Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng: Nguyên nhân và cách khắc phục

Nhiệt miệng là hiện tượng phổ biến và thường gặp ở trẻ sơ sinh, có thể khiến bé cảm thấy khó chịu, quấy khóc, sụt cân. Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu về tình trạng trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng qua bài viết sau đây nhé!

Nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh là gì?

Nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh là hiện tượng xuất hiện các vết loét ở niêm mạc miệng (má trong, môi, lưỡi) hoặc nướu. Vết loét do nhiệt miệng có màu trắng đục hoặc màu vàng, đi kèm sưng tấy xung quanh, khiến trẻ cảm thấy khó chịu, quấy khóc.

Các loại vi khuẩn gây loét miệng là tác nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng. Khi sức đề kháng của trẻ bị suy yếu, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn này sinh sôi và gây nhiệt miệng.

Nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh là hiện tượng xuất hiện các vết loét ở niêm mạc miệng

Nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh là hiện tượng xuất hiện các vết loét màu trắng đục hoặc màu vàng ở niêm mạc miệng của bé

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng

Do sữa mẹ thiếu dưỡng chất

Nếu trẻ đang trong thời gian ti mẹ và sữa mẹ thiếu các dưỡng chất cần thiết như: sắt, kẽm, các vitamin nhóm B, acid folic,… sẽ khiến cho chức năng hệ miễn dịch của bé bị suy giảm. Khi sức đề kháng của bé kém, sẽ dễ bị các loại vi khuẩn loét miệng tấn công và gây bệnh nhiệt miệng hơn.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng do sữa mẹ thiếu dưỡng chất

Sữa mẹ thiếu dưỡng chất có thể khiến cho trẻ bị nhiệt miệng

Do việc vệ sinh khoang miệng cho trẻ không sạch sẽ

Trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng còn do vấn đề vệ sinh khoang miệng không đảm bảo. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn loét miệng sinh sôi và tấn công vào niêm mạc miệng, gây nên nhiệt miệng cho trẻ.

Trẻ vô tình cắn vào niêm mạc miệng

Đối với những trẻ đã bắt đầu mọc răng sữa, nếu vô tình cắn phải má trong, môi, lưỡi và bị thương, vi khuẩn sẽ xâm nhập và hình thành nên các vết nhiệt miệng. Ngoài ra, việc bố mẹ dùng tay để chạm vào miệng khi vệ sinh cho bé cũng có khả năng gây nên tình trạng này.

Do thuốc điều trị bệnh

Nếu trẻ đang điều trị bệnh bằng một số loại thuốc, có thể làm ức chế khả năng tiết nước bọt và gây khô miệng. Việc khoang miệng ít nước bọt (vốn có nhiệm vụ làm sạch vi khuẩn trong miệng) sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi và hình thành vết loét nhiệt miệng.

Do chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng

Đối với những trẻ đã bắt đầu ăn dặm, khẩu phần ăn thiếu các loại vitamin và khoáng chất cần thiết có thể dẫn đến hiện tượng nhiệt miệng. Ngoài ra, bố mẹ nếu cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm nóng cũng là nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh.

Chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng khiến trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng

Chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng hoặc ăn quá nhiều đồ nóng khiến trẻ bị nhiệt miệng

Cách chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng

Cho trẻ bú nhiều hơn để tăng khả năng kháng khuẩn

Cho trẻ bú sữa mẹ nhiều hơn sẽ giúp bổ sung các vitamin, khoáng chất cần thiết cho hệ miễn dịch, đặc biệt là đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi. Trường hợp trẻ bắt đầu dùng sữa công thức, bố mẹ nên tăng thêm lượng sữa hàng ngày, nhưng cần chú ý không cho trẻ uống khi sữa còn nóng vì có thể gây kích ứng các vết loét.

