Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Chi phí trám răng bao nhiêu tiền? Bảng giá trám răng thẩm mỹ 2024

Trám răng vẫn luôn được đánh giá là dịch vụ có mức chi phí tiết kiệm nhưng vẫn đem lại hiệu quả tốt. Cùng Parkway cập nhật bảng giá trám răng bao nhiêu tiền một cái mới nhất 2024 để giải đáp thắc mắc trám răng tốn khoảng bao nhiêu nhé!

bảng giá trám răng bao nhiêu tiền 1 cái

 

Bảng giá trám răng bao nhiêu tiền một cái?

Trước khi đi vào đánh giá dịch vụ trám răng thẩm mỹ 1 cái tốn khoảng bao nhiêu tiền, bạn cần xác định rõ tùy vào từng tình trạng của từng người sẽ có mức đánh giá khác nhau. Từ đó, kinh phí mà bạn phải bỏ ra cũng sẽ như vậy. Do đó, tốt nhất bạn nên đi thăm khám răng thường xuyên để được các bác sĩ tư vấn nhé.

1. Bảng giá trám răng thẩm mỹ năm 2021

Bảng giá trám răng thẩm mỹ cập nhật mới nhất từ nha khoa Parkway, giúp bạn giải đáp trám răng sẽ tiêu tốn kinh phí như thế nào:

Tên dịch vụ Đơn vị Giá niêm yết
Dịch vụ hàn trám răng sâu mặt nhai Vết trám 250,000 ₫
Dịch vụ hàn trám răng sâu mặt bên Vết trám 400,000 ₫
Dịch vụ hàn trám cổ răng Vết trám 400,000 ₫
Dịch vụ hàn trám răng thẩm mỹ đóng kín khe hở răng cửa, phục hình răng cửa mẻ góc Vết trám 700,000 ₫

2. Trám răng có mắc không?

Trên mặt bằng chung thì trám răng là một thủ thuật nha khoa có giá thành tương đối thấp. Nếu so với bọc răng sứ hay niềng răng, nhổ răng thì trám răng có mức giá khiêm tốn hơn hẳn. Vì vậy mà đây là phương pháp phục hồi răng được nhiều người lựa chọn.

Yếu tố nào ảnh hưởng tới chi phí trám răng cao hay thấp?

bác sĩ thăm khám trước khi trám răng để đưa ra giải pháp phù hợpChi phí trám răng bao nhiêu tiền, mắc hay rẻ dao động dựa trên các yếu tố dưới đây:

1. Vật liệu trám răng

Trám răng bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào chất liệu miếng trám được sử dụng tại nha khoa. Thông thường, miếng trám được làm bằng nhựa composite, amalgam hoặc sứ.

Không có vật liệu nào tốt hơn cho tất cả mọi người, tuy nhiên, nhựa composite đang được ưa chuộng do có màu sắc tương tự răng và thường được sử dụng cho trám răng thẩm mỹ. Trong khi đó, sứ là vật liệu có độ bền tốt nhất để thực hiện trám răng. Giá trám răng bằng sứ và composite đều ở mức khá cao.

Vật liệu trám răng rất đa dạng, mỗi loại vật liệu lại có đặc điểm riêng. Ba loại vật liệu trám răng phổ biến nhất là Amalgam, Fuji và vật liệu Composite. Trong đó, vật liệu Amalgam và Fuji thường được sử dụng cho việc trám răng điều trị bệnh lý răng miệng còn Composite thì lại thường được áp dụng cho trám răng thẩm mỹ. Để lựa chọn vật liệu trám thích hợp thì bạn cần trao đổi kỹ với bác sĩ. Mỗi vật liệu trám cũng sẽ kéo theo chi phí khác nhau.

Giá trám răng bằng amalgam là thấp nhất, bởi vật liệu này tương đối rẻ và có độ bền cao. Tuy vậy, do có màu tối nên amalgam thường được dùng để trám các răng phía trong và các răng cối lớn.

2. Mức độ tổn thương

Mức độ tổn thương của răng cũng quyết định trám răng bao nhiêu tiền. Nếu vết nứt, mẻ, vỡ nhỏ thì giá thành trám răng sẽ thấp hơn. Trường hợp răng tổn thương nặng nề do sâu răng nặng, sâu răng ăn vào tủy,… thì sẽ phải kết hợp thêm điều trị tủy, kéo theo chi phí điều trị gia tăng.

