Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Trám răng thưa bao nhiêu tiền? Bảng giá trám răng thưa 2023

Răng thưa không chỉ khiến thẩm mỹ răng miệng của bạn kém hơn mà còn tạo cơ hội để thức ăn thừa giắt lại, khiến bệnh lý nha khoa phát sinh. Một trong những giải pháp khắc phục răng thưa phổ biến nhất là trám răng thưa. Vậy bảng giá trám răng thưa bao nhiêu tiền? Phương pháp này có độ bền ra sao, có gây đau đớn khi thực hiện không? Nha khoa Parkway sẽ giải đáp cùng bạn qua bài viết dưới đây!

 

Nguyên nhân răng bị thưa là gì?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến răng bị thưa, có 2 nhóm nguyên nhân có thể kể đến như sau: 

  • Nguyên nhân chủ quan: Do thói quen trong quá trình răng mọc tác động dẫn đến một trong hai chiếc răng cửa mọc lệch lạc, chìa ra ngoài hoặc cụp vào trong cũng là nguyên nhân tạo nên kẽ hở ở giữa vị trí các răng cửa; các bệnh về răng miệng do không giữ gìn vệ sinh khoang miệng tốt,… 
  • Nguyên nhân khách quan: Mất cân đối giữa kích cỡ răng và cung hàm, thiếu mầm răng bẩm sinh hoặc do mọc ngầm; răng mọc ngầm ngay bên dưới chân răng cửa; các bệnh lý răng miệng khách quan,… 

Trong đó phổ biến là các nguyên nhân dẫn đến bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, mòn cổ chân răng, sâu răng,…

Trám răng thưa là gì?

Trám răng thưa là giải pháp điều trị tình trạng răng thưa phổ biến hiện nay và thường được xem như một phương pháp điều trị nha khoa thẩm mỹ. 

Hình ảnh răng cửa bị thưa

Răng thưa làm giảm tính thẩm mỹ của mụ cười

Trong đó, nha sĩ sẽ sử dụng loại vật liệu trám thẩm mỹ, hay còn được gọi là Composite có tính dẻo để tạo hình trên răng. Đây là loại vật liệu với màu sắc có thể tùy chỉnh theo màu răng thật nên khi trám nhìn sẽ rất tự nhiên và giống răng thật. Đây không phải là một phương pháp điều trị đặc biệt xâm lấn, nó phù hợp với hầu hết mọi người. Bạn có thể thực hiện trám răng thưa trong các trường hợp sau:

  • Răng khấp khểnh.
  • Răng lệch lạc.
  • Răng bị ố vàng.
  • Răng có vết nứt.
  • Răng ngắn.
  • Răng bị hỏng hoặc mòn do mài.
  • Khoảng trống giữa các răng xa nhau.

Trám răng thưa có tốt không?

Hình ảnh răng cửa bị thưa cả 2 hàm

Trám kẽ răng thưa mang lại nhiều lợi ích cho chúng ta:

  • Không gây ảnh hưởng xấu tới răng thật bởi không xâm lấn vào cấu trúc răng. Qua đó răng thật được bảo tồn và đảm bảo chức năng ăn nhai như bình thường.
  • Khắc phục khuyết điểm răng thưa, khiến hàm răng đều, đẹp.
  • Ngăn ngừa sâu răng.
  • Thủ thuật nhanh chóng, chỉ cần 15 phút để hoàn thành trám một kẽ răng thưa.
  • Vật liệu trám có màu sắc y hệ răng thật nên không bị lộ miếng trám.

Như vậy có thể thấy trám răng thẩm mỹ không gây hại tới sức khỏe răng miệng của chúng ta mà còn giúp khắc phục khiếm khuyết răng thưa.

Có nên trám răng thưa không?

