Nội dung
Sốt xuất huyết là bệnh dịch khá nguy hiểm và thường bùng thành dịch tại từng thời điểm trong năm. Bệnh có nhiều triệu chứng dễ nhận biết, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người bệnh. Sốt xuất huyết chảy máu chân răng là một trong những dấu hiệu nặng nhưng lại không được để tâm nhiều. Triệu chứng này liệu có nguy hiểm không và điều trị như thế nào? Cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu kĩ trong bài viết dưới đây.
Cần chú ý các trường hợp sốt xuất huyết chảy máu chân răng
1. Sốt xuất huyết là bệnh gì?
Sốt xuất huyết là bệnh rất phổ biến ở các nước nhiệt đới ẩm, do virus Dengue gây ra. Có 4 tuýp virus Dengue là: DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4. Do có tới 4 tuýp virus nên một người có thể mắc bệnh sốt xuất huyết tới 4 lần trong đời. Cũng bởi vậy mà bệnh không tạo được đáp ứng miễn dịch chéo. Những lần bị sốt xuất huyết sau thường nặng hơn lần trước bởi có các kháng thể của nhiều tuýp virus Dengue cùng tồn tại trong cơ thể.
Tình trạng da xung huyết
Thời gian phát bệnh của bệnh sốt xuất huyết thường kéo dài từ 7-10 ngày và có diễn biến khá phức tạp. Các dấu hiệu bệnh bệnh biểu hiện cũng có sự phân lớp khác nhau. Người bệnh có thể chỉ mệt mỏi, sốt cao, đau nhức cơ hoặc nặng hơn như chảy máu chân răng, nôn mửa nặng, phân đen, đi tiểu ra máu,…
Có thể bạn quan tâm
Chảy máu chân răng sau sinh rất dễ xảy ra, vấn đề là chúng ta sẽ điều trị như thế nào để an toàn cho cả mẹ và bé? Cùng tìm hiểu tại:
2. Chảy máu chân răng khi sốt xuất huyết thường diễn ra ở giai đoạn nào?
Sốt xuất huyết có chảy máu chân răng nằm ở giai đoạn diễn biến nặng của sốt xuất huyết. Thông thường khi bị muỗi mang virus Dengue đốt, sau khoảng 4-7 ngày người bệnh có thể có các biểu hiện sau:
- Đột ngột sốt cao
- Đau nhức cơ, khớp, mệt mỏi toàn thân
- Cảm thấy nhức ở hai hố mắt, đau đầu dữ dội
- Thường xuyên thấy buồn nôn, nôn mửa
- Xuất hiện các nốt ban đỏ vào ngày thứ 3 sau khi bắt đầu sốt. Nhiều người hay nhầm lẫn giữa các nốt phát ban này và vết muỗi đốt. Một cách đơn giản để phân biệt được hai nốt này đó là kéo căng vùng da có nốt ban đỏ. Nốt ban đỏ do xuất huyết sẽ không bị mất đi. Ngược lại vết đỏ do muỗi đốt sẽ mất đi và xuất hiện trở lại sau khi buông 2 ngón tay.
Người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt, các nốt ban đỏ lan khắp người từ khoảng ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh. Nhiều người tưởng rằng bệnh đã thuyên giảm khi hết sốt mà không biết rằng đây mới chính là giai đoạn bệnh trở nên nguy hiểm nhất.
Đến gặp bác sĩ khi có các dấu hiệu hiệu bất thường
Ở giai đoạn này, người bệnh cần đặc biệt để ý các dấu hiệu bất thường và đến gặp bác sĩ ngay nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu nặng của bệnh như sau:
- Xuất huyết niêm mạc: Chảy máu cam, đi tiểu ra máu, chảy máu chân răng khi bị sốt xuất huyết, kinh nguyệt kéo dài hoặc ra máu âm đạo bất thường.
- Xuất huyết nội tạng: Nôn ra máu, nôn mửa nhiều, đau tức vùng gan hoặc vùng thượng vị, tay chân lạnh, vật vã, đi đại tiện phân đen,… Nặng hơn nữa là xuất huyết não, nếu không được điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến tử vong.
