Viêm chân răng có mủ: Nguyên nhân và cách điều trị tại nhà
Viêm chân răng có mủ là tình trạng bệnh lý răng miệng gây đau nhức âm ỉ, làm suy giảm sức khỏe của con người. Vậy mủ chân răng là gì? Viêm chân răng có mủ uống thuốc gì? Chữa viêm chân răng có mủ tại nhà được không? Tất cả đều sẽ được Parkway giải đáp qua bài viết dưới đây!
Viêm chân răng có mủ là gì?
Viêm chân răng có mủ là một trong những bệnh lý răng miệng xảy ra khá phổ biến trong cuộc sống. Viêm chân răng có mủ hay còn gọi là viêm nướu chân răng, một loại nhiễm trùng nướu gây ra sự tích tụ mủ. Nếu không điều trị kịp thời, viêm chân răng có mủ sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng cũng như làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Viêm chân răng có mủ được biết đến là tình trạng tích tụ mủ ở chân răng
Nguyên nhân khiến bạn bị viêm chân răng có mủ?
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mủ chân răng. Chính vì vậy, để xác định được viêm chân răng có mủ uống thuốc gì, điều trị viêm chân răng có mủ có khó không,…cần phải biết được chính xác nguyên nhân gây ra mủ chân răng. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng chân răng có mủ trắng:
1. Bị viêm nha chu dẫn đến chân răng có mủ
Viêm nha chu là yếu tố hàng đầu gây ra tình trạng chân răng có mủ trắng. Trong quá trình ăn uống và sinh hoạt, nếu bệnh nhân vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng sẽ khiến cho thức ăn đọng lại ở kẽ răng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, hay các trường hợp như cao răng dày nhưng không lấy cao răng định kỳ, dùng vật nhọn đâm vào lưỡi,… tất cả những lý do này sẽ có thể gây ra bệnh viêm lợi, viêm nướu.
Nếu để lâu không chữa trị, vi khuẩn tồn đọng trong khoang miệng lâu ngày sẽ hoành hành và phát triển, có thể dẫn đến tình trạng răng có mủ và nhiều bệnh lý nặng nề khác.
Viêm nha chu là một trong những nguyên nhân khiến cho chân răng có mủ trắng
2. Bệnh của tủy răng làm chân răng có mủ trắng
Dấu hiệu ban đầu của bệnh tủy răng chính là sâu răng. Sâu răng nặng nề sẽ ăn mòn cấu trúc răng và ảnh hưởng trực tiếp đến tủy, tạo ra một lỗ sâu tiếp xúc trực tiếp với môi trường miệng. Từ đó, một số vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài sẽ đi dọc vào trong răng làm cho tủy bị sang chấn, nhiễm trùng và viêm tủy răng.
Tình trạng viêm tủy răng nếu diễn ra lâu ngày vi khuẩn sẽ lan sâu xuống cuống răng, gây ra tình trạng abscess (áp xe) chân răng, khiến cho chân răng có mủ trắng. Đây là giai đoạn bệnh đã vô cùng nghiêm trọng, nếu tiếp tục không điều trị, nhiễm trùng sẽ lây lan sang các răng khác, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Bệnh của tủy răng là nguyên nhân gây viêm chân răng có mủ
3. Những nguyên nhân khác
Ngoài ra, bệnh viêm chân răng có mủ còn xảy ra ở một số nguyên nhân như răng mọc lệch, khớp cắn bị chấn thương, tiểu đường, rối loạn nội tiết tố, sức đề kháng yếu,…
Mủ chân răng là bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng ăn uống, sinh hoạt của người bệnh. Cách tốt nhất để chữa viêm chân răng có mủ chính là gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Nguyên tắc điều trị viêm chân răng có mủ
Với những kỹ thuật y khoa, bác sĩ sẽ thăm khám để tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp điều trị cụ thể. Thông thường, nguyên tắc để điều trị mủ chân răng bao gồm 3 bước chính:
Bước 1: Dùng thuốc kháng sinh để cô lập ổ nhiễm trùng.
Bước 2: Làm giảm dần hoặc mất đi các cơn đau nhức, sưng đỏ, sốt và các triệu chứng gây khó chịu cho người bệnh.
Bước 3: Sau khi tình trạng viêm nhiễm đã ổn định, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ mủ trắng và các ổ viêm nhiễm thông qua các thủ thuật nha khoa.