Răng thưa gây khó khăn trong quá trình ăn nhai, làm cho thức ăn dễ nhét vào kẽ răng, nếu vệ sinh không kỹ sẽ gây nên các bệnh lý răng miệng như: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu…

Trám răng thưa là phương pháp an toàn, không phải điều trị xâm lấn phức tạp và có chi phí nhỏ hơn so với bọc răng sứ. Trong đó, nha sĩ áp dụng một loại nhựa composite có màu răng lên một hoặc nhiều răng của bạn để sửa chữa những hư hỏng. Đây là một phương pháp điều trị nhanh chóng và hiệu quả có thể hoàn thành chỉ trong một lần đến cơ sở nha khoa. Về thời gian, vết trám răng cửa có thể tồn tại từ 4 đến 8 năm. Do đó, trám răng thưa là cần thiết khi gặp vấn đề thưa răng. 

Nên bọc sứ hay trám bọc sứ răng thưa

Hai phương pháp giúp khắc phục tình trạng răng thưa, hở kẽ được nhiều người sử dụng hiện nay đó là trám kẽ hở giữa 2 răng và bọc sứ. Cả hai phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng, tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi người mà lựa chọn phương pháp phù hợp và tối ưu nhất.

Trám răng thưa

Ưu điểm

  • Không mài răng nên giúp bảo tồn răng thật một cách tối đa.
  • Thời gian thực hiện nhanh chóng.
  • Chi phí thấp.

Nhược điểm: 

Phương pháp trám răng thưa có thời gian sử dụng khá ngắn, chỉ khoảng 2-3 năm và dễ bị rơi ra nếu như ăn các thức ăn quá cứng, dai.

Hình ảnh cô gái có răng cửa bị thưa

Bọc sứ cho răng thưa

Ưu điểm

  • Răng sứ có độ bền và chịu lực tốt, nên khách hàng sau khi bọc sứ có thể thoải mái ăn nhai.
  • Đem lại hàm răng trắng, sáng và đều màu hơn.
  • Có thời gian sử dụng khá lâu, lên đến 20 năm.

Nhược điểm: 

Khi thực hiện bọc sứ, bác sĩ sẽ tiến hành mài răng thật để làm cùi răng. Do đó, răng thật sẽ bị yếu đi, thậm chí bị gãy, rụng nếu như lựa chọn nha khoa không uy tín để sử dụng dịch vụ.

Nên dùng vật liệu gì để trám răng thưa?

Composite

Composite có chi phí ở mức trung bình nên đa số các ca trám răng ngày nay thường dùng Composite.

Ưu điểm 

  • Tính thẩm mỹ cao, màu sắc tự nhiên
  • Có độ chịu lực, độ cứng cao hơn khi so sánh với Amalgam.
  • Quá trình trám răng dễ dàng, xong ngay chỉ trong một lần thăm khám và thực hiện.

Nhược điểm

  • Vật liệu dễ bị đổi màu, bám màu, nhiễm màu từ thực phẩm hoặc thuốc kháng sinh (gây mất thẩm mỹ).
  • Nếu kẽ răng cửa thưa lớn (trên 2mm) thì miếng trám dễ bị bong bật, sứt mẻ trong quá trình sử dụng.

Do vậy, nếu để sử dụng tạm thời trong 1 hoặc 2 năm thì bạn vẫn có thể trám răng thưa với Composite. Còn nếu tính đường dài hơn thì bạn nên tham khảo vật liệu sứ Inlay-Onlay.

Sứ Inlay-Onlay

Hàn răng thưa với sứ Inlay – Onlay là sự lựa chọn tốt nhất trong mọi trường hợp, kể cả là trám răng cửa thưa hay trám răng hàm. Sứ Inlay – Onlay có ưu điểm hơn Composite hay Amalgam ở những điểm sau:

  • Vật liệu giống với mão răng sứ giúp gia tăng tối đa độ cứng, độ bền. Sứ Inlay-Onlay có độ cứng trung bình cao gấp hơn 5 lần răng thật.
  • Sứ Inlay-Onlay không bị tác động bởi nhiệt độ hay môi trường nên không xảy ra tình trạng co giãn như vật liệu trám thông thường.
  • Màu sắc của sứ Inlay-Onlay cực cao, tương đương với màu răng thật tới 99,99%.
  • Chất lượng phục hình tương đương kỹ thuật bọc răng sứ nhưng không phải mài răng. Từ đó giúp bảo vệ được toàn vẹn mô răng thật.
Hình ảnh răng thưa trước khi trám

