Mewing là gì? Hướng dẫn cách luyện tập mewing cho người mới bắt đầu
Mewing là phương pháp luyện tập nhằm cải thiện thẩm mỹ gương mặt mà không yêu cầu phẫu thuật hiện rất được yêu thích trên thế giới. Vậy mewing là gì? Cách luyện tập mewing như thế nào cho đúng? Hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu ngay qua bài viết sau.
Mewing là gì?
Mewing là phương pháp tập luyện bằng cách đặt lưỡi đúng vị trí. Mục đích của việc tập Mewing là để gương mặt thon gọn hơn, nâng cao sống mũi và phần xương hàm của chúng ta. Qua đó gương mặt sẽ trở nên thanh thoát, gọn gàng hơn.
Mewing do bác sĩ John Mew sáng lập và nghiên cứu, sau đó được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới bởi con trai của ông là Mike Mew.
Công dụng của Mewing được cho là có hai lợi ích chính như sau:
Nâng cao xương sống mũi: Mewing có thể giúp bạn có một chiếc mũi đẹp và thanh tú, qua đó khiến gương mặt của bạn trở nên thanh thoát hơn. Đồng thời giúp mở rộng đường thở, tốt cho hô hấp.
Nâng cao xương hàm: Sau khi tập luyện Mewing, xương hàm được nâng lên, nhờ vậy gương mặt của bạn sẽ thon gọn hơn. Cải thiện hình dáng của hàm trước và khiến mắt có chiều sâu hơn.
Mewing hoạt động như thế nào?
Hiệu quả của việc luyện tập mewing (Nguồn: Internet)
Kỹ thuật Mewing là bài tập nhấn mạnh vào phần lưỡi, thay đổi thói quen hoạt động của lưỡi. Thông thường, khi chép miệng, chúng ta hay thả lỏng phần lưỡi ở phía dưới vòm miệng. Người tập Mewing thì sẽ áp sát chiều dài lưỡi lên vòm miệng trên và không chạm lưỡi vào răng cửa. Sau đó giữ liên tục như vậy trong suốt thời gian khép miệng cả ngày.
Để đảm bảo cơ chế hoạt động của phương pháp tập cơ mặt Mewing được chính xác và ổn định thì người tập phải đáp ứng những yếu tố dưới đây:
Đặt lưỡi đúng tư thế.
Đặt răng phù hợp.
Thở bằng đường mũi, không thở đường miệng.
Nuốt nước bọt và thức ăn đúng cách.
Cơ chế hoạt động của Mewing là phải áp sát toàn bộ thân lưỡi của chúng ta vào vòm miệng, nếu chỉ áp sát phần đầu lưỡi thì chưa đủ. Không ai có thể xác nhận được bạn thực hiện đã đúng chưa mà chính bạn phải tự cảm nhận để căn chỉnh lưỡi sao cho chính xác.
Dựa trên cơ chế hoạt động này thì có thể thấy Mewing là phương pháp không gây mất thời gian của bạn vì bạn có thể vừa thực hiện bài tập này vừa làm các việc khác. Không chỉ vậy, Mewing cũng không cần kết hợp cần vật dụng nào. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hoàn thành phương pháp này một cách tối ưu. Bởi trong lúc ngủ toàn bộ cơ thể đều thả lỏng.
Để Mewing đạt được hiệu quả tốt thì chúng ta cần thực hiện liên tục trong thời gian từ 1 năm trở lên và phải cố gắng để tập cả ngày.
Hướng dẫn cách tập Mewing đúng cho người mới bắt đầu
Hình ảnh trước và sau khi tập mewing (Nguồn: Internet)
Mewing về cơ bản là cách tập đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện đủ và đúng cách. Về cơ bản, mewing được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Xác định đúng vị trí để đặt lưỡi. Đặt lưỡi phía sau răng cửa, không để lưỡi chạm răng cửa, không đẩy lưỡi để không gây tình trạng răng bị hô.