Điều trị viêm chân răng có mủ sau khi cô lập ổ nhiễm trùng
7 Thủ thuật để điều trị triệt để ổ viêm nhiễm
Chích rạch áp xe (dẫn lưu khối mủ): Bác sĩ sẽ rạch một vết nhỏ tại vị trí có mủ để dẫn lưu mủ ra ngoài. Lấy ra các dị vật mắc ở lợi như xương, tăm tre,…nếu có.
Điều trị các bệnh viêm nhiễm ở quanh răng:Cao răng, chất bám quanh chân răng và dưới lợi.
Cắt cuống răng: Loại bỏ ổ nhiễm trùng ở cuống răng.
Chữa tủy: Nếu mủ chân răng hình thành từ việc viêm tủy, bác sĩ sẽ lấy hết tủy răng, làm sạch phần rỗng chứa tủy răng và sẽ trồng răng giả để lấp đầy vị trí răng trống.
Nhổ răng: Khi tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng không thể giữ được, bác sĩ sẽ nhổ răng và nạo hết vùng viêm sâu bên trong xương răng. Tiếp theo đó vẫn là trồng răng giả để gây ra các biến chứng mất răng.
Loại bỏ các răng liên quan: Trong một số trường hợp viêm nhiễm nghiêm trọng, ổ nhiễm trùng sẽ lan rộng sang các răng khác. Lúc này cần phải điều trị tận gốc bằng việc loại bỏ triệt để các răng liên quan.
Việc điều trị dứt điểm nguyên nhân gây ra bệnh: Như tinh chỉnh khớp cắn, chỉnh răng, kiểm soát đường huyết tốt,… cũng cần được thực hiện để tình trạng viêm không quay trở lại.
Có nhiều thủ thuật để điều trị dứt điểm mủ chân răng
Dấu hiệu nhận biết viêm chân răng có mủ
Là bệnh phổ biến nhưng vẫn vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, nếu có dấu hiệu, bạn cần phải điều trị viêm chân răng có mủ càng sớm càng tốt. Một số dấu hiệu nhận biết chân răng có mủ trắng:
Cảm giác đau răng âm ỉ. Đau răng lan ra khắp hàm, tai và cổ. Chân răng có mủ trắng sẽ đau khi bị tác động, nên bạn sẽ không thể ăn hay nhai ở vị trí răng này.
Lợi sưng to, ẩn đỏ, ấn vào mềm.
Phần mặt phía bên răng có mủ sưng to, đỏ.
Nổi hạch ở dưới hàm, ấn vào sẽ gây cảm giác đau.
Gây sốt, hôi miệng.
Giai đoạn mủ sắp vỡ sẽ có nốt nổi lên ở lợi, mủ có thể chảy ra khi tác động vào. Lúc này người bệnh sẽ không quá nhiều cảm giác đau, vì phần mủ đã được thoát ra lợi.
Có nhiều dấu hiệu nhận biết mủ chân răng
Tìm hiểu 9 cách trị mủ chân răng tại nhà
Như đã đề cập trên, viêm chân răng có mủ là tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, cần phải được điều trị bởi những bác sĩ có tay nghề cao tại nha khoa uy tín. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp nếu bạn không thể đến gặp nha sĩ thì vẫn hoàn toàn có cách làm giảm bớt tình trạng mủ chân răng tại nhà. Dưới đây là 9 phương pháp chữa trị và phòng ngừa viêm chân răng có mủ tại nhà:
1. Sử dụng mật ong
Mật ong tự nhiên chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như acid amin, vitamin C, E,… có khả năng làm giảm sưng giảm đau, kích thích tái tạo tổn thương. Bạn có thể sử dụng mật ong bằng cách chấm trực tiếp vào răng hoặc pha loãng và ngậm trong 5 phút để điều trị viêm mủ chân răng.
Sử dụng mật ong để chữa viêm chân răng có mủ tại nhà
2. Sử dụng dầu dừa
Dầu dừa có đặc tính diệt khuẩn tự nhiên, chống viêm vượt trội. Vì vậy, bạn có thể sử dụng dầu dừa để điều trị viêm chân răng. Phương pháp điều trị viêm bằng dầu là pha loãng và ngậm trong miệng khoảng 5-10 phút, sau đó súc miệng bằng nước sạch.
3. Sử dụng gừng tươi
Sử dụng gừng tươi để chữa viêm chân răng có mủ tại nhà cũng là sự lựa chọn của nhiều người hiện nay. Gừng có chức năng giảm viêm hiệu quả nhờ vào các hoạt chất tự nhiên. Đồng thời, loại củ này còn giúp suy giảm các cơn đau nhức gây khó chịu cho người bệnh.
