Trám răng giữ được bao lâu? Yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của miếng trám răng
Trám răng là phương pháp phục hình phổ biến, được nhiều người lựa chọn để khắc phục các khuyết điểm răng hoặc điều trị sâu răng, viêm tủy răng. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn răng liệu trám răng giữ được bao lâu? Những yếu tố nào tác động đến độ bền của miếng trám răng? Hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Trám răng là gì?
Trám răng (hay còn gọi là hàn răng) là kỹ thuật nha khoa phổ biến được sử dụng để phục hồi tổn thương răng do sâu răng, viêm tủy răng, mòn men răng hoặc mẻ răng,… gây nên. Đối với kỹ thuật trám răng hiện đại, các nha sĩ sử dụng chất liệu trám răng để trám lên phần răng cần phục hồi. Sau bước này, các bác sĩ sẽ sử dụng đèn chiếu giúp làm cứng vật liệu trám và đẩy nhanh quá trình kết dính vào răng.
Quá trình thực hiện trám răng không hề tác động tới các mô răng hay mô mềm. Khi một hoặc một vài chiếc răng gặp vấn đề và bị tổn thương, biện pháp trám răng có thể được thực hiện nhằm tái tạo thẩm mỹ và chức năng của răng trên cung hàm. Các vật liệu được sử dụng là chất liệu chuyên dụng trong nha khoa nên có độ kết gắn rất cao giúp giữ được mảng trám trong khoảng thời gian đủ dài.
Thông thường, các trường hợp được chỉ định trám răng gồm:
Răng bị thiếu các hoạt chất khiến màu răng không đồng nhất.
Trám răng là kỹ thuật nha khoa phổ biến được sử dụng để phục hồi tổn thương răng
Trám răng giữ được bao lâu?
Trám răng giữ được bao lâu là câu hỏi mà nhiều người vô cùng thắc mắc bởi đây là phương pháp phục hình cho những chiếc răng đã gặp bệnh lý răng miệng để răng được hoàn chỉnh hơn. Trên thực tế, nếu bệnh nhận thực hiện trám răng tại các cơ sở nha khoa uy tín, sử dụng vật liệu trám chất lượng và răng trám được chăm sóc và vệ sinh tốt, miếng trám có thể giữ được trong vòng 7 đến 9 năm là hoàn toàn bình thường.
Có thể thấy, tuổi thọ của răng trám phụ thuốc vào nhiều yếu tố như: vật liệu trám, tay nghề bác sĩ và cách giữ vệ sinh răng miệng sau trám. Ngoài ra, quá trình trám răng ngày nay cũng được thực hiện rất nhanh chóng với kỹ thuật đơn giản, khi chỉ mất khoảng 30 phút để trám xong mà vẫn mang lại hiệu phục hồi cao nhất cho người bệnh.
Miếng trám có thể giữ được trong vòng 7 đến 9 năm là hoàn toàn bình thường.
Những yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của miếng trám răng
Phụ thuộc vào vật liệu sử dụng để trám răng
Hiện nay, có rất nhiều vật liệu trám để khách hàng lựa chọn và mỗi loại sẽ có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Do đó, tuổi thọ của răng trám theo các vật liệu này cũng khác nhau.
Một số vật liệu trám răng phổ biến như: amalgam hoặc các loại kim loại quý sẽ có độ chắc và cứng nhất định nên chịu lựa nhai vô cùng khoẻ, nên tuổi thọ của răng sẽ bền tới 5 đến 6 năm. Một vài kim loại quý như vàng, bạc,… thì sẽ có độ bền lên tới 10 năm. Tuy nhiên, các loại vật liệu này không mang tính thẩm mỹ cao dù giá thành khá xa xỉ cũng như có độ bền tốt. Chính vì vậy, nhiều người không sử dụng chất liệu này trong việc trám răng.
Ngoài các vật liệu nêu trên, kỹ thuật trám răng hiện đại đang rất ưa chuộng sử dụng vật liệu composite – một dạng nhựa trong nha khoa, có thẩm mỹ cao và màu sắc tương đồng với răng thật. Ngoài ra, với chất liệu này, răng có thể chịu lực và chống mòn khá tốt. Tuy nhiên, tuổi thọ của răng chỉ kéo dài từ 2 đến 3 năm.