Tuy nhiên, khi trám răng thưa với sứ Inlay-Onlay thì chi phí cũng sẽ rất cao. Do đó phương pháp này cũng khiến rất nhiều người phân vân. Cuối cùng, nếu kẽ răng thưa của bạn quá lớn (trên 2mm) thì trám răng thưa bằng sứ Inlay-Onlay sẽ tốt hơn. Về lâu dài, phương pháp này sẽ mang lại nhiều lợi ích vô hình khác cho bạn.

Thời gian trám răng thưa mất bao lâu?

Tuỳ vào tình trạng răng hàm cụ thể của mỗi người, thời gian trám răng có thể dao động trong khoảng từ 15 – 40 phút. Thông thường, trám răng thưa hoặc vỡ mẻ chỉ mất từ 15 – 20 phút cho 1 răng. Lưu ý rằng, trám răng chỉ áp dụng cho những trường hợp răng bị thưa và vỡ mẻ nhẹ, không liên quan đến khớp cắn và cấu tạo của hàm răng.

Quy trình trám răng thưa thẩm mỹ phụ thuộc vào các yếu tố nào?

Bác sĩ khám răng trước khi tiến hành quy trình trám răng thưaCó nhiều yếu tố tác động lên quy trình trám răng thưa thẩm mỹ. Parkway sẽ giúp bạn liệt kê những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất tới quy trình này.

Vật liệu

Vật liệu là yếu tố rất quan trọng đối với quy trình trám răng. Hiện nay có hai loại vật liệu trám răng thông dụng là Composite và Amalgam. Cả hai loại đều sở hữu tính thẩm mỹ cao, độ bền tốt nên được nhiều nha sĩ khuyến khích.

Tay nghề của bác sĩ

Nếu bác sĩ có tay nghề cao về trám răng thì miếng trám sẽ đẹp mắt, không gồ ghề và có độ bám chắc tốt. Ngược lại, nếu bác sĩ trám răng thiếu kinh nghiệm, tay nghề còn non thì miếng trám dễ bị bong tróc, bề mặt trám không được đẹp mắt.

Chăm sóc sau trám

Việc chăm sóc sau khi trám răng thưa cũng quyết định độ bền của trám. Muốn miếng trám duy trì được lâu thì bạn cần chăm sóc răng miệng theo đúng chỉ dẫn của nha sĩ.

Quy trình trám răng thưa

Dưới đây là quy trình trám răng trực tiếp:

  • Bước 1: Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể dùng thuốc tiêm gây tê cục bộ để gây tê vùng răng, khiến cho bệnh nhân có được cảm giác thoải mái nhất trong quá trình tiến hành.
  • Bước 2: Trước khi gắn, bề mặt răng được đánh nhám và phủ nhẹ một lớp dung dịch dưỡng để chất liệu gắn kết dễ dàng bám dính hơn.
  • Bước 3: Sử dụng vật liệu nhựa composite có cấu trúc ổn định, khả năng chịu sự mài mòn, độ nén chịu lực rất cao độ bền cao, không độc hại, không gây kích ứng đối với khu vực trám răng và có màu sắc tự nhiên. Sau khi rửa sạch gel khắc, nhựa composite lỏng có độ bóng vừa phải sẽ được sơn lên thành một lớp mỏng, lấp đầy các lỗ nhỏ này để tạo ra một liên kết vi cơ mạnh. Sử dụng sóng UV đặc biệt được sử dụng để làm cứng vật liệu liên kết này. Khi lớp đầu tiên được bảo dưỡng, lớp khác được sơn lên và đóng rắn. Bác sĩ nha khoa sẽ tiếp tục xây dựng các lớp cho đến khi việc phục hồi có độ dày cần thiết. Quy trình liên kết một răng thường mất từ ​​30 đến 60 phút từ khi bắt đầu đến khi kết thúc.
  • Bước 4: Cuối cùng miếng trám được đánh bóng để kết thúc quá trình trám răng. Nếu răng của bạn bị thưa nhiều và ảnh hưởng đến cấu trúc toàn hàm, Bác sĩ sẽ cân nhắc bọc sứ hoặc niềng răng để cân chỉnh răng đều đặn giúp hàm răng cân đối và chuẩn khớp cắn.

