Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Trẻ em bị sâu răng hàm phải làm gì?

Khi còn nhỏ, trẻ em rất dễ mắc phải tình trạng sâu răng hàm do các em chưa ý thức được việc giữ gìn vệ sinh răng miệng. Vậy khi trẻ em bị sâu răng hàm phải làm gì? Nguyên nhân gây ra sâu răng hàm ở trẻ như thế nào? Cùng Parkway tìm hiểu mọi thông tin trong bài viết dưới đây.

Vì sao các bé hay mắc sâu răng?

Cách chữa sâu răng cho trẻ

Để trả lời cho câu hỏi trẻ em bị sâu răng hàm phải làm gì, trước tiên chúng ta cần đi tìm hiểu sơ qua một số thông tin liên quan đến răng hàm, nguyên nhân gây ra tình trạng sâu răng.

Răng hàm là một loại răng nằm tại vị trí trong cùng của hàm răng, giữ một vai trò quan trọng trong quá trình nhai và nghiền nát thức ăn. Răng hàm có thể nằm ở vị trí 4, 5, 6, 7, 8, trong đó vị trí số 6, 7, 8 vốn là những vị trí răng mọc vĩnh viễn. Đây đều là những chiếc răng nằm tại vị trí khó vệ sinh nhất, trở thành điều kiện thuận lợi để các tụ vi khuẩn phát triển mạnh.

Như chúng ta đã biết, trẻ em trong độ tuổi từ 6 – 9 tháng tuổi đang nằm trong giai đoạn phát triển về thể chất. Chính vì vậy, các bé sẽ có xu hướng rất thích ăn đồ ngọt bởi đây đều là những loại thức ăn chứa thành phần góp phần vào quá trình phát triển của bé. Nhiều bậc phụ huynh để mặc cho trẻ em thoải mái ăn các loại đồ ngọt mà không kiểm soát vì suy nghĩ cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm.

Khi liên tục ăn các thứ đồ ngọt không kiểm soát sẽ làm gia tăng các mảng bám trên bề mặt răng – nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng sâu răng. Cộng thêm việc trẻ em chưa có ý thức vệ sinh răng miệng kỹ càng, những mảng bám thức ăn không được làm sạch sẽ khiến tình trạng sức khỏe răng miệng trở nên nghiêm trọng hơn

Dấu hiệu trẻ bị sâu răng hàm

Bé bị sâu răng hàm có những dấu hiệu khá giống sâu răng hàm ở người lớn. Biểu hiện đầu tiên khi trẻ bị sâu răng hàm sẽ trẻ sẽ gặp những cơn đau nhức và khó chịu ở trong răng hàm khi ăn hoặc nhai thức ăn. 

Khi mắc bệnh, trẻ bị sâu răng hàm sẽ nhạy cảm hơn với những loại thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, những cơn ê buốt khi bé nhai đồ ăn quá nóng hoặc lạnh.

Mức độ đau nhức sẽ gia tăng và các cơn ê buốt sẽ xuất hiện thường xuyên nếu bé không được điều trị kịp thời. Ngoài ra, khi bị sâu răng, bé cũng có thể gặp tình trạng hơi thở có mùi khó chịu.

Khi răng quá đau, việc ăn uống của trẻ cũng sẽ gặp vấn đề. Răng hàm đau buốt sẽ khiến trẻ chán ăn và dần trở nên suy nhược do thiếu chất dinh dưỡng.

Những nguyên nhân, lý do khiến cho bé bị sâu răng hàm

Những nguyên nhân, lý do khiến cho bé bị sâu răng hàm

Ngoài nguyên nhân chính là vệ sinh răng miệng không khoa học, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị sâu răng hàm. Ba mẹ hãy cùng nha khoa Parkway điểm qua một số nguyên nhân thường gặp để có thể giúp trẻ phòng ngừa bệnh sâu răng hàm gây đau nhức ở trẻ nhé.

