Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Xiết ăn răng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục theo từng giai đoạn

Xiết ăn răng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục theo từng giai đoạn

Xiết ăn răng hay sâu răng là một bệnh răng miệng có thể gặp phải ở cả trẻ em lẫn người lớn. Tình trạng này không chỉ gây mất thẩm mỹ, đau nhức khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc các bệnh răng miệng khác nếu không khắc phục sớm. Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu cách khắc phục xiết ăn răng theo từng giai đoạn trong bài viết sau nhé!

Xiết ăn răng là bệnh gì?

Xiết ăn răng hay còn gọi là sâu răng. Đây là tình trạng lớp men răng và ngà răng bị các loại vi khuẩn tấn công, gây nên các đốm đen, bào mòn răng, dẫn đến hư hại cấu trúc răng, gây mất thẩm mỹ và tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng hoặc thậm chí mất răng vĩnh viễn.

Xiết ăn răng là một loại bệnh lý răng miệng thường gặp trong nha khoa, gây nhiều tác hại đối với cả trẻ em lẫn người lớn như:

  • Khiến bề mặt răng đổi màu (đen, vàng), xuất hiện các lỗ hổng gây ảnh hưởng thẩm mỹ.
  • Răng bị ăn mòn, biến dạng hoặc hư hại đến mức chỉ còn gốc sát với nướu (sún răng).
  • Răng trở nên giòn yếu và dễ bị gãy, vỡ.
  • Vi khuẩn xiết ăn răng lan rộng có thể gây viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy răng.
  • Tăng nguy cơ mất răng vĩnh viễn, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động ăn nhai.
Xiết ăn răng hay sâu răng là tình trạng lớp men răng và ngà răng bị các loại vi khuẩn tấn công

Xiết ăn răng là tình trạng lớp men và ngà răng bị các loại vi khuẩn tấn công gây hư hại

Nguyên nhân gây nên tình trạng xiết ăn răng

Cấu trúc răng bị yếu do bẩm sinh

Đối với trẻ em, có nhiều bé bẩm sinh đã mắc một số chứng bệnh rối loạn phát triển, không hình thành đủ men răng, ngà răng. Điều này khiến cho răng trở nên yếu và tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng tấn công, gây nên tình trạng xiết ăn răng.

Trẻ em có thói quen ăn đồ ngọt

Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng xiết ăn răng ở trẻ em phải kể đến ý thức chăm sóc răng miệng cho con em của các phụ huynh. Khi cha mẹ để cho con ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường như: kẹo, bánh, nước ngọt,… sẽ làm cho lớp men răng bị bào mòn nhanh chóng và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

Trẻ em có thói quen ăn đồ ngọt rất dễ bị xiết ăn răng

Trẻ em là đối tượng dễ bị xiết ăn răng do thói quen ăn quá nhiều bánh, kẹo

Chăm sóc răng miệng không tốt

Những mảnh vụn thức ăn còn sót lại do không vệ sinh kỹ lưỡng có thể là một ổ vi khuẩn tiềm ẩn và khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ phát triển thành xiết ăn răng. Chính vì vậy, việc vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng và đúng cách đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sức khỏe răng miệng của cả trẻ em lẫn người lớn.

Thói quen ăn thực phẩm quá nhiều acid

Ăn quá nhiều thực phẩm chứa acid như: cam, chanh, quýt, thịt đỏ, nước ngọt,… cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng xiết ăn răng. Acid có trong những thực phẩm này sẽ bào mòn lớp men răng và ngà răng, từ đó vi khuẩn có thể dễ thâm nhập và gây hại.

Thói quen ăn thực phẩm quá nhiều acid là nguyên nhân gây xiết ăn răng

Ăn nhiều thực phẩm có acid sẽ gây bào mòn men răng, tăng nguy cơ bị vi khuẩn gây hại tấn công

Thiếu hụt fluor

Fluor là một loại vi chất quan trọng nhất để tạo nên lớp men răng và ngà răng. Trong nhiều trường hợp, nếu cơ thể bị thiếu hụt fluor sẽ khiến cho phần cứng này của răng trở nên mỏng, không chỉ khiến bạn dễ bị xiết ăn răng mà răng cũng có thể dễ bị gãy vỡ hơn bình thường.

