: 

  • Đầu tiên, cha mẹ phải kiểm tra xem con có bị chảy máu hay rách môi không. Nếu có hãy cho bé súc miệng bằng nước ấm, dùng miếng bông gạc ấn vào chỗ hốc răng đang chảy máu. Sau khi đã cầm được máu mà bé vẫn còn cảm thấy đau, hãy đưa bé đến nha sĩ kiểm tra. 
  • Sau khi máu đã cầm, cho trẻ ngậm, chườm nước mát hoặc nước đá để giúp giảm sưng và đau, hoặc uống thuốc giảm đau.
  • Nếu răng bị mẻ hoặc nứt, hãy cố lấy tất cả các mảnh vỡ. Đảm bảo rằng không một mảnh vỡ nào của răng bị dính vào môi, lưỡi hoặc nướu vì nó có thể gây đau, khó chịu, làm vết thương nhiễm trùng,… 
  • Tuy nhiên nếu việc lấy mảnh vỡ khó khăn có thể làm vết thương nặng hơn, chảy máu nhiều hơn hoặc gây đau thì nên đưa trẻ đến phòng khám răng để nha sĩ kiểm tra. 

Tốt nhất là sau khi sơ cứu dù mức độ chấn thương nặng hay nhẹ hãy đưa trẻ đến nha sĩ để kiểm tra càng sớm càng tốt. Tại phòng khám nha khoa, tại đây bác sĩ sẽ đưa ra hướng xử lý như sau: 

  • Đầu tiên bác sĩ sẽ rửa vết thương, gây tê nếu cần thiết phải xử lý sâu.
  • Kiểm tra mô mềm, cắt lọc, lấy dị vật và khâu đóng 
  • Tùy thuộc vào tuổi của răng và mức độ trầm trọng, triết lý điều trị sẽ luôn cố gắng bảo tồn răng cho trẻ, với những răng bị lung lay thì có thể quyết định cố định lại theo khối tạo điều kiện cho sự lành thương tốt hơn: 
    • Những răng bị vỡ, mẻ thì mài bo tròn các cạnh sắc nhọn và chờ cho đến khi mô mềm lành, trẻ bớt sợ hãi mới tiến hành trám lại. 
    • Răng bị lộ tủy nha sĩ sẽ điều trị tủy răng và lấy tủy ngay, nhằm loại bỏ cơn đau tủy rất nặng nề nếu không xử lý kịp thời.
    • Răng bị gãy vát sâu xuống dưới lợi hoặc gãy dọc làm đôi chỉ định nhổ bỏ, và lập kế hoạch làm hàm giữ khoảng sau khi lợi lành thương hoàn toàn.

Bé bị ngã lung lay và gãy răng sữa

Những đứa trẻ vui đùa chạy nhảy

Để biết cách khắc phục hiệu quả nhất trẻ bị mẻ răng sữa, trẻ bị gãy răng sữa thì trước tiên các cha mẹ cần phải biết nguyên nhân khiến bé bị gãy răng sữa. 

Cách xử lý khi răng sữa bị tác động mạnh 

Khi bé bị ngã gãy răng sữa, bác sĩ sẽ tùy thuộc vào từng tình trạng cụ thể mà đưa ra giải pháp khắc phục hiệu quả, cụ thể như sau:

  • Giữ nguyên răng sữa bị gãy: Trường hợp nếu răng của trẻ chỉ bị mẻ một góc nhỏ và không gây ảnh hưởng hay tác động gì đến các bộ phận xung quanh hay vấn đề ăn nhai của trẻ thì có thể giữ nguyên hiện trạng để đợi cho đến khi răng vĩnh viễn mọc lên để thay thế. 
  • Trám răng sữa: Trường hợp nếu răng bị gãy chưa quá nửa thân răng, tình trạng răng của trẻ vẫn chắc khỏe, chỉ bị lung lay nhẹ hoặc không bị lung lay thì các bác sĩ sẽ tiến hành trám tạm lại bằng các chất liệu nha khoa chuyên dụng để chờ cho đến khi răng thay thế mọc lên. 
  • Nhổ răng sữa: Trường hợp phần răng bị gãy hơn nửa thân răng, chỉ còn một góc nhỏ chân răng, răng bị lung lay mạnh gây chảy máu và đau nhức thì nên tiến hành nhổ bỏ để tránh gây tổn thương mầm răng vĩnh viễn và ảnh hưởng việc ăn nhai.