Bước 2: Kéo căng môi, không cần thiết để hai hàm chạm nhau.
Bước 3: Nuốt nước bọt nhưng vẫn phải đảm bảo toàn bộ lưỡi vẫn nằm ở phía hàm trên.
Bước 4: Khép môi và giữ liên tục như vậy ít nhất 30 phút.
Lưu ý, phương pháp Mewing trị móm không áp dụng can thiệp y tế nên cần được thực hiện thường xuyên trong một thời gian dài mới có thể thấy được sự thay đổi. Thông thường thì sau 8 tháng hoặc 1 năm tập Mewing đúng cách thì bạn mới dần nhận ra sự thay đổi.
Công dụng của việc luyện tập mewing đúng cách
Nhiều người nghĩ rằng Mewing chỉ có tác dụng thay đổi gương mặt, trên thực tế Mewing còn giúp chúng ta hít thở đúng chuẩn hơn. Hiểu rõ về tác dụng của Mewing sẽ giúp bạn đưa ra quyết định có nên tập hay không.
Giúp hít thở đúng chuẩn
Việc hít thở bằng miệng gây ra nhiều tác hại cho chúng ta như tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập, viêm họng,… Việc tập Mewing đúng cách sẽ giúp chúng ta hít thở bằng mũi đúng cách, hạn chế thở bằng miệng. Nhờ vậy mà không khí đi vào cơ thể sẽ thích hợp với quy trình tự nhiên.
Việc hít thở bằng mũi mang đến nhiều lợi ích cho chúng ta. Không khí sẽ được các sợi lông mao trong mũi lọc sạch, giảm thiểu bụi bẩn. Điều này rất tốt cho sức khỏe của chúng ta. Bên cạnh đó, Mewing cũng là biện pháp giúp chúng ta loại bỏ những thói quen gây hại như hóp má, đẩy lưỡi, hóp thái dương trong quá trình niềng răng.
Cải thiện đường nét khuôn mặt
Nếu bạn thực hiện Mewing đúng cách trong thời gian dài thì các đường nét trên gương mặt của bạn sẽ dần dần sắc nét hơn. Đặc biệt, sống mũi nhích cao hơn một chút khiến gương mặt thanh tú và đường thở được mở rộng. Nhờ vậy mà tình trạng viêm xoang, viêm mũi cũng được giảm thiểu đáng kể.
Mewing còn giúp nâng cao, mở rộng xương hàm trên và khiến xương hàm trên đưa ra trước hơn. Điều này giúp cải thiện tình trạng cằm lẹm và khả năng ăn nhai.
Có những cách luyện tập Mewing nào?
Sự thay đổi khuôn mặt sau khi tập mewing
Mewing được chia thành 2 kiểu tập chính, đó là Soft Mewing và Hard Mewing. Soft Mewing tập đơn giản hơn, phù hợp với người mới bắt đầu. Sau một thời gian luyện Soft Mewing, bạn có thể nâng cao kỹ thuật tập luyện bằng các tập Hard Mewing.
Soft Mewing
Soft Mewing là kỹ thuật dùng lưỡi tạo áp lực nhẹ nhàng lên vòm miệng để cải thiện tư thế miệng. Người tập Soft Mewing không cần dùng đến lực hoặc áp lực.
Hard Mewing
Hard Mewing chính là phương pháp nâng cao từ Soft Mewing. Sau một thời gian tập luyện, khi đã quen với Soft Mewing, bạn có thể chuyển sang Hard Mewing để đạt được kết quả mong muốn với thời gian nhanh hơn.
Với mức độ này thì bạn cần tạo một lực ép mạnh hơn lên lưỡi. Vị trí đặt lưỡi thì vẫn tương tự như Soft Mewing. Bạn có thể nuốt nước bọt để tạo lực ép mạnh.
