Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Tụt lợi khi niềng răng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Hình ảnh tụt lợi khi niềng răng

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha phổ biến để di chuyển răng về vị trí đúng trên cung hàm, giúp cải thiện chức năng ăn nhai và tăng tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, một trong những vấn đề có thể gặp phải trong quá trình niềng răng đó là tụt lợi. Vậy nguyên nhân từ đâu gây nên tình trạng này, dấu hiệu và cách phòng ngừa tụt lợi khi niềng răng như thế nào? Cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Tụt lợi là gì?

Tụt lợi là tình trạng mô nướu xung quanh răng bị suy giảm, mất dần hoặc di chuyển vào bên trong chân răng làm chân răng bị lộ rõ. Đây là một biến chứng mà nhiều người có thể gặp phải trong quá trình niềng răng. Tình trạng này có thể gây ra sự nhạy cảm ở răng, dễ bị sâu răng, viêm nướu.

tụt lợi khi niềng răng

Tụt lợi là tình trạng mô nướu xung quanh răng bị suy giảm, mất dần hoặc di chuyển vào bên trong chân răng làm chân răng bị lộ rõ (Nguồn: Internet)

Các dấu hiệu nhận biết tụt lợi khi niềng răng

Trong thời gian đầu, các dấu hiệu tụt lợi thường không rõ ràng do đó tình trạng tụt lợi khi niềng răng thường rất khó để nhận thấy được. Sau một thời gian, các triệu chứng dẫn trở nên nghiêm trọng thì mới thấy được.

Cụ thể, những dấu hiệu cho thấy bệnh nhân bị tụt lợi khi niềng răng là:

  • Nhạy cảm răng: Răng trở nên nhạy cảm hơn khi ăn những đồ nóng/ lạnh.
  • Lộ chân răng: Lợi bị tụt về phía chân răng, khiến phần chân răng lộ ra nhiều hơn tạo cảm giác không thoải mái.
  • Viêm lợi: Lợi bị sưng lên, có màu đỏ thẫm và bị chảy máu khi đánh răng hoặc lúc ăn uống.
  • Mùi hôi miệng: Hơi thở có mùi khó chịu, đặc biệt lúc vừa ngủ dậy.
hình ảnh nướu bị sưng đỏ là dấu hiệu tụt lợi

Lợi bị sưng lên, có màu đỏ thẫm là một dấu hiệu bị tụt lợi khi niềng răng (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tụt lợi khi niềng răng

Thông thường, tình trạng tụt lợi khi niềng răng xảy ra do một số nguyên nhân chính sau đây:

Mảng bám cao răng

Trong thời gian niềng răng, vệ sinh răng miệng thường gặp nhiều khó khăn, do sự cản trở của các khí cụ, mắc cài, dây cung. Từ đó, rất khó để làm sạch đến từng kẽ răng, lâu dần các mảnh vụn thức ăn thừa bám chặt vào chân răng và hình thành cao răng. Đây là môi trường lý tưởng để các vi khuẩn phát triển, dẫn tới viêm nướu, tụt lợi.

cao răng bám khi niềng răng mắc cài gây tụt lợi

Cao răng là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển và gây nên tình trạng tụt lợi khi niềng răng (Nguồn: Internet)

Đánh răng không đúng cách

Sử dụng bàn chải đánh răng quá cứng, thao tác đánh răng quá mạnh tay không chỉ làm tổn thương lợi, khiến lợi chảy máu gây viêm nhiễm, mà còn dẫn đến tình trạng tụt lợi.

đánh răng không đúng cách

Thao tác đánh răng quá mạnh tay không chỉ làm tổn thương lợi gây nên tình trạng tụt lợi khi niềng răng (Nguồn: Internet)

Mắc các bệnh lý răng miệng

Tụt lợi khi niềng răng có thể xuất phát từ các bệnh lý răng miệng. Trước khi niềng và trong quá tình niềng răng, nếu bệnh nhân không khắc phục dứt điểm các tình trạng như: sâu răng, viêm nha chu, viêm chân răng thì có thể gây nên tình trạng tụt lợi.

hình ảnh răng bị sâu

Sâu răng trước và trong quá trình niềng răng có thể gây nên tình trạng tụt lợi (Nguồn: Internet)

