Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Răng sữa có mấy chân? Hình ảnh chân răng sữa

Răng sữa còn gọi là răng tạm thời, được mọc lên trong khi trẻ từ 6 tháng tuổi và dần được hoàn thiện khi trẻ được 2 – 3 tuổi. Thông thường, răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn khi trẻ được khoảng 6 tuổi. Vì răng sữa chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nên cha mẹ có nhiều băn khoăn, thắc mắc về răng sữa. Răng sữa có mấy chân cũng là một trong những băn khoăn của cha mẹ cần được giải đáp.

Chân răng có cấu tạo như thế nào? 

Răng gồm có hai phần là thân răng và chân răng, được phân cách nhau bởi cổ răng giải phẫu (còn gọi là đường men-ximăng). Thân răng là phần thấy được ở trên cổ răng giải phẫu. Chân răng thường dài hơn thân răng, bằng mắt thường không thể thấy được do chân răng cắm sâu vào xương ổ răng của răng hàm. Chân răng được che phủ trên cùng bởi lợi bám ở cổ răng và tận cùng bằng chóp chân răng.

Cấu tạo chân răng gồm 3 bộ phận:

  • Xi- măng gốc răng: lớp ngoài cùng của thân răng là xi-măng gốc răng. Xi-măng gốc răng là một lớp xương do mô liên kết tạo ra bao bọc mặt ngoài gốc răng có nguồn gốc trung bì, là chỗ bám cho các dây chằng nha chu nối răng vào xương ổ. Xi măng gốc răng gồm 2 loại: xi-măng gốc răng không có tế bào có ở cổ răng và ½ chân răng phía cổ răng, xi-măng gốc răng có tế bào có ở vùng quanh chóp gốc, ½ chân răng phía chóp răng và nơi chia 2, chia 3 của răng nhiều chân.
  • Ngà răng là lớp bên trong xi-măng gốc răng. Ngà răng có các mạch máu, dây thần kinh chạy qua nên nhạy cảm với các yếu tố tác động như thức ăn nóng, lạnh,… Nếu ngà răng không được bảo vệ, bị lộ ra ngoài thì sẽ bị hỏng rất nhanh.
  • Tủy răng: phần tủy răng nằm ở thân răng gọi là buồng tủy, phần nằm dưới chân răng gọi là ống tủy. Tủy răng chứa các dây thần kinh và mạch máu để nuôi răng. 
Hình ảnh giải phẫu cấu trúc của răng

Cấu tạo của răng

 Những chức năng của chân răng

Chân răng có các chức năng chính như sau:

  • Chân răng được bao quanh bởi các dây chằng nha chu, nối chân răng vào xương ổ răng ở xương hàm, giúp răng được giữ cố định, đứng vững trên cung hàm và hỗ trợ cho việc ăn nhai của răng
  • Tận cùng chân răng có chóp chân răng (apex) là nơi mà chùm mạch máu và thần kinh đi vào để đến tủy răng, giúp cung cấp dinh dưỡng nuôi răng.

Các bệnh lý thường răng ở chân răng

Ở chân răng thường hay mắc bệnh nha chu và sâu răng.

  • Viêm nha chu là một bệnh nhiễm trùng nướu nghiêm trọng làm tổn thương mô mềm và phá hủy xương xung quanh răng. Chân răng nằm sâu dưới lợi, nếu lợi bị viêm cũng sẽ dẫn đến chân răng bị ảnh hưởng, khiến răng bị lỏng hoặc dẫn đến mất răng.

Nguyên nhân của bệnh thường là do vệ sinh răng miệng kém.

Các triệu chứng của bệnh nha chu có thể bao gồm:

  • Nướu bị sưng
  • Nướu có màu đỏ tươi, đỏ sẫm
  • Nướu dễ chảy máu
  • Nướu không bao chặt răng, làm cho răng trông dài hơn bình thường
  • Có khoảng trống mới phát triển giữa răng và nướu
  • Mủ giữa răng và nướu
  • Hôi miệng
  • Răng lung lay
  • Đau khi nhai
  • Người bệnh chọn phía bên không đau để nhai thức ăn
  • Sâu răng: tình trạng tổn thương mất mô cứng của răng do quá trình hủy khoáng gây ra bởi vi khuẩn ở mảng bám răng và hình thành các lỗ nhỏ trên răng.

Nguyên nhân của bệnh sâu răng là do sự kết hợp của các yếu tố, bao gồm vi khuẩn trong miệng, ăn vặt thường xuyên, sử dụng đồ uống có đường và vệ sinh răng miệng không tốt.

