Máng chống nghiến răng là gì? Tại sao cần sử dụng máng chống nghiến răng?
Máng chống nghiến răng là giải pháp giúp bảo vệ răng miệng khỏi tác hại của nghiến răng. Cùng Parkway tìm hiểu về công dụng của máng chống nghiến răng ngay!
Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway
Răng hàm đóng vai trò quan trọng, đảm nhiệm nhiệm vụ ăn nhai chính. Vì nằm ở góc sâu trong cùng của cung hàm cùng với cấu tạo đặc thù, nên khó vệ sinh, dễ xảy ra tình trạng sâu răng. Sâu răng hàm nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến tình trạng răng hàm bị sâu chỉ còn chân răng. Cùng với Parkway tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!
Trước khi tìm hiểu biến chứng và cách điều trị răng hàm bị sâu chỉ còn chân răng, bạn đọc hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu về cấu tạo của răng hàm trước nhé.
Răng hàm là bộ phận quan trọng trong hệ thống tiêu hóa của con người, giúp nghiền và xé thức ăn để tiêu hóa tốt hơn.
Răng hàm bao gồm các thành phần như men răng, dentin, tủy răng, mạng chân răng, mô mềm và xương hàm – đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho răng hàm khỏe mạnh và hoạt động tốt.
Minh họa cấu tạo của răng hàm
Nằm ở vị trí khó vệ sinh và dễ tích tụ mảng bám, răng hàm là răng có khả năng xảy ra tình trạng sâu răng cao nhất trong toàn bộ hàm răng.
Sâu răng hàm có diễn biến theo từng giai đoạn, thường bắt đầu từ những vết đen nhỏ trên răng hay còn gọi là cao răng đen, kèm theo những cơn đau nhức.
Sâu răng hàm nếu không được điều trị kịp thời, sẽ dẫn đến tình trạng mẻ, nứt răng. Khi vết nứt và các số lượng mảnh vỡ càng nhiều thì diễn biến của bệnh trạng càng nặng.
Nếu không điều trị kịp thời, toàn bộ phần thân răng sẽ vỡ hết và để lại phần chân răng.
Nói cách khác, khi răng hàm bị sâu chỉ còn chân răng là lúc bạn có thể theo dõi được những mảnh vỡ, những vết nứt trên thân răng. Những cơn đau, ê buốt dữ dội sẽ diễn ra thường xuyên – chỉ cần chịu một tác động vật lý nhẹ như chải răng, nhai, ăn uống đồ ăn nóng hoặc lạnh.
Răng hàm bị sâu chỉ còn chân răng là tình trạng răng hàm đã bị hư hỏng nặng, người bệnh cần đến nha khoa để có phương án điều trị kịp thời và phù hợp
Để giải thích cho hiện tượng răng hàm bị sâu chỉ còn chân răng, đầu tiên chúng ta phải tìm hiểu quá trình sâu răng hàm sẽ diễn ra như thế nào.
Sâu răng hàm là khi tổ chức cứng của răng (men răng và dentin) bị vi khuẩn tấn công – bị ăn mòn dần và tạo ra những lỗ nhỏ trên bề mặt răng.
Sâu răng hàm sẽ diễn biến từ nhẹ đến nặng. Trường hợp nhẹ, sâu răng là những lỗ nhỏ li ti trên bề mặt răng, chưa có nhiều biến chứng nên thường dễ bị bỏ qua.
Khi lỗ sâu to dần và những cơn đau nhức, ê buốt bắt đầu xuất hiện với tần suất từ thưa đến thường xuyên, lúc này kết cấu răng bắt đầu yếu đi và hình thành những đường nứt.
Khi tình trạng sâu răng nặng hơn, răng càng dễ vỡ hoặc mẻ do bị ăn mòn tổ chức cứng – phần bảo vệ các phần mềm của răng. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, sâu răng sẽ tấn công hết lớp cứng, gây chết tủy và chỉ còn lại chân răng.
