Máng chống nghiến răng là gì? Tại sao cần sử dụng máng chống nghiến răng?
Máng chống nghiến răng là giải pháp giúp bảo vệ răng miệng khỏi tác hại của nghiến răng. Cùng Parkway tìm hiểu về công dụng của máng chống nghiến răng ngay!
Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway
Với nhiều cha me sinh con lần đầu sẽ có nhiều thắc mắc về những chiếc răng sữa đầu đời của trẻ. Trẻ em có bao nhiêu răng sữa hay quá trình mọc răng của trẻ như thế nào. Cha mẹ hãy cùng Parkway theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp những thắc mắc này nhé.
Răng sữa còn gọi là răng trẻ em, răng tạm thời, được mọc lên trong giai đoạn trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi. Răng sữa hình thành trong giai đoạn phôi thai phát triển và sẽ mọc dần hiện hữu rõ trong miệng trẻ sơ sinh. Tùy từng trẻ, răng sữa sẽ được mọc hoàn thiện khi trẻ được 2 – 3 tuổi. Cấu trúc xương hàm của trẻ chưa phát triển nhiều nên cung hàm vẫn còn nhỏ. Vì thế, số lượng các răng sữa trên cung hàm cũng ít hơn so với các răng vĩnh viễn sau giai đoạn thay răng.
Vậy răng sữa có bao nhiêu cái ? Câu trả lời là ở một bộ răng sữa đầy đủ có 20 cái: 10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới. Mỗi hàm bao gồm: 2 răng cửa giữa, 2 răng cửa bên, 2 răng nanh, 2 răng cối thứ nhất, 2 răng cối thứ 2. Về sau, răng sữa sẽ bị rụng và được thay thế bằng răng vĩnh viễn, theo thứ tự cái nào mọc trước thì sẽ được thay trước.
Thông thường trẻ sẽ mọc chiếc răng sữa đầu tiên khi được 6 tháng tuổi và hoàn thiện quá trình mọc răng sữa khi trẻ được khoảng 3 tuổi. Tuy nhiên cũng có trường hợp trẻ mọc răng sữa sớm khi được 3 – 4 tháng tuổi hoặc muộn nhất sau 9 tháng tuổi. Sau 9 tháng tuổi mà trẻ chưa mọc chiếc răng sữa nào thì có thể hiểu trẻ mọc răng muộn, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và can thiệp kịp thời.
Quá trình mọc và thay răng sữa của trẻ diễn ra theo một thứ tự nhất định, cụ thể:
Răng sữa của trẻ em
Răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn khi trẻ đến thời điểm thay răng nhưng răng sữa có tầm quan trọng rất lớn trong quá trình phát triển thể chất của trẻ như sau:
Các cha mẹ đều có tâm lý muốn trẻ có hàm răng đẹp nhưng lại bối rối không biết trẻ thay răng sữa khi nào. Thực tế, trẻ thay răng sữa theo một trình tự nhất định. Nha khoa Parkway xin chia sẻ lịch thay răng sữa của trẻ để cha mẹ tham khảo thông tin như sau:
Hầu hết khi trẻ đến 12 tuổi, trẻ đã hoàn thành việc thay răng sữa và sẽ có 28 cái răng trưởng thành (răng vĩnh viễn).
Lịch mọc – thay răng sữa của trẻ
Răng sữa răng sữa có lớp men răng, ngà răng mỏng nên dễ dàng bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Cha mẹ hãy lưu ý một số trường hợp răng sữa hay gặp phải ở trẻ:
Hầu hết trẻ sẽ bắt đầu thay răng khi được 5 hoặc 6 tuổi. Tuy nhiên, quá trình thay răng có thể xuất hiện khi trẻ khoảng 4 tuổi hoặc trễ hơn khi trẻ được 8 tuổi.
Dấu hiệu thay răng sữa là răng sữa bị lung lay, chúng ta có thể hiểu răng vĩnh viễn đang nhú lên làm tiêu chân răng sữa. Đây chính là thời điểm có thể nhổ bỏ răng sữa.
Tuy nhiên, cha mẹ cần quan sát mức độ lung lay răng sữa để quyết định thời điểm nhổ bỏ răng sữa thích hợp, giảm đau đớn cho trẻ. Cha mẹ hãy đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ chẩn đoán và chỉ định nhổ bỏ hay chờ đợi thêm để việc nhổ bỏ răng sữa được an toàn và không gây đau nhức làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.