- Tăng tính thấm thành mạch khiến huyết tương thoát ra khỏi lòng mạch: Điều này dẫn đến tràn dịch màng phổi, màng bụng, cô đặc máu và có thể làm người bệnh bị sốc, gây hạ huyết áp, trụy tim mạch.
Khi thấy cơ thể có dấu hiệu của việc sốt xuất huyết chảy máu chân răng cũng như các dấu hiệu kể trên, hãy ngay lập tức đưa người bệnh tới các cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc và điều trị kịp thời.
3. Nguyên nhân khiến chân răng chảy máu khi sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh khá quen thuộc ở nước ta. Tên bệnh được đặt theo hai triệu chứng đặc trưng nhất là sốt và xuất huyết. Theo thống kê, cứ 3 người thì có 1 người mắc sốt xuất huyết nặng với các triệu chứng: chảy máu cam, chảy máu chân răng khi sốt xuất huyết. Nguyên do là bởi sự tác động của virus làm rối loạn chức năng và giảm tiểu cầu, khiến cho mao mạch bị giãn mỏng, dễ vỡ nứt gây xuất huyết. Ngoài ra, người bệnh sốt xuất huyết cũng phải đối mặt với nguy cơ bị suy đa tạng, tắc nghẽn mạch thiếu máu cục bộ0do gặp phải tình trạng rối loạn đông máu dẫn đến nguy cơ hình thành cục máu đông lòng mạch.
Tại sao lại bị chảy máu chân răng khi sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết bị chảy máu chân răng là dấu hiệu đáng báo động do đây là biểu hiện bệnh đang tiến triển nặng với tình trạng xuất huyết niêm mạc. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nặng và tử vong.
Do vậy, người bệnh cũng cần đặc biệt lưu ý và cần tới các cơ sở y tế khi có dấu hiệu để được theo dõi chăm sóc thêm.
4.Sốt xuất huyết chảy máu chân răng có nguy hiểm không?
Rất nhiều người đặt câu hỏi về mức độ nguy hiểm của sốt xuất huyết kèm chảy máu chân răng. Chảy máu chân răng sốt xuất huyết thực tế không phải quá nguy hiểm, nhưng đây lại là dấu hiệu cho thấy bệnh đã bắt đầu chuyển nặng hơn. Ngoại trừ những trường hợp bị viêm nha chu, sâu răng thường xuyên chảy máu chân răng từ trước. Việc chảy máu chân răng khi bị sốt xuất huyết nếu không được điều trị tốt có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm:
- Suy nhược cơ thể do mất nhiều máu, khiến tình trạng sốt xuất huyết trở nên trầm trọng hơn.
- Thành mạch tăng tính thấm do huyết tương lúc này bị thoát ra khỏi lòng mạch. Máu cô đặc lại, tràn dịch màng phổi dễ thể dẫn tới sốc, hạ huyết áp, trụy tim,…
- Ngoài chảy máu mũi, chảy máu chân răng khi sốt xuất huyết, người bệnh còn có thể bị xuất huyết nội tạng. Với các triệu chứng như nôn mửa, nôn ra máu, đau tức thượng vị, gan, lạnh tay chân,…
- Với những trường hợp nặng, bệnh nhân bị xuất huyết não, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.
5. Điều trị chứng chảy máu khi sốt xuất huyết như thế nào?
Cần biết rằng sốt xuất huyết chảy máu chân răng chỉ là một trong những triệu chứng bệnh. Để biết cần điều trị sốt xuất huyết kèm chảy máu chân răng như thế nào, các bác sĩ cần tổng hợp và xem xét dựa trên tất cả các thông tin triệu chứng, xét nghiệm khác để có thể chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất. Dựa vào những thông tin cần thiết mới có thể đưa ra phương án điều trị phù hợp dựa trên tình hình bệnh của bệnh nhân.
Xác định tình trạng bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp
Đối với những bệnh nhân sốt xuất huyết bị chảy máu nặng như: sốt xuất huyết có chảy máu chân răng, xuất huyết tiêu hóa, chảy máu cam,… sẽ được điều trị cấp cứu bằng cách truyền máu, truyền dịch điện giải, bổ sung tiểu cầu,… Với những trường hợp có triệu chứng sốc nặng, cần cấp cứu nhanh chóng tránh nguy cơ tử vong. Ngoài ra, tùy theo triệu chứng chảy máu chân răng sốt xuất huyết và tiến triển bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc phù hợp để điều trị triệu chứng hỗ trợ.