Cách xử trí khi bị gãy do cấu trúc răng

Cấu trúc răng của bé không được tốt do men răng kém, lớp men răng và ngà răng mỏng bị mòn dần cũng là nguyên nhân khiến răng bé dễ bị lung lay hơn. Vì vậy, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có hướng xử lý phù hợp. Nếu răng sữa bị gãy ít mà không ảnh hưởng đến tủy thì có thể trám bít lại, còn nếu tủy răng sữa bị ảnh hưởng thì cần xử lý theo từng mức độ hỏng của tủy. 

Bé bị ngã lung lay răng sữa có ảnh hưởng gì đến răng vĩnh viễn hay không?

Thông thường sẽ không ảnh hưởng đến sự mọc và chất lượng răng vĩnh viễn sau này. Tuy nhiên để đạt được tiên lượng tốt cần một số thủ thuật điều trị hỗ trợ, ví dụ trẻ bị rụng mất răng sữa sớm thì cần làm khí cụ giữ khoảng trống giữa các răng bên cạnh không bị nghiêng đổ hay trồi chiếm lĩnh vào khoảng không cho răng vĩnh viễn mọc sau này. 

Một số răng sữa sau chấn thương bị xiêu vẹo, tuy nhiên không ảnh hưởng đến sự mọc răng vĩnh viễn, vì quá trình mọc răng vĩnh viễn phải nhổ chiếc răng sữa này đi và răng vĩnh viễn sẽ mọc theo sự phát triển xương hàm. 

Các tình huống nặng hơn khi chấn thương có thể ảnh hưởng đến lồi cầu khớp thái dương hàm có thể gây một số vấn đề về lệch mặt, lồi cầu chia đôi, chia ba sau này khiến mặt bất cân xứng, tuy nhiên tỷ lệ này cũng rất ít. 

Nên đưa trẻ đi điều trị tại nha khoa nếu bị mẻ răng

Bạn nên đưa bé đi khám răng nếu bé bất kỳ những triệu chứng nào như đã kể trên. Bác sĩ sẽ đánh giá xem chiếc răng lung lay thế nào, bị mẻ nhiều và ảnh hưởng đến chân răng không. Sẽ có những vết sứt mẻ răng bên dưới hoặc tổn thương khác mà bạn không thể nhìn thấy thì bác sĩ sẽ sửa răng bằng cách dũa hoặc hàn nó bằng vật liệu kết dính.

Bác sĩ khám răng cho bé gái

Trường hợp nào nên liên hệ với bác sĩ

Bạn nên liên hệ với bác sĩ khi bé gặp những trường hợp sau:

  • Bất kỳ chấn thương răng nào dẫn đến răng lung lay hoặc bị sứt mẻ, răng có cạnh sắc hoặc gồ ghề, hoặc nếu răng bị mảnh.
  • Bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào sau chấn thương răng, chẳng hạn như sốt, hoặc đau tăng, sưng tấy hoặc chảy dịch từ vị trí.
  • Bất kỳ mối quan tâm nào của bạn về chấn thương hoặc nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào.
  • Ngăn ngừa chấn thương răng.

Hướng dẫn cho bố mẹ để tránh bé bị ngã lung lay răng sữa

Em bé đang cười

Bạn có thể phòng ngừa tình trạng răng trẻ bị mẻ bằng một số phương pháp sau:

Giám sát con cẩn thận khi vận động

Nguyên nhân phổ biến nhất khiến răng trẻ bị mẻ, gãy là do cha mẹ lơ là, không chú ý khi trẻ nô đùa. Chính vì vậy, khi cho trẻ chạy nhảy, bạn cần theo dõi trẻ và chỉ cho trẻ chơi ở những nơi an toàn. 

