Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

20 Cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất tại nhà

Nhiệt miệng thường xảy đến với rất nhiều đối tượng và nhiều nguyên nhân khác nhau. Bài viết hôm nay của Parkway sẽ đem đến cho bạn hơn 20 cách chữa nhiệt miệng nhanh chóng và hiệu quả nhất. Cùng Parkway theo dõi nhé. 

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng có thể coi là một trong các bệnh lý liên quan đến răng miệng phổ biến nhất. Nhiệt miệng có thể xảy ra ở nhiều đối tượng và không phân biệt độ tuổi. Mặc dù nhiệt miệng không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng lại gây ra rất nhiều phiền toái cho cuộc sống thường ngày.

Nhiệt miệng là gì?

Hình ảnh bị nhiệt miệng

Biểu hiện dễ nhận thấy nhất của nhiệt miệng là xuất hiện các đốm trắng và vàng với kích thước nhỏ. Chúng thường gây đau rát khá khó chịu. 

Nguyên nhân bị nhiệt miệng

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng. Tuy nhiên các bác sĩ nhận định các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhiệt miệng là suy giảm chức năng gan, suy giảm hệ miễn dịch, tổn thương miệng hoặc thiếu hụt một số chất dinh dưỡng. 

Những triệu chứng và biểu hiện của người bị bệnh nhiệt miệng 

Với người bị nhiệt miệng thường thấy xuất hiện các đốm trắng với kích thước từ 1-2 mm ở dưới lưỡi hoặc niêm mạc miệng. Các đốm màu trắng có nước và có chiều hướng to dần. Sau khi các mọng nước vỡ ra có thể tạo thành vết loét.

Những triệu chứng và biểu hiện của người bị bệnh nhiệt miệng 

Nhiệt miệng sẽ gây ra những khó chịu ở vùng dưới nướu, vùng lưỡi. Nếu nhiệt miệng không khỏi sau vài tuần, có thể trở nên tấy đỏ và đau đớn, thậm chí là khiến người bệnh phải chịu đựng các cơn sốt cao. 

20 Cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất  tại nhà 

Sử dụng nước muối

Mặc dù nước muối không thể làm hết nhiệt miệng ngay lập tức nhưng lại cho hiệu quả lâu dài. Súc miệng bằng nước muối hàng ngày có thể giúp làm giảm các cơn đau và nhanh làm khô vết loét. 

20 Cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất  tại nhà 

Bạn chỉ cần súc miệng bằng nước muối trong khoảng từ 15 đến 30 giây và thực hiện 2 đến 3 lần mỗi ngày để cảm nhận hiệu quả.

Sử dụng Baking soda

Ngoài nước muối, các bạn có thể áp dụng các trị nhiệt miệng nhanh chóng và an toàn khác là súc miệng bằng baking soda. Baking soda là một loại mấy có khả năng cân bằng độ pH và nhanh chóng làm lành vết thương. 

20 Cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất  tại nhà 

Cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất bằng mật ong 

Mật ong có tác dụng rất tốt trong điều trị nhiệt miệng bởi trong mật ong có chất kháng khuẩn và kháng viêm giúp cho các nốt nhiệt không bị sưng tấy đỏ. 

Bạn có thể bôi mật ong trực tiếp lên vết loét hoặc pha với trà nóng để uống hàng ngày. 

20 Cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất  tại nhà 

Cách trị nhiệt miệng bằng dầu dừa 

Trong dầu dừa có chứa acid lauric tự nhiên do đó có thể tận dụng dầu dừa như một cách điều trị nhiệt miệng. Dầu dừa có khả năng giảm đau và giảm sưng rất tốt. Bạn chỉ cần sử dụng một lượng dầu dừa nguyên chất bôi lên vết loét mỗi ngày, các vị trí nhiệt miệng sẽ tiêu dần. 

