Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Trẻ bị nhiệt miệng thì phải làm sao? Ăn gì nhanh hết

Điều trị nhiệt miệng ở trẻ em mặc dù không khó nhưng lại tuân thủ rất nhiều nguyên tắc. Bài viết dưới của Parkway đây sẽ cung cấp cho cha mẹ những kiến thức cơ bản nhất về chăm sóc răng miệng cho trẻ khi bị nhiệt miệng. 

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là hiện tượng các niêm mạc miệng xuất hiện các vết loét. Trẻ bị nhiệt miệng thường cảm thấy nóng rát trong miệng, lưỡi đỏ và đột nhiên xuất hiện các đốm màu trắng dạng bầu dục. Kích thước các vết loét thường khá nhỏ. 

Một số bé còn bị đau và không thể ăn uống được và quấy khóc khiến cha mẹ hết sức đau đầu. Một số trẻ còn bị chảy nhiều nước dãi. Trong trường hợp tình trạng viêm loét do nhiệt miệng quá nặng có thể khiến trẻ bị sốt và nổi hạch ở cổ. 

Nhiệt miệng là gì?

Triệu chứng nhiệt miệng ở trẻ em

Một số triệu chứng nhiệt miệng ở trẻ em phổ biến có thể kể đến là: 

  • Xuất hiện các đốm tròn trắng, xung quanh viền màu đỏ. Các vết nhiệt có kích thước nhỏ, chỉ từ 1 – 2mm. 
  • Các vết nhiệt có xu hướng lớn dần lên và vỡ bọc nước gây viêm loét. 
  • Trẻ bị sưng lợi hoặc sưng tại vị trí loét. 
  • Trẻ gặp khó khăn khi nói chuyện hoặc ăn uống. 
  • Các bé thường bị đau rát hoặc xót khi ăn chua hoặc ăn cay. 
  • Miệng chảy nước dãi. 
  • Trẻ bị sốt cao hoặc nổi hạch.

Bé bị nhiệt miệng nguyên nhân do đâu?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến nhiệt miệng ở trẻ em. Tuy nhiên thông thường các bé thường bị viêm loét và nhiệt miệng do các nguyên nhân phổ biến sau: 

  • Trẻ bị các tổn thương khi cắn phải vật cứng, cắn vào niêm mạc trong miệng.
  • Trẻ bị suy giảm nghiêm trọng hệ miễn dịch khiến sức khỏe suy giảm. 
  • Trẻ bị nóng trong người. 
  • Trẻ bị sâu răng hoặc các bệnh lý liên quan đến răng miệng. 
  • Trẻ bị tồn độc tố trong người. 
  • Trẻ mắc một số bệnh lý khác. 

Những nguyên tắc khi điều trị nhiệt miệng cho bé

  • Làm sạch khoang miệng cho trẻ để các vết loét không bị nhiễm trùng. 
  • Sử dụng các sản phẩm sát khuẩn cho khoang miệng của trẻ. Tuy nhiên cha mẹ cần lưu ý phải chọn sản phẩm sát khuẩn nhanh và mạnh mẽ. Sản phẩm phải an toàn, không gây tổn thương tới tế bào khỏe mạnh của trẻ cũng như không gây ra tác dụng phụ. Bên cạnh đó, các sản phẩm sát khuẩn phải không gây ra bất cứ đau xót nào cho trẻ. 
Những nguyên tắc khi điều trị nhiệt miệng cho bé

Bé bị nhiệt miệng phải làm sao? Cách chữa nhiệt miệng cho bé tại nhà

Hiện tượng bị nhiệt miệng thường sẽ tự khỏi sau khoảng 2 tuần và không để lại bất cứ tổn thương nào. Tuy nhiên một số trẻ bị nhiệt miệng nặng thường cần thời gian lâu hơn để các vết nhiệt tự tiêu biến. Để quá trình lành các vết loét được đẩy nhanh, cha mẹ nên thực hiện các phương pháp chữa nhiệt miệng tại nhà dưới đây:

Sử dụng Baking Soda

Baking soda được ứng dụng rất nhiều trong điều trị nhiệt miệng. Baking soda có tác dụng trung hòa lượng axit trong khoang miệng và làm dịu cơn đau do nhiệt miệng gây ra. Phụ huynh hãy pha baking soda với nước theo tỉ lệ 1:1 rồi bôi lên vết loét và sau đó cho trẻ súc miệng bằng nước lọc. 

Dầu dừa

Rất ít bậc phụ huynh biết được dầu dừa cũng là một loại thuốc chữa nhiệt miệng ở trẻ em rất tốt. Dầu dừa có khả năng kháng viêm và giảm sưng đỏ hiệu quả. Tuy nhiên các bậc phụ huynh cần lưu ý không sử dụng dầu dừa cho những trẻ dưới 1 tuổi. 

Bột sắn dây

Trẻ bị nhiệt miệng có thể chữa khỏi bằng bột sắn dây để làm mát và giải nhiệt cơ thể cho trẻ. Cha mẹ có thể pha bột sắn dây với nước cho trẻ uống hàng ngày hoặc cho bé ăn bột sắn dây nóng. 

