Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Bọc răng sứ bị cộm, lệch khớp cắn, kênh: Nguyên nhân và cách xử lý

Bọc răng sứ bị cộm, lệch khớp cắn, kênh là tình huống dễ xảy ra nếu tay nghề bác sĩ non kém. Vậy nếu gặp phải rủi ro này, bạn nên xử lý như thế nào khi lắp răng sứ cảm thấy khó chịu? Nha khoa Parkway sẽ giúp bạn giải đáp qua bài viết dưới đây.

Mô phỏng quá trình mài răng do bọc răng sứ bị cộm

Bọc răng sứ bị cộm là gì?

Bọc răng sứ bị cộm là hậu quả do phục hình răng sứ sai kỹ thuật. Nguyên nhân chính là bởi bác sĩ tay nghề và chuyên môn thấp. Bọc răng sứ bị cộm mang lại nhiều rủi ro nguy hiểm và có thể gây hại nặng nề cho sức khỏe răng miệng của người sử dụng. Vì vậy, để hạn chế trồng răng sứ bị cộm thì bệnh nhân cần lựa chọn bác sĩ tốt, đáng tin cậy. (1)

Xem thêm: Bọc răng sứ là gì? Lưu ý trước khi làm răng sứ

Nguyên nhân gây ra tình trạng bọc răng sứ bị cộm khó chịu

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng lắp răng sứ bị cộm như không cạo vôi răng trước khi bọc, chế tác răng sứ sai kích thước, mài răng không chuẩn và đặc biệt là tay nghề bác sĩ kém nên lắp răng sứ không chính xác.

1. Không cạo vôi răng

Vôi răng bám dày ở chân răng khiến bạn bạn dễ bị sâu răng, viêm nhiễm và hôi miệng khi chụp mão sứ. Không chỉ vậy, mảng bám vôi răng dày sẽ gây ra sự sai lệch nhất định khi lấy dấu răng và lắp răng sứ, dẫn đến tình trạng cộm răng sau khi lắp mão sứ.

Do vậy, trước khi bọc răng sứ, bác sĩ cần phải cạo sạch vôi răng đang bám quanh bề mặt răng. Điều này không chỉ giúp bọc răng sứ được chính xác hơn mà còn giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm, sâu răng.

2. Nha sĩ thực hiện quy trình lắp răng sứ không đúng chuẩn

Nguyên nhân chủ yếu khiến bọc răng sứ bị cộm, lệch khớp cắn chính là do kỹ thuật lắp răng sứ của bác sĩ không đúng chuẩn. Bác sĩ tay nghề kém sẽ chụp mão sứ không được sát khí với viền nướu, tạo ra khe hở. Khe hở càng lớn thì vi khuẩn càng dễ lọt vào, tích tụ thành ổ viêm nhiễm và gây hại nghiêm trọng tới thân răng thật.

Ngược lại, nếu bác sĩ chụp mão sứ quá sát khít với nướu răng thì cùi răng và nướu răng sẽ bị áp lực khi ăn nhai, dẫn đến viêm nhiễm và hư hỏng.

Dù mão sứ đã được chế tác chuẩn xác với kích thước cùi răng nhưng nếu nha sĩ thiếu kinh nghiệm thực tế thì vẫn sẽ căn chỉnh sai, khiến mão sứ bị đặt sai vị trí trên răng gốc.

3. Răng sứ nhai bị cộm vì chế tác mão sứ sai tỉ lệ, kích thước

Mão sứ thiết kế sai tỉ lệ, kích thước cũng là một trong những nguyên nhân khiến lắp răng sứ bị lệch khớp cắn khó chịu. Mão sứ thiết kế sai tỉ lệ có thể do 2 nguyên nhân sau:

  • Nha sĩ lấy dấu hàm sai cách nên thông số cũng không được chính xác. Vì lấy hàm theo cách thủ công nên điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Thông số sai dẫn đến việc chế tác răng sứ cũng sai với đặc điểm thực tế của răng.
  • Chuyên viên chế tác răng sứ tay nghề kém khiến mão sứ không đúng kích thước và tỉ lệ. Răng sứ sai kích thước, tỉ lệ so với răng thật sẽ khiến răng giả không được đều như răng thật, từ đó phát sinh cộm cấn, lệch khớp cắn.

4. Mài răng không chính xác

Mài răng là kỹ thuật làm nhỏ răng gốc để răng gốc trở thành trụ răng đỡ mão sứ. Khi đường mài không đều, các cạnh răng, các mặt của răng không được mài đúng tỉ lệ chuẩn, chỗ mài ít, chỗ mài nhiều thì chắc chắn khi chụp mão sứ lên sẽ xuất hiện tình trạng cộm, khớp cắn bị lệch.