Tuy nhiên, cần lưu ý là Hard Mewing giống một con dao hai lưỡi. Nếu luyện tập đúng cách thì hiệu quả sẽ nhanh chóng và rõ rệt hơn. Ngược lại, nếu tập luyện sai cách thì có thể gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm như lệch mặt, xô lệch răng, đau cơ,…
Đây chính là lý do nhiều bác sĩ chỉnh nha đã khuyến cáo chúng ta không nên tập Hard Mewing. Nếu bạn muốn tập phương pháp này thì cần chú ý tập đúng cách.
Những lỗi sai phổ biến khi luyện tập Mewing
Cách lưỡi đúng cách để đạt được hiệu quả cao nhất
Dù Mewing không phải phương pháp phức tạp nhưng lại rất nhiều người mắc lỗi khi tập. Nếu tập sai thì bạn có thể sẽ gặp một số rủi ro ảnh hưởng tới xương hàm, răng miệng,… Vì vậy bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi tập luyện để tránh gặp những lỗi nêu dưới đây:
1. Đặt tư thế lưỡi sai khi tập Mewing
Lỗi sai cơ bản nhất khi tập Mewing chính là đặt lưỡi không đúng cách. Nếu bạn chỉ chạm phần đầu lưỡi hoặc một chút thân lưỡi lên vòm trên thì việc tập luyện sẽ không hiệu quả. Bởi như vậy sẽ không tạo được đủ áp lực để hỗ trợ hàm di chuyển. Qua đó khiến bài tập Mewing không mang lại hiệu quả như mong muốn.
2. Thở bằng miệng
Thói quen thở bằng miệng mang lại nhiều tác hại rất xấu. Việc luyện tập Mewing chính là một cách để triệt tiêu thói quen thở bằng miệng. Do đó nếu bạn vẫn giữ thói quen xấu này thì việc tập Mewing cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Thở bằng miệng là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến hàm của chúng ta bị thay đổi cấu trúc. Cung hàm và vòm họng của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng xấu bởi thói quen này. Thói quen này thường thấy ở trẻ nhỏ và khá nhiều người lớn vẫn giữ thói quen này.
3. Thiếu kiên nhẫn
Cách tập Mewing thon mặt đúng cách không phải cứ tập một, hai ngày là thấy hiệu quả ngay mà cần phải kiên nhẫn thực hiện liên tục trong nhiều ngày. Hiệu quả của phương pháp này xuất hiện rất chậm, thậm chí sau vài năm bạn mới có thể nhận ra sự thay đổi. Vì vậy bạn nhất định không được nản lòng mà cần nhẫn nại thực hiện tiếp.
4. Sử dụng quá nhiều lực lên 2 hàm răng
Chú ý các cách đặt lưỡi sai
Mục tiêu lớn nhất của Mewing là thiết lập thói quen đặt lưỡi đúng cách. Đồng thời tác động một lực nhỏ lên vòm hàm trên nhằm điều chỉnh gương mặt.
Do vậy, nếu chúng ta nghiến chặt răng trong lúc tập Mewing thì lực từ lưỡi sẽ bị tác động quá nhiều, dẫn đến vô tình làm rối loạn hoạt động dịch chuyển của hàm trên. Điều này dễ dẫn đến biến chứng khi tập Mewing.
Trường hợp nào nên tập Mewing?
Cách tập Mewing cho mặt tròn, vuông phù hợp với nhiều người, đặc biệt những người sai lệch khớp cắn, bị hô hoặc có thói quen xấu liên quan đến hô hấp, răng miệng,…
Khớp cắn hở
Nếu tập trung quan sát thì bạn sẽ thấy tình trạng khớp cắn hở thường có sự liên quan tới vị trí lưỡi nghỉ. Hãy kiểm tra bằng cách thử để lưỡi thõng xuống một chút. Lúc này bạn có thể thấy khớp cắn của mình có xu hướng mở ra.