Phụ thuộc vào công nghệ và tay nghề của bác sĩ
Bên cạnh chất lượng của vật liệu trám răng, yếu tố góp phần quyết định trám răng sử dụng được bao lâu là công nghệ trám răng và tay nghề của bác sĩ. Chính bởi kỹ thuật trám răng không phức tạp nên dẫn đến nhiều sai khác trong quá trình phục hồi khuyết điểm răng.
Ngoài ra, không phải nha khoa nào cũng có những nha sĩ tay nghề cao, nên bạn cần lựa chọn thật kỹ nha khoa và tìm hiểu về trình độ của bác sĩ trước khi thực hiện trám răng. Bởi ngay cả khi vật liệu được chọn để thực hiện trám răng có độ bền cao nhưng tay nghề của bác sĩ không chắc cũng không đảm bảo được thời gian sử dụng của miếng trám được bền lâu.
Bên cạnh đó, công nghệ trám răng lạc hậu cũng ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe răng miệng của bạn và độ bền của miếng trám. Do đó, hãy gửi gắm niềm tin ở những nha khoa chuyên nghiệp để hiệu quả phục hồi răng được tốt nhất.
Độ bền miếng trám răng phụ thuộc vào công nghệ và tay nghề của bác sĩ
Phụ thuộc vào cách chăm sóc răng miệng của bệnh nhân
Trám răng sử dụng được bao lâu còn phụ thuộc vào chế độ chăm sóc răng miệng của người bệnh. Vì lý do này, bạn nên tìm hiểu và nắm chắc các phương pháp chăm sóc răng miệng hậu trám răng để bảo tồn miếng trám trong thời gian lâu nhất. Trong đó, chế độ ăn uống và cách vệ sinh răng miệng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến độ bền của miếng trám.
Có thể bạn chưa biết, Composite là chất liệu trám phổ biến nhất được hầu hết khách hàng tin tưởng sử dụng. Vật liệu này có màu sắc tương đồng với màu răng. Tuy nhiên nhược điểm của Composite là rất dễ bị thay đổi màu sắc. Do vậy để kéo dài thời gian sử dụng, bạn nên hạn chế tiêu thụ các loại đồ ăn và đồ uống có màu. Bên cạnh đó cần chăm sóc răng miệng thật kỹ để không làm miếng trám bị bong tróc.
Trám răng sử dụng được bao lâu còn phụ thuộc vào chế độ chăm sóc răng miệng của người bệnh
Phụ thuộc vào vị trí trám răng
Cuối cùng, vị trí trám răng cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc trám răng giữ được bao lâu. Nếu vị trí trám răng nằm ở những răng thực hiện chức năng ăn nhai như răng hàm và có nền nâng đỡ rộng thì miếng trám sẽ ít bị bong tróc. Ngược lại, vết trám nằm ở vị trí răng cửa, phần tiếp xúc của miếng trám với răng rất ít nên khả năng bong tróc miếng trám cũng cao hơn.
Cách để giữ cho miếng trám răng sử dụng được lâu nhất
Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng
Như đã phân tích bên trên, trám răng giữ được bao lâu phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của bác sĩ và kỹ thuật cũng như công nghệ trám răng. Do đó lựa chọn nha khoa uy tín với những bác sĩ tay nghề giỏi sẽ giữ vai trò then chốt về chất lượng kỹ thuật trám răng của bạn. Để tìm được nha khoa uy tín, bạn nên lưu ý một số điểm dưới đây:
Lựa chọn những nha khoa có bác sĩ giàu kinh nghiệm và trình độ chuyên môn giỏi. Bạn nên kiểm tra chứng chỉ hành nghề của nha sĩ để đảm bảo độ uy tín của bác sĩ mà bạn gửi trọn niềm tin.
Lựa chọn những nha khoa sử dụng công nghệ ánh sáng laser để làm đông cứng chất trám giúp tăng độ kết dính của chất trán với răng thật và đảm bảo độ bền của chất liệu trám răng.