Không chỉ vậy, nếu bác sĩ mài răng quá tay, xâm lấn tới cấu trúc bên trong của răng thì răng sẽ yếu đi, tuỷ răng có thể bị tổn thương nghiêm trọng. Khi răng trụ yếu đi thì nguy cơ răng lung lay, rụng răng là rất cao, ảnh hưởng tới độ bền của mão sứ.

Xem thêm: Bọc răng sứ bao lâu thì hỏng? Độ bền làm răng sứ duy trì bao lâu?

Bọc răng sứ bị cộm có gây ra ảnh hưởng gì không?

Ảnh mô phỏng quá trình đánh răng trên hàm răng giả

Bạn bọc răng sứ bị lệch khớp cắn phải làm sao?

Răng sứ bị cộm không đơn giản chỉ khiến bạn thấy khó chịu mà còn gây ra bệnh lý răng miệng và làm mất tính thẩm mỹ của răng. Cùng phân tích kỹ hơn về những ảnh hưởng xấu của bọc răng sứ bị lệch khớp cắn khó chịu tới sức khoẻ và bề ngoài của răng nhé!

1. Mất đi tính thẩm mỹ của răng miệng

Răng sứ bị cộm sẽ có vẻ ngoài bất thường, kém tự nhiên so với răng thật. Nếu răng sứ bị cộm là răng cửa thì càng dễ bị nhận diện là răng lỗi. Khi lựa chọn bọc răng sứ, tính thẩm mỹ là mục đích mà nhiều bệnh nhân hướng tới. Vì vậy nếu vẻ đẹp của răng bọc sứ bị ảnh hưởng thì sẽ là một điều rất đáng tiếc.

2. Tạo ra cảm giác khó chịu, vướng víu

Cảm giác khó chịu, vướng víu do cộm răng gây ra sẽ làm phiền bạn mỗi ngày. Đặc biệt là nó sẽ làm bạn ăn mất ngon, thậm chí đau nhức nghiêm trọng khi ăn nhai. Những cơn nhức nhối, khó chịu trong miệng cũng sẽ khiến bạn mất tập trung vào các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày.

Không chỉ vậy, khi gặp cảm giác vướng víu trong miệng, cơ thể chúng ta sẽ có xu hướng vô thức dùng lưỡi hoặc tay để đẩy mão sứ. Hành động này rất dễ trở thành thói quen. Lâu ngày, thói quen này có thể gây ra sự lệch lạc nhỏ cho răng.

3. Vi khuẩn dễ phát triển

Như đã nêu ở trên, trồng răng sứ bị kênh cộm có thể do mão sứ và răng gốc không được khít nhau. Đây là tình huống giữa cùi răng và mão răng xuất hiện khe hở. Khe hở này chính là nơi trú ngụ lý tưởng của thức ăn thừa. Khi thức ăn thừa phân huỷ trong khe răng, chúng sẽ sinh ra các vi khuẩn cực kỳ nguy hiểm. Thức ăn liên tục bị giắt lại và khó vệ sinh, vi khuẩn liên tục sinh sôi. Dần dần nướu, răng gốc và các răng bên cạnh của chúng ta sẽ bị tấn công, khó tránh khỏi tổn thương nặng nề. Trường hợp tồi tệ nhất là chúng ta bị tiêu xương hàm, mất răng thật.

Cách khắc phục tình trạng lắp răng sứ bị kênh cộm

Mỗi trường hợp bọc răng sứ bị cộm sẽ có cách giải quyết khác nhau. Bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây ra tình trạng cộm răng sứ mà đưa ra hướng khắc phục.

1. Khi mài răng không chính xác phải làm sao?

Nếu răng sứ bị cộm khó chịu do mài răng không chính xác thì cách duy nhất là phải tháo bỏ toàn bộ răng sứ cũ và thực hiện làm răng sứ mới. Sau khi tháo răng sứ cũ, bác sĩ sẽ tinh chỉnh lại đường mài răng để chuẩn xác.

Điều đáng tiếc là để tháo bỏ thì răng sứ sẽ bị cưa đôi nên không thể tái sử dụng. Việc lấy lại dấu răng và bọc răng sứ mới là điều bắt buộc. Như vậy có thể thấy việc khắc phục bọc răng sứ bị cộm do mài răng không chính xác rất tốn kém và phức tạp.

2. Do kỹ thuật gắn không chuẩn phải làm thế nào?

Trường hợp bọc răng sứ bị cộm kênh do răng sứ không sát khít thì không nhất thiết phải tháo mão sứ. Bác sĩ có thể hàn trám bít những kẽ hở giữa răng sứ và cùi răng để ngăn thức ăn, vi khuẩn lọt vào.

Nếu răng sứ mới lắp và bị cộm do kỹ thuật thì bác sĩ có thể tinh chỉnh, cân đối để mão sứ về đúng tỉ lệ tiêu chuẩn hơn.