Lực siết mắc cài không phù hợp

Khi niềng răng, dây cung và mắc cài với lực siết không phù hợp, lực siết quá mạnh, răng sẽ không đủ sức chịu đựng và từ đó gây áp lực lên nướu. Điều này không chỉ gây nên tình trạng tụt lợi mà còn khiến răng bị lung lay.

hình ảnh niềng răng mắc cài

Lực siết mắc cài quá mạnh làm ảnh hưởng đến răng và lợi, gây nên tình trạng tụt lợi khi niềng răng (Nguồn: Internet)

Chế độ ăn uống không khoa học

Thường xuyên ăn những thức ăn cứng, dai không chỉ làm mắc cài bị bung, gãy mà thậm chí còn khiến cho răng bị lung lay và tụt lợi. Do đó, trong quá trình niềng răng bạn nên ăn uống khoa học và hạn chế những thức ăn dai, cứng.

hình ảnh tụt lợi khi niềng răng do ăn nhiều đường

Thường xuyên ăn đồ ngọt có đường cũng tăng nguy cơ bị tụt lợi khi niềng răng (Nguồn: Internet)

Tay nghề của bác sĩ

Với những bác sĩ thiếu kinh nghiệm, chưa có chuyên môn cao trong việc niềng răng, sự không chính xác trong việc gắn mắc cài hoặc điều chỉnh dây cung có thể làm tăng áp lực lên mô lợi. Điều này có thể dẫn đến tụt lợi, đặc biệt nếu quá trình điều trị không được theo dõi và điều chỉnh đúng cách. Do đó, lựa chọn nha khoa uy tín và nơi có bác sĩ có chuyên môn cao là rất quan trọng.

hình ảnh bác sĩ đang khám răng cho khách hàng tại Nha khoa Parkway

Lựa chọn nha khoa uy tín, bác sĩ có tay nghề cao

Cách khắc phục tụt lợi khi niềng răng

Khi phát hiện tụt lợi khi niềng răng, bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên môn để tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra hướng khắc phục hiệu quả.

  • Đối với trường hợp tụt lợi nhẹ: Người bệnh chỉ cần thay đổi thói quen chăm sóc răng miệng: sử dụng bàn chải lông mềm, thay đổi cách vệ sinh răng miệng, đánh răng nhẹ nhàng và lấy cao răng định kỳ là có thể kiểm soát được tình trạng tụt lợi.
  • Đối với trường hợp tụt lợi nặng: Nếu tụt lợi khi niềng răng trở nên nặng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ thì người bệnh có thể cân nhắc phương pháp phẫu thuật ghép mô nướu để phục hồi lại phần lợi che phủ chân răng. Thông thường, sau phẫu thuật phải mất khoảng 6 tuần vết thương mới lành và cần khoảng 3 – 6 tháng mô lợi tái cấu trúc lại như ban đầu.

Cách phòng ngừa tụt lợi khi niềng răng

Để phòng ngừa tình trạng tụt lợi khi niềng răng, bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Lựa chọn nha khoa uy tín: Lựa chọn niềng răng ở những nha khoa uy tín, đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm, chuyên môn và tay nghề cao, trang thiết bị hiện đại để tránh mắc những sai lầm trong quá trình niềng răng tránh ảnh hưởng đến răng và phòng ngừa tụt lợi.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Sử dụng bàn chải lông mềm, đánh răng nhẹ nhàng, kết hợp dùng chỉ nha khoa, máy tăm nước để làm sạch mảng bám từng kẽ răng. Đồng thời, sử dụng nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn còn sót lại bên trong khoang miệng, qua đó phòng ngừa tình trạng tụt lợi.
  • Lấy cao răng: Để hạn chế nguy cơ tụt lợi khi niềng răng, bạn cần lấy cao răng định kỳ 6 tháng/ lần.
  • Chế độ ăn uống khoa học: Hạn chế sử dụng thực phẩm có nhiều đường để ngăn ngừa tình trạng sâu răng và các bệnh lý răng miệng. Bên cạnh đó, tránh ăn những thức ăn dai, cứng để không làm tổn thương răng và nướu.

