Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Trẻ mọc răng hàm: Dấu hiệu trẻ mọc răng hàm và hành sốt bé

Giai đoạn mọc răng là một giai đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình trưởng thành mà mỗi đứa trẻ đều phải trải qua. Tuy nhiên trong giai đoạn trẻ mọc răng hàm, việc trẻ sốt mọc răng hàm kèm theo những dấu hiệu khác thường là chuyện không thể tránh khỏi. Vậy đâu là cách nhận biết dấu hiệu trẻ mọc răng hàm và cách chăm sóc trẻ đúng trong giai đoạn này? Phụ huynh hãy cùng Nha khoa Parkway cùng tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.

Trình tự trẻ mọc răng hàm

Trong giai đoạn từ 13 đến 19 tháng, bé sẽ bắt đầu mọc những chiếc răng hàm trên đầu tiên. Còn với răng hàm dưới, giai đoạn từ 14 đến 18 tháng đầu, răng bắt đầu mọc răng sữa và phát triển. Khoảng 25 đến 33 tháng, bé sẽ bắt đầu mọc răng hàm trên thứ 2 và 23 đến 31 tháng sẽ mọc răng hàm dưới. 

Dưới đây là mốc thời gian trung bình khi trẻ bắt đầu mọc răng hàm:

  • Giai đoạn 6 tháng tuổi: Răng cửa giữa hàm (2 cái) sẽ bắt đầu nhú lên đầu tiên. Đến 8 tháng tuổi 2 răng cửa giữa mới chính thực mọc hẳn ra. Đối với răng cửa giữa, 2 răng sẽ luôn mọc cùng lúc, tạo thành một cặp. Lưu ý cặp răng ở dưới sẽ mọc trước, nếu trẻ mọc răng hàm trên trước là sai quy trình mọc răng ở trẻ nhỏ.
  • Giai đoạn 9 tháng tuổi: Răng cửa bên nằm ở vị trí sát răng cửa giữa bắt đầu xuất hiện. Thông thường, răng cửa ở hàm trên sẽ mọc trước răng cửa ở hàm dưới. Cũng có những trường hợp 4 răng nhú lên cùng một lúc.
  • Giai đoạn 13 tháng tuổi: Lúc này răng nhai thứ nhất bắt đầu xuất hiện. Sau khi mọc xong răng cửa, răng nhai thứ nhất sẽ mọc lên tiếp theo. Răng nhai sẽ mọc lên trước và chừa không gian cho răng nanh mọc sau.
  • Giai đoạn 16 tháng tuổi: Sau khi răng nhai thứ nhất hoàn tất quá trình, răng nanh nằm kế răng cửa bên xuất hiện. Răng nanh có tác dụng xé, nhai được nhiều loại thức ăn khác nhau.
  • Giai đoạn 2 tuổi: Răng nhai thứ 2.
  • Giai đoạn 6 tuổi: Đây là thời điểm chiếc răng vĩnh viễn đầu tiên của trẻ xuất hiện, răng cối vĩnh viễn thứ nhất.
Trình tự trẻ mọc răng hàm

Trình tự mọc răng ở trẻ

Dấu hiệu trẻ mọc răng hàm

Tùy vào thể trạng mà thời điểm trẻ mọc răng hàm sẽ có sự chênh lệch nhất định so với quy trình mọc răng trung bình. 

Thông thường thì khoảng 6 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên. Cũng có một số trường hợp răng trẻ sẽ mọc sớm và muộn hơn. 