Răng hàm bị sâu chỉ còn chân răng gây ra rất nhiều biến chứng sức khỏe nguy hiểm cho người bệnh như:
Khi răng sâu bị vỡ, vụn thức ăn dễ dàng mắc vào chân răng hơn, không chỉ đau, khó vệ sinh mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng khác như viêm nướu, viêm nha chu, nhiễm khuẩn,…
Răng hàm sâu vỡ chỉ còn chân răng gây đau đớn, khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là khi ăn uống
Ngoài ra đau đớn khi răng hàm bị sâu chỉ còn chân răng sẽ khiến việc nhai khó khăn hơn, từ đó dạ dày phải tiêu hóa thức ăn chưa được nghiền kỹ, lâu dài sẽ ảnh hưởng tới đường tiêu hóa.
Sâu răng là một tình trạng răng miệng nguy hiểm có thể gây ra nhiều biến chứng và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng, sức khỏe toàn thân và sinh hoạt hàng ngày.
Khi sâu răng phá hủy phần lớn thân răng, răng sẽ yếu đi và khả năng ăn nhai và thẩm mỹ của người bệnh bị suy giảm, gây khó khăn trong việc hấp thụ dinh dưỡng, tiêu hóa.
Nếu răng hàm bị sâu chỉ còn chân răng, khoảng trống ở phần thân răng bị vỡ tạo ra sẽ khiến cho mảng bám và vi khuẩn gây hại cho khoang miệng dễ dàng hình thành – gây ra những bệnh lý răng miệng như viêm nướu hay sâu răng lan rộng.
Răng hàm bị sâu chỉ còn chân răng sẽ khiến vụ thức ăn dễ dàng giắt vào và gây hôi miệng. Đồng thời, vùng nướu hay lợi ở kẽ răng dễ bò vào lấp kín hốc sâu răng – gây ra tình trạng sưng và chảy máu khi ăn nhai hoặc nặng hơn là viêm nhiễm.
Tình trạng răng hàm sâu chỉ còn chân răng gây ra hôi miệng liên tục dù người bệnh có súc miệng thường xuyên
Nếu không được điều trị, lâu dài, sâu răng sẽ phá hủy nhiều hơn, làm cho răng dễ vỡ, mẻ, chỉ còn chân răng và khiến răng hàm không còn thực hiện được chức năng ăn nhai nữa. Nếu sâu răng ăn sâu xuống dưới và vào tủy răng, tủy răng sẽ bị viêm nhiễm và lan rộng gây ảnh hưởng đến các răng xung quanh.
Viêm nhiễm vùng chóp lâu ngày có thể lan ra phần mềm và các tổ chức lân cận tạo nên ổ nhiễm trùng khó kiểm soát, ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân và có thể dẫn đến mất một hoặc nhiều răng.
Do đó, việc chăm sóc răng miệng hàng ngày và điều trị sớm sâu răng là cực kỳ quan trọng để duy trì sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân.
Việc điều trị khi răng hàm sâu bị vỡ chỉ còn chân răng là rất phức tạp, do tổ chức cứng của răng bị mất hầu như gần hết. Vậy nên việc điều trị và xử lý yêu cầu nha sĩ phải có kinh nghiệm chẩn đoán và kỹ thuật chuyên môn tốt để có thể đảm bảo tồn răng tối đa.
Tùy thuộc vào tình trạng của chân răng và mức độ viêm nhiễm vùng chóp răng, bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp.
Sâu răng hàm quá nặng dẫn đến vỡ toàn bộ răng chỉ còn chân răng mà chân răng quá yếu, tình trạng viêm nhiễm lan rộng không thể giữ lại được chân răng, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ chân răng bị sâu đã yếu và nạo ổ nhiễm trùng ở vùng chóp để ngăn chặn ổ nhiễm trùng lan rộng ra những răng xung quanh, gây ra những biến chứng nguy hiểm hơn sau này.
Sau đó bác sĩ mới tiến hành phục hình chiếc răng đã bị nhổ bằng các phương pháp khác nhau để phục hồi chức năng nhai của răng hàm và tính thẩm mỹ.
Tình trạng răng hàm bị sâu chỉ còn chân răng mà chân răng không tốt, đa số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định nhổ
Với các chân răng vẫn còn tốt, vẫn có thể bảo tồn và không có dấu hiệu lan rộng tình trạng viêm nhiễm vùng chóp răng, bác sĩ vệ sinh vùng chân răng và lợi thừa sau đó mới điều trị tủy ở phần chân răng còn lại bằng cách lấy hết tủy viêm, làm sạch ống tủy rồi trám bít ống tủy.