Hoạt động tập Mewing sẽ tập trung vào việc chỉnh sửa lại tư thế lưỡi, ép lưỡi sát vào vòm miệng. Nhờ vậy mà các đường nét trên khuôn mặt được điều chỉnh dần dần và các vấn đề về khớp cắn cũng được khắc phục.
Khớp cắn sâu
Trường hợp khớp cắn sâu thì phần răng hàm trên che phủ quá nhiều răng hàm dưới. Với việc luyện tập Mewing đều đặn và chuẩn phương pháp thì khung hàm trên sẽ dần dần được đẩy lên cao hơn.
Nhóm răng hàm trên được nâng cao thì nhóm răng hàm dưới sẽ có nhiều không gian để phát triển. Qua đó khớp cắn sẽ dần dần được cải thiện theo thời gian.
Hô hàm
Những người bị hô hàm thường có thói quen xấu, đó là thở bằng miệng. Thở bằng miệng là cách thở sai, khiến lưỡi không được đặt đúng vị trí. Từ đó gây ra ảnh hưởng xấu tới lực cân bằng của răng. Điều này dẫn đến răng hàm trên bị ảnh hưởng, diện tích cung hàm hẹp lại và có xu hướng bị đẩy ra phía trước tạo thành khuyết điểm hô.
Khi tập Mewing, chúng ta sẽ phải thở bằng mũi trước. Đồng thời nhờ kỹ thuật đặt lưỡi chuẩn của Mewing mà cung răng sẽ dần cân bằng trở lại, tình trạng hô hàm cũng được cải thiện đáng kể.
Trường hợp nào không nên tập Mewing?
Lỗi sai thường gặp khi tập Mewing là thở bằng miệng
Mặc dù cách tập Mewing cho mặt lệch, mũi cao là phương pháp không phẫu thuật, xâm lấn răng miệng nhưng phương pháp này không thích hợp với một số trường hợp như răng móm, răng mọc chen chúc. Trong phần nội dung tiếp theo, Parkway sẽ chia sẻ thêm cùng bạn về các trường hợp này.
1. Răng móm (khớp cắn ngược)
Khớp cắn ngược thường do nguyên nhân hàm trên kém phát triển còn hàm dưới lại phát triển quá mức hoặc cả hai đều phát triển sai lệch.
Thực tế thì Mewing chỉ có tác dụng với hàm trên còn không có hiệu quả với hàm dưới. Đặc biệt là sau 18 tuổi thì chắc chắn việc tập Mewing không thể làm thay đổi tình trạng móm. Do vậy, bạn cần can thiệp điều trị y tế chuyên sâu để điều trị móm.
2. Răng mọc chen chúc
Nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng răng mọc chen chúc chính là do hình thể giữa các răng bị lệch chuẩn. Hai hàm bất xứng, sai lệch về trục răng cũng là một trong những lý do gây ra tình trạng này.
Trong khi đó thì phương pháp Mewing chỉ tập trung vào việc mở rộng cung hàm trên qua việc đặt lưỡi đúng cách, vì vậy sẽ không thể cải thiện tình trạng răng mọc chen chúc.
Tuy nhiên, nếu bạn vừa bị chen chúc răng, vừa bị khớp cắn hở hoặc sâu thì có thể vừa niềng răng vừa tập Mewing để gia tăng hiệu quả niềng. Dù vậy, bạn vẫn cần có sự chỉ định của bác sĩ trước khi quyết định tập luyện.
Các biến chứng có thể xảy ra khi tập luyện Mewing sai kỹ thuật
Mewing là phương pháp tập luyện đòi hỏi bạn phải vô cùng kiên trì, thực hiện liên tục trong khoảng thời gian dài. Nếu bạn thiếu kiên nhẫn, muốn đẩy nhanh thời gian tập luyện nên vội vàng tập sai cách thì rủi ro sẽ vô cùng lớn. Cụ thể:
Đau cơ hàm, đau lưỡi: Điều này khiến việc ăn uống, trò chuyện của bạn trở nên khó khăn hơn.