Vôi răng tích tụ lâu ngày

Vôi răng thực chất là những mảnh vụn thức ăn tích tụ lâu ngày và bám trên bề mặt răng, chứa nhiều loại vi khuẩn gây sâu răng. Các vi khuẩn trong lớp vôi răng nếu phát triển quá mức sẽ gây nên tình trạng xiết ăn răng, viêm nướu hoặc thậm chí là viêm nha chu.

Tham khảo: Dịch vụ cạo vôi răng tại nha khoa Parkway

Dấu hiệu nhận biết xiết ăn răng

Tình trạng xiết ăn răng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp hạn chế được những tác hại. Theo đó, một số dấu hiệu nhận biết xiết ăn răng gồm:

  • Bề mặt răng bị đổi màu bất thường: Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi xiết ăn răng là bề mặt răng xuất hiện các đốm đen hoặc lan thành từng mảng.
  • Xuất hiện các lỗ nhỏ trên răng: Khi bề mặt răng xuất hiện các lỗ nhỏ màu đen là lúc vi khuẩn đã tấn công lớp men và đang lan dần vào bên trong.
  • Đau răng: Người bệnh gặp các cơn đau tự phát hoặc đau khi cắn mà không rõ nguyên nhân cũng có thể là dấu hiệu của sâu răng.
  • Răng nhạy cảm: Răng ê buốt khi ăn các loại đồ nóng, lạnh hoặc ngọt cũng là dấu hiệu cảnh báo xiết ăn răng.

Khi bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, cách tốt nhất là không nên tự chẩn đoán mà hãy tìm đến các phòng khám nha khoa chuyên nghiệp để thăm khám một cách chính xác nhất.

Dấu hiệu nhận biết xiết ăn răng

Bề mặt răng bị đổi màu, xuất hiện các lỗ li ti màu đen hoặc nâu là dấu hiệu của xiết ăn răng

Cách điều trị xiết ăn răng theo từng giai đoạn

Điều trị xiết ăn răng ở giai đoạn nhẹ

Giai đoạn xiết ăn răng nhẹ thường chỉ xuất hiện các đốm đen, vàng trên bề mặt răng và chủ yếu ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ. Lúc này, răng chưa bị ảnh hưởng đến cấu trúc và bệnh nhân sẽ không gặp tình trạng đau nhức răng bất thường, đây cũng là lý do khiến nhiều người chủ quan và không thăm khám kịp thời.

Có 2 cách điều trị xiết ăn răng ở giai đoạn nhẹ tại nha khoa gồm:

  • Tái khoáng: Sử dụng một số hỗn hợp chất hóa học như canxi, photphat, florua,… để thoa lên bề mặt răng bị xiết, giúp cải thiện vết ố, tăng cường lớp bảo vệ cho răng cũng như ngăn vi khuẩn lây lan.
  • Trám răng: Bác sĩ sẽ loại bỏ vùng răng bị sâu và dùng vật liệu nha khoa để trám lên, giúp phục hình răng cũng như ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn.

Điều trị xiết ăn răng ở giai đoạn tiến triển

Khi xiết ăn răng ở giai đoạn tiến triển, bề mặt răng sẽ bắt đầu bị mài mòn với biểu hiện là xuất hiện các lỗ sâu răng (đốm đen li ti). Khi đó, bệnh nhân thường sẽ cảm thấy đau nhức răng, đặc biệt là khi nhai hoặc chải răng.

Ở giai đoạn này, tùy vào tình trạng cụ thể của răng sâu mà bác sĩ có thể chỉ định thực hiện trám răng, loại bỏ phần bị hư hại và trám bít lại để tránh xiết ăn răng lây lan. Ngoài ra, bọc răng sứ cũng là giải pháp phù hợp để khắc phục xiết ăn răng ở giai đoạn này, giúp đảm bảo tính thẩm mỹ lẫn sức khỏe của răng.