Giai đoạn này, để xác định trẻ quấy khóc và sưng nướu có phải do mọc răng hay không, phụ huynh nên chú ý tới một số dấu hiệu trẻ mọc răng hàm như sau:

  • Chảy nước dãi: Đây cũng được xem là một hiện tượng sinh lý bình thường, phụ huynh cũng không nên quá lo lắng. Dấu hiệu trên thường xuất hiện vào thời điểm tháng thứ 4, lúc này nước dãi chảy quanh miệng trẻ. Lưu ý vệ sinh cho trẻ thật kỹ, vì nước dãi chảy quá nhiều không được lau có thể dẫn đến tình trạng nổi mẩn quanh miệng và cằm trẻ.
  • Thích gặm cắn, thích nhai tay, chân, đồ vật xung quanh: Đây là dấu hiệu thường gặp ở trẻ khi sắp mọc răng. Phần nướu ngứa ngáy khiến trẻ có xu hướng thích gặm cắn chân tay chính mình hay mọi người xung quanh, các đồ chơi, đồ vật xung quanh để giảm cơn ngứa. 
Dấu hiệu trẻ mọc răng hàm

Giai đoạn trẻ mọc răng hàm, vị trí nướu mọc răng bị sưng, ngứa khiến trẻ thích gặm, cắn hơn

  • Bị ho: Đây cũng là một triệu chứng bình thường, phụ huynh không nên quá lo lắng. Tuy nhiên trường hợp tần suất ho nhiều, đỏ mặt khi ho, ho có đờm đặc hoặc có màu xanh, vàng hoặc rặn hơi để ho thì cần đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra.
  • Quấy khóc liên tục: Đây không phải dấu hiệu thường gặp, nhưng đa phần vì cảm giác khó chịu khi răng đang phá nướu để trồi lên kèm theo sốt, ho mệt mỏi, nhiều bé sẽ nảy sinh phản ứng quấy khóc.
  • Bỏ ăn, lười ăn, lười bú: Giai đoạn răng mọc là lúc phần nướu đau và ngứa ngáy, khiến trẻ không muốn ăn uống đụng chạm vào chỗ đau.
  • Khó ngủ: Những cơn đau nhức ngứa ngáy từ nướu kết hợp cùng sốt, mệt mỏi khiến trẻ sẽ khó ngủ hơn.
  • Sốt mọc răng: Sốt mọc răng hàm là triệu chứng thường gặp, thường kéo dài từ 3 đến 5 ngày sẽ hết. Tùy từng trẻ sốt mọc răng sẽ nhẹ hoặc cao khác nhau, thời gian hết sốt khác nhau, có trường hợp sốt gây co giật. 

Trẻ mọc răng hàm nào trước?

Chiếc răng hàm đầu tiên của trẻ sẽ bắt đầu mọc trong khoảng 13 đến 19 tháng đầu đời. Chiếc răng tiếp theo sẽ là chiếc răng hàm số 4 ở hàm dưới, bắt đầu mọc trong khoảng 14 đến 18 tháng tuổi.

Giai đoạn trẻ mọc răng hàm thường sẽ diễn ra đúng với mốc thời gian như đã nêu ở phần trên. 

Tuy nhiên, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như dinh dưỡng, cơ địa, tình trạng sức khỏe,… của bé mà thứ tự mọc răng có thể thay đổi. Có thể trẻ mọc răng hàm trên trước, hoặc mọc răng nanh trước răng cửa trước,…

Trẻ mọc răng hàm nào trước?

Thông thường, cặp răng cửa dưới là 2 chiếc răng đầu tiên nhú lên của bé

Nếu theo dõi và thấy có những dấu hiệu bất thường khi trẻ mọc răng hàm, phụ huynh nên tham khảo những trường hợp dưới đây để xác định phương pháp giúp trẻ xử lý kịp thời.

Ảnh hưởng của việc trẻ mọc răng hàm sớm

Thông thường, thứ tự mọc răng không ảnh hưởng quá nhiều đến thể trạng của trẻ. Tùy thuộc vào cơ địa của từng trẻ, sẽ có những trường hợp răng hàm trên hoặc dưới mọc trước cặp răng cửa hàm dưới đầu tiên.