3. Số lượng răng, vị trí răng cần trám

Những răng nằm ở các vị trí quá sâu trong hàm, khó trám thì giá trám răng cũng sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, bạn trám càng nhiều răng thì chi phí càng lớn.

Chi phí trám răng tại các nha khoa đều là chi phí áp dụng cho một răng. Nếu bạn cần trám nhiều răng, giá trám răng sẽ được tính bằng giá tại phòng khám nhân số lượng răng cần điều trị.

Phương pháp trám răng phổ biến hiện nay

Hình ảnh chiếc răng sâu đã được trám bằng vật liệu AmalgamHiện nay có hai phương pháp trám răng chính là trám trực tiếp và trám gián tiếp. Trám răng trực tiếp là bôi chất trám thẳng lên răng, sau đó tạo hình miếng trám cho khớp với răng. (1)

  • Phương pháp này sử dụng vật liệu Amalgam, Fuji hoặc Composite Trám gián tiếp còn có tên gọi khác là trám Inlay – Onlay. Cơ chế của phương pháp này là đúc một miếng trám riêng từ chất liệu sứ, sau đó mới đắp lên răng.
  • Phương pháp trám Inlay – Onlay thích hợp với các trường hợp răng sâu nặng, thân răng nhiều khuyết điểm. Phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật cao, chất liệu sứ nguyên chất đắt đỏ nên giá thành cũng cao hơn phương pháp trám trực tiếp.

Những trường hợp nào nên đi trám răng thẩm mỹ

Sau khi bạn đã nắm rõ liệu giá thành trám răng hết khoảng bao nhiêu, thì trám răng thẩm mỹ phù hợp với một số trường hợp, cụ thể như sau:

1. Sâu răng

Sâu răng dạng nhẹ, lỗ sâu nhỏ và sâu chưa ăn vào tuỷ răng thì nên trám răng để điều trị. Việc trám răng sẽ ngăn chặn ngay sâu răng lan rộng và phòng ngừa bệnh này tái phát. Trước khi trám, bác sĩ sẽ thực hiện các thao tác làm sạch lỗ sâu để không gây ảnh hưởng tới miếng trám.

2. Mòn ngót cổ răng

Mòn cổ răng sẽ khiến bạn cảm thấy ê buốt khi đánh răng và nhạy cảm khi răng gặp nóng hoặc lạnh. Việc trám răng sẽ giúp bạn phục hồi lại men răng đã bị hư hại. Tuy nhiên, cần lưu ý là nếu mòn cổ răng quá nặng thì bác sĩ sẽ khuyến khích bạn thực hiện bọc răng sứ hơn.

3. Chấn thương

Răng gặp phải chấn thương do va chạm với vật cứng khiến bề mặt răng bị bể, mẻ, nứt vỡ,… sẽ gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ của răng và tạo cơ hội để vi khuẩn tấn công vào cấu trúc răng. Răng bị chấn thương sẽ gây ra cảm giác đau, buốt và có thể mất chức năng ăn nhai cơ bản.

Trám răng là giải pháp nhanh nhất giúp phục hồi răng gặp phải chấn thương. Miếng trám sẽ bít kín phần nứt, vỡ giúp răng lấy lại vẻ đẹp tự nhiên và chức năng cơ bản. Dù vậy, bạn cũng nên lưu ý là với các trường hợp mẻ vỡ lớn thì việc trám răng không thực sự hiệu quả.

Bác sĩ sẽ khuyến khích bạn bọc răng sứ hoặc nhổ bỏ răng để trồng răng Implant. Bạn cần cân nhắc việc trám răng hay không dựa trên tình trạng chấn thương của răng nhé.

4. Răng thưa

Răng thưa là khiếm khuyết răng miệng phần nhiều do bẩm sinh. Khoảng cách giữa các răng bị rộng hơn mức bình thường làm hàm răng trở nên kém sắc. Không chỉ vậy, các kẽ hở lớn còn là chỗ trú tiềm năng cho vụn thức ăn. Rất nhiều người mắc phải sâu răng, viêm nướu chỉ vì không làm sạch các kẽ răng thưa.