Mật ong

Với trẻ trên 1 tuổi, cha mẹ nên dùng mật ong để chữa lành các vết loét cho trẻ. Trong mật ong có chứa đặc tính kháng khuẩn có thể đẩy nhanh thời gian lành các vết thương. Hãy bôi một lượng nhỏ mật ong lên các vết loét để trong vài giờ, sau đó thoa lại cho trẻ. 

Thuốc trị nhiệt miệng cho trẻ em

Miếng dán nhiệt miệng Taisho

Miếng dán nhiệt miệng Taisho có xuất xứ từ Nhật Bản có tác dụng làm giảm nhanh các cơn đau do nhiệt miệng, đẩy nhanh quá trình liền vết thương và không chứa Corticoid. Sau khi đã cho trẻ súc miệng sạch bằng nước muối, phụ huynh dán trực tiếp miếng dán vào vị trí nhiệt miệng. Cha mẹ nên lưu ý không dùng cho trẻ em dưới 5 tuổi. 

Gel nhiệt miệng Kamistad – gel N

Đây là một loại thuốc bôi điều trị nhiệt miệng. Thuốc có công dụng gây tê và làm giảm nhanh các cơn đau. Mỗi ngày, cha mẹ nên bôi thuốc vào vị trí nhiệt miệng cho trẻ từ 2 đến 3 lần. 

Thuốc bôi nhiệt miệng cho bé Oracortia

Oracortia là thuốc bôi nhiệt miệng được sử dụng nhiều nhất nhờ công dụng ngăn chặn và giảm các cơn đau do nhiệt miệng gây ra. Cách sử dụng thuốc bôi cũng rất đơn giản. Cha mẹ hãy bôi một lượng gel nhỏ lên vùng có vết loét từ 3 đến 4 lần mỗi ngày. 

Thuốc nhiệt miệng trẻ em Dizigone

Dizigone là dung dịch sát khuẩn có khả năng diệt khuẩn lên đến 99,99% và hoàn toàn không gây kích ứng cho khoang miệng của trẻ. Sản phẩm được kiểm định an toàn tuyệt đối. Cha mẹ hãy cho trẻ súc miệng bằng dung dịch trong vòng 30 giây và không cần súc miệng lại bằng nước sạch. 

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?

Với các bé bị nhiệt miệng nhẹ, thời gian khỏi bệnh sẽ trong khoảng từ 1 đến 2 tuần. Tuy nhiên nếu trẻ không khỏi sau 14 ngày, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để các bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. 

Trẻ em bị nhiệt miệng nên ăn gì nhanh khỏi?

Các loại rau củ, trái cây

Rau củ quả là nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin và các khoáng chất như kẽm và sắt. Đây đều là những dưỡng chất tốt cho sức khỏe và ngăn ngừa được các tổn thương trên niêm mạc miệng.

Trẻ em bị nhiệt miệng nên ăn gì nhanh khỏi?

Cha mẹ nên tích cực bổ sung rau củ cho trẻ trong thời gian này, đặc biệt là cà chua và cà rốt để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, giúp các vết nhiệt nhanh chóng lành hơn. 

Uống nhiều nước

Thiếu nước cũng chính là một trong các nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng ở trẻ. Do đó cha mẹ nên bổ sung nước hàng ngày cho trẻ. 

Ăn Sữa chua

Sữa chua là thực phẩm dễ ăn và chứa rất nhiều lợi khuẩn. Ăn sữa chua thường xuyên sẽ đẩy nhanh quá trình lành vết thương và làm dịu cơn đau cho trẻ. 

Uống nước rau má

Rau má luôn nằm trong nhóm các bài thuốc dân gian có tác dụng giải độc và thanh nhiệt rất tốt. Trong rau má có chứa hoạt chất Triterpenoids giúp đẩy lùi nhanh chóng các vết loét trong khoang miệng. Cha mẹ nên cho trẻ uống nước rau má trong vài ngày để thấy hiệu quả rõ rệt. 

Trẻ em bị nhiệt miệng nên ăn gì nhanh khỏi?

Trẻ em bị nhiệt miệng không nên ăn gì?

Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ

Trẻ em rất thích đồ ăn chiên rán, tuy nhiên nhóm đồ ăn này thường cứng và giòn. Khi ăn đồ ăn cứng có thể va vào vết thương và khiến cho tình trạng loét càng trở nên nghiêm trọng hơn. 

Trẻ em bị nhiệt miệng không nên ăn gì?

Thực phẩm quá nhiều đường

Trong thời gian trẻ bị nhiệt miệng, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn các loại đồ ăn chứa nhiều đường như bánh kẹo và những đồ ăn cho trẻ bị nhiệt miệng là những đồ tươi mát cho cho cơ thể. Vì đồ ăn chứa nhiều đường là cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển khiến các vết thương có nguy cơ bị nhiễm khuẩn. 

Thực phẩm cay, nóng

Khi bé bị nhiệt miệng, phụ huynh nên đặc biệt lưu ý không nêm các loại gia vị cay nóng vào bữa ăn của trẻ. Nhóm gia vị và đồ ăn cay nóng không có lợi cho quá trình lành vết thương mà chỉ gia tăng cảm giác khó chịu cho trẻ. 