Dị cảm nuốt: Bạn sẽ có cảm giác có vật gì đó kẹt trong cuống họng, gây cảm giác vướng víu, khó chịu. Bên cạnh đó, một số triệu chứng khác như ngứa họng, ợ hơi, ăn kém ngon cũng có thể xảy ra.
Lệch mặt: Lệch mặt chính là biến chứng đáng sợ nhất của việc tập Mewing sai cách. Gương mặt bị lệch do tập Mewing sai cách sẽ cần tới sự can thiệp của phẫu thuật thẩm mỹ để khắc phục.
Phương pháp tập luyện Mewing tuy không xấu nhưng nếu tập sai cách quả thực sẽ gây hại lớn cho bạn. Vì vậy, để tránh gặp phải rủi ro này, bạn cần tìm hiểu thật kỹ cách tập luyện. Bạn có thể xem các video trên những trang Youtube uy tín về Mewing.
Các câu hỏi thường gặp về phương pháp tập Mewing sao cho hiệu quả
Xoay quanh phương pháp Mewing có rất nhiều thắc mắc. Parkway sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này, qua đó bạn sẽ có những nhận định chính xác hơn về Mewing.
1. Phương pháp tập Mewing có bằng chứng khoa học nào không?
Trên thực tế thì Mewing đã hiệu quả với rất nhiều người. Một số bằng chứng khoa học được đưa ra nhằm chứng minh về hiệu quả của Mewing như sau:
Bệnh viện Aga Khan từ thông báo “tư thế lưỡi có ảnh hưởng đáng kể đến mối quan hệ giữa hàm và chiều rộng của cung răng”. Một nghiên cứu trên Tạp chí Chỉnh nha Hàn Quốc vào năm 2014 đã cho thấy bệnh nhân 19 tuổi đã chỉnh cằm lệch, hóp chỉ trong 2 năm nhờ luyện tập đúng vị trí.
Nếu bạn thực sự muốn biết thêm chi tiết về các dẫn chứng khoa học liên quan đến Mewing thì hãy tham khảo thêm kênh Youtube Orthotropics. Kênh Youtube này cung cấp nhiều kiến thức và các nghiên cứu thực tế về Mewing.
Xem thêm video hướng dẫn cơ chế hoạt động và hướng dẫn tập Mewing
2. Nên tập Mewing bao nhiêu phút một ngày?
Khi mới tập Mewing thì bạn nên thực hiện phương pháp này trong 20 phút đến 30 phút mỗi ngày. Sau đó tăng dần thời gian tập theo từng tuần. Khi việc đặt lưỡi đúng cách đã trở thành một thói quen thì bạn có thể tập Mewing cả ngày, hiệu quả sẽ gia tăng đáng kể.
3. Có thể vừa ngủ vừa tập Mewing không?
Câu trả lời là có. Tư thế lưỡi sẽ dần quen nếu như bạn luyện tập Mewing cả ngày trong một thời gian dài. Dần dần việc đặt lưỡi về đúng vị trí sẽ trở thành một thói quen của cơ thể và bạn có thể vừa Mewing vừa ngủ mà không hề khó chịu.
4. Cách để lưỡi sao cho đúng kỹ thuật?
Với phương pháp Mewing thì quan trọng nhất là việc đặt lưỡi đúng cách. Toàn bộ phần lưỡi phải được ép sát ở vòm miệng trên sao cho vừa khít, răng không cần nghiến quá chặt chẽ. Đây chính là cách để lưỡi đúng giúp cải thiện gương mặt
5. Vì sao khi tập Mewing cảm thấy mỏi lưỡi?
Lưỡi là phần chủ yếu khi bạn luyện tập Mewing. Việc liên tục giữ lưỡi ở đúng vị trí có thể sẽ khiến bạn mỏi. Hãy cố gắng chịu đựng cảm giác này nhé vì sau một thời gian luyện tập thì sẽ cảm giác này sẽ kết thúc.