Nhổ răng sữa an toàn tại các cơ sở y tế chuyên khoa
Một số cha mẹ tự nhổ răng sữa cho con tại nhà hoặc trong quá trình sinh hoạt, trẻ bị rụng răng sữa, dẫn đến nguy cơ trẻ vô tình nuốt phải răng sữa. Nếu răng không bị kẹt tại bộ phận nào thì răng có thể thải ra ngoài bằng đường vệ sinh của trẻ. Tuy nhiên nếu răng của trẻ bị kẹt ở khí quản, phổi…. thì có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đi khám nếu trẻ nuốt phải răng sữa để loại bỏ những lo lắng không cần thiết khi gặp sự cố này.
Răng sữa có vai trò định hướng cho răng vĩnh viễn được mọc đúng chỗ. Nếu răng sữa mọc lệch thì có thể làm ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn, dẫn đến có thể xô lệch cả hàm răng. Trong quá trình trẻ thay răng, cha mẹ cần quan sát vị trí răng mọc để có thể khắc phục kịp thời.
Vì răng sữa đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hàm răng vĩnh viễn của trẻ sau này cũng như trong quá trình phát triển của trẻ nên cha mẹ cần lưu ý chăm sóc trẻ mọc răng sữa đúng cách:
⏩⏩⏩ Những điều bạn cần biết thêm nếu trẻ bị sốt mọc răng:
Yếu tố dinh dưỡng là một trong những những yếu tố quan trọng hỗ trợ trẻ trong quá trình mọc răng sữa. Cha mẹ có thể tham khảo một số thực phẩm tốt giúp trẻ mọc răng như sau:
Rau củ và trái cây tươi là những thực phẩm tốt cho trẻ
Qua bài viết này, cha mẹ đã trả lời được câu hỏi hàm răng sữa có bao nhiêu cái. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên lưu ý quá trình thay răng sữa cũng rất quan trọng. Khi thấy răng sữa của trẻ bị lung lay, cha mẹ không nên tự ý nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà.
Việc nhổ răng sữa tại nhà sẽ tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng vết nhổ, trẻ có thể bị chảy nhiều máu hoặc sót vụn răng sữa mà cha mẹ không thể quan sát bằng mắt thường hoặc trẻ bị đau đớn khi nhổ răng, gây ảnh hưởng tâm lý. Để đảm bảo việc nhổ răng sữa của trẻ đúng thời điểm và an toàn, cha mẹ nên lựa chọn cơ sở y tế chuyên khoa răng hàm mặt uy tín.
Nha khoa Parkway được biết đến là cơ sở nha khoa chất lượng cao, với trang thiết bị y tế hiện đại, áp dụng các kỹ thuật y khoa tiên tiến nhất và được nhiều cha mẹ tin tưởng đưa con đi thăm khám.
Các bác sĩ tại đây được đào tạo chuyên môn sâu, có kinh nghiệm điều trị và nắm bắt tâm lý của trẻ nhỏ nên trẻ sẽ luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu khi được bác sĩ thăm khám và điều trị. Việc bảo vệ chăm sóc hàm răng của trẻ là quá trình lâu dài và kiên nhẫn của cha mẹ. Parkway sẽ luôn sẵn sàng đồng hành cùng cha mẹ để giúp trẻ có hàm răng chắc khỏe và đều đẹp.
Máng chống nghiến răng là giải pháp giúp bảo vệ răng miệng khỏi tác hại của nghiến răng. Cùng Parkway tìm hiểu về công dụng của máng chống nghiến răng ngay!
Đau răng là tình trạng phổ biến gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày nếu không được xử lý kịp thời. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đau răng? Thuốc trị đau răng nào là hiệu […]
Dính thắng lưỡi ở trẻ là một tình trạng bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống, phát âm và sự phát triển tổng thể của bé. Nhiều phụ huynh thắc mắc liệu có nên cắt thắng lưỡi cho trẻ hay không, thời điểm nào là phù hợp và quá trình này có […]
Nấm lưỡi là một bệnh lý rất phổ biến mà cả trẻ em và người lớn đề có thể mắc phải. Bệnh này do nấm Candida albicans gây nên, không chỉ gây khó chịu, tình trạng này còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy nấm […]