Mặc dù thứ tự răng mọc không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ, vẫn có một vài trường hợp sự mọc răng không theo trình tự mang lại những ảnh hưởng nhất định đến trẻ:

  • Quá trình ăn dặm: Bé có thể lười nhai hoặc lười ăn, ảnh hưởng đến quá trình ăn uống và chức năng nhai của trẻ sau này.
  • Tăng nguy cơ lệch khớp cắn, vẩu hoặc hô: Lý do là vì những chiếc răng sữa mọc trước (răng hàm trên sẽ rụng trước và được thay thế bằng răng vĩnh viễn trong quá trình trẻ trưởng thành). Nếu không quan tâm chăm sóc và thiết lập một chế độ ăn uống phù hợp, trẻ có nguy cơ gặp phải những vấn đề trên.
  • Phát âm: Răng cửa mọc sau những răng khác có thể khiến trẻ khó phát âm, phát âm sai, tăng nguy cơ nói ngọng.
Ảnh hưởng của việc trẻ mọc răng hàm sớm

Trẻ mọc răng hàm không đúng trình tự có thể gây ảnh hưởng tới việc ăn dặm

Trẻ mọc răng hàm có bị đau không?

Trong hàm răng, răng hàm là răng có kích thước tương đối lớn, vậy nên trong quá trình trẻ mọc răng hàm có thể bị đau hơn mọc những chiếc răng còn lại. Giống như người lớn, tùy vào sức đề kháng, thể trạng, cơ địa của từng bé mà việc mọc răng hàm có thể đi kèm những triệu chứng khác như sốt cao, đau nhức, chán ăn,…

Tuy nhiên, nếu răng hàm của bé đủ sắc và chắc chắn, có thể đâm xuyên nướu một cách dễ dàng để nhú lên thì cơn đau đớn có thể không kéo dài.

Do vậy, phụ huynh cần nắm rõ những dấu hiệu trẻ mọc răng hàm đồng thời theo dõi bé trong giai đoạn này để có thể hỗ trợ bé sử dụng những phương pháp giảm đau, hạ sốt mọc răng hàm phù hợp.

Một số nguyên nhân trẻ mọc răng hàm không chịu ăn

Nướu bị sưng và đau

Trong giai đoạn trẻ mọc răng hàm, phần nướu ở trên răng chuẩn bị mọc sẽ bị sưng, đỏ, và tổn thương –  có trường hợp gây viêm nhiễm khiến trẻ cảm thấy đau đớn và khó chịu. Nhất là khi ăn uống, tác động của thức ăn vào nướu của bé sẽ khiến trẻ vì đau mà chán ăn, không chịu ăn.

Rối loạn tiêu hóa

Khi mọc răng hàm, trẻ còn có thể có triệu chứng tiêu chảy. Kết hợp cùng triệu chứng sốt mọc răng hàm, vì cơ thể mất nước dễ khiến trẻ mệt mỏi, li bì, dẫn đến tình trạng chán ăn.

Thức ăn khó nhai và nuốt

Giai đoạn này, nướu của trẻ rất nhạy cảm và dễ bị đau nhức. Nếu như phải ăn những món quá cứng hoặc quá đặc, trẻ sẽ phải nhai hoặc cắn mạnh khiến vùng nướu thêm đau nhức, từ đó dẫn đến tình trạng chán ăn.

Một số nguyên nhân trẻ mọc răng hàm không chịu ăn

Giai mọc răng ở bé, dấu hiệu trẻ biếng ăn rất phổ biến

Một vài điều nên làm khi trẻ mọc răng hàm không chịu ăn

Khi thấy những dấu hiệu trẻ mọc răng hàm dẫn đến chán ăn, lười ăn, lười bú, ba mẹ có thể tham khảo những phương pháp dưới đây để giúp trẻ giảm cơn đau nhức, khó chịu để việc ăn uống không còn là ác mộng với trẻ trong giai đoạn này nhé!