Khi tình trạng bệnh ổn định hơn, việc chăm sóc và theo dõi y tế cho bệnh nhân cần thực hiện đúng quy trình, nghiêm túc, đề phòng biến chứng bệnh. Cần lưu ý những điểm sau:
- Nên ăn thức ăn nhiều dinh dưỡng, mềm, và dễ hấp thu để tăng sức đề kháng, ngăn ngừa xuất huyết tiêu hóa, sốt xuất huyết chảy máu chân răng.
- Trừ khi có nhiễm trùng kèm theo, không sử dụng kháng sinh.
- Uống nhiều điện giải và hoa quả để giảm sốt, bù dịch.
- Nghỉ ngơi, hạn chế làm việc và tiếp xúc nhiều để tránh lây lan bệnh.
Người bệnh không cần quá lo lắng khi thấy sốt xuất huyết bị chảy máu chân răng, tuy nhiên cũng không được chủ quan. Khi thấy các triệu chứng như trong bài viết đã nêu cần tới cơ sở y tế để được thăm khám và theo dõi kịp thời. Sốt xuất huyết hiện chưa có thuốc chữa hoàn toàn, chỉ điều trị các triệu chứng khi gặp phải. Vậy nên người bệnh cần tuyệt đối nghe theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc tự điều trị tại nhà để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Có thể bạn quan tâm
Bạn đang tìm kiếm các thông tin về phương pháp điều trị hay điều trị chảy máu chân răng ở đâu tốt?…Vậy hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!
Kiến thức về chảy máu chân răng tổng hợp từ A-Z
Sốt xuất huyết chảy máu chân răng nguy hiểm như thế nào?
- Suy nhược cơ thể do mất nhiều máu, khiến tình trạng sốt xuất huyết trở nên trầm trọng hơn.
- Thành mạch tăng tính thấm do huyết tương lúc này bị thoát ra khỏi lòng mạch. Máu cô đặc lại, tràn dịch màng phổi dễ thể dẫn tới sốc, hạ huyết áp, trụy tim,…
- Ngoài chảy máu mũi, chảy máu chân răng khi sốt xuất huyết, người bệnh còn có thể bị xuất huyết nội tạng. Với các triệu chứng như nôn mửa, nôn ra máu, đau tức thượng vị, gan, lạnh tay chân,…
- Với những trường hợp nặng, bệnh nhân bị xuất huyết não, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.
Biểu hiện của sốt xuất huyết chảy máu chân răng?
- Đột ngột sốt cao
- Đau nhức cơ, khớp, mệt mỏi toàn thân
- Cảm thấy nhức ở hai hố mắt, đau đầu dữ dội
- Thường xuyên thấy buồn nôn, nôn mửa
- Xuất hiện các nốt ban đỏ vào ngày thứ 3 sau khi bắt đầu sốt. Nhiều người hay nhầm lẫn giữa các nốt phát ban này và vết muỗi đốt. Một cách đơn giản để phân biệt được hai nốt này đó là kéo căng vùng da có nốt ban đỏ. Nốt ban đỏ do xuất huyết sẽ không bị mất đi. Ngược lại vết đỏ do muỗi đốt sẽ mất đi và xuất hiện trở lại sau khi buông 2 ngón tay.
Lưu ý khi bị sốt xuất huyết chảy máu chân răng
- Nên ăn thức ăn nhiều dinh dưỡng, mềm, và dễ hấp thu để tăng sức đề kháng, ngăn ngừa xuất huyết tiêu hóa, sốt xuất huyết chảy máu chân răng.
- Trừ khi có nhiễm trùng kèm theo, không sử dụng kháng sinh.
- Uống nhiều điện giải và hoa quả để giảm sốt, bù dịch.
- Nghỉ ngơi, hạn chế làm việc và tiếp xúc nhiều để tránh lây lan bệnh.