Chữa nhiệt miệng bằng Cúc La Mã

Cúc La Mã có vị ngọt thơm và rất dễ chịu. Bên cạnh công dụng giúp thư giãn, trà Cúc La Mã còn giúp giảm đau và chữa lành vết thương rất tốt. Lý do bởi trong trà có chứa hai loại chất levomenol và azulene giúp sát trùng và kháng viêm hiệu quả.

20 Cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất  tại nhà 

Mẹo chữa nhiệt miệng từ sữa chua

Sữa chua có chứa men vi sinh sống, do đó nó có khả năng giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Trong khi đó, vi khuẩn HP hoặc bệnh viêm ruột thừa cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng. Vì vậy bạn nên ăn sữa chua mỗi ngày để tiêu giảm tình trạng nhiệt miệng. 

20 Cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất  tại nhà 

Cách để hết nhiệt miệng từ bã chè khô

Sử dụng bã chè khô để chữa nhiệt miệng là biện pháp không hề tồi. Sau khi pha trà như bình thường, bạn có thể lấy bã trà khô để đắp lên các vết nhiệt. Ngoài ra bạn có thể dùng nước trà pha được để uống hàng ngày giúp cơ thể thanh lọc. 

20 Cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất  tại nhà 

Cách để hết nhiệt miệng từ bột sắn dây 

Không phải bỗng nhiên bột sắn dây được sử dụng nhiều trong đông y như một thần dược để thanh nhiệt và giải độc. Bạn có thể pha bột sắn dây để uống sống hoặc quấy nóng để dùng. Tuy nhiên những bệnh nhân tiểu đường  hoặc ung thư không nên áp dụng phương pháp này.

20 Cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất  tại nhà 

Cách để hết nhiệt miệng từ cỏ mực và mật ong

Cỏ mực còn được biết đến với cái tên thân thuộc hơn là cỏ nhọ nồi. Đây là một loại thảo dược có tính sát khuẩn tốt và được dùng nhiều trong đông y. Sau khi đã giã nát cỏ mực và lấy nước cốt, bạn pha nước với 1 thìa mật ong và dùng hôn hợp pha được để chấm lên vết nhiệt miệng. 

20 Cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất  tại nhà 

Cách chữa nhiệt miệng tại nhà bằng nước khế chua

Sau khi rửa sạch khế chua, bạn cắt nhỏ và cho vào nồi nước đun sôi. Sau khi nước khế đã nguội hẳn, bạn sử dụng để ngậm và nuốt dần. Bạn có thể áp dụng cách làm này để chữa nhiệt miệng sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ. 

20 Cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất  tại nhà 

Cách để hết nhiệt miệng bằng giấm táo 

Trong giấm táo có chứa axit axetic, do đó có khả năng loại trừ vi khuẩn có hại rất tốt, đồng thời gia tăng vi khuẩn có lợi cho răng miệng. Việc sử dụng nước giấm táo để súc miệng thường xuyên có thể khiến các vết loét nhanh chóng biến mất. 

20 Cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất  tại nhà 

Cách hết nhiệt miệng với rau đắng

Điều trị nhiệt miệng bằng phương pháp này rất đơn giản. Bạn chỉ cần phơi khô rau đắng và đem đun nước uống như trà. Các vết nhiệt miệng sẽ nhanh chóng tan biến đi. 

Lá húng chó giúp giảm nhiệt miệng

Sau khi đã làm sạch rau húng chó, bạn hãy nhai 3 đến 4 lá húng chó với hài hạt muối, sau đó nuốt và súc miệng lại bằng nước mát. Cách làm này cũng giúp bạn hết nhiệt miệng nhanh chóng mà không tốn nhiều chi phí. 