Lựa chọn thức ăn phù hợp

Thức ăn quá cứng hoặc quá đặc sẽ không phù hợp với trẻ trong quá trình mọc răng thay răng sữa. Lúc này phụ huynh nên lưu ý những việc sau để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn và giảm cơn đau nhức:

  • Ưu tiên thức ăn mềm, loãng nhằm giảm sự tác động trực tiếp lên vùng nướu đang sưng đau của trẻ.
  • Với rau củ và hoa quả, có thể ép lấy nước cho trẻ uống để bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cho trẻ. Ngoài ra, củ quả hấp mềm cũng có thể dùng thay đồ vật gặm cắn để trẻ có thể mài phần nướu bị ngứa giảm đi sự khó chịu trong giai đoạn này.
  • Thực phẩm như sữa chua, sữa, trái cây mềm mát cũng là gợi ý giúp bé giảm đau trong giai đoạn này.

Chia nhỏ bữa ăn cho trẻ

Giai đoạn này trẻ sẽ ngứa ngáy, khó chịu vùng nướu kèm theo những cơn đau nhẹ nên sẽ lười ăn, không muốn ăn. Gia đình cần giúp bé chia nhỏ bữa ăn và tăng thức ăn mềm, lỏng. Không nên ép bé ăn nhiều hay quá no để tăng cảm giác thèm ăn và hứng thú ăn uống ở bé.

Đút ăn đúng cách

Bên cạnh việc chia nhỏ bữa ăn, lúc này ba mẹ hãy đút ăn cho bé đúng cách, đút nhẹ nhàng và từ từ với lượng thức ăn vừa phải sẽ giúp bé giảm tác động vào phần nướu đang sưng. 

Massage vùng nướu

Sử dụng gạc hoặc bông mềm tẩm nước muối sinh lý và massage nhẹ phần nướu mọc răng cho bé giúp bé phần nào giảm bớt sự khó chịu và ngứa ngáy khi răng đang nhú lên. Lưu ý người thực hiện cần vệ sinh tay sạch sẽ trước khi giúp bé massage nướu.

Một vài điều nên làm khi trẻ mọc răng hàm không chịu ăn

Massage nướu bằng khăn mềm hoặc bông, gạc tẩm nước muối sinh lý giúp trẻ đỡ khó chịu phần nào khi mọc răng hàm

Chăm sóc răng miệng đúng cách

Khi trẻ bắt đầu mọc răng, việc chăm sóc vệ sinh răng miệng đúng cách cần được thực hiện đều đặn. Trước 12 tháng tuổi, ba mẹ giúp bé vệ sinh bằng nước muối sinh lý và khăn mềm. Sau 12 tháng tuổi, ba mẹ có thể dùng bản chải và kem đánh răng dành riêng cho trẻ.

Dù là cách nào, mỗi ngày đều cần duy trì vệ sinh cho bé ít nhất 2 lần mỗi ngày, buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi ngủ dậy.

Trường hợp cần đưa bé đi bác sĩ

Sốt mọc răng hàm thông thường không quá ảnh hưởng tới thể trạng của trẻ. Tuy nhiên một số trường hợp dưới đây, nếu trẻ mọc răng hàm kèm theo triệu chứng này, cần đưa ngay trẻ tới các cơ sở ý tế gần nhất để kịp thời chẩn đoán và chữa trị:

  • Sốt trên 40 độ C: Nhiệt độ sốt quá cao có thể gặp biến chứng não ở trẻ nhỏ do não không kịp thời đáp ứng với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột của cơ thể.
  • Vùng nướu hay lợi ở răng hàm có hiện tượng lở loét, mưng mủ: Đây là dấu hiệu viêm nhiễm nghiêm trọng, khiến răng mọc lâu hơn, yếu hơn và gây ra sốt cao kéo dài ở bé.
  • Tiêu chảy kéo dài: Trẻ sốt mọc răng hàm kèm theo tiêu chảy kéo dài có thể dẫn đến mất nước, rối loạn chuyển hóa, sốc mất nước… Nếu bé đi ngoài kèm phân lỏng nhiều hơn 2 lần một ngày trong giai đoạn này, cần đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
  • Cơn sốt kéo dài hơn 5 ngày: Thông thường, sốt mọc răng hàm ở trẻ chỉ kéo dài khoảng 3 đến 4 ngày. Nếu trẻ sốt hơn 5 ngày, đây có thể là dấu hiệu nhiễm khuẩn, viêm nhiễm khác trong cơ thể.
Một vài điều nên làm khi trẻ mọc răng hàm không chịu ăn