Chế độ chăm sóc và vệ sinh răng miệng không khoa học

Nằm đầu tiên trong danh sách các nguyên nhân, chế độ chăm sóc và vệ sinh răng miệng là một nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc trẻ bị sâu răng hàm. 

Răng hàm với cấu tạo bề mặt gồ ghề, có rãnh nhỏ và nằm ở sâu nhất trong hàm, nên việc vệ sinh răng miệng khoa học rất khó thực hiện.

Trẻ nhỏ cần được chải răng thường xuyên, ít nhất 2 lần một ngày và sử dụng nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh răng miệng súc miệng sau khi ăn cơm. Bên cạnh đó, việc thầy cô và ba mẹ hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách để tránh làm tổn thương men răng cũng là việc quan trọng trong quá trình vệ sinh răng miệng ở trẻ.

Chế độ ăn uống không lành mạnh và quá nhiều bánh kẹo, đồ ngọt

Bất kỳ bạn nhỏ nào cũng rất thích ăn đồ ngọt. Ngay cả với người lớn, đồ ngọt cũng là món đồ khó cưỡng lại. Tuy nhiên, ăn quá nhiều đồ ngọt có thể khiến trẻ mắc nhiều chứng bệnh, đặc biệt là sâu răng hàm. 

Hầu hết với các bạn nhỏ, ba mẹ thường chỉ cần cho các bạn một chiếc kẹo hoặc một chiếc bánh là có thể giúp các bạn vui vẻ. Việc ăn đồ ngọt ở trẻ nhỏ cần được kiểm soát, đặc biệt là ăn kẹo và uống nước ngọt có gas.

Trẻ thường xuyên ăn đồ ngọt và uống nước có gas mà không vệ sinh răng miệng thật sạch trước khi đi ngủ là nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ bị sâu răng hàm.

Tình trạng sức khỏe của trẻ nhỏ

Có thể hiểu rõ hơn rằng, tình trạng trẻ bị sâu răng hàm có thể bắt nguồn từ các vấn đề sức khỏe của chính trẻ. Điển hình là trẻ bị dị ứng mãn tính thường dễ mắc sâu răng hàm. Thói quen thở bằng miệng cũng dẫn đến tình trạng khô miệng và gia tăng nguy cơ bị sâu răng. Ngoài ra, nếu sức đề kháng của trẻ không tốt hoặc thiếu canxi cũng như các khoáng chất quan trọng khác, răng sẽ không được bảo vệ đủ và dễ bị tấn công bởi vi khuẩn trong miệng, dẫn đến suy yếu và hư hại răng.

Do thiếu fluor, canxi và các khoáng chất

Thiếu canxi, fluoride và các khoáng chất cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị sâu răng hàm. Fluoride là một thành phần rất quan trọng trong việc bảo vệ răng. Kem đánh răng và nước súc miệng thường có chứa Fluoride, giúp bảo vệ răng khỏi sâu răng và đồng thời có khả năng phục hồi những tổn thương ban đầu trên răng. Nếu trẻ ít sử dụng kem đánh răng chứa fluoride, răng trẻ sẽ xảy ra tình trạng thiếu fluoride. Khi trẻ em thiếu Fluoride, trẻ sẽ dễ bị sâu răng hơn.

Những mối nguy hiểm của sâu răng hàm ở bé

Những ảnh hưởng của sâu răng đến trẻ em

Sâu răng gây ra cảm giá đau nhứt răng cho bé

Trẻ bị sâu răng hàm có thể gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe của trẻ.  Vì răng hàm giúp xé, nhai và nghiền thức ăn, nếu bị sâu, trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc nghiền thức ăn.