Cách điều trị xiết ăn răng ở giai đoạn tiến triển

Trám răng và bọc sứ là những phương pháp điều trị xiết ăn răng hiệu quả ở giai đoạn bệnh đang tiến triển

Điều trị xiết ăn răng ở giai đoạn nặng

Khi xiết ăn răng chuyển sang giai đoạn nặng hơn, nhiều trường hợp người bệnh sẽ mắc các loại bệnh răng miệng liên quan như: viêm nướu, viêm nha chu hoặc nặng hơn là viêm tủy răng. Lúc này, cách khắc phục tối ưu là điều trị dứt điểm các bệnh lý này, sau đó tùy vào trường hợp răng cụ thể để đưa ra các giải pháp phù hợp.

Trong đó, nếu như răng bị viêm tủy ở mức độ nhẹ, các bác sĩ có thể tiến hành điều trị tủy răng. Đối với trường hợp viêm tủy nặng hơn, sau khi điều trị răng có thể trở nên giòn yếu, nên bệnh nhân có thể được gợi ý trồng răng sứ để bảo toàn răng một cách tốt nhất.

Trong trường hợp xiết ăn răng tiến triển quá mức, các phương pháp điều trị kể trên không còn hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định nhổ răng để tránh ảnh hưởng đến các răng xung quanh. Lúc này, bệnh nhân có thể xem xét đến phương pháp trồng răng Implant để phục hình răng cũng như đảm bảo khả năng ăn nhai một cách tốt nhất.

Một số lưu ý để phòng ngừa xiết ăn răng

Bên cạnh nhận biết sớm các dấu hiệu xiết ăn răng để kịp thời khắc phục, việc phòng ngừa tình trạng này cũng có vai trò rất quan trọng. Trong đó, để đề phòng xiết ăn răng hiệu quả, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng: Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày với bàn chải lông mềm, sử dụng thêm nước súc miệng và chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn trong khoang miệng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp: Tránh ăn quá nhiều thực phẩm giàu acid, thực phẩm ngọt, nhiều đường, bổ sung các thực phẩm giàu fluor để phòng xiết ăn răng hiệu quả.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ: Nên khám nha khoa tổng quát ít nhất 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện và khắc phục tình trạng xiết ăn răng nếu có.

Trên đây là tất tần tật những thông tin về “Xiết ăn răng”. Nha khoa Parkway hy vọng đã cung cấp được những kiến thức hữu ích và giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc nhận biết và phòng tránh tình trạng này một cách hiệu quả.

Xem thêm:

Tin tức sự kiện khác

Nhổ răng khôn có đau không? Cách giảm đau như thế nào?

Việc răng khôn mọc khiến cho việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn. Nhiều người lo sợ nhổ răng khôn vì cho rằng cảm giác nhổ răng sẽ rất đau đớn. Liệu nhổ răng khôn có đau không? Cách giảm đau nhức sau khi nhổ răng khôn như thế nào? Cùng Parkway […]

Xem chi tiết

Hàn răng sâu: Quy trình và những lưu ý sau khi hàn răng sâu

Hàn răng sâu là thủ thuật nha khoa rất phổ biến hiện nay được sử dụng với mục đích lấp đầy các khu vực răng bị tổn thương, bảo vệ răng khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn và phục hồi tính thẩm mỹ cho nụ cười. Vậy quy trình hàn sâu răng và những […]

Xem chi tiết
Cấy ghép implant là gì?

Quy trình cấy ghép implant là gì? Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trồng răng implant

Cắy ghép Implant chính là giải pháp tuyệt vời giúp khắc phục tình trạng mất răng, giúp cải thiện chức năng ăn nhai, khôi phục thẩm mỹ nụ cười. Vậy quy trình cấy ghép Implant sẽ diễn ra như thế nào? Bạn cần lưu ý những gì khi áp dụng kỹ thuật làm răng Implant […]

Xem chi tiết
trồng răng implant có đau không? những điều cần lưu ý

Trồng răng implant có đau không? Một số lưu ý giảm sưng đau khi cấy ghép implant

Trồng răng implant là phương pháp phục hình răng mất được ưa chuộng và là phương pháp tốt nhất hiện nay. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn băn khoăn trồng răng Implant có đau không? Nha khoa Parkway sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết sau đây cùng một vài lưu ý […]

Xem chi tiết