Niềng răng ở đâu uy tín

Dịch vụ niềng răng tại nha khoa Parkway

Niềng răng là một giải pháp hiệu quả để cải thiện thẩm mỹ và chức năng của răng miệng. Tuy nhiên, vấn đề tụt lợi khi niềng răng mà ai cũng có thể gặp phải trong quá trình niềng. Ngoài những lưu ý trong quá trình niềng, bạn cũng nên lựa chọn được một địa chỉ nha khoa niềng răng uy tín, chất lượng để đảm bảo ngăn ngừa được tình trạng tụt lợi và đạt kết quả như mong đợi.

Parkway tự hào khi là hệ thống Nha khoa đạt thứ hạng cao tại Đông Nam Á về niềng răng Invisalign. Đặc biệt, Nha khoa Parkway tự hào trở thành chuỗi hệ thống nha khoa đầu tiên tại Việt Nam đạt danh hiệu Red Diamond Invisalign Provider – danh hiệu cao quý nhất trong hệ thống khay niềng trong suốt Invisalign trên toàn cầu. Đây không chỉ là sự công nhận về số lượng ca chỉnh nha Invisalign nhiều nhất Việt Nam mà còn khẳng định vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực chỉnh nha tại Châu Á của Nha khoa Parkway.

Sử dụng các dịch vụ niềng răng tại Parkway, khách hàng có thể an tâm bởi:

  • Luôn đặt lợi ích sức khỏe của khách hàng lên hàng đầu.
  • Miễn phí khám, nhận phác đồ điều trị và chụp phim.
  • Đội ngũ chuyên gia hàng đầu, luôn lắng nghe mong muốn khách hàng.
  • Cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị tối tân.
  • Hệ thống chuỗi nha khoa với các cơ sở khắp cả nước.
  • Mỗi bác sĩ sẽ theo dõi khách hàng xuyên suốt quá trình điều trị.
  • Đối tác chiến lược của hãng niềng răng trong suốt Invisalign và Clear Correct.
  • Báo giá trọn gói, minh bạch, không phát sinh chi phí trong quá trình điều trị.
  • Có hợp đồng cam kết hiệu quả điều trị rõ ràng.

Quy trình niềng răng tại nha khoa Parkway

  • Bước 1: Thăm khám tổng quát và lập phác đồ điều trị
  • Bước 2: Trao đổi phác đồ điều trị
  • Bước 3: Gắn attachment và giao khay
  • Bước 4: Thăm khám định kỳ 2/3 tháng/lần
  • Bước 5: Kết thúc điều trị (tháo attachment, nhận hàm duy trì)

Trên đây là nội dung bài viết “Tụt lợi khi niềng răng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa”. Nha khoa Parkway hy vọng đã cung cấp được những kiến thức hữu ích và giúp bạn có thêm kiến thức chăm sóc sức khỏe răng miệng hàng ngày!

Xem thêm: 

Tin tức sự kiện khác

Công dụng khi đeo máng chống nghiến răng

Máng chống nghiến răng là gì? Tại sao cần sử dụng máng chống nghiến răng?

Máng chống nghiến răng là giải pháp giúp bảo vệ răng miệng khỏi tác hại của nghiến răng. Cùng Parkway tìm hiểu về công dụng của máng chống nghiến răng ngay!

Xem chi tiết
Nguyên nhân và các loại thuốc điều trị đau răng

Nguyên nhân dẫn đến đau răng và các loại thuốc trị đau răng hiệu quả

Đau răng là tình trạng phổ biến gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày nếu không được xử lý kịp thời. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đau răng? Thuốc trị đau răng nào là hiệu […]

Xem chi tiết
Dính thắng lưỡi: Nguyên nhân, dấu hiệu

Dính thắng lưỡi ở trẻ là gì? Có nên cắt thắng lưỡi cho bé không?

Dính thắng lưỡi ở trẻ là một tình trạng bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống, phát âm và sự phát triển tổng thể của bé. Nhiều phụ huynh thắc mắc liệu có nên cắt thắng lưỡi cho trẻ hay không, thời điểm nào là phù hợp và quá trình này có […]

Xem chi tiết
Nấm lưỡi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Nấm lưỡi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Nấm lưỡi là một bệnh lý rất phổ biến mà cả trẻ em và người lớn đề có thể mắc phải. Bệnh này do nấm Candida albicans gây nên, không chỉ gây khó chịu, tình trạng này còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy nấm […]

Xem chi tiết