Khi thiết kế không chuẩn phải làm thế nào?

Mão sứ chế tác không chuẩn gây ra cộm răng, lệch khớp cắn chỉ có thể khắc phục bằng biện pháp thay mão sứ mới. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ kinh phí để thực hiện tháo ra bọc lại răng sứ. Bạn có thể lựa chọn phương án tiết kiệm hơn là mài bớt một phần men sứ. Dù vậy, phương án này cũng có nhược điểm là răng sẽ bị xấu, không được nhẵn mịn như cách bọc lại răng sứ mới.

Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn là gì?

Mô hình những chiếc răng thật và răng được trồng bằng phương pháp Implant

Khi lắp răng sứ bị kênh, bạn cần phải tìm cách xử lý sớm

Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn là tình trạng sau khi bọc xong, khớp cắn giữa hai hàm có sự sai lệch. Điều này khiến hoạt động ăn nhai trở nên khó khăn hơn rất nhiều vì lực nhai phân bổ không đều. Không chỉ vậy, bọc răng sứ bị lệch khớp cắn có thể gây ảnh hưởng xấu đến khớp thái dương. Bạn có thể sẽ phải trải qua những cơn đau đầu dữ dội và trạng thái mỏi hàm mỗi khi ăn nhai.

Bọc răng sứ bị lệch khớp cắn, kênh vì sao?

Trồng răng sứ bị lệch khớp cắn thường do hoạt động lấy dấu hàm sai cách, từ đó các thông số bị sai và hậu quả là răng sứ thiết kế sai kỹ thuật.

Bên cạnh đó, nếu răng gốc được mài không đồng đều nhau thì mão sứ khi chụp lên cũng sẽ có độ cao thấp không ngang nhau. Chính điều này gây ra tình trạng hở kênh làm khớp cắn bị lệch.

Dù tình trạng bọc răng sứ bị lệch khớp cắn do nguyên nhân gì thì đây cũng là tình huống nguy hiểm, cần được cải thiện sớm. Vì vậy, khi cảm nhận thấy có dấu hiệu lệch khớp cắn sau bọc răng sứ, bạn cần tới nha khoa kiểm tra và thực hiện khắc phục càng sớm càng tốt.

Làm thế nào để tránh lắp răng sứ bị lệch khớp cắn khó chịu?

Không ai muốn tình trạng bị lệch khớp cắn, cộm cấn khi lắp răng sứ xảy ra. Vậy làm thế nào để đề phòng rủi ro này? Hãy lưu ý những yếu tố được liệt kê dưới đây:

1. Chọn bác sĩ và nha khoa uy tín

Như đã nêu ở trên, bọc răng sứ bị khó chịu, lệch khớp cắn phần nhiều là do tay nghề của bác sĩ kém. Bác sĩ thiếu kinh nghiệm, chuyên môn non nớt rất dễ phạm sai lầm khi bọc răng sứ. Đặc thù của kỹ thuật bọc răng sứ là phải cần sự tinh tường, tỉ mỉ ở mức độ cao, những bác sĩ tay nghề kém chưa đáp ứng đủ yêu cầu này nên bạn không thể trao trọn niềm tin.

Vì vậy, để tránh lắp răng sứ bị lệch khớp cắn gây khó chịu thì bạn cần chọn địa chỉ nha khoa uy tín với bác sĩ tay nghề giỏi, giàu kinh nghiệm bọc răng sứ.

Để xác định một nha khoa, bác sĩ có đáng tin hay không bạn nên thực hiện các hoạt động dưới đây:

  • Tham khảo các bài viết, nhận xét của khách hàng cũ về dịch vụ bọc răng sứ của nha khoa đó.
  • Tới cơ sở nha khoa để nghe tư vấn trực tiếp, đồng thời quan sát không gian nha khoa để nhận định nha khoa có đáp ứng tiêu chuẩn về trang thiết bị hay không.
  • Tìm hiểu kỹ về chế độ bảo hành sau khi bọc răng sứ. Chế độ bảo hành của nha khoa càng rõ ràng, minh bạch thì nha khoa đó càng đáng tin cậy.
  • Tham khảo nhiều nha khoa khác nhau, không nên chỉ tìm hiểu một nha khoa rồi vội vàng đưa ra quyết định. Mỗi nha khoa sẽ có điểm mạnh khác nhau. Việc tham khảo nhiều cơ sở sẽ giúp bạn có nhiều lựa chọn hơn.