Hãy đập dập gừng tươi và đắp vào vị trí răng bị viêm để điều trị tại nhà. Lưu ý, vì gừng có tính nóng nên không sử dụng phương pháp này quá nhiều lần, chỉ nên duy trì ở khoảng 3-4 lần/ngày để cải thiện tình trạng viêm.
Nhiều người đồng tình với cách trị mủ chân răng tại nhà bằng gừng tươi
4. Sử dụng hoa cúc
Dù không có tính kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả, nhưng sử dụng hoa cúc có thể làm suy giảm cơn đau nhức. Vì đây là thảo dược có tính mát, sử dụng hiệu quả trong việc làm giảm các cơn đau. Đồng thời, hoa cúc còn mang lại tác dụng thơm miệng, tạo cảm giác thoải mái cho người bệnh. Bạn có thể giã hoa cúc và lấy nước uống khoảng 2-3 lần mỗi ngày.
Hoa cúc có tác dụng làm giảm cơn đau nhức
5. Sử dụng kinh giới
Lá kinh giới được biết đến là loại thảo dược có đặc tính giảm sưng tấy, kháng viêm và kháng khuẩn hiệu quả. Do đó, bạn có thể đun sôi lá kinh giới, dùng để súc miệng ít nhất 3-5 lần mỗi ngày để có thể cải thiện tình trạng viêm chân răng có mủ.
6. Sử dụng tỏi tươi
Tỏi cũng có tính kháng sinh, diệt khuẩn vô cùng tốt. Vì vậy, bạn có thể băm nhỏ tỏi tươi, kết hợp với một chút muối và bôi trực tiếp lên vị trí răng viêm nhiễm. Phương pháp này vừa có thể cải thiện tình trạng viêm, vừa giúp cơn đau suy giảm rõ rệt.
7. Sử dụng lô hội
Lô hội hay còn gọi là nha đam, được biết đến là loại thảo dược có lợi cho sức khỏe. Ngoài công dụng hiệu quả trong việc làm đẹp, lô hội còn có khả năng ngăn ngừa viêm nhiễm nhờ vào những thành phần kháng khuẩn có bên trong. Để chữa viêm chân răng có mủ tại nhà bằng lô hội, bạn tiến hành gọt bỏ phần vỏ bên ngoài, lấy phần gel bên trong để bôi trực tiếp lên răng đang bị viêm nhiễm.
Lô hội có khả năng ngăn ngừa viêm nhiễm ở răng vô cùng tốt
8. Vệ sinh răng miệng
Sử dụng nước muối sinh lý 0,9% thường xuyên để làm suy giảm tình trạng viêm nhiễm ở răng. Kết hợp tăm nước và chỉ nha khoa cùng với việc vệ sinh răng miệng thường ngày để loại bỏ các vi khuẩn có trong răng miệng. Đây là điều quan trọng để tình trạng viêm chân răng có mủ của bạn nhanh chóng tiêu biến.
9. Bổ sung dưỡng chất
Việc bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như khoáng chất, vitamin là cần thiết để tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống lại các vi khuẩn từ bên trong.
Có thể thấy, có nhiều phương pháp để làm suy giảm tình trạng viêm chân răng có mủ tại nhà. Tuy nhiên, vì đây là bệnh lý nguy hiểm, nên các biện pháp này chỉ phần nào làm suy giảm cơn viêm chứ không có khả năng điều trị triệt để. Vì vậy, tốt nhất là bạn vẫn nên đến bác sĩ để được điều trị kịp thời nhe.
Bị viêm chân răng có mủ uống thuốc gì?
Nếu đang gặp phải tình trạng mủ chân răng, chắc hẳn bạn vẫn rất đau đầu vì không biết viêm chân răng có mủ uống thuốc gì. Theo đó, tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng mủ chân răng mà bác sĩ sẽ kê 5 liều thuốc nhất định như sau:
1. Thuốc kháng sinh
Tác dụng chính của thuốc kháng sinh là chống lại nhiễm trùng, viêm nhiễm. Vì vậy, bác sĩ thường sẽ sử dụng thuốc kháng sinh trong những giai đoạn đầu điều trị viêm.
