Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Bọc răng sứ có tốt không? Hậu quả và Lợi ích khi làm sứ

Bọc răng sứ có tốt không? Liệu phương pháp này có thể khắc phục hoàn toàn những bất lợi khi mất răng? Hậu quả của việc làm răng sứ có tác hại gì không hay có gây ảnh hưởng tới sức khỏe? Các chuyên gia của Nha khoa Parkway sẽ giải đáp cho bạn các vấn đề như “Bọc răng sứ có hại không“, “Bọc răng sứ có tốt không“, “Có nên bọc răng sứ không“, “Khi nào nên bọc răng sứ”,.. qua bài viết dưới đây nhé!

bọc răng sứ có tốt không

Bọc răng sứ là gì?

Bọc răng sứ có thể khắc phục các vấn đề răng miệng như đổi màu, nhiễm màu do nhiễm màu kháng sinh, răng thưa, răng hô hoặc móm nhẹ, răng sâu, mất tủy,…

Không thể phủ nhận tính thẩm mỹ của bọc răng sứ vì nó đem lại được vẻ đẹp trắng sáng, tự nhiên và hài hòa cho khuôn miệng. Hơn nữa, bọc răng sứ cũng không gây đau đớn và có thời gian thực hiện cũng khá nhanh. Răng sứ cũng đa dạng về mẫu mã chủng loại và giá thành cho mọi người lựa chọn.

Bọc răng sứ có tốt không?

Bọc răng sứ có hại không? Phương pháp bọc răng sứ mang lại nhiều lợi ích cho bạn về mặt thẩm mỹ và chức năng nhai. Răng sứ cũng có độ bền tốt và vẻ đẹp tự nhiên. Dưới đây là những lợi ích của trồng răng sứ mang lại cho sức khỏe và sắc đẹp:

1. Giá trị thẩm mỹ cao trắng sáng và ngoại hình đẹp mắt

Những khiếm khuyết bên ngoài của răng như nhiễm màu kháng sinh, răng biến dạng, răng có vết nứt, răng vàng ố,… đều có thể khắc phục bằng cách bọc răng sứ. Mão răng sứ được chế tác như một lớp vỏ tinh tế bao bọc lấy trụ răng gốc. Nhờ vậy mà răng gốc sẽ được khoác chiếc áo mới, có màu sắc đẹp mắt.

Đối với trường hợp mất răng thì bọc răng sứ sẽ giúp lấp đầy lỗ hổng do răng đã mất để lại. Từ đó giúp hàm răng đầy đủ trở lại và giữ nguyên vẻ đẹp tự nhiên cho toàn hàm răng. Bọc răng sứ có thể kết hợp cùng cầu răng và trụ Implant để mang lại hiệu quả phục hồi cao nhất.

2. Không bị biến màu

Mão răng sứ được phủ thêm một lớp sứ kháng màu nên sẽ hạn chế nguy cơ bị nhiễm màu từ thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Không chỉ vậy, răng sứ cũng ít bị ố vàng, đen xỉn hoặc nhiễm màu theo thời gian. Chính điều này đã giải thích cho bạn biết làm răng sứ có tốt không và đây cũng là lý do khiến nhiều người lựa chọn phương pháp này thay cho trám răng.

Tuy nhiên, không vì vậy mà chúng ta được chủ quan. Để răng sứ giữ màu tốt thì người dùng cũng cần tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ về bảo quản răng sứ.

3. Độ bền cao

Bọc răng sứ có tốt không? Bọc răng sứ có độ bền cao hơn trám răng. Tuổi thọ trung bình của bọc răng sứ là 5 – 7 năm. Với loại răng sứ toàn sứ thì tuổi thọ có thể lên tới 10 – 15 năm nếu được thực hiện đúng kỹ thuật. Răng sứ cũng không dễ bị bong tróc, gãy rụng như trám răng nên độ bền lâu dài hơn. Khi sử dụng bạn cũng cảm thấy thoải mái, an tâm hơn.

4. Độ tự nhiên cao

Để tăng vẻ đẹp cho mão răng sứ, kỹ thuật viên sẽ phủ lên bề mặt mão răng một lớp sứ tự nhiên. Tuỳ từng loại chất liệu răng sứ mà độ tự nhiên của mão răng sẽ có sự khác nhau. Răng sứ toàn sứ là loại răng sứ có vẻ đẹp chân thật nhất. Nếu chỉ nhìn qua thì sẽ khó phân biệt đâu là răng thật, đâu là răng sứ.