Lựa chọn vật liệu tốt để trám răng
Sau khi đã lựa chọn được nha khoa uy tín, bạn nên quan tâm đến chất liệu trám răng. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại chất trám khác nhau, tuy nhiên bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ để lựa chọn chất liệu tốt nhất. Một số tip để lựa chọn phương án trám răng mà bạn có thể tham khảo như sau:
Tham khảo ý kiến của nha sĩ để cân nhắc lựa chọn loại chất trám phù hợp nhất với tình trạng răng của mình.
Dựa vào ưu và nhược điểm của từng chất liệu trám răng để đưa ra lựa chọn sáng suốt nhất.
Cân đối hài hòa giữa chất lượng của miếng trám và tính thẩm mỹ mà nó mang lại.
Thực hiện vệ sinh răng miệng khoa học
Để kéo dài tuổi thọ của miếng trám, trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
2h sau khi trám răng, không nên ăn uống để đảm bảo cho miếng trám khô lại.
Những ngày đầu nên vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng, không nên đánh răng quá mạnh dễ gây vỡ miếng trám.
Chải răng đúng cách theo khuyến cáo của nha sĩ. Sử dụng bổ sung chỉ nha khoa và nước súc miệng để tăng hiệu quả làm sạch và giữ được màu sắc tốt nhất cho chất trám.
Bạn nên hạn chế các loại thực phẩm quá dai hoặc quá cứng cũng như hạn chế thực phẩm chứa nhiều phẩm màu.
Khám răng định kỳ sau trám
Để có thể kiểm tra răng trám cũng như tổng quát tình trạng răng miệng, bạn nên đi khám răng định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần để có thể nắm được các vấn đề về răng và sức khoẻ bản thân, cũng như hỏi bác sĩ trám răng bao lâu thì trám lại? Nên lựa chọn các cơ sở uy tín để gửi gắm cũng như thực hiện các phương pháp trị liệu răng như: trám răng, nhổ răng khôn, trị sâu răng, niềng răng,…
Áp dụng chế độ ăn uống hợp lý, để ý các lưu ý sau trám răng
Để có thể cho răng có thời gian thích ứng với vật liệu trám mới cũng như tăng độ cứng chắc cho vật liệu, bạn tuyệt đối không nên ăn uống trong 2 giờ đầu tiên sau khi áp dụng phương pháp phục hình này. Ngoài ra, sau khi trám răng, bạn cũng nên hạn chế ăn các thức ăn quá dai hoặc cứng để răng trám không bị vỡ hoặc bung ra. Trong trường hợp bị ê buốt răng, bạn nên hạn chế ăn đồ quá nóng hoặc quá chua để tránh ảnh hưởng đến răng.
Bảo vệ răng đã trám
Bạn nên thay đổi thói quen nghiến răng, tập nhai nhẹ nhàng để giảm áp lực lên phần tám răng. Nếu mới trám răng, bạn nên nhai bên không bị trám để có thể cho răng thêm thời gian hồi phục. Bạn cũng nên hạn chế cắn móng tay hoặc dùng răng mở nắp hoặc xé bóc các vật để giảm áp lực trực tiếp lên răng trám cũng như toàn bộ hàm răng.
Thời gian để hàn trám răng là bao lâu?
Thời gian để hoàn thành trám răng cũng được rất nhiều khách hàng quan tâm. Thông thường, thời gian trung bình để trám hay hàn một răng rơi vào khoảng 15-20 phút. Với những trường hợp răng bị tổn thương nặng, thời gian trám răng có thể kéo dài hơn 45 phút và người bệnh có thể phải tới nha khoa nhiều lần.
Thời gian trung bình để trám một răng rơi vào khoảng 15-20 phút
Răng sâu trám xong có bị lại hay không?