Nếu trẻ sốt quá cao hoặc xuất hiện những triệu chứng khác thường, ba mẹ nên đưa trẻ tới bác sĩ ngay

Giảm đau cho trẻ mọc răng hàm

Nhìn chung những cơn đau nhức khi mọc răng hàm ở trẻ sẽ không khác với người lớn là bao, rất khó chịu và ngứa ngáy. Để giúp trẻ giảm đau/giảm ngứa, phụ huynh có thể tham khảo những phương pháp dưới đây.

Cách giảm đau cho trẻ mọc răng hàm ngay tại nhà

Những phương pháp giảm sưng, đau nướu cho trẻ  nhanh và hiệu quả:

  • Sử dụng gạc, miếng bông sạch: Dấp nước sạch, nước muối sinh lý vào miếng gạc hoặc miếng bông, sau đó đặt lên vị trí nướu đang mọc răng của trẻ.
  • Sử dụng muỗng lạnh: Bỏ một chiếc muỗng inox viền tròn, mài nhẵn các cạnh vào tủ lạnh, sau đó đặt muỗng vào giữa 2 hàm răng có phần nướu đang mọc răng của trẻ. Lưu ý tránh để trẻ cắn muỗng, vết sưng sẽ đau hơn.

Giai đoạn này nước dãi chảy rất nhiều, việc lau chùi thường xuyên bằng khăn ẩm cũng khiến độ ẩm trên da trẻ bay hơi nhanh hơn, dẫn đến tình trạng khô và nứt nẻ. Lúc này ba mẹ dùng kem dưỡng cho em bé, xoa thường xuyên lên vùng quanh miệng để giảm khô nẻ cho trẻ nhé.

Thuốc giảm đau cho trẻ mọc răng hàm

Nếu trẻ quá đau kèm theo sốt cao, ba mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ khi cho trẻ dùng thuốc giảm đau và hạ sốt. Việc dùng thuốc tuyệt đối không được tự ý mua và sử dụng cho trẻ.

Đồ vật cần tránh khi trẻ mọc răng hàm

Giai đoạn này, trẻ sẽ rất tích cực gặm, cắn để mài phần nướu bị ngứa. Những đồ vật cứng, sắc nhọn, quá nhỏ có thể gây hóc, những đồ vật như đất nặn, bút màu… đều cần để xa tầm tay của trẻ. Nên cho trẻ gặm đồ chơi gặm nướu, rau củ quả hấp mềm,… giúp nướu trẻ không bị tổn thương.

Trẻ sốt mọc răng hàm

Dấu hiệu

Giai đoạn bắt đầu mọc răng các bé thường có một số triệu chứng đặc trưng như chảy dãi nhiều, phần nướu (hay lợi) chỗ sắp sửa mọc răng sưng, đỏ và bé sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, dẫn đến việc bé thích gặm cắn, quấy khóc nhiều hơn.

Khi mọc răng, kèm theo sốt là những thói quen như tự gặm, cắn tay, chân của bé hoặc các đồ vật xung quanh do trẻ cảm thấy ngứa và khó chịu ở nướu răng. Lúc này ba mẹ nhớ hãy vệ sinh chân tay trẻ và đồ chơi của trẻ thường xuyên tránh trong quá trình gặm cắn vi khuẩn theo đường miệng tấn công bé nhé!