Bổ sung thêm vitamin B

Bằng cách bổ sung vitamin B, bạn đã tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và đẩy lùi các loại vi khuẩn gây loét miệng. Ngoài sử dụng thực phẩm chức năng, bạn có thể bổ sung vitamin có trong các loại thực phẩm như cá, trứng, sữa đậu nành, gạo,…

20 Cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất  tại nhà 

Bổ sung kẽm

Tương tự như vitamin, bạn có thể áp dụng phương pháp bổ sung kẽm để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp nhanh chóng làm giảm tình trạng nhiệt miệng. Tuy nhiên bổ sung kẽm với liều lượng thế nào, bạn cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ. 

Bổ sung sắt

Để biết chắc chắn nhiệt miệng có phải do thiếu sắt hay không, bạn nên đi khám tại các cơ sở y tế và chỉ bổ sung sắt khi có chỉ định của bác sĩ.

Sử dụng oxy già

Oxy già còn được gọi với tên khoa học là hydrogen peroxide. Đây là 1 loại dung dịch sát khuẩn có công dụng làm sạch vết thương hiệu quả. Ngoài ra dung dịch này còn làm giảm tối đa các vi khuẩn trong miệng. Tuy nhiên các bác sĩ không ưu tiên sử dụng oxy già để điều trị nhiệt miệng vì dung dịch này có thể tiêu diệt bạch cầu và làm tổn thương các tế bào khỏe mạnh.

Sử dụng nước súc miệng chuyên dụng

Ngoài các phương pháp trên, bạn có thể sử dụng nước súc miệng đã được kiểm nghiệm bởi Bộ y tế để đẩy nhanh quá trình làm lành các vết thương do nhiệt miệng gây ra. 

20 Cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất  tại nhà 

Sử dụng DGL – Deglycyrrhizinated

Theo các nghiên cứu khoa học, dung dịch Deglycyrrhizinated có khả năng giảm đau rất tốt. Bạn chỉ cần trộn ½ thìa DGL với nước lọc để súc miệng hàng ngày.

Không sử dụng các chất chứa Sodium Lauryl Sulfate

Một số loại kem đánh răng hoặc nước súc miệng có chứa Sodium Lauryl Sulfate. Bạn cần lưu ý không sử dụng các loại sản phẩm này bởi Sodium Lauryl Sulfate bởi đây được coi là một trong các nguyên nhân khiến nhiệt miệng dễ bị tái phát. 

Bài thuốc ngậm chữa nhiệt miệng

Dưới đây là 3 bài ngậm chữa nhiệt miệng mà bạn có thể tham khảo: 

  • Sắc nước lá xuyên tâm để súc miệng và ngậm. 
  • Sắc nước hoàng liên để ngậm vài lần trong ngày. 
  • Sắc mật ong, thanh diệp thật kỹ với nước và dùng ngậm hàng ngày. 

Bài thuốc trị nhiệt miệng

Bài thuốc 1: Sắc nước với các nguyên liệu: Thạch cao, huyền sâm, sinh kỳ, sinh địa, ngưu tất, tri mẫu, sắc uống dùng vào buổi sáng và buổi chiều.

Bài thuốc 2: Dùng nước sắc từ ngân hoa, liên kiều, tri mẫu, hoàng bá, sinh địa, huyền sâm, lá tía tô, bạch mao căn, mạch môn, sa sâm, ngưu tất, mẫu lệ, lá tre, cát căn, cỏ mực, trần bì. 

Bài thuốc 3: Uống mỗi ngày 3 lần nước sắc hoàng cầm, chi tử, liên kiều, đương quy, thục địa, rau má, mướp đắng, tang diệp, cỏ mực, đinh lăng, bồ công anh, sài đất, cam thảo đất. 

Những món ăn giúp trị nhiệt miệng

  • Chè bí đỏ – đậu xanh: Chè bí đỏ giúp thanh nhiệt, bổ âm, và chống viêm rất tốt.
  • Canh rau cần – óc lợn giúp thanh nhiệt chống viêm và bổ não.
  • Rau diếp cá: Nhanh chóng giải nhiệt cơ thể.
  • Lá húng chó: Làm mát máu, giảm đau, kháng viêm tốt giúp giảm sưng lợi chảy máu răng.