Thay đổi chế độ ăn dặm khi trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng

Để chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng được tốt hơn, bố mẹ nên chú ý đến khẩu phần ăn dặm của bé. Trong đó, cần ưu tiên cho trẻ ăn các thức ăn dạng lỏng như cháo rau củ, súp, ưu tiên các loại thực phẩm chứa nhiều kẽm, sắt, vitamin nhóm B và acid folic để tăng cường sức đề kháng cho bé.

Vệ sinh răng miệng hằng ngày cho trẻ để loại bỏ vi khuẩn

Vấn đề vệ sinh răng miệng cũng rất quan trọng khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng, giúp làm sạch khoang miệng, loại bỏ các vi khuẩn để vết loét nhanh lành hơn. Trong đó, bố mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý để rơ lưỡi, vệ sinh khoang miệng cho bé mỗi ngày, chú ý vệ sinh tay hoặc dụng cụ trước khi tiếp xúc với miệng bé.

Vệ sinh răng miệng hằng ngày để vết nhiệt miệng mau lành

Vệ sinh răng miệng hằng ngày cho trẻ để loại bỏ các vi khuẩn trong khoang miệng

Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn

Tình trạng nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh còn có thể khiến cho các bé bị sốt và thường xuyên quấy khóc. Do đó, bố mẹ cần thực hiện nhiều biện pháp để giúp bé có thể ngủ ngon, tăng cường thời gian nghỉ ngơi, giúp cơ thể bé mau hồi phục hơn.

5 cách giảm tình trạng nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh

Bôi thuốc nhiệt miệng trẻ em

Bôi thuốc nhiệt miệng là cách giúp làm giảm tình trạng nhiệt miệng cho bé nhanh chóng, hiện nay có khá nhiều loại thuốc bôi dạng gel trị nhiệt miệng dành riêng cho trẻ em với thành phần an toàn, lành tính. Bố mẹ có thể đưa bé đến gặp bác sĩ để thăm khám cũng như tham khảo ý kiến trước khi sử dụng các loại này nhằm đảm bảo an toàn.

Vệ sinh miệng trẻ bằng nước muối sinh lý

Nước muối sẽ góp phần làm sạch môi trường khoang miệng, loại bỏ các vi khuẩn gây nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh hiệu quả. Trong đó, để đảm bảo nồng độ phù hợp, bố mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh khoang miệng cho trẻ mỗi ngày, giúp vết loét nhanh lành hơn.

Chữa nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh bằng cách dùng nước muối sinh lý

Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh răng miệng cho bé, giúp giảm tình trạng nhiệt miệng

Pha loãng dầu dừa để bôi lên vết nhiệt miệng

Dầu dừa là loại nguyên liệu tự có đặc tính kháng khuẩn tốt do chứa acid lauric, phù hợp để giảm vết loét nhiệt miệng ở cả người lớn lẫn trẻ em. Đối với các bé còn nhỏ, bố mẹ có thể pha loãng dầu dừa nguyên chất với một ít nước sôi, sau đó để nguội hẳn rồi bôi lên vết nhiệt miệng.

Nấu cháo loãng với rau ngót, mồng tơi

Rau ngót và mồng tơi là những loại rau giàu vitamin C, B1, B2, K, PP và kali, có hiệu quả tốt trong việc giúp giảm thiểu các vết loét nhiệt miệng. Bố mẹ có thể cắt nhỏ rau ngót và mồng tơi rồi nấu cháo để cho bé ăn. Tuy nhiên, đối với những bé đang gặp vấn đề về tiêu hóa thì không nên áp dụng cách này vì có thể gây ra các tình trạng khác nghiêm trọng hơn.

Cho trẻ ăn cháo nghiền với mồng tơi để trị nhiệt miệng

Bố mẹ có thể cắt nhỏ rau ngót và mồng tơi rồi nấu cháo cho bé ăn giúp giảm các vết nhiệt miệng

Sử dụng cam thảo

Cam thảo là một loại dược liệu được sử dụng phổ biến trong việc điều trị chứng nhiệt miệng. Trong cam thảo chứa thành phần glycyrrhizin, có thể tiêu diệt được vi khuẩn H. pylori vốn là nguyên nhân chính gây nên các bệnh như viêm loét dạ dày, loét miệng.