Cách chăm sóc cho trẻ sốt mọc răng hàm

Sốt mọc răng là dấu hiệu bình thường trong giai đoạn trẻ mọc răng. Lúc này ba mẹ không cần quá lo lắng, chú ý đo thân nhiệt trẻ liên tục. Nếu nhiệt độ sốt dưới 38.5 độ C, ba mẹ giúp bé hạ thân nhiệt và bổ sung thêm chất dinh dưỡng. Nếu thân nhiệt trẻ lên trên 38.5 độ C, cần đưa trẻ tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế để có phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của trẻ nhé.

Với trường hợp trẻ sốt dưới 38.5 độ C và ba mẹ tự chăm sóc ở nhà, ba mẹ lưu ý:

  • Giúp trẻ hạ thân nhiệt: Dùng khăn ấm, lau người và đắp lên trán trẻ để giúp cơ thể thoát nhiệt. Không được dùng khăn lạnh, có thể gây phản ứng co cơ đột ngột.
  • Mặc đồ thoáng mát: Không nên quấn trẻ quá kỹ, nóng quá có thể khiến trẻ sốc nhiệt. Nên mặc đồ bằng vải bông mềm, thoáng mát khi trẻ bị sốt.
  • Bù nước cho trẻ: Sốt gây ra hiện tượng mất nước. Nên bổ sung cho trẻ thêm nước ép, canh hoặc súp.
  • Thuốc hạ sốt: Nếu nhiệt độ có chiều hướng tăng khiến trẻ khó chịu, ba mẹ tham khảo chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc hạ sốt nhé.
Trẻ sốt mọc răng hàm

Khi cho trẻ dùng thuốc giảm đau cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước

Vài lưu ý khi chăm sóc 

Trẻ mọc răng hàm sốt mọc răng kèm theo những triệu chứng như ngứa nướu, mệt mỏi, khó chịu, quấy khóc, ba mẹ cũng cần lưu ý:

  • Ngứa nướu khiến bé thích gặm cắn hơn. Ba mẹ cần tránh để những vật dụng sắc, những đồ chơi cứng hoặc có góc cạnh gần bé, tránh bé gặm làm tổn thương nướu, khiến răng mọc chậm hơn. Cũng nên tránh để đồ chơi quá nhỏ có thể gây hóc dị vật.
  • Giữ vệ sinh răng miệng cho bé bằng khăn mềm hoặc bàn chải mềm, lau nhiều lần.
  • Cho bé ăn bánh ăn dặm đúng với độ tuổi.

Tin tức sự kiện khác

hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm

Hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm và những dấu hiệu nhận biết

Trẻ bắt đầu mọc răng hàm là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên làm sao để biết được khi nào trẻ bắt đầu mọc răng hàm? Thông thường từ tháng thứ 13, phụ huynh đã có thể thấy được hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm kèm […]

Xem chi tiết
Niềng răng ở đâu tốt TPHCM và những tiêu chí lựa chọn

Niềng răng ở đâu tốt TPHCM? 6 lưu ý khi lựa chọn

Nhiều bạn thắc mắc đâu là địa chỉ niềng răng tốt ở Tp.Hồ Chí Minh? Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tất cả về những địa chỉ niềng răng tốt ở Tp. Hồ Chí Minh nhé.

Xem chi tiết
Niềng răng khểnh bao nhiêu tiền

Niềng răng khểnh giá bao nhiêu tiền? Quy trình diễn ra như thế nào?

Cùng tìm hiểu niềng răng khểnh như thế nào, niềng răng khểnh giá bao nhiêu, niềng răng khểnh mất bao lâu trong bài viết dưới đây.

Xem chi tiết
5 tác hại của việc niềng răng giá rẻ bạn cần biết

5 Tác hại của niềng răng giá rẻ bạn nên biết

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha đã trở nên phổ biến, giúp cải thiện thẩm mỹ và phục hồi chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, có không ít đơn vị niềng răng kém chất lượng gây hại cho người niềng. Vậy tác hại của niềng răng tại nha khoa kém uy tín, giá rẻ […]

Xem chi tiết