5. Cải thiện giọng nói

Khi chúng ta bị thiếu răng thì chất lượng giọng nói cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Việc sử dụng mão răng sứ sẽ cải thiện tình trạng này, đưa giọng nói của chúng ta về tông bình thường. Bạn sẽ nói chuyện dễ dàng, tự nhiên như cũ.

6. Cố định trên khung hàm

Nhược điểm lớn nhất của răng giả tháo lắp là chúng rất dễ thay đổi, dễ trượt lệch khỏi vị trí. Tương tự, miếng trám thì dễ bong tróc và có thể bị rơi khỏi răng. Bọc răng sứ là phương pháp có thể khắc phục những nhược điểm đó. Mão sứ được gắn cố định trên khung hàm, bao quanh cùi răng thật. Bọc răng sứ sẽ không bị xô lệch khi bạn ăn nhai hay nói chuyện.

✅✅ Xem thêm: Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn

7. Phục hồi chức năng nhai

Với kết cấu giống răng thật và chất liệu cứng cáp, lâu bền, mão răng sứ chịu được lực nhai lớn. Thậm chí, sức chịu đựng lực nhai của mão sứ còn cao hơn răng thật. Nhờ vậy mà khi sử dụng, bạn có thể ăn nhai thoải mái mà không cần lo lắng răng sứ bị tổn thương.

8. Phù hợp với các trường hợp răng bị hư tổn nặng

Răng bị hư tổn nặng sẽ rất khó trám răng, giải pháp được khuyến khích là nhổ bỏ răng trồng răng mới. Tuy nhiên, nếu bạn không muốn nhổ răng gốc thì có thể chọn bọc răng sứ. Mão sứ sẽ khôi phục bề mặt và các chức năng của răng bị hư tổn nặng mà không cần nhổ bỏ răng. Đây là lý do vì sao chúng ta có thể bỏ qua các vấn đề liên quan tới tác hại của bọc răng sứ.

9. Bảo tồn răng thật và giảm tình trạng tiêu xương hàm

hậu quả của bọc răng sứ có hại khôngLớp mão sứ như một chiếc áo giáp bao quanh răng thật, giúp ngăn ngừa sự tấn công của các vi khuẩn gây hại lên răng gốc. Như vậy, khi bọc răng sứ, bạn sẽ được giảm nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng.

Không chỉ vậy, mão răng sứ còn ngăn ngừa sự hình thành các mảng bám và giảm tình trạng tiêu xương hàm do mất răng. Đây là giải pháp an toàn, tốt cho răng thật.

10. Thoải mái và thuận tiện

Mão răng sứ được thiết kế ôm khít viền nướu và chuẩn khớp cắn của hàm nên khi sử dụng bạn sẽ không bị cộm, vướng. Chất liệu sứ cũng không gây kích ứng và mão răng được cố định trên hàm nên rất thuận tiện.

Các tác hại, hậu quả khi làm răng sứ thẩm mỹ có ảnh hưởng gì cho sức khỏe

Bọc răng sứ có tốt không? Tuy có nhiều ưu điểm ấn tượng nhưng bọc răng sứ cũng có thể gây ra các tác hại của làm răng sứ lâu dài. Để tránh những tác hại này thì cách tốt nhất là lựa chọn nha khoa uy tín và chất liệu răng sứ thích hợp.

1. Răng dễ bị nứt, vỡ

Bọc răng sứ cần trải qua hai công đoạn, đó là mài răng thật và lắp răng tạm thời. Tuy nhiên, nếu bác sĩ mài răng thật quá tay hoặc lắp răng tạm loại kém chất lượng thì răng thật có thể sẽ bị nứt vỡ sau một thời gian. Vì vậy, bạn cần lựa chọn nha khoa có độ uy tín cao để khi thực hiện bọc răng không gây nguy hiểm tới cấu trúc răng.

2. Răng sứ dễ bị lung lay

Nếu bác sĩ mài răng sai tỉ lệ hoặc gắn mão sứ sai kích thước răng thật thì hậu quả sẽ là mão răng và cùi răng không ăn khớp. Điều này khiến răng sứ bị lỏng lẻo chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng. Lâu dần, mão răng sứ có thể bị rơi ra, khiến bạn phải thực hiện phục hồi lại răng sứ từ đầu. Nghiêm trọng hơn, răng sứ bị lung lay có thể khiến bạn bị viêm nha chu, áp xe chân răng,… rất nguy hiểm.