Cách thực hiện cũng rất đơn giản, bố mẹ có dùng một ít cam thảo đun sôi với chút nước rồi chắt lấy nước cốt. Sau khi nước cam thảo nguội, dùng bông tăm thoa nhẹ lên vị trí nhiệt miệng của bé 2 – 3 lần/ ngày.

Sử dụng cam thảo để trị nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh

Sử dụng cam thảo để trị nhiệt miệng ở trẻ sơ sinh

Những lưu ý khi trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng

Khi trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau để giúp bé nhanh chóng hồi phục và cảm thấy thoải mái hơn:

  • Tránh thức ăn gây kích ứng: Không cho trẻ ăn thức ăn nóng, cay, mặn hoặc có tính axit cao vì chúng có thể làm vết loét nặng hơn.
  • Bổ sung dinh dưỡng: Đảm bảo trẻ được cung cấp đủ vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin B12 và sắt.
  • Giữ vệ sinh đồ dùng: Vệ sinh sạch sẽ, khử trùng các vật dụng như bình sữa, núm ty để tránh nhiễm khuẩn.
  • Chế độ dinh dưỡng của mẹ: Khi trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng, các mẹ cũng nên chú trọng chế độ ăn để cải thiện chất lượng sữa như tăng cường thực phẩm giàu vitamin B, C, kẽm và một số loại rau củ có tính thanh mát như rau má, bí đao.
  • Theo dõi và chăm sóc: Bố mẹ cần đưa bé đi gặp bác sĩ nếu tình trạng nhiệt miệng kéo dài sang tuần thứ 3, đi kèm dấu hiệu sốt cao hoặc phân có lẫn máu.

Trên đây là toàn bộ nội dung của bài viết “trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng”. Nha khoa Parkway hy vọng đã cung cấp được những kiến thức hữu ích và giúp bố mẹ có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc răng miệng cho bé!

Xem thêm:

Tin tức sự kiện khác

Các khí cụ niềng răng chỉnh nha mà bạn cần biết

Các khí cụ niềng răng chỉnh nha mà bạn cần biết

Khí cụ niềng răng là điều kiện quyết định đến hiệu quả và chi phí đối với mỗi phương pháp chỉnh nha. Tìm hiểu thêm về các khí cụ niềng răng trong nha khoa.nhé

Xem chi tiết

Hướng dẫn xử lý các vấn đề đau răng và sự cố khi niềng răng trong mùa mưa lũ

Nếu bạn đang gặp một trong những vấn đề về răng miệng như nhức, sưng nướu răng, chảy máu chân răng hoặc sự cố như rớt mắc cài, viêm nướu, mất khay niềng,… mà không thể đến Bác sĩ thì hãy tham khảo những cách xử lý đơn giản này cùng Nha khoa Parkway nhé! […]

Xem chi tiết
trám răng sâu lỗ to

Răng bị sâu lỗ to có trám được không? Có hiệu quả không?

Sâu răng là tình trạng xảy ra phổ biến ở nhiều độ tuổi khác nhau. Với những chiếc răng bị sâu lỗ to thì diện tích cần trám sẽ rất lớn. Vì thế, rất nhiều người thắc mắc răng bị sâu lỗ to có trám được không? Cùng nha khoa Parkway tìm câu trả lời […]

Xem chi tiết
Trồng răng implant mất bao lâu

Trồng răng implant mất bao lâu? Các yếu tố ảnh hưởng

Trồng răng implant là một quá trình cần thực hiện nghiêm ngặt với kỹ thuật phức tạp. Khách hàng sẽ cần chờ quá trình trụ Implant và xương hàm tích hợp. Vậy quy trình trồng răng Implant mất bao lâu thời gian? Có cách nào để rút ngắn thời gian trồng răng Implant không? Cùng […]

Xem chi tiết