6. Tập luyện Mewing bao lâu thì có kết quả?
Luyện tập Mewing đòi hỏi sự kiên nhẫn rất cao vì phương pháp này mang lại hiệu quả từ từ. Duy trì việc luyện tập ít nhất 8 tháng, bạn sẽ thấy hiệu quả xuất hiện. Nhiều người tập Mewing phải cần đến vài năm mới có thể thấy hiệu quả, vì vậy khi tập luyện rất cần sự kiên nhẫn.
7. Phương pháp Mewing có phải là bài tập không?
Mewing được ca ngợi là phương pháp vật lý trị liệu chứ không đơn thuần chỉ là một bài tập. Việc tập Mewing cần diễn ra liên tục và đúng cách để mang lại kết quả như ý.
8. Mewing phù hợp với độ tuổi nào?
Mewing nên được thực hiện càng sớm càng tốt để phát huy hiệu quả. Đặc biệt với trẻ nhỏ thì nên áp dụng phương pháp này từ sớm. Nếu bạn là người trưởng thành thì phương pháp này vẫn có hiệu quả nhất định.
9. Tập phương pháp Mewing có hiệu quả không?
Có một nghiên cứu thực tế cho thấy một bệnh nhân 19 tuổi có tình trạng cắn hở vùng răng trước, khi cắn thì chỉ có răng sau chạm, răng trước thì không chạm. Bệnh nhân này đã sử dụng hàm chỉnh nha nhưng lại không có hiệu quả tốt.
Sau đó, bệnh nhân này đã sử dụng 1 khí cụ định vị lưỡi chuyên dụng. Khí cụ này giúp bệnh nhân đặt lưỡi đúng và liên tục duy trì tư thế đúng của lưỡi. Một thời gian sau thì bệnh nhân đã trị được dứt điểm tình trạng cắn hở, nhai nuốt đúng cách và cấu trúc khuôn mặt có sự cải thiện.
Bên cạnh nghiên cứu này thì có hàng loạt nghiên cứu khác đã chứng minh vai trò của việc đặt lưỡi đúng tư thế, cụ thể:
Đại học Aga Khan đã kết luận nghiên cứu rằng tư thế của lưỡi ảnh hưởng rất nhiều đến mối quan hệ giữa xương hàm của chúng ta và độ rộng của cung răng.
Một tạp chí chỉnh nha của Châu u cũng từng nhấn mạnh: Vòm miệng nhỏ hơn thì tương ứng với tư thế lưỡi thấp hơn và ngược lại.
Chính người sáng lập ra phương pháp Mewing cũng từng thực hiện nhiều nghiên cứu như:
Trong cuốn The Tropical Premise, ông khẳng định: “Sự phát triển lý tưởng của xương hàm và răng phụ thuộc vào tư thế miệng đúng với lưỡi đặt thả lỏng trên vòm miệng, môi ngậm kín, răng tiếp xúc nhẹ trong khoảng thời gian 4 – 8h một ngày”.
Một nghiên cứu được công bố qua tạp chí X – Quang và Ung thư học năm 2018 của ông thể hiện rằng vị trí của lưỡi trẻ em trong độ tuổi từ 3 – 5 tuổi có mối liên quan mật thiết với tình trạng rối loạn khớp cắn và khớp cắn hở vùng trước. Do đó, nếu chúng ta điều chỉnh tư thế của lưỡi sao cho đúng cách thì khớp cắn có thể được cải thiện.
Như vậy, dù chưa có bằng chứng lâm sàng để khẳng định hiệu quả của phương pháp Mewing nhưng cũng có nhiều căn cứ cho thấy phương pháp này sẽ mang lại lợi ích nhất định.