Trám răng thưa có bền không? Có gây đau nhức gì không?

Trám răng thưa không gây cảm giác đau nhức vì phương pháp này chỉ tác động lên vỏ ngoài của răng chứ không ảnh hưởng tới cấu trúc bên trong của răng. Không có con số cụ thể cho độ bền của trám răng. Trám răng thưa bền hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chất lượng của vật liệu trám, trình độ bác sĩ và công nghệ trám răng, cách bệnh nhân chăm sóc răng sau khi trám. (2)

Độ bền dựa trên vật liệu trám

Độ bền của các loại vật liệu trám có sự khác nhau, có loại lâu dài, có loại chỉ rất ngắn. Vật liệu trám kim loại quý và amalgam thì rất cứng chắc, chịu lực nhai tốt nên độ bền có thể kéo dài từ 5-6 năm. Thậm chí có một số trường hợp sử dụng miếng trám từ vật liệu kim loại quý đã có độ bền tới 10 năm.

Một loại vật liệu trám khác rất thông dụng là composite. Vật liệu này có ưu điểm là màu sắc tương tự răng thật, chống ăn mòn tốt và có thể duy trì trong khoang miệng từ hai đến ba năm.

Với những loại vật liệu trám trôi nổi, không rõ nguồn gốc thì tuổi thọ miếng trám sẽ rất thấp, chỉ vài tháng tới một năm là có thể bị bong tróc hoặc nứt vỡ.

Trình độ bác sĩ và công nghệ trám răng

Dù bạn sử dụng vật liệu trám cao cấp nhưng nếu bác sĩ có tay nghề kém, thực hiện sai kỹ thuật trám răng và công nghệ trám lạc hậu thì độ bền miếng trám cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Trám răng thưa thẩm mỹ giữ được bao lâu?

Trám răng giữ được bao lâu? Miếng trám răng được ví như một miếng vá để cải thiện khuyết điểm của răng. Vì vậy mà nó chỉ có thể duy trì trong một thời gian nhất định. Nếu bác sĩ có trình độ cao, kỹ thuật hàn trám răng tiên tiến và trang thiết bị tối tân kết hợp vật liệu trám chất lượng cao thì miếng trám răng thưa thẩm mỹ có thể tồn tại từ 2 năm đến 5 năm.

Tuy nhiên, vật liệu trám răng phục vụ mục đích thẩm mỹ thường kém bền hơn vật liệu trám răng kim loại. Nếu bạn muốn gia tăng độ bền của miếng trám thì cần tuân thủ những chỉ dẫn của bác sĩ về chăm sóc răng sau trám.

Chăm sóc sau khi trám răng

Nếu được chăm sóc đúng cách, một chiếc răng trám sẽ đẹp từ 3 đến 10 năm. Do đó mà sau khi trám răng, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt vệ sinh răng miệng vô cùng quan trọng. Chú ý tuyệt đối không nên ăn nhai ít nhất là 2 giờ sau đó để đảm bảo vết hàn đã đông cứng và bám chắc vào răng.

Tiếp đó là duy trì hoạt động đánh răng với kem đánh răng có chứa flour hai lần mỗi ngày; dùng chỉ nha khoa làm sạch các kẽ răng; thực hiện thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần vẫn luôn cần được duy trì đều đặn… Ngoài ra bạn cũng cần chú ý tránh các hoạt động có thể làm hỏng răng và mối liên kết trám răng như: cắn thực phẩm cứng, nhai đá, ngậm dụng cụ viết trong miệng, nghiến răng, dùng tăm xỉa răng,… 

Chăm sóc răng sau khi trám

Những lưu ý sau khi trám răng thưa

Những lưu ý khi trám răng thưa

Trước khi trám răng

  • Chọn địa chỉ nha khoa uy tín: có trang thiết bị hiện đại và bác sĩ thực hiện có chuyên môn cao.
  • Vệ sinh răng miệng cẩn thận trước khi tới nha khoa điều trị.
  • Hạn chế ăn các đồ ăn cứng: để tránh những tổn thương trước khi trám răng làm quá trình điều trị trở nên khó khăn.