Cuối cùng bác sĩ mới thực hiện chụp răng sứ để bảo vệ phần thân răng được tái tạo sau khi điều trị.
Với trường hợp chỉ còn một chân răng còn tốt và các chân còn lại không thể giữ, bác sĩ có thể giữ lại chân đó làm khung để mang mão răng sứ.
Răng hàm là răng vĩnh viễn. Đặc điểm của răng vĩnh viễn chính là mất đi rồi không thể tự mọc lại, do đó khi điều trị răng hàm bị sâu chỉ còn chân răng, nguyên tắc điều trị đầu tiên là ưu tiên phương pháp bảo tồn răng.
Nguyên tắc bảo tồn răng khi điều trị được đặt ra dựa trên cơ sở: răng giả dù có tốt thì cũng không thể tốt như răng thật, chưa kể sau khi nhổ bỏ còn cần chi phí để trồng răng mới.
Việc trồng răng để trám lỗ hổng mà răng hàm bị nhổ để lại cần thực hiện sớm, ngay sau khi vết nhổ răng phục hồi để tránh tình trạng tiêu xương hàm, ảnh hưởng đến các răng lân cận. Không chỉ liên quan đến thẩm mỹ, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh cũng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.
Trám răng thẩm mỹ là một trong những phương pháp điều trị bảo tồn cho răng hàm bị sâu chỉ còn chân răng mức độ nhẹ
Trường hợp răng hàm bị sâu chỉ còn chân răng nhưng chân răng bị phá hủy hoàn toàn, phương pháp mà bác sĩ chỉ định thường sẽ là nhổ bỏ sau khi cân nhắc tình trạng của răng cần nhổ, đặc biệt là khi răng cần nhổ là răng cấm, có từ 2 đến 4 chân răng ở vị trí đặc biệt.
Vậy nên khi răng hàm bị sâu nặng nề, người bệnh cần tìm đến cơ sở nha khoa uy tín và chuyên nghiệp, với đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm đã thực hiện nhiều ca xử lý răng hàm bị sâu.
Trường hợp răng hàm bị sâu là răng số 8 hay còn gọi là răng khôn, việc nhổ bỏ răng hàm là giải pháp được ưu tiên. Bởi răng số 8 không phải răng đảm nhận chức năng nhai nhưng lại gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng.
Trường hợp này là răng hàm bị sâu nhẹ, có thể điều trị bằng phương pháp trám răng thẩm mỹ bằng chất liệu trám chuyên dụng, thường là composite.
Phương pháp này bác sĩ sẽ trám lại vết nứt, vỡ bằng vật liệu trám răng chuyên dụng, thường là composite, tái tạo lại hình dáng răng và bảo vệ các mô răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn.
Trường hợp này, khi răng hàm vẫn chưa hỏng toàn bộ và bị bác sĩ chỉ định nhổ bỏ, phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ là phương pháp phục hình răng được ưa chuộng nhất khi bệnh nhân gặp tình trạng này.
Có rất nhiều loại mão răng như kim loại, sứ, kim loại kết hợp với sứ, nhựa… nhưng mão răng sứ là loại được ưa chuộng nhất nhờ tính thẩm mỹ và sự bền đẹp.
Phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ
Trường hợp chân răng bệnh nhân vẫn còn nguyên vẹn và không có dấu hiệu lan rộng tình trạng viêm nhiễm vùng chóp răng, bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp điều trị bảo tồn:
Bước 1: Vệ sinh vùng chân răng, cắt bỏ lợi thừa lấp kín chân răng.
Bước 2: Điều trị tủy ở phần chân răng còn lại bằng cách lấy hết tủy viêm, làm sạch ống tủy rồi trám bít ống tủy.
Bước 3: Tái tạo lại thân răng bằng các phương pháp khác nhau tùy thuộc vào tình trạng tổ chức cứng của răng
Bước 4: Chụp răng sứ bên ngoài để bảo vệ phần răng còn lại và đảm bảo chức năng nhai cho răng hàm.
Đối với những bệnh nhân có một chân răng còn tốt nhưng các chân răng còn lại đã hư hỏng nặng không thể giữ, bác sĩ có thể giữ lại chân đó làm khung để mang mão răng sứ – không cần nhổ bỏ hoàn toàn. Lúc này, việc phục hình và điều trị răng hàm bị sâu chỉ còn chân răng sẽ diễn ra theo 3 bước như sau:
Bước 1: Chia tách chân răng.