10. Tập Mewing bị đau răng, ê răng?
Trong giai đoạn đầu mới tập Mewing thì chúng ta có thể sẽ gặp một chút đau nhức, ê ẩm răng. Cảm giác đau này khá nhẹ và chỉ tạm thời nên khi tập luyện quen rồi bạn sẽ không còn thấy đau nhức nữa.
Nếu bạn cảm thấy đau đớn kéo dài, mức độ đau nhức quá lớn thì hãy ngừng tập và nên đến gặp nha sĩ để kiểm tra và điều trị. Nguyên nhân khiến bạn gặp phải tình trạng này thường là do bạn tạo quá nhiều áp lực lớn lên vòm miệng.
11. Tập Mewing bị đau đầu?
Không ít người thực hiện cách tập Mewing thì bị đau đầu. Dấu hiệu của trạng thái đau đầu là giật nhẹ ở vùng trán, sau đó cảm giác đau nhức lan ra toàn vùng đầu. Những cơn đau đầu này sẽ biến mất sau vài ngày.
Tiến sĩ John Mew cũng đưa ra khuyến cáo khi tập Mewing, bạn chỉ nên để răng hàm tiếp xúc nhẹ, không nên tạo quá nhiều lực. Nếu cố nghiến chặt hàm thì sẽ tạo áp lực lớn lên khớp thái dương hàm. Cơn đau phát sinh do việc nghiến quá chặt răng hàm sẽ dần lan sang các vị trí hộp sọ, gây ra các cơn đau đầu.
12. Tập Mewing có làm mặt vuông?
Mewing là phương pháp vật lý trị liệu giúp gương mặt của chúng ta phẳng hơn và cằm hơi nhô ra phía trước. Điều này giúp cằm và mũi của chúng ta đều được nâng cao khiến gương mặt thêm thon gọn. Mặt nghiêng của bạn sẽ đẹp hơn và trong một số trường hợp còn có thể tạo gương mặt Vline. Tuy nhiên để đạt được kết quả này thì bạn phải luyện tập đúng cách trong nhiều năm, đồng thời phải kết hợp với những phương pháp nắn chỉ khác. Nhìn chung, tập luyện Mewing không gây ra tình trạng mặt vuông, ngược lại còn có thể khiến gương mặt của chúng ta thon thả hơn.
13. Tập Mewing bị đau họng?
Tập Mewing không gây đau họng bởi không tác động đến cổ họng của chúng ta. Nếu bạn tập Mewing mà gặp phải tình trạng đau họng thì hãy tới bác sĩ để kiểm tra nhé!
14. Tập Mewing có bị hô không?
Cơ chế hoạt động của Mewing là đẩy lưỡi lên vòm trên nhằm đặt lưỡi ở đúng vị trí. Nếu bạn bị hô cả hai hàm và tự ý tập Mewing không do chỉ định của bác sĩ thì có thể sẽ khiến bạn bị hô nặng hơn. Vì vậy, nếu bị hô thì bạn nên thăm khám nha khoa và điều trị theo phác đồ của nha sĩ.
Trên đây là những chia sẻ của Nha khoa Parkway về Mewing là gì cũng như các thông tin quan trọng về cách tập Mewing. Nếu còn bất kỳ thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ 1900 8059 – Tổng đài của Nha khoa Parkway để được giải đáp chi tiết hơn nhé.
Nhiều bạn thắc mắc đâu là địa chỉ niềng răng tốt ở Tp.Hồ Chí Minh? Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tất cả về những địa chỉ niềng răng tốt ở Tp. Hồ Chí Minh nhé.
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha đã trở nên phổ biến, giúp cải thiện thẩm mỹ và phục hồi chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, có không ít đơn vị niềng răng kém chất lượng gây hại cho người niềng. Vậy tác hại của niềng răng tại nha khoa kém uy tín, giá rẻ […]