Trong quá trình trám răng

Trong quá trình trám răng nếu cảm thấy đau khó chịu thì đừng cố chịu đựng mà hãy thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để bác sĩ điều chỉnh lại tốc độ.

Sau khi trám răng

Những lưu ý sau khi trám răng đóng vai trò rất quan trọng giúp kéo dài tuổi thọ của vết trám, dưới đây là những điều bạn cần lưu ý:

  • Không nên ăn uống ngay sau khi trám răng: Mặc dù bác sĩ đã sử dụng đèn Laser để làm khô chỗ trám răng tuy nhiên bạn vẫn nên đợi 2 tiếng sau khi trám răng hãy ăn uống để tránh làm hỏng chỗ mới trám.
  • Không ăn các đồ ăn cứng, dai, quá nóng hay quá lạnh: Do chỗ trám răng vẫn còn mới và chưa kịp thích ứng được với lực nhai của bạn, vì vậy hãy hạn chế các loại thức ăn trên nếu như không muốn làm thay đổi độ bám dính hay hình dạng của vật liệu trám.
  • Một số loại thực phẩm cần kiêng khi trám răng có hại cho men răng như cà phê, trà, socola,…
  • Khi chải răng nhớ phải nhẹ nhàng đúng cách, không được chải mạnh ở chỗ miếng trám.
  • Nếu nhận thấy 1 điểm nhô lên khiến bạn khó chịu hay cảm thấy không thoải mái thì cần thông báo ngay cho bác sĩ để kịp thời giải quyết.

Bảng Giá trám răng thưa tại nha khoa Parkway 

DỊCH VỤ ĐIỀU TRỊ Đơn vị Giá niêm yết – KV 1 (BD, HCM, Thủ Đức) Giá niêm yết – KV 2 (HN) Giá niêm yết – KV 3 (BN, Vinh)
Dịch vụ hàn trám răng sâu mặt nhai Vết trám 360,000 ₫ 340,000 ₫ 260,000 ₫
Dịch vụ hàn trám răng sâu mặt bên Vết trám 515,000 ₫ 465,000 ₫ 410,000 ₫
Dịch vụ hàn trám cổ răng Vết trám 515,000 ₫ 465,000 ₫ 410,000 ₫
Dịch vụ hàn trám răng thẩm mỹ đóng kín khe hở răng cửa, phục hình răng cửa mẻ góc Vết trám 930,000 ₫ 880,000 ₫ 720,000 ₫

Những tác hại của việc trám răng thưa tại địa điểm không uy tín

Tăng nguy cơ gây sâu răng

Theo kết quả nghiên cứu, rất nhiều trường hợp sau khi trám răng thưa bị sâu chiếc răng bên cạnh do vết trám răng sần sùi khiến cho thức ăn dễ mắc vào tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển gây sâu răng trở lại. Ngoài ra, nếu bác sĩ chưa điều trị triệt để tủy bị viêm do sâu răng, cũng sẽ xuất hiện tình trạng này.

Gây hại cho cơ thể

Thông thường trong nha khoa sử dụng các vật liệu trám răng phổ biến như: Composite, sứ, vàng,… Các vật liệu này có độ bền cao và an toàn với môi trường răng miệng. Tuy nhiên, tại một số cơ sở nha khoa kém chất lượng thường sử dụng các vật liệu rẻ. Nhất là Amalgam – chất được cấu tạo từ thủy ngân, khi dùng có thể gây hại cho cơ thể. Một số biểu hiện thường gặp khi cơ thể bị nhiễm thủy ngân như: Đau đầu, mất ngủ, người run rẩy,…

Vết trám bị bong tróc

Kỹ thuật hàn trám răng thưa nếu được thực hiện bởi bác sĩ tay nghề kém hoặc chất liệu keo dính không đảm bảo sẽ nhanh chóng bị bong tróc. Khi đó có thể gây khiến cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm và rất dễ bị sâu lại.