Một số loại thuốc kháng sinh điều trị mủ chân răng được sử dụng là Metronidazole, Amoxicillin. Riêng loại kháng sinh Amoxicillin thì chống chỉ định sử dụng cho bệnh nhân dị ứng Penicillin. Còn đối với Metronidazole thì trong 48 giờ sau khi dùng thuốc, bệnh nhân không được uống rượu bia vì có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị mủ chân răng
2. Thuốc kháng viêm
Thuốc kháng viêm là loại thuốc dùng để giảm tình trạng viêm nhiễm ở chân răng. Bác sĩ thường sẽ sử dụng các loại thuốc như Ibuprofen, Axit Meloxicam, Diclofenac Mefenamic để kháng viêm. Bên cạnh đó, một số loại thuốc có chứa chất Corticosteroid cũng có thể sử dụng trong trường hợp viêm nhiễm mức độ nặng.
3. Thuốc bôi trực tiếp
Một số loại thuốc bôi trực tiếp cũng được khuyến khích sử dụng để làm xoa dịu cơn đau nhức do viêm nhiễm gây ra. Khi bị viêm chân răng có mủ, bạn có thể bôi thuốc trực tiếp lên răng như Metrogyl để làm giảm sưng tấy, đau nhức.
4. Dung dịch súc miệng
Ngoài việc sử dụng thuốc uống, bác sĩ còn kê thêm loại dung dịch súc miệng như Chlorhexidine 0,25% hoặc ở dạng sợi như Tetracycline, mục đích là nhét vào kẽ túi quanh răng, làm xoa dịu viêm nhiễm.
5. Dung dịch xịt răng miệng thảo dược
Cuối cùng nhưng không hề kém phần quan trọng. Một số dung dịch xịt răng miệng thảo dược cũng là sự lựa chọn tốt trong việc điều trị viêm chân răng có mủ. Dung dịch xịt răng miệng chứa các thành phần là thảo dược tự nhiên và chất giảm đau nhức, sẽ giúp cho cơn viêm nhiễm nhanh chóng tiêu biến.
Để tình trạng chân răng có mủ trắng không diễn ra, bạn cũng cần phải tuân thủ một số yếu tố bảo vệ sức khỏe răng miệng thường ngày. 5 phương pháp phòng tránh viêm chân răng có mủ mà bạn cần phải biết đến như:
Vệ sinh răng miệng hàng ngày ít nhất 2 lần sáng và tối. Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ các mảng bám trên răng và vi khuẩn trong khoang miệng.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Bổ sung cho cơ thể chất xơ cũng như vitamin thông qua các thực phẩm như trứng, sữa, đậu, nắm,… để giúp răng chắc khỏe.
Hạn chế sử dụng các loại thức ăn nhiều đường, chứa tính acid cao, đồ ăn quá nóng hoặc quá cay để hạn chế làm tổn thương răng.
Khám răng và lấy cao răng định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần để loại bỏ các mảng bám cứng đầu trên răng.
Thường xuyên đến bác sĩ để thăm khám sức khỏe răng. Điều này giúp bác sĩ có thể nhận biết và điều trị kịp thời các nguy cơ gây hại cho răng miệng.
Bảo vệ sức khỏe răng miệng kỹ lưỡng là cách tốt nhất để phòng tránh viêm nhiễm chân răng
Lời kết
Viêm chân răng có mủ là một bệnh lý nghiêm trọng. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn cần phải nhanh chóng liên hệ với Nha khoa Parkway thông qua HOTLINE: 1900 8059 để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời nhé.
Như vậy, bài viết này Parkway đã tổng hợp và chia sẻ cho bạn tất tần tật các thông tin về nguyên nhân và cách điều trị viêm chân răng có mủ. Hy vọng rằng đã mang lại cho bạn nhiều kiến thức bổ ích. Xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở các bài viết tiếp theo tại trang Nha khoa Parkway.
Tụt lợi là một tình trạng răng miệng khá phổ biến và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể của răng và nướu nếu không được xử lý kịp thời. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu và đặc biệt là cách khắc phục. Nhiều […]
Cắt lợi trùm là một giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề lợi trùm và cải thiện sức khỏe răng miệng. Vậy những trường hợp nào nên cắt lợi trùm? Cách chăm sóc sau khi cắt lợi trùm như thế nào để nhanh lành? Cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu kỹ qua bài […]
Inlay và Onlay là hai phương pháp trám răng tiên tiến, được sử dụng rộng rãi trong nha khoa hiện đại để phục hồi răng bị sâu, nứt hoặc hư hỏng mà không cần đến mão răng. Những phương pháp này không chỉ giúp khôi phục chức năng nhai mà còn đảm bảo tính thẩm […]
Móm là tình trạng sai lệch khớp cắn phổ biến, không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt mà còn gây ra nhiều khó khăn trong việc ăn uống và vệ sinh răng miệng. Trong bài viết này, hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu chi tiết về răng móm, nguyên nhân gây ra […]