Bước 2: Nhổ bỏ hoặc cắt bỏ chân răng sâu không giữ được.
Bước 3: Chân răng được giữ lại làm khung sẽ được điều trị tủy, tái tạo lại thân răng như trên và dùng phương pháp phục hình răng khác để đảm bảo chức năng nhai cho nó.
Sâu răng hàm quá nặng dẫn đến vỡ toàn bộ răng chỉ còn chân răng mà chân răng quá yếu, tình trạng viêm nhiễm lan rộng không thể giữ lại được chân răng, bác sĩ sẽ tiến hành các bước:
Bước 1: Nhổ bỏ chân răng bị sâu đã yếu.
Bước 2: Nạo ổ nhiễm trùng ở vùng chóp để ngăn chặn ổ nhiễm trùng lan rộng ra những răng xung quanh, gây ra những biến chứng nguy hiểm hơn sau này.
Bước 3: Phục hình chiếc răng đã bị nhổ bằng các phương pháp khác nhau để phục hồi chức năng nhai của răng hàm và tính thẩm mỹ. Phương pháp trồng răng, kế hoạch thực hiện và điều trị răng hàm bị sâu chỉ còn chân răng sẽ được bác sĩ dựa vào điều kiện sức khỏe và khả năng tài chính của bệnh nhân để tư vấn.
Để phòng tránh và hạn chế tình trạng răng hàm bị sâu chỉ còn chân răng và duy trì sức khỏe răng miệng, bạn có thể thực hiện những biện pháp dưới đây:
Kỹ thuật nhổ răng nói chung và xử lý sâu răng hàm chỉ còn chân răng về cơ bản đều giống nhau, không gây nguy hiểm nếu người bệnh khám và thực hiện điều trị ở cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng với đội ngũ nha sĩ dày dặn kinh nghiệm.
Để giảm sự khó chịu và đảm bảo an toàn trong quá trình chữa trị, nha sĩ sẽ xử lý làm dịu những cơn đau ở vùng răng sâu. Sau đó mới tiến hành quy trình nhổ răng. Sau đó, người bệnh sẽ được kê thuốc giảm đau, kháng viêm, tiêu sưng phù hợp với thể trạng và tình trạng của bệnh nhân.
Để thực hiện thăm khám và điều trị răng hàm bị sâu chỉ còn chân răng, bạn nên lựa chọn một cơ sở nha khoa uy tín, chuyên nghiệp
Nếu bạn còn đang phân vân chưa tìm được một địa chỉ nha khoa đáng tin cậy gần nhà, Nha khoa Parkway với nhiều cơ sở tại các tỉnh thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Vinh, … được điều hành bởi đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, lành nghề từng xử lý rất nhiều ca nhổ và phục hình răng hàm bị sâu sẽ là một lựa chọn phù hợp.
Mong là qua bài viết trên, Nha khoa Parkway đã giúp bạn phần nào giải đáp được răng hàm bị sâu chỉ còn chân răng nên xử lý, điều trị ra sao và tìm ra địa chỉ nha khoa uy tín để chọn nơi gửi gắm. Hãy liên hệ ngay với Nha khoa Parkway để được trải nghiệm quy trình tư vấn và khám chữa bệnh hiện đại, chuyên nghiệp nhé!
Máng chống nghiến răng là giải pháp giúp bảo vệ răng miệng khỏi tác hại của nghiến răng. Cùng Parkway tìm hiểu về công dụng của máng chống nghiến răng ngay!
Đau răng là tình trạng phổ biến gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày nếu không được xử lý kịp thời. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đau răng? Thuốc trị đau răng nào là hiệu […]
Dính thắng lưỡi ở trẻ là một tình trạng bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống, phát âm và sự phát triển tổng thể của bé. Nhiều phụ huynh thắc mắc liệu có nên cắt thắng lưỡi cho trẻ hay không, thời điểm nào là phù hợp và quá trình này có […]
Nấm lưỡi là một bệnh lý rất phổ biến mà cả trẻ em và người lớn đề có thể mắc phải. Bệnh này do nấm Candida albicans gây nên, không chỉ gây khó chịu, tình trạng này còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy nấm […]