Trẻ em bị nhiệt miệng không nên ăn gì?

Đồ ăn mặn

Ngay cả trong bữa ăn hàng ngày, cha mẹ cũng không nên cho trẻ ăn quá mặn vì đồ ăn mặn chỉ làm trẻ bị đau rát và khiến các vết thương ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. 

Đồ ăn chua

Đồ ăn chua thường chứa nhiều axit có thể khiến trẻ bị đau xót khi ăn. Vì vậy cha mẹ nên hạn chế các loại trái cây hoặc đồ ăn chua để trẻ cảm thấy thoải mái hơn. 

Cách Phòng ngừa tình trạng trẻ hay bị nhiệt miệng

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Vệ sinh khoang miệng thật sạch sẽ là yêu cầu đầu tiên giúp phòng ngừa tình trạng nhiệt miệng ở trẻ. Với các bé trên 3 tuổi, cha mẹ có thể hướng dẫn cho con đánh răng đúng cách và súc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý. 

Hạn chế tổn thương niêm mạc miệng

Cha mẹ nên kiểm soát không cho trẻ ăn các loại đồ ăn cứng để tránh nguy cơ trầy xước bên trong má. Bên cạnh đó, phụ huynh nên chọn các loại bàn chải có lông mềm và không để trẻ nói chuyện trong bữa ăn để tránh cắn vào má. 

Chế độ dinh dưỡng khoa học

Cha mẹ nên cần bằng dinh dưỡng cho trẻ, tránh các loại đồ ăn chiên xào hoặc đồ ăn cay nóng. Bên cạnh đó, cần bổ sung các loại rau xanh và trái cây trong thực đơn hàng ngày của trẻ.

Điều trị nhiệt miệng cho trẻ ở đâu?

Nếu tình trạng nhiệt miệng của trẻ kéo dài quá 2 tuần, cha mẹ nên cho trẻ tới thăm khám tại các cơ sở nha khoa hoặc bệnh viện chuyên khoa để nhanh chóng điều trị dứt điểm. Các bậc phụ huynh có thể đưa các con tới Nha khoa Parkway.

Các bác sĩ tại Nha khoa Parkway được đào tạo tại các trường hàng đầu về y khoa. Đồng thời, đội ngũ y bác sĩ tại Parkway rất thân thiện giúp trẻ không bị hoảng sợ khi thăm khám và điều trị. Bên cạnh đó, cơ sở và trang thiết bị tại nha khoa Parkway được đánh giá là hiện đại bậc nhất theo chuẩn Singapore. Do đó cha mẹ hãy cho các con được chăm sóc sức khỏe răng miệng tại Nha khoa Parkway. Dưới đây là hệ thống cơ sở Nha khoa Parkway: 

Nhiệt miệng khiến trẻ trở nên biếng ăn và quấy khóc. Các bậc phụ huynh hãy để Nha khoa Parkway có cơ hội đồng hành và chăm sóc sức khỏe răng miệng cho con yêu của bạn. 

Tin tức sự kiện khác

Những tác dụng phụ của thuốc tê nhổ răng mà bạn nên biết

Tác dụng phụ của thuốc tê nhổ răng có thể gặp phải mà bạn nên biết

Việc tiêm thuốc tê khi nhổ răng có thể giúp bệnh nhân giảm đau trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bệnh nhân gặp tác dụng phụ sau khi được gây tê. Trong bài viết này, hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu về những tác dụng phụ của […]

Xem chi tiết
Trụ Implant Straumann của nước nào? Trồng răng Implant Straumann giá bao nhiêu?

Trụ Implant Straumann của nước nào? Trồng răng Implant Straumann giá bao nhiêu?

Trụ Implant Straumann là dòng sản phẩm được đánh giá cao về thiết kế, chất lượng và khả năng tích hợp xương nhanh chóng. Hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu tất tần tật mọi thứ về trụ Implant Straumann qua bài viết sau nhé! Đôi nét về trụ Implant Straumann Giới thiệu về tập […]

Xem chi tiết
trám răng composite và những điều bạn cần biết

Trám răng composite là gì? Ưu điểm khi trám răng bằng vật liệu composite

Trám răng composite là kỹ thuật sử dụng vật liệu để phục hình răng thẩm mỹ phổ biến hiện nay. Vậy trám răng composite là gì? Khi trám răng bằng vật liệu composite thì có những ưu điểm nào? Cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Trám răng composite là […]

Xem chi tiết
3 nguyên nhân gây nên tình trạng răng chết tủy

Răng chết tủy có nguy hiểm không? Nguyên nhân và dấu hiệu là gì?

Tủy răng chứa các mạch máu dây thần kinh nuôi dưỡng toàn bộ răng và nhận diện cảm xúc. Khi răng bị chết tủy sẽ gây nên tình trạng đau nhức, mất đi chức năng ăn nhai và nghiêm trọng hơn là dẫn đến nguy cơ mất răng. Vậy răng chết tủy là gì? Có […]

Xem chi tiết