Trám răng vẫn có thể bị sâu lại do các nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Việc lười vệ sinh răng hoặc vệ sinh quá mạnh cũng là nguyên nhân quyết định răng sâu trám xong có bị lại hay không. Nếu lười vệ sinh răng, thức ăn sẽ bám vào các vết hàn trám, là môi trường để vi khuẩn gây bệnh có thể phát triển, ăn mòn men răng và bạn bị sâu lại. Còn việc chải răng quá thô bạo lại khiến vết hàn trám dễ bong bật hơn. Vi khuẩn có nhiều cơ hội tiếp tục tấn công vào phần răng đã bị tổn thương và gây ra sâu răng.
Sử dụng những thực phẩm không tốt cho răng
Các thực phẩm chứa đường và giàu tinh bột chính là nguyên nhân làm gia tăng các bệnh lý răng miệng, đặc biệt là sâu răng. Bên cạnh đó, sử dụng các loại thực phẩm có tính axit cao như chanh, cam hoặc căn các loại thức ăn cưng, dai cũng khiến vễ hàn trám bị mòn và tạo cơ hội cho sâu răng trở lại.
Thực hiện trám răng sai kỹ thuật
Nếu bạn cứ quan tâm trám răng bao nhiêu tiền mà không để ý đến tay nghề bác sĩ, chắc chắn bạn sẽ bị sâu răng trở lại. Những bác sĩ không có chuyên môn cao sẽ hàn trám răng rất sơ sài khiến phần trám dễ bị bong, tuột hoặc vỡ vụn, tạo điều kiện cho sâu răng quay trở lại.
Chưa lấy sạch tủy viêm do sâu răng
Đây cũng được coi là hệ luỵ khi cứ quan tâm chủ yếu đến trám răng bao nhiêu tiền mà không tìm nha khoa uy tín để thực hiện trám răng. Bác sĩ thực hiện trám không cẩn thận, loại bỏ sạch các tuỷ viêm trong lỗ sâu cũ. Chính vì vậy, các vi khuẩn gây sâu răng lại tiếp tục phát triển khiến bạn đau nhức và hỏng răng.
Nên trám răng ở đâu uy tín?
Trám răng là kỹ thuật dễ thực hiện nhưng cũng đòi hỏi phải làm cẩn thận và tỉ mỉ. Chính vì vậy việc lựa chọn nha khoa sẽ đóng vai trò then chốt cho chất lượng trám răng của bản, đảm bảo vết trám có độ bền lâu dài.
Nha khoa Parkway hiện nay sở hữu đội ngũ y bác sĩ lành nghề với trình độ chuyên môn và tay nghề cao có thể cam kết về độ chuẩn trong kỹ thuật trám răng. Bên cạnh đó, toàn bộ các cơ sở nha khoa của Parkway đều được đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất và không ngừng cải tiến công nghệ trám răng.
Đến với Nha khoa Parkway, bạn sẽ được cung cấp dịch vụ trám răng với vật liệu trám chất lượng nhất, đảm bảo độ bền từ 7-9 năm. Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ nha khoa tại đây được đánh giá chuẩn Singapore nên bạn có thể an tâm sử dụng dịch vụ.
Không chỉ vậy, chăm sóc răng miệng hậu trám răng cũng là vấn đề cần quan tâm. Sau khi trám răng, các bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể cho bạn cách chăm sóc răng miệng để không làm hỏng miếng trám và đặt lịch tái khám nếu gặp bất kỳ vấn đề nào liên quan đến vị trí trám răng.
Hãy đến với Nha khoa Parkway tại Hà Nội, Bắc Ninh, Bình Dương và TP. HCM để được thăm khám tình trạng răng miệng và tìm ra giải pháp điều trị phù hợp nhất. Chúc bạn luôn có sức khỏe răng miệng khỏe mạnh.
Nhiều bạn thắc mắc đâu là địa chỉ niềng răng tốt ở Tp.Hồ Chí Minh? Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tất cả về những địa chỉ niềng răng tốt ở Tp. Hồ Chí Minh nhé.
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha đã trở nên phổ biến, giúp cải thiện thẩm mỹ và phục hồi chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, có không ít đơn vị niềng răng kém chất lượng gây hại cho người niềng. Vậy tác hại của niềng răng tại nha khoa kém uy tín, giá rẻ […]