Đeo các thiết bị bảo hộ cho bé

Khi trẻ tham gia thể thao, phụ huynh cần chú ý trang bị các thiết bị bảo hộ quy chuẩn: mũ bảo hiểm, găng tay,…

Bảo vệ bé tránh các nguy hiểm tiềm ẩn

Nếu trẻ đang trong giai đoạn tập đi, bạn có thể sử dụng thêm các vật dụng để trẻ tránh bị tổn thương khi té ngã, va đập: trải thảm, nệm cho bé chơi; ngăn bé với các cạnh sắc của mặt bàn;… 

Với những chia sẻ trên đây, hy vọng sẽ giúp các phụ huynh yên tâm và có thêm những kiến thức bổ ích về quá trình thay răng sữa ở trẻ, đặc biệt cách xử lý khi bé bị ngã dẫn đến lung lay răng sữa. 

Kết thúc

Bật phụ huynh hãy ghi nhớ rằng ngoài việc chăm sóc răng miệng cho bé, hãy tiếp tục đảm bảo rằng trẻ có một chế độ ăn uống lành mạnh và thúc đẩy hoạt động cơ thể để phát triển các kỹ năng cân bằng và tăng cường cơ bắp.

Lời nói cuối cùng, hãy luôn nhớ rằng việc bé bị ngã lung lay răng sữa chỉ là một phần nhỏ trong cuộc sống của bé. Khi nhìn lại, bạn sẽ nhận ra rằng những kỷ niệm này cũng là những câu chuyện đáng nhớ và cảm động. Hãy trân trọng mỗi bước tiến và mỗi nụ cười trên khuôn mặt bé, vì đó là những kỷ niệm đáng giá trên con đường bé đi đến sự trưởng thành của bé.

Trên bài viết này của Parkway là lời giải đáp thắc mắc của các bậc phụ huynh đang có con nhỏ trong giai đoạn mọc răng sữa. Hi vọng thông qua bài viết này phụ huynh đã có được câu trả lời cho những vấn đề như bé bị ngã lung lay răng sữa phải làm sao? 

Tin tức sự kiện khác

Trồng răng implant mất bao lâu

Trồng răng implant mất bao lâu? Các yếu tố ảnh hưởng

Trồng răng implant là một quá trình cần thực hiện nghiêm ngặt với kỹ thuật phức tạp. Khách hàng sẽ cần chờ quá trình trụ Implant và xương hàm tích hợp. Vậy quy trình trồng răng Implant mất bao lâu thời gian? Có cách nào để rút ngắn thời gian trồng răng Implant không? Cùng […]

Xem chi tiết
Trồng răng implant giá bao nhiêu?

Trồng răng implant giá bao nhiêu tiền? Chi phí mới nhất 2024

Trồng răng Implant là phương pháp phục hồi răng toàn diện giúp bạn cải thiện chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng. Vậy bảng giá trồng răng Implant giá bao nhiêu tiền? Cập nhật ngay báo giá chi phí làm răng bằng phương pháp implant mất bao nhiêu 1 cái mới nhất hiện […]

Xem chi tiết
Bọc răng sứ và những điều cần lưu ý

Bọc răng sứ là gì? Những điều cần lưu ý khi làm răng sứ

Bọc răng sứ hiện nay là phương pháp phổ biến được nhiều người ưa chuộng, giúp khôi phục và cải thiện tình trạng thẩm mỹ trên răng, mang lại nụ cười tự tin và tỏa sáng. Vậy bọc răng sứ là gì? Cần lưu ý những điều gì khi làm răng sứ? Cùng nha khoa […]

Xem chi tiết
Thun liên hàm: công dụng và cách sử dụng

Thun liên hàm là gì? Công dụng và cách sử dụng khi niềng răng

Thun liên hàm hỗ trợ tạo lực kéo cho răng trong thời gian niềng. Dụng cụ này còn công dụng nào khác? Đừng bỏ qua bài viết sau nhé!

Xem chi tiết