Thông thường, răng thưa sẽ được khắc phục bởi bọc răng sứ hoặc niềng răng. Tuy nhiên nếu ngân sách chỉnh nha của bạn nhỏ và răng không bị thưa quá nhiều thì có thể áp dụng phương pháp trám răng thẩm mỹ. Bạn cần cân nhắc thật kỹ vì trám răng thưa chỉ có hiệu quả tạm thời, không duy trì lâu dài như bọc răng sứ hay niềng răng.

Ngoài ra thì trám răng thưa thẩm mỹ cũng không thực sự đẹp mắt, công dụng chính của phương pháp này chủ yếu nhằm lấp đầy các khoảng trống giữa răng để ngăn ngừa tồn đọng thức ăn.

Trám răng có bảo hiểm y tế không?

Làm sạch răng bằng tăm nướcTrám răng vì mục đích làm đẹp thì sẽ không được chi trả bởi bảo hiểm y tế. Vì việc trám răng thẩm mỹ là do quyết định của mỗi người và không được coi là điều trị bệnh lý nên bảo hiểm sẽ không thanh toán. Ngược lại, nếu bạn phải trám răng do chỉ định của bác sĩ nha khoa nhằm điều trị bệnh lý răng miệng thì sẽ được bảo hiểm chi trả. Vì vậy, bạn cần làm rõ mục đích trám răng của mình trước khi liên hệ phía bảo hiểm nhé!

Trám răng an toàn, hiệu quả tại nha khoa Parkway

Thủ thuật trám răng tuy đơn giản nhưng nếu thực hiện sai cách thì sẽ khiến răng mất thẩm mỹ, vết trám dễ bong tróc, bệnh lý răng miệng trở nặng hơn,… Do vậy, khi trám răng, bạn cũng nên cẩn thận, cân nhắc kỹ trong việc lựa chọn nha khoa. (2)

Nha khoa Parkway là địa chỉ trám răng được nhiều khách hàng tin tưởng. Parkway cam kết sử dụng vật liệu trám cao cấp. Kỹ thuật trám được thực hiện bởi bác sĩ giỏi chuyên môn, tay nghề lâu năm nên vết trám không chỉ bền, đẹp mà còn rất an toàn.

Quy trình trám răng tại nha khoa Parkway rất nhanh gọn, chỉ từ 20 phút – 45 phút cho một vết trám. Quý khách có thể đặt lịch trước để nhận hỗ trợ và ưu đãi hấp dẫn từ nha khoa Parkway!

Xem thêm: 14 địa chỉ trám răng ở đâu uy tín tại tpHCM

Vậy là bài viết trên đã giúp bạn giải đáp băn khoăn bảng giá trám răng bao nhiêu tiền một cái. Chi phí dịch vụ trám răng thẩm mỹ tốn khoảng bao nhiêu có thể thay đổi theo từng giai đoạn nên khi có nhu cầu trám răng, bạn hãy liên hệ hotline 1900 8059 của nha khoa Parkway để được tư vấn chính xác nhất nhé!

Tin tức sự kiện khác

Sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Bác sĩ giải đáp Copy

Không ít bệnh nhân quan tâm đến việc chăm sóc sau khi nhổ răng để nhanh chóng hồi phục. Trong đó, nhiều bạn thắc mắc sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Vấn đề khá đơn giản nhưng trong giai đoạn nhạy cảm vừa mới nhổ răng xong, bạn cũng nên chú ý […]

Xem chi tiết

Bảng giá trồng răng implant giá bao nhiêu tiền? Chi phí mới nhất 2024

Trồng răng Implant là phương pháp phục hồi răng toàn diện giúp bạn cải thiện chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng. Vậy bảng giá trồng răng Implant giá bao nhiêu tiền? Cập nhật ngay báo giá chi phí làm răng bằng phương pháp implant mất bao nhiêu 1 cái mới nhất hiện […]

Xem chi tiết

Top 15 địa chỉ làm răng giả uy tín ở Hà Nội 2024

Mất răng ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, nói chuyện và thẩm mỹ của răng. Nếu không được điều trị kịp thời, mất răng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Trồng răng giả là phương pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng mất răng. Vậy nên trồng răng ở […]

Xem chi tiết

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu? Bảng giá chi tiết 2024

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu đang là mối bận tâm của không ít người khi có nhu cầu thẩm mỹ răng miệng. Bởi kỹ thuật chỉnh nha này dễ dàng khắc phục hầu hết các nhược điểm về răng giúp mang lại nụ cười tự tin, tỏa nắng. Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu […]

Xem chi tiết