Lưu ý phòng ngừa nhiệt miệng hiệu quả

Để không bị tái phát tình trạng nhiệt miệng, bạn nên lưu ý cách phòng ngừa hiệu quả. 

  • Hạn chế các tổn thương răng miệng trong khi vệ sinh răng. 
  • Không sử dụng các loại thực phẩm quá cứng, 
  • Nhai kỹ và ăn chậm để không cắn vào lưỡi. 
  • Bổ sung thường xuyên các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
  • Hạn chế rượu, bia và đồ uống có cồn. 
  • Cân bằng công việc và cuộc sống để giảm căng thẳng. 
Lưu ý phòng ngừa nhiệt miệng hiệu quả

Thăm khám và điều trị các bệnh lý về răng ở đâu uy tín

Để nhanh chóng phát hiện các vấn đề liên quan đến răng miệng và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất, bạn nên tới Nha khoa Parkway để các bác sĩ thăm khám và tư vấn tận tình. Nha khoa Parkway là đơn vị nha khoa mới góp mặt trên thị trường nhưng đã nhanh chóng chiếm lĩnh được thị phần. Thế mạnh của Nha khoa Parkway là dịch vụ niềng răng thẩm mỹ. Bên cạnh đó, nha khoa còn cung cấp các dịch vụ thăm khám và chăm sóc răng miệng khác. 

Toàn bộ đội ngũ bác sĩ tại Nha khoa Parkway đều sở hữu tay nghề cao với chuyên môn được đào tạo tại các trường chuyên về y khoa hàng đầu trong và ngoài nước. Ngoài ra, hệ thống trang thiết bị tại nha khoa được đầu tư hiệu quả và đồng bộ, có thể hỗ trợ bác sĩ trong quá trình chẩn đoán và chữa trị các bệnh lý. Bên cạnh đó, trang thiết bị hiện đại cũng giúp bệnh nhân không gặp đau đớn trong quá trình điều trị. 

Hiện tại nha khoa Parkway đã có mặt tại Hà Nội, Bắc Ninh, Vinh, Bình Dương và TP.HCM. Hãy để Nha khoa Parkway có cơ hội được chăm sóc sức khỏe răng miệng của bạn và người thân. 

Tin tức sự kiện khác

Sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Bác sĩ giải đáp

Không ít bệnh nhân quan tâm đến việc chăm sóc sau khi nhổ răng để nhanh chóng hồi phục. Trong đó, nhiều bạn thắc mắc sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Vấn đề khá đơn giản nhưng trong giai đoạn nhạy cảm vừa mới nhổ răng xong, bạn cũng nên chú ý […]

Xem chi tiết

Bảng giá trồng răng implant giá bao nhiêu tiền? Chi phí mới nhất 2024

Trồng răng Implant là phương pháp phục hồi răng toàn diện giúp bạn cải thiện chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng. Vậy bảng giá trồng răng Implant giá bao nhiêu tiền? Cập nhật ngay báo giá chi phí làm răng bằng phương pháp implant mất bao nhiêu 1 cái mới nhất hiện […]

Xem chi tiết

Top 15 địa chỉ làm răng giả uy tín ở Hà Nội 2024

Mất răng ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, nói chuyện và thẩm mỹ của răng. Nếu không được điều trị kịp thời, mất răng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Trồng răng giả là phương pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng mất răng. Vậy nên trồng răng ở […]

Xem chi tiết

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu? Bảng giá chi tiết 2024

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu đang là mối bận tâm của không ít người khi có nhu cầu thẩm mỹ răng miệng. Bởi kỹ thuật chỉnh nha này dễ dàng khắc phục hầu hết các nhược điểm về răng giúp mang lại nụ cười tự tin, tỏa nắng. Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu […]

Xem chi tiết