3. Răng sứ bị hở nướu

Răng sứ bị hở nướu do bác sĩ tính toán sai trong việc mài răng và thiết kế mão sứ không đạt chuẩn chất lượng. Giữa răng và nướu có kẽ hở khiến thức ăn dư thừa tồn đọng trong đó. Sau một thời gian, khe hở sẽ trở thành ổ vi khuẩn chứa đựng nhiều nguy hiểm cho răng. Các biến chứng do kẽ hở giữa mão răng và nướu gây ra thường là: Sâu răng, viêm nhiễm, gây mùi hôi khó chịu, gây hại cho răng bên cạnh,…

4. Hôi miệng

Trồng răng sứ có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không? Thông thường, bọc răng sứ không gây ra tình trạng hôi miệng. Tuy nhiên, nếu bác sĩ bọc răng sứ cho bạn thực hiện sai kỹ thuật thì răng sứ có thể bị nứt, có rãnh sần sùi hoặc giữa răng và nướu có kẽ hở. Hậu quả là thức ăn giắt vào các khe, rãnh đó khiến miệng bạn xuất hiện những mùi hôi khó chịu. Việc đánh răng hay súc miệng không thể loại bỏ triệt để tình trạng này.

5. Viêm tủy răng

  • Viêm tủy răng là hậu quả rất tồi tệ do việc bọc răng sứ kém chất lượng gây ra. Việc viêm tuỷ có thể khiến răng thật của bạn bị chết vĩnh viễn.
  • Không chỉ vậy, khi thần kinh tuỷ bị tổn thương, răng của bạn sẽ trở nên nhạy cảm, dễ đau nhức, ê buốt hơn mỗi khi sử dụng thực phẩm nóng hoặc thực phẩm lạnh.
  • Đối với viêm tủy răng do bọc răng sứ, bạn cần tới nha khoa để thăm khám. Bác sĩ có thể sẽ tháo mão răng sứ và điều trị tuỷ răng cho bạn.

6. Hỏng răng thật

Răng sứ kém chất lượng rất dễ khiến bạn mắc các bệnh lý răng miệng và khiến răng thật bị hư hại. Trường hợp xấu nhất là bạn bị mất hoàn toàn răng thật và sẽ tốn kém chi phí để phục hồi hàm răng được như cũ.

7. Viêm lợi

Bọc răng sứ có tốt không? Tỉ lệ mài răng không chính xác có thể dẫn đến tình trạng sưng lợi, viêm nướu cho bạn. Khi bị viêm lợi, bạn sẽ cảm thấy đau nhức dai dẳng. Lợi có mủ gây ra mùi hôi và làm bạn gặp khó khăn trong ăn nhai.

Bên cạnh đó, chất liệu răng sứ kém chất lượng cũng có thể khiến bạn bị kích ứng và viêm nhiễm vùng lợi quanh chân răng. Viêm lợi nếu không điều trị kịp thời có thể phát triển thành bệnh lý nguy hiểm khiến bạn mất răng thật.

8. Ê buốt

Tình trạng ê buốt sau khi bọc răng sứ không phải là hiếm. Tuy nhiên nó thường chỉ kéo dài vài ngày đầu. Nếu bạn vẫn tiếp tục bị đau, khó chịu trong nhiều ngày sau đó thì có thể là do bác sĩ của bạn chuyên môn kém hoặc bạn có bệnh lý răng miệng nhưng chưa được điều trị triệt để.

Trường hợp răng sứ gây đau nhức mỗi khi ăn nhai thì khả năng cao là do lớp sứ cách quá xa cùi răng. Dù là trường hợp nào thì khi cảm thấy đau nhức lâu ngày do bọc răng sứ, bạn cũng cần tới nha khoa để kiểm tra và điều chỉnh.