Thức ăn không được nhai kỹ trước khi đưa xuống dạ dày, khiến bộ tiêu hóa hoạt động khó khăn hơn, và trẻ sẽ trở nên khó khăn hơn trong việc ăn các loại thức ăn, gây biếng ăn, bỏ bữa, đau răng, thậm chí đau dai dẳng kể cả trong lúc ngủ. Lâu dài, tình trạng trẻ bị sâu răng hàm không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng mà còn ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa ở trẻ, khiến trẻ mắc các bệnh tiêu hóa như đau dạ dày, suy nhược cơ thể, không hấp thụ được chất dinh dưỡng…

Răng sữa và răng vĩnh viễn có một mối quan hệ mật thiết. Răng sữa định hình cho răng vĩnh viễn có thể mọc lên khỏe mạnh, đúng vị trí.

Nếu răng hàm sữa bị sâu sớm, vi khuẩn sẽ hủy hoại từ ngoài vào trong. Lúc này, nếu tình trạng bé bị sâu răng hàm sữa quá nặng bắt buộc phải nhổ răng hàm sữa mà chưa đến tuổi thay răng, lợi của trẻ sẽ bị khô lại và răng hàm vĩnh viễn rất khó khăn để mọc được. Khi đó, răng mới mọc có thể sẽ chèn lên các răng phía trước – hay còn gọi là tình trạng răng mọc lệch, gây ảnh hưởng không chỉ tới cấu trúc của cả hàm răng mà còn gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sinh hoạt hàng ngày của trẻ sau này.

Ngoài ra, trẻ bị sâu răng hàm nếu không được chữa trị kịp thời còn có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm tủy, viêm nha chu, hình thành các túi mủ và ổ áp xe khiến viêm nhiễm lan xuống xương ổ răng.

Điều trị cho trẻ bị sâu răng hàm có khó khăn không?

Điều trị cho bé bị sâu răng hàm không khó khăn.

Việc điều trị sâu răng ở trẻ có thể khác nhau tùy vào tình trạng của bệnh. Nếu sâu răng còn mới, các nha sĩ có thể trám răng và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng. Tuy nhiên, nếu bệnh đã nặng, việc nhổ răng có thể cần thiết. 

Tuy nhiên, điều này có thể ảnh hưởng đến việc mọc răng sau này, gây ra các vấn đề về chức năng và thẩm mỹ nếu răng hàm bị nhổ sớm. Do đó, cần cân nhắc kỹ và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định nhổ răng cho trẻ. Để tránh được tình trạng trẻ bị sâu răng hàm quá nặng dẫn đến việc phải nhổ răng, ba mẹ cần đưa trẻ đi nha khoa ngay khi phát hiện ra trẻ bị sâu răng.

Nếu tình trạng sâu răng ở trẻ diễn ra quá đau đớn và khó chịu, bạn có thể cho trẻ uống paracetamol với liều dùng cho trẻ em để giảm đau tạm thời. 

Trẻ em bị sâu răng hàm phải làm gì?

Một số cách chữa sâu răng hàm ở bé tại nhà cực hay

Sâu răng hàm là một tình trạng răng miệng xảy ra khá phổ biến ở trẻ nhỏ, chính vì vậy cũng có rất nhiều cách chữa trị. Vậy trẻ em bị sâu răng hàm phải làm gì? Dưới đây là một số phương pháp truyền thống mà các bậc phụ huynh có thể áp dụng để điều trị sâu răng cho bé.

Rượu hạt cau

Rượu hạt cau

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trong thành phần của rượu hạt cau có chứa các hoạt chất gây ức chế sự phát triển mạnh mẽ của tụ vi khuẩn trong khoang miệng. Chính vì vậy, người ta thường sử dụng rượu hạt cau trong quá trình điều trị sâu răng hàm ở trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, đây vốn là một loại đồ uống có cồn, không tốt cho trẻ khi nuốt phải nên các bậc phụ huynh cần lưu ý tiến hành theo các bước cụ thể như sau để đảm bảo an toàn cho bé:

  • Bước 1: Chuẩn bị khoảng 100g hạt cau đem rửa sạch và để ngoài nắng cho thật ráo nước
  • Bước 2: Đem hạt cau ngâm với 500ml rượu trắng trong thời gian khoảng 30 ngày để hạt cau tiết ra các hoạt chất kháng khuẩn, ngâm cho tới khi rượu ngả vàng là có thể đem ra sử dụng
  • Bước 3: Hướng dẫn trẻ tự súc miệng với rượu khoảng 2 lần/ngày, nhắc nhở trẻ không được nuốt phải. Bạn chỉ nên đem một lượng vừa đủ để cho bé súc miệng rồi đậy nắp, tiếp tục quá trình ngâm rượu.

Nên lưu ý phương pháp này chỉ đem lại hiệu quả điều trị nếu áp dụng thường xuyên, và chỉ nên sử dụng hỗn hợp này cho trẻ em trên 6 tuổi.

Nước muối sinh lý

Dùng nước muối để súc miệng

Súc miệng bằng nước muối

Nước muối sinh lý cũng là một loại hỗn hợp kháng khuẩn rất tốt, từ đó giúp giảm bớt cảm giác đau nhức, khó chịu khi răng hàm bị sâu cho trẻ em. Bên cạnh đó phương pháp sử dụng nước muối sinh lý cũng là một biện pháp an toàn, nếu chẳng may nuốt phải cũng không gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Cách thực hiện phương pháp này bao gồm các bước cụ thể như sau:

  • Bước 1: Sử dụng 100ml nước muối sinh lý, có thể sử dụng ít hơn tùy từng thể trạng, điều kiện sức khỏe răng miệng
  • Bước 2: Hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý ngay sau khi đánh răng xong để loại bỏ sạch các mảng bám trong khoang miệng.

Dùng lá chè xanh

Một nguyên liệu nữa không thể không nhắc tới trong các biện pháp chữa trị sâu răng ngay tại nhà đó là lá chè xanh. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trong thành phần của lá trà xanh có chứa catechin – vốn là một loại chất có tác dụng làm se, kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Thêm vào đó còn chứa các chất khác như florua, axit tanic,… vốn đóng vai trò chính trong việc hình thành lớp protein bảo vệ cấu trúc răng.

Để có thể sử dụng lá chè xanh chữa sâu răng, bạn có thể làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị một lượng lá trà xanh vừa đủ, rửa sạch và để ráo nước. Sau đó đem đun sôi trong khoảng 2 phút cùng 1000 lít nước.
  • Bước 2: Khi đã đun sôi, đem hỗn hợp nước chè để thật nguội, sau đó đem lọc hết bã để lấy riêng phần nước
  • Bước 3: Hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước chè xanh và ngậm kỹ trong khoảng 5 phút. Nên duy trì phương pháp này khoảng 2 lần/ngày và sau mỗi bữa ăn để làm sạch các mảng bám thức ăn trong kẽ răng. 

Sử dụng mật ong

Sử dụng mật ong

Sử dụng mật ong

Trong thành phần của mật ong có chứa rất nhiều hoạt chất kháng khuẩn, rất thích hợp để điều trị tình trạng sâu răng. Thêm vào đó, vị ngọt của mật ong là vị ngọt tự nhiên nên hoàn toàn an toàn với trẻ, không gây ra những tác hại giống các chất ngọt nhân tạo. Trẻ em cũng rất thích được điều trị bằng phương pháp này.

Để sử dụng mật ong trong quá trình điều trị sâu răng, bạn có thể thực hiện theo các bước cụ thể như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị một lượng mật ong vừa đủ, sau đó cho bé ngậm thìa mật ong trong miệng, hướng dẫn bé đảo đi đảo lại quanh vị trí sâu răng trong khoảng 5 phút.
  • Bước 2: Cho bé súc miệng lại bằng nước sạch để làm sạch vị mật ong trong miệng. Nên duy trì thực hiện phương pháp này khoảng 2 lần mỗi ngày để đem lại hiệu quả tốt nhất.