Các dấu hiệu và triệu chứng của sâu răng khác nhau, tùy thuộc vào mức độ và vị trí của răng sâu. Khi mới sâu răng, người bệnh sẽ không cảm thấy gì nhưng khi răng có dấu hiệu sâu nặng hơn sẽ có một số biểu hiện sau:

  • Đau răng, đau tự phát hoặc đau xảy ra mà không có nguyên nhân rõ ràng
  • Răng nhạy cảm
  • Đau nhẹ đến đau khi ăn hoặc uống thứ gì đó ngọt, nóng hoặc lạnh
  • Người bệnh có thể nhìn thấy lỗ hổng trên răng
  • Nhuộm màu nâu, đen hoặc trắng trên bất kỳ bề mặt nào của răng
  • Đau khi cắn
Hàm răng trên của trẻ bị sâu

Sâu răng là bệnh thường gặp ở trẻ em

Vị trí mọc chân răng

Hẳn nhiều cha mẹ thắc mắc răng sữa có mấy chân và chân của răng sữa và răng vĩnh viễn khác nhau ra sao. 

Chân của răng sữa

  • Các răng có một chân gồm: các răng sữa, răng nanh
  • Các răng có hai chân gồm: các răng hàm dưới (gồm một chân xa và một chân gần).
  • Các răng có ba chân gồm: các răng hàm trên (gồm hai chân ngoài và một chân trong).
  • Chân răng sữa không chắc bằng răng vĩnh viễn do chân răng sữa mảnh và dài hơn, chân răng sữa tách nhau ở gần cổ răng hơn và về phía chóp thì càng tách xa. Do đó, chân răng sữa dễ lung lay, dễ bị gãy khi nhổ răng.

Chân của răng vĩnh viễn

  • Các răng có một chân gồm: các răng cửa, răng nanh, răng hàm nhỏ hàm dưới, răng hàm nhỏ thứ hai hàm trên.
  • Các răng có hai chân gồm: răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên (gồm một chân ngoài và một chân trong), răng hàm lớn thứ nhất và thứ hai hàm dưới (gồm một chân xa và một chân gần).
  • Các răng có ba chân gồm: răng hàm lớn thứ nhất và thứ hai hàm trên (gồm hai chân ngoài và một chân trong).
  • Răng có số chân bất thường: răng khôn

Chân răng sữa có cần được bảo vệ hay không?

Chân răng sữa nhìn chung mảnh và nhỏ hơn so với thân răng, cũng như là so với chân răng trưởng thành. Chân răng sữa không có men và ngà răng mà chỉ có lớp xi măng răng bao bên ngoài và tiếp xúc với xương hàm. Vì vậy, chân răng sữa yếu và dễ tổn thương hơn so với chân răng trưởng thành, dễ bị đứt gãy, bể vỡ và khi gặp sự cố phải nhổ răng sữa thường dễ bị sót chân răng.

Vậy nên, khi trẻ nhỏ đang trong thời kỳ răng sữa hoặc răng hỗn hợp nên cha mẹ nên chú ý chăm sóc tốt nhất cho những chiếc răng sữa của trẻ, đảm bảo vệ sinh răng miệng cho trẻ tránh cho răng sữa và chân răng bị sâu, cũng như giảm sự cố nhổ răng sữa còn sót chân cho trẻ khi đến tuổi thay răng.

Một răng sữa có mấy chân răng? 

Răng sữa có mấy chân phụ thuộc vào loại răng và vị trí của răng trên hàm.

Nhóm răng cửa

Nhóm răng cửa được phân bổ ở chính giữa hàm răng, cân đối cả hai bên trái phải và trên dưới, tổng cộng gồm 12 chiếc. Đặc điểm chung của chúng là có hình chiếc xẻng, cạnh bên của răng mỏng dần, dùng để cắt thức ăn. Răng cửa hàm trên to hơn ở dưới, răng sữa nhỏ hơn răng vĩnh viễn. Chúng đều chỉ có một chân răng.

Nhóm răng tiền hàm

Nhóm răng tiền hàm có vị trí kế các răng cửa, cả hai bên trên dưới chỉ có tổng cộng 8 chiếc. Loại răng này phía trên mang hình ngọn giáo, mũ răng dày, nhọn và dài, bốn bên đều rất sắc, chủ yếu dùng để cắn, xé thức ăn. Răng sữa cũng có tác dụng như răng vĩnh viễn, nhưng thể tích nhỏ và kém sắc hơn. Chúng cũng chỉ có một chân.