Quy trình bọc răng sứ thế nào sẽ an toàn và làm đẹp răng?

tác hại của việc trồng răng sứ có ảnh hưởng gì khôngMột quy trình bọc răng sứ tiêu chuẩn cần đáp ứng đủ các bước được nêu dưới đây:

Bước 1: Khám, tư vấn

Đây là công đoạn mà bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe răng miệng của bạn, bao gồm: Kiểm tra răng, nướu, lưỡi,… Bạn sẽ được chụp X – quang các răng cần bọc răng sứ. Từ kết quả kiểm tra và chụp X – Quang, bác sĩ sẽ đưa ra những nhận định ban đầu về phác đồ điều trị và tư vấn cho bạn.

Bước 2: Làm sạch răng miệng, gây tê

Để bọc răng sứ đạt mức ăn toàn cao nhất thì bác sĩ sẽ phải làm sạch thật kỹ toàn bộ vùng miệng của chúng ta. Việc vệ sinh sẽ giúp chúng ta không bị nhiễm trùng và phòng ngừa lây lan chéo. Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ ở vị trí răng cần bọc sứ. Việc gây tê giúp bạn không cảm thấy đau buốt hay khó chịu khi thực hiện bọc răng.

Bước 3: Mài răng, lấy dấu hàm

Trước khi mài răng, bác sĩ sẽ tính toán tỉ lệ mài thích hợp sao cho lượng mô răng bị loại bỏ ở mức nhỏ nhất. Trường hợp các răng bị sâu hỏng nặng nề thì bác sĩ sẽ loại bỏ những mô răng đã bị tổn hại.

Sau khi mài răng, bác sĩ sẽ lấy dấu hàm của bệnh nhân và gửi dấu hàm cùng các thông số kỹ thuật khác về phòng Labo. Tại đây, các kỹ thuật viên sẽ thực hiện chế tạo răng sứ. Bệnh nhân sẽ được gắn răng tạm nên bạn hãy yên tâm là trong lúc chờ răng sứ hoàn thiện, bạn vẫn có thể ăn nhai như bình thường.

Bước 4: Gắn răng sứ

Sau khi hoàn chỉnh răng sứ, bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng từng răng để đảm bảo về chất lượng. Khi xác định răng sứ được chế tác đáp ứng đủ các yêu cầu về chất lượng thì bác sĩ sẽ gắn răng sứ lên cùi răng thật và cố định bằng chất keo chuyên dụng. Ở công đoạn này, bác sĩ cần chú ý cẩn thận, tỉ mỉ để mão răng gắn khít với viền nướu và bệnh nhân không bị cộm cấn khi ăn nhai.

Ngoài tác hại của trồng răng sứ cho sức khỏe thì lợi ích là gì?

Trồng răng sứ có tốt không? Hậu quả của trồng răng sứ như thế nào? Trên thực tế thì bọc răng sứ có rất nhiều lợi ích lớn bên cạnh một số tác hại. Bọc răng sứ có thể giúp bạn khắc phục những tình trạng răng miệng dưới đây:

  • Răng bị nhiễm màu rất nặng, lâu năm nên không thể làm trắng răng theo phương pháp thông thường.
  • Răng bị mẻ, vỡ miếng lớn.
  • Răng thưa nhiều, kẽ hở giữa các răng rất rộng.
  • Răng bị chết tuỷ, hư hỏng nặng.
  • Răng hô hoặc móm nhẹ.
  • Răng lệch lạc ít.
  • Răng lệch khớp cắn nhẹ.
  • Không chỉ vậy, bọc răng sứ còn giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí hơn so với trồng răng Implant hoặc trồng răng giả tháo lắp. Bạn có thể thực hiện bọc răng chỉ với một đến hai cuộc hẹn tại nha khoa.

Bọc răng sứ có bền không?

Về bản chất, răng sứ không giúp bạn có hàm răng trắng vĩnh viễn như một số nha khoa quảng cáo. Tuổi thọ răng sứ trung bình là 10 năm. Với các loại răng sứ kém chất lượng thì tuổi thọ có lẽ sẽ kém hơn.

Kỹ thuật mài cùi của bác sĩ quyết định chính đến độ bền của cùi răng, không được mài quá nhiều cũng không nên quá ít. Quá trình này có thể gây kích ứng tủy răng dễ làm cùi bị gãy hoặc làm kênh khớp cắn, ảnh hưởng đến ăn nhai.

Đối với những răng không phải chữa tủy thì bọc răng toàn sứ sẽ còn độ bền hơn. Đối với những răng đã chữa tuỷ mà cần bọc răng sứ, tuổi thọ của răng sẽ giảm theo thời gian.