Khám chữa răng hàm bị sâu cho bé tại nha khoa

Bên cạnh các phương pháp chữa sâu răng truyền thống thông thường, phụ huynh cũng có thể khám chữa răng hàm bị sâu cho bé tại nha khoa. Dưới đây là hai biện pháp phổ biến nhất khi điều trị sâu răng hàm cho bé.

Nên trám răng cho bé khi răng bị ảnh hưởng nhẹ

Trong trường hợp lỗ răng sâu của bé còn nhỏ và chưa lan rộng sâu vào cấu trúc răng, phụ huynh có thể cân nhắc đến biện pháp trám răng.

Trám răng là một phương pháp bít một chất liệu an toàn vào lỗ hổng sâu răng, giúp khôi phục lại cấu trúc răng ban đầu và không để cho tình trạng sâu răng lan rộng ra hơn nữa. Khi thực hiện phương pháp trám răng, bác sĩ sẽ thực hiện theo các công đoạn cụ thể như sau:

  • Bước 1: Bước đầu tiến hành vệ sinh toàn bộ khoang miệng cho bé nhằm loại bỏ toàn bộ các mô răng cũ nhiễm bệnh, đồng thời vệ sinh sạch sẽ lỗ sâu răng để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị, tránh tình trạng nhiễm trùng
  • Bước 2: Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành hóa cứng miếng trám răng, sau đó đem bít lại lỗ sâu răng bằng phương pháp trám để khôi phục lại thể trạng răng ban đầu cho bé.

Nên nhổ răng khi răng bị sâu nặng

Đối với những trường hợp sâu răng nặng, đã ăn vào tủy và có thể gây ra những triệu chứng nặng hơn như viêm nhiễm tủy, men răng đã bị ăn mòn gần hết, hơi thở có mùi hôi khó chịu do tụ vi khuẩn, nha sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để đảm bảo sâu răng không lan tới các răng liền kề bên cạnh. 

Trường hợp nhổ răng hàm sữa vẫn có thể mọc lại bình thường nếu nhổ răng vào đúng thời điểm mà bác sĩ dự tính, nên phụ huynh không cần quá lo lắng tới vấn đề răng của bé bị rụng vĩnh viễn. Sau khi nhổ răng xong, bé vẫn cần đeo một loại hàm duy trì đặc biệt để tránh nguy cơ răng vĩnh viễn bị xô lệch lung tung khi mọc lên.

Những cách phòng chống sâu răng hàm tốt nhất dành cho bé

Sâu răng hàm tuy là một tình trạng bệnh lý khá nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị sớm, tuy nhiên chúng ta vẫn hoàn toàn có thể phòng tránh nó bằng những biện pháp thích hợp. Vậy khi trẻ em bị sâu răng hàm phải làm gì? Biện pháp nào giúp phòng chống sâu răng hàm tốt nhất dành cho bé?

Để có thể phòng chống sâu răng hàm, phụ huynh có thể hướng dẫn các bé thực hiện các phương pháp như sau:

  • Tập cho trẻ thói quen súc miệng nước muối hàng ngày để loại bỏ sạch sẽ các mảng bám trong răng miệng
  • Xây dựng một chế độ ăn uống dinh dưỡng, cân bằng, hạn chế cho bé ăn các loại nước ngọt, bánh kẹo,… chứa nhiều đường có thể gây ra tình trạng sâu răng hàm
  • Rèn luyện thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách cho bé, hướng dẫn bé súc miệng, sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn và đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày
  • Thăm khám răng định kỳ tại nha khoa cũng là một biện pháp giúp bé phòng ngừa được nguy cơ sâu răng
  • Cho bé đi trám răng ngay khi thấy hiện tượng sâu răng để tránh lan ra các răng xung quanh. 

Chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách mà các bật phụ huynh nên biết để chỉ dạy các bé

Không gì có thể phòng ngừa tình trạng sâu răng tốt nhất bằng cách rèn luyện cho bé thói quen chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách. Nếu bé tự ý thức được việc phải chăm sóc răng miệng hàng ngày, bé cũng có thể tự bảo vệ được bản thân, ngăn ngừa nguy cơ xảy ra các tình trạng bệnh lý về răng miệng nguy hiểm. 

Trên đây là toàn bộ giải đáp cho thắc mắc trẻ em bị sâu răng phải làm gì? Sau tất cả, biện pháp tối ưu và an toàn nhất để điều trị tình trạng sâu răng hàm cho bé đó là tìm kiếm một địa chỉ nha khoa uy tín để tiến hành điều trị. Giữa vô vàn các địa chỉ nha khoa trên thị trường hiện nay, chúng tôi xin được đề cử một địa chỉ đã nhận được đánh giá cao của khách hàng trong suốt thời gian gần đây – Nha khoa Parkway.

Nha khoa Parkway là một trong những hệ thống Nha khoa tại Việt Nam hiện nay được áp dụng công nghệ Singapore. Sở hữu hệ thống cơ sở vật chất, phòng khám tân tiến, hiện đại, bảo đảm điều kiện vô trùng cùng đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, có thể xử lý được những tình trạng bệnh lý về răng miệng phức tạp nhất, chắc chắn sẽ đem lại cho khách hàng những trải nghiệm thú vị.

Hiện nay, Nha khoa Parkway sở hữu rất nhiều cơ sở phòng khám tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Bình Dương để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Làm việc với tiêu chí lấy nụ cười trắng sáng của khách hàng ngay từ khi còn nhỏ làm gốc, nha khoa luôn nỗ lực trong việc cải thiện chất lượng dịch vụ ngày một tốt hơn để đưa thương hiệu vươn xa ngoài thị trường.

Bên cạnh dịch vụ nha khoa dành riêng cho trẻ em, Parkway còn cung cấp hàng loạt dịch vụ chỉnh nha đa dạng khác như niềng răng, bọc răng sứ, trám răng, nhổ răng khôn,… với chi phí hợp lý, đảm bảo phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Liên hệ với Nha khoa Parkway ngay hôm nay theo số điện thoại 1900 8059 để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất nhé.

Tin tức sự kiện khác

hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm

Hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm và những dấu hiệu nhận biết

Trẻ bắt đầu mọc răng hàm là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên làm sao để biết được khi nào trẻ bắt đầu mọc răng hàm? Thông thường từ tháng thứ 13, phụ huynh đã có thể thấy được hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm kèm […]

Xem chi tiết
Niềng răng ở đâu tốt TPHCM và những tiêu chí lựa chọn

Niềng răng ở đâu tốt TPHCM? 6 lưu ý khi lựa chọn

Nhiều bạn thắc mắc đâu là địa chỉ niềng răng tốt ở Tp.Hồ Chí Minh? Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tất cả về những địa chỉ niềng răng tốt ở Tp. Hồ Chí Minh nhé.

Xem chi tiết
Niềng răng khểnh bao nhiêu tiền

Niềng răng khểnh giá bao nhiêu tiền? Quy trình diễn ra như thế nào?

Cùng tìm hiểu niềng răng khểnh như thế nào, niềng răng khểnh giá bao nhiêu, niềng răng khểnh mất bao lâu trong bài viết dưới đây.

Xem chi tiết
5 tác hại của việc niềng răng giá rẻ bạn cần biết

5 Tác hại của niềng răng giá rẻ bạn nên biết

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha đã trở nên phổ biến, giúp cải thiện thẩm mỹ và phục hồi chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, có không ít đơn vị niềng răng kém chất lượng gây hại cho người niềng. Vậy tác hại của niềng răng tại nha khoa kém uy tín, giá rẻ […]

Xem chi tiết