Răng đau nhức, ê buốt

Đây cũng là một tác hại của việc trám răng mà nhiều người gặp phải. Có nhiều trường hợp là do sử dụng chất liệu trám răng có chứa Amalgam hay bạc. Đây là các kim loại có đặc tính truyền nhiệt lớn nên khi người bệnh ăn đồ quá nóng, quá lạnh sẽ có cảm giác bị ê buốt răng.

Bên cạnh đó cũng có các trường hợp khác do trám răng thưa tại cơ sở kém chất lượng, bác sĩ tay nghề non kém thao tác trám răng không chuẩn xác. Kết quả khiến cho răng bị sai khớp cắn, gây nên tình trạng bị đau nhức răng khi ăn nhai.

Nên trám răng thưa thẩm mỹ hàm dưới, hàm trên ở đâu tốt?

Nếu bạn đang cần giải đáp thắc mắc cũng như một địa chỉ trám răng thưa, phương án chuẩn chính và nhanh nhất chính là thăm khám tại các đơn vị uy tín. Nha khoa Parkway là một đơn vị uy tín có hệ thống phòng khám theo tiêu chuẩn Singapore – quốc gia được đánh giá sở hữu hệ thống y tế hiệu quả và thành công nhất trên thế giới.Hình ảnh nụ cười của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ tại Nha Khoa Parkway

Nếu bạn đang cần tìm địa chỉ để trám răng thưa thì Nha khoa Parkway sẽ giới thiệu cho bạn những nha khoa uy tín nhất qua bài viết sau: Top 14 địa chỉ trám răng tốt nhất TP HCM?

Các trang thiết bị ở Parkway được đánh giá là hiện đại, tân tiến nhất hiện nay cùng với đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ giỏi có kinh nghiệm lâu năm sẵn sàng giúp đỡ bạn. Hiện nay các cơ sở Nha khoa Parkway đã có mặt tại Hà Nội, Bắc Ninh, Bình Dương và TP.HCM giúp bạn thuận tiện thăm khám và trải nghiệm dịch vụ, liên hệ cho chúng tôi qua hotline (024) 9999 8059 hoặc (028) 9999 8059 để nhận được sự tư vấn và phương án trị liệu tốt nhất. 

Tin tức sự kiện khác

Sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Bác sĩ giải đáp Copy

Không ít bệnh nhân quan tâm đến việc chăm sóc sau khi nhổ răng để nhanh chóng hồi phục. Trong đó, nhiều bạn thắc mắc sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Vấn đề khá đơn giản nhưng trong giai đoạn nhạy cảm vừa mới nhổ răng xong, bạn cũng nên chú ý […]

Xem chi tiết

Bảng giá trồng răng implant giá bao nhiêu tiền? Chi phí mới nhất 2024

Trồng răng Implant là phương pháp phục hồi răng toàn diện giúp bạn cải thiện chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng. Vậy bảng giá trồng răng Implant giá bao nhiêu tiền? Cập nhật ngay báo giá chi phí làm răng bằng phương pháp implant mất bao nhiêu 1 cái mới nhất hiện […]

Xem chi tiết

Top 15 địa chỉ làm răng giả uy tín ở Hà Nội 2024

Mất răng ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, nói chuyện và thẩm mỹ của răng. Nếu không được điều trị kịp thời, mất răng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Trồng răng giả là phương pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng mất răng. Vậy nên trồng răng ở […]

Xem chi tiết

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu? Bảng giá chi tiết 2024

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu đang là mối bận tâm của không ít người khi có nhu cầu thẩm mỹ răng miệng. Bởi kỹ thuật chỉnh nha này dễ dàng khắc phục hầu hết các nhược điểm về răng giúp mang lại nụ cười tự tin, tỏa nắng. Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu […]

Xem chi tiết