2. Chăm sóc răng sứ đúng cách

  • Sau khi bọc răng sứ, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng miệng để bảo đảm an toàn cho mão sứ. Bạn cần tuân thủ những chỉ dẫn từ bác sĩ.
  • Đầu tiên là về vệ sinh răng miệng, bạn nên đổi kem đánh răng thông thường sang kem đánh răng chuyên dụng cho răng sứ. Bởi mão sứ và cùi răng khá nhạy cảm nên cần dùng kem đánh răng đặc biệt. Ngoài ra, bạn cũng nên chuyển sang bàn chải lông mềm và chải răng theo chiều dọc để loại bỏ hết thức ăn dư thừa.
  • Việc thăm khám nha khoa định kỳ từ 3-6 tháng một lần cũng là rất cần thiết nhằm đảm bảo tình trạng răng sứ vẫn ổn định và phát hiện sớm các vấn đề bất thường.

Xem thêm: 12 địa chỉ bọc răng sứ tốt nhất tại tpHCM

Vì sao nha khoa Parkway sẽ là địa chỉ phục hình răng sứ đáng tin cậy?

Sử dụng máy mài nha khoa để mài mòn răngNha khoa Parkway thực hiện bọc răng sứ theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo 3 yếu tố quan trọng: Thẩm mỹ – An toàn – Bền lâu.Các bác sĩ của chúng tôi là những người sở hữu nhiều năm kinh nghiệm, kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực bọc răng sứ.

Khi thực hiện bọc răng sứ, bác sĩ của Parkway sẽ làm sạch khoang miệng của bạn, loại bỏ hoàn toàn cao răng để hạn chế tình trạng cộm, chênh. Không chỉ vậy, công đoạn mài răng sẽ được thực hiện vô cùng cẩn thận, nhẹ nhàng, tỉ mỉ đến từng chi tiết và không gây bất kỳ đau đớn hay khó chịu cho bệnh nhân.

Phòng nha được trang bị thiết bị hiện đại, đạt chuẩn để quy trình bọc răng sứ có tính chuẩn xác cao, mang lại kết quả phục hình răng sứ đúng theo mong đợi của khách hàng.

Vật liệu chế tác răng sứ tại nha khoa Parkway được nhập khẩu chính hãng từ các quốc gia tiên tiến về răng sứ. Sau đó được kiểm định chặt chẽ, chắc chắn an toàn với cơ thế và đảm bảo không gây ra kích ứng khi tồn tại trong khoang miệng.

Quy trình bọc răng sứ không đau nhờ kỹ thuật nhanh gọn, chính xác đúng quy chuẩn quốc tế. Mão răng sứ được chế tác bởi các kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, lành nghề. Tỉ lệ răng sứ bị hở, cộm cấn hầu như là không có.

Đặc biệt, nha khoa Parkway có quy chế bảo hành minh bạch, đảm bảo quyền lợi của khách hàng. Sử dụng dịch vụ bọc răng sứ của nha khoa Parkway, bạn sẽ có một trải nghiệm tuyệt vời và hài lòng.

Khi bọc răng sứ bị cộm, lệch khớp cắn, bạn đừng quá lo lắng vì vẫn có cách để khắc phục như Parkway đã nêu trong bài viết này. Nếu bạn đang rơi vào tình huống răng sứ bị khó chịu, cấn, lệnh khớp cắn thì hãy liên hệ tổng đài 1900 8059 của nha khoa Parkway để được tư vấn hoàn toàn miễn phí nhé!

Tin tức sự kiện khác

Sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Bác sĩ giải đáp

Không ít bệnh nhân quan tâm đến việc chăm sóc sau khi nhổ răng để nhanh chóng hồi phục. Trong đó, nhiều bạn thắc mắc sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Vấn đề khá đơn giản nhưng trong giai đoạn nhạy cảm vừa mới nhổ răng xong, bạn cũng nên chú ý […]

Xem chi tiết

Bảng giá trồng răng implant giá bao nhiêu tiền? Chi phí mới nhất 2024

Trồng răng Implant là phương pháp phục hồi răng toàn diện giúp bạn cải thiện chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng. Vậy bảng giá trồng răng Implant giá bao nhiêu tiền? Cập nhật ngay báo giá chi phí làm răng bằng phương pháp implant mất bao nhiêu 1 cái mới nhất hiện […]

Xem chi tiết

Top 15 địa chỉ làm răng giả uy tín ở Hà Nội 2024

Mất răng ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, nói chuyện và thẩm mỹ của răng. Nếu không được điều trị kịp thời, mất răng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Trồng răng giả là phương pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng mất răng. Vậy nên trồng răng ở […]

Xem chi tiết

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu? Bảng giá chi tiết 2024

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu đang là mối bận tâm của không ít người khi có nhu cầu thẩm mỹ răng miệng. Bởi kỹ thuật chỉnh nha này dễ dàng khắc phục hầu hết các nhược điểm về răng giúp mang lại nụ cười tự tin, tỏa nắng. Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu […]

Xem chi tiết