Chế độ ăn nhai, chăm sóc răng miệng cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến độ bền của răng sứ. Thêm nữa, nếu phục hình răng sứ ở những vị trí ăn nhai nhiều sẽ ảnh hưởng đến cầu răng khiến độ bền của răng sứ giảm đi.

Nếu răng của bạn ở trong tình trạng bị thưa, hô hay móm nhẹ mà lo lắng về tác hại của bọc răng sứ thì có thể chuyển sang niềng răng. Đây là phương pháp chỉnh nha giúp bảo toàn răng thật hiệu quả lại giúp bạn có một hàm răng mới đều và chắc khỏe hơn.

Lựa chọn nha khoa nào bọc răng sứ uy tín?

làm răng sứ thẩm mỹ có tác hại gì khôngNha khoa Parkway là cơ sở bọc răng sứ mà bạn có thể trao trọn niềm tin bởi chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp. Khi bọc răng sứ tại Nha khoa Parkway, bạn sẽ được tư vấn kỹ càng và được phục vụ nhiệt tình, chu đáo trong tất cả các khâu.

Đội ngũ bác sĩ của Nha khoa Parkway không chỉ tốt nghiệp từ các trường đại học Y khoa nổi tiếng mà còn thường xuyên tham gia các khóa đào tạo, tu nghiệp nâng cao tay nghề bọc răng sứ ở trong và ngoài nước. Vì vậy mà bác sĩ của Parkway có thể ứng dụng thành thạo những công nghệ bọc răng tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ cho khách hàng.

Nha khoa Parkway luôn tuân thủ các tiêu chuẩn khắt khe về y tế để đảm bảo tối đa sự an toàn cho khách hàng. Toàn bộ trang thiết bị của chúng tôi đều được mua mới và nhập khẩu từ các quốc gia lớn. Không chỉ vậy, Nha khoa Parkway còn cam kết bảo hành răng sứ để khách hàng yên tâm hoàn toàn khi sử dụng dịch vụ bọc răng sứ của chúng tôi.

✅✅ Xem thêm: 12 địa chỉ bọc răng sứ ở đâu tốt nhất tại tpHCM cực kỳ uy tín

Vậy là Nha khoa Parkway đã giải đáp tác hại của việc bọc răng sứ có gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe không? Liên hệ 1900 8059 – Tổng đài tư vấn của nha khoa Parkway để được chia sẻ chi tiết hơn nhé!

Vậy là Nha khoa Parkway đã giúp bạn giải đáp bọc răng sứ có tốt không. Hy vọng những thông tin của bài viết này có ích với bạn! Chúc bạn bọc sứ thành công và có một hàm răng khỏe, đẹp!

Tin tức sự kiện khác

hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm

Hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm và những dấu hiệu nhận biết

Trẻ bắt đầu mọc răng hàm là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên làm sao để biết được khi nào trẻ bắt đầu mọc răng hàm? Thông thường từ tháng thứ 13, phụ huynh đã có thể thấy được hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm kèm […]

Xem chi tiết
Niềng răng ở đâu tốt TPHCM và những tiêu chí lựa chọn

Niềng răng ở đâu tốt TPHCM? 6 lưu ý khi lựa chọn

Nhiều bạn thắc mắc đâu là địa chỉ niềng răng tốt ở Tp.Hồ Chí Minh? Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tất cả về những địa chỉ niềng răng tốt ở Tp. Hồ Chí Minh nhé.

Xem chi tiết
Niềng răng khểnh bao nhiêu tiền

Niềng răng khểnh giá bao nhiêu tiền? Quy trình diễn ra như thế nào?

Cùng tìm hiểu niềng răng khểnh như thế nào, niềng răng khểnh giá bao nhiêu, niềng răng khểnh mất bao lâu trong bài viết dưới đây.

Xem chi tiết
5 tác hại của việc niềng răng giá rẻ bạn cần biết

5 Tác hại của niềng răng giá rẻ bạn nên biết

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha đã trở nên phổ biến, giúp cải thiện thẩm mỹ và phục hồi chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, có không ít đơn vị niềng răng kém chất lượng gây hại cho người niềng. Vậy tác hại của niềng răng tại nha khoa kém uy tín, giá rẻ […]

Xem chi tiết