Nhóm răng hàm

Nhóm răng hàm chủ yếu là dùng nghiền, xay nhỏ thức ăn. Cả hai bên thuộc hai hàm gồm các răng còn lại. Chiếc đầu tiên có thể tích lớn nhất, rồi nhỏ dần. Mặt răng rộng và to, hình dáng phức tạp.

Để răng chắc khoẻ, răng hàm ở hàm trên có 3 chân, ở hàm dưới chỉ có 2 chân. Răng sữa thường nhỏ hơn, tổng cộng cả hai hàm chỉ có 8 cái răng nhai và 4 cái răng khôn (có người không mọc răng khôn).

Thông thường số chân răng của mỗi người là gần như giống nhau, tuy nhiên sẽ có một số trường hợp ngoại lệ có thể chúng có thêm 1,2 chân răng so với bình thường. Ví dụ răng hàm có thể có đến 4 chân răng, một số trường hợp răng khôn có rất nhiều chân răng làm ảnh hưởng đến việc nhổ bỏ khi chúng mọc lệch, mọc ngầm.

Tên gọi vị trí của các chân răng ở hàm trên và hàm dưới

Hình ảnh chân răng của từng loại răng

Răng sữa và răng vĩnh viễn có mối quan hệ như nào?

Răng sữa và răng vĩnh viễn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Ngoài vai trò đảm bảo chức năng ăn nói, phát triển ngôn ngữ và tính thẩm mỹ của hàm răng, răng sữa sẽ giúp định hướng cho răng vĩnh viễn mọc đúng chỗ. Dưới mỗi răng sữa sẽ có mầm răng vĩnh viễn, chờ đến thời gian trẻ thay răng sữa sẽ mọc lên tại vị trí răng sữa bị rụng. Chân răng sữa sẽ bị tiêu dần, lung lay và rụng đi, nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. 

Nếu răng sữa bị rụng quá sớm trước thời điểm thay răng, các răng bên cạnh sẽ nghiêng vào khoảng trống mất răng, răng vĩnh viễn tương ứng mọc lên thay thế sẽ bị thiếu chỗ, dẫn đến mọc khấp khểnh, mọc kẹt. Còn nếu răng sữa rụng quá muộn, răng vĩnh viễn không có khoảng trống để mọc lên nên sẽ mọc xiên, lệch sang vị trí khác gây mất thẩm mỹ cho hàm răng của trẻ.

Răng cửa hàm trên mọc ngược vào trong

Răng vĩnh viễn mọc lệch do răng sữa chưa rụng

Phải làm gì khi chân răng sữa không tiêu đi?

Cha mẹ cần lưu ý quan sát hàm răng trẻ nhất là thời điểm thay răng sữa. Nếu thấy răng sữa của trẻ có dấu hiệu lung lay, tức là chân răng sữa đang dần bị tiêu biến và rụng đi, răng vĩnh viễn có thể mọc lên tại khoảng trống đó.

Một số trường hợp, răng vĩnh viễn không mọc đúng chỗ nên không kích thích làm tiêu biến chân răng sữa. Vì vậy, răng sữa không thể lung lay và rụng đi. Nếu cha mẹ nhận thấy răng sữa vẫn bám chắc vào nướu, mầm răng vĩnh viễn dần mọc trồi lên nhưng sai vị trí, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa.

Tại đây, các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng răng của trẻ để chẩn đoán và chỉ định phương án can thiệp thích hợp nhằm đảm bảo việc mọc răng vĩnh viễn của trẻ được thuận lợi. Hầu hết sau khi can thiệp (thường là nhổ bỏ răng sữa), răng vĩnh viễn sẽ dần mọc đúng vị trí nên cha mẹ không phải quá lo lắng.

Sử dụng gương và dụng cụ y khoa chuyên dụng để kiểm tra răng

Cần can thiệp y khoa nếu chân răng sữa của trẻ không tiêu đi

Cách chăm sóc răng sữa đúng và hiệu quả nhất

Nhiều cha mẹ cho rằng răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn theo quy luật thông thường và không quá quan tâm đến việc chăm sóc hàm răng sữa của trẻ đúng cách. Tuy nhiên,  răng sữa chắc khỏe sẽ đảm bảo cho sự phát triển thể chất và hàm răng vĩnh viễn của trẻ sau này. Nha khoa Parkway xin chia sẻ cách chăm sóc hàm răng sữa để cha mẹ bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ như sau:

  •  Khi người mẹ mang bầu, hãy chăm sóc răng miệng thật tốt, không sử dụng thuốc kháng sinh mà không có chỉ định của bác sĩ để tránh răng trẻ bị tối màu sau này.
  • Có thói quen vệ sinh nướu và răng của trẻ sau khi bú, nhất là khi trẻ bú đêm. Với trẻ lớn hơn, cha mẹ cho trẻ sử dụng bàn chải đánh răng và kem đánh răng phù hợp với lứa tuổi dành cho trẻ em để bảo vệ men răng cho trẻ.
  • Hướng dẫn trẻ biết đánh răng đúng cách: đánh răng sau mỗi bữa ăn hoặc ít nhất là hai lần mỗi ngày; sử dụng lượng kem vừa phải để trẻ không bị nuốt quá nhiều kem đánh răng. Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ đánh răng theo chiều dọc từ trên xuống và ngược lại để răng được sạch, không làm tổn thương nướu hay gây chảy máu khi đánh răng sai cách.
  •   Sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để vệ sinh hoàn toàn thức ăn thừa còn sót lại ở kẽ răng. Hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch súc miệng chuyên dụng để làm sạch khoang miệng, ngăn ngừa sâu răng, hôi miệng.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, đảm bảo răng thay – mọc đúng theo độ tuổi. Cha mẹ nên tránh cho trẻ ăn những loại kẹo gôm, hạn chế những đồ ăn ngọt, đồ uống có ga dễ dẫn đến sâu răng, tránh cho trẻ ăn đồ ăn cứng khó nhai, làm sứt mẻ răng của trẻ và dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây sâu răng.
  • Một số trẻ có thói quen xấu như mút tay, lấy lưỡi đẩy vào răng, nghiến răng, thở bằng miệng, chống cằm… Những thói quen xấu này sẽ dẫn đến tình trạng trẻ bị răng
  • hô, răng mọc lệch, răng mọc chen chúc hoặc quá thưa, hay răng hàm trên không ăn khớp với răng hàm dưới. Vì vậy cha mẹ phải khuyên trẻ không nên làm các hành động này để việc mọc răng của trẻ được thuận lợi hơn. 
  • Định kỳ đưa trẻ đi khám nha sĩ 6 tháng một lần để kiểm tra, phát hiện và điều trị sớm khi trẻ có dấu hiệu bị sâu răng hoặc các bệnh lý khác về răng miệng. Khi trẻ có dấu hiệu thay răng sữa thì cha mẹ nên cho trẻ đi khám để được chỉ định nhổ răng hay tiếp tục chờ đợi thời điểm nhổ răng thích hợp.

Qua bài viết này cha mẹ đã biết răng sữa có mấy chân và cách chăm sóc hàm răng sữa đúng cách. Việc chăm sóc hàm răng của trẻ là hành trình lâu dài và cần đúng phương pháp. Vì vậy, cha mẹ hãy tiếp tục theo dõi các bài viết của nha khoa Parkway để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nữa nhé.

Tin tức sự kiện khác

Sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Bác sĩ giải đáp

Không ít bệnh nhân quan tâm đến việc chăm sóc sau khi nhổ răng để nhanh chóng hồi phục. Trong đó, nhiều bạn thắc mắc sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Vấn đề khá đơn giản nhưng trong giai đoạn nhạy cảm vừa mới nhổ răng xong, bạn cũng nên chú ý […]

Xem chi tiết

Bảng giá trồng răng implant giá bao nhiêu tiền? Chi phí mới nhất 2024

Trồng răng Implant là phương pháp phục hồi răng toàn diện giúp bạn cải thiện chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng. Vậy bảng giá trồng răng Implant giá bao nhiêu tiền? Cập nhật ngay báo giá chi phí làm răng bằng phương pháp implant mất bao nhiêu 1 cái mới nhất hiện […]

Xem chi tiết

Top 15 địa chỉ làm răng giả uy tín ở Hà Nội 2024

Mất răng ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, nói chuyện và thẩm mỹ của răng. Nếu không được điều trị kịp thời, mất răng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Trồng răng giả là phương pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng mất răng. Vậy nên trồng răng ở […]

Xem chi tiết

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu? Bảng giá chi tiết 2024

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu đang là mối bận tâm của không ít người khi có nhu cầu thẩm mỹ răng miệng. Bởi kỹ thuật chỉnh nha này dễ dàng khắc phục hầu hết các nhược điểm về răng giúp mang lại nụ cười tự tin, tỏa nắng. Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu […]

Xem chi tiết