Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Răng cụp vào trong: Tác hại và cách khắc phục

Răng cụp vào trong - 1

Răng cụp vào trong là hiện tượng răng mọc lệch phổ biến nhiều người gặp phải. Tình trạng trở thành phiền phức khiến tâm lý, sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của người bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy tác hại của răng cụp vào trong là gì? Làm cách nào để khắc phục? Nha khoa Parkway sẽ bật mí ngay tại viết dưới đây. Cùng theo dõi nhé.

Răng bị cụp vào trong là gì?

Răng bị cụp vào trong hay răng quặp là một dạng điển hình của sai lệch khớp cắn. Trên thực tế, có rất nhiều người gặp phải tình trạng này nhưng chia thành 2 kiểu khác nhau, đó là: răng hàm trên cụp vào trong tức là răng móm và răng hàm dưới cụp vào trong tức răng hô.

Răng cụp vào trong - 2

Răng cụp hay răng quặp thực chất là kết quả của răng mọc lệch (Nguồn: Internet)

Tác hại khi răng cụp vào trong

Suy giảm chức năng nhai

Tình trạng răng cụp vào trong không được khắc phục sớm, chức năng nhai của răng về lâu dài sẽ bị suy giảm nghiêm trọng do hậu quả của khớp cắn lệch. Khi khớp cắn bị sai lệch, cơ hàm bắt buộc phải làm việc nhiều hơn khiến vùng khớp hàm gần thái dương dễ xuất hiện cơn co thắt, thậm chí đau đầu dài ngày.

Mắc bệnh lý răng miệng

Răng không đồng đều, cụp vào trong khiến việc vệ sinh răng miệng, nhất là để làm sạch từng kẽ răng sẽ trở nên khó khăn hơn. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn nhanh chóng sinh sôi, phát triển. Đây cũng chính là khởi nguồn của hầu hết các căn bệnh nha khoa như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, tụt nướu,…

Mất thẩm mỹ răng miệng

Tác hại rõ rệt nhất của răng cụp vào trong đó là khuôn mặt mất cân đối và nụ cười kém duyên hơn. Sự mặc cảm về ngoại hình khiến người bệnh đánh mất sự tự tin trong giao tiếp, công việc hay mọi mặt trong đời sống theo đó cũng không suôn sẻ.

Răng cụp vào trong có ý nghĩa gì trong nha khoa?

Dưới góc độ nha khoa, răng cụp vào trong bị đánh giá là khiếm khuyết của khuôn hàm và cần được sửa chữa. Bởi một hàm răng khấp khểnh không thể được coi là khỏe mạnh và đẹp.

Hơn nữa, răng bị cụp vào trong còn tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe toàn diện nói chung. Vì vậy, nếu muốn tránh nguy cơ mắc bệnh răng miệng và sở hữu nụ cười thu hút hơn, bạn nên tìm đến địa chỉ nha khoa uy tín để được tư vấn phương pháp cải thiện phù hợp nhất.

Ý nghĩa của răng thụt vào trong tướng số

Theo tướng số, người có răng thụt vào trong, không đồng được cho là kiểu người cầu toàn, kỹ tính. Đối với họ, cuộc sống phải được sắp xếp và lên kế hoạch rõ ràng nhằm hạn chế phát sinh rủi ro không cần thiết.

Trong mắt người khác, kiểu người này không tạo nhiều thiện cảm vì tính khá chi li, hay nói cách khác là ki bo. Vì vậy, người có răng bị cụp vào trong có thể rất thành công trong công việc nhưng lại không được lòng những người xung quanh.

Phụ nữ răng thụt vào trong

Phần lớn phụ nữ răng quặp được nhận xét là ít nói, hay ghen tuông và chi li về tiền bạc. Có lẽ chính vì tính cách này khiến đường tình duyên và sự nghiệp của họ khá trắc trở, thường cảm thấy buồn phiền, mệt mỏi, chán nản.

Đàn ông răng thụt vào trong

Đối với đàn ông có đặc điểm răng như này thường được đánh giá là người nội tâm, giàu tình cảm. Họ ít khi thổ lộ bằng lời nói trực tiếp mà chủ yếu thực hiện bằng hành động. Trong công việc, đàn ông răng cụp có chí tiến thủ cao, luôn cố gắng hết mình để đạt mục đích, dù khó khăn đến đâu cũng không ngăn cản được họ. Còn trong cuộc sống, họ luôn sắp xếp mọi việc chu đáo, tính toán tỉ mỉ, chi tiêu rõ ràng. Chính vì điều này nên nhiều người cho rằng họ khá ki bo.

Trên đây là ý nghĩa của răng quặp hay răng thụt trong nhân tướng học. Tuy nhiên bộ môn này chỉ là những kinh nghiệm đúc kết của dân gian, chưa được khoa học chứng minh hay xác thực trên thực tế. Do đó, thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, có thể đánh giá chính xác tuyệt đối về tính cách của một con người thông qua hình dáng bên ngoài.

Răng cụp vào trong - 3

Hình ảnh trước vào sau khi bọc răng sứ cải thiện tình trạng răng quặp vào trong (Nguồn: Internet)

Cách khắc phục tình trạng răng cụp vào trong

Nhờ sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, nhiều người răng cụp vào trong nhờ đến sự can thiệp của nha khoa nhằm thực hiện mong muốn cải thiện ngoại hình cũng như thay đổi vận mệnh của mình. Dưới đây là một số phương pháp chữa răng quặp hiệu quả nhất hiện nay.

Bọc răng sứ

Bọc răng sứ là phương pháp thẩm mỹ nha khoa có tác dụng khắc phục nhược điểm của răng một cách nhanh chóng. Bác sĩ sẽ tiến hành mài cùi răng theo tỉ lệ để chụp mão răng sứ lên sao cho vừa khít với khuôn hàm. Ưu điểm vượt trội của phương pháp này là tiện lợi, người bệnh chỉ mất từ 2-4 ngày đã có thể sở hữu hàm răng đều đẹp, chức năng nhai cải thiện đáng kể. Nếu người bệnh biết giữ gìn và vệ sinh đúng cách thì tuổi thọ trung bình của mão răng sứ có thể lên tới 15-20 năm.

Theo chuyên gia nha khoa, phương pháp phục hình này phù hợp nhất với trường hợp răng cụp nhẹ. Ngoài ra, mài răng thật trước khi bọc là việc khiến khá nhiều người e dè, lo sợ. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng nếu lựa chọn đúng địa chỉ nha khoa uy tín, bác sĩ có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm.

Niềng răng

Niềng răng là phương pháp phục hình tối ưu giúp khắc phục các khiếm khuyết của khuôn hàm như răng hô, răng mọc lệch, răng móm,… Đối với người răng bị cụp vào trong, sau khi thống nhất phương pháp niềng, bác sĩ sẽ sử dụng khí cụ nha khoa để tạo ra lực kéo dịch chuyển răng mọc lệch về đúng vị trí mong muốn. Thông thường trong trường hợp này, niềng răng bằng mắc cài tự động là sự lựa chọn phù hợp nhất.

So với mắc cài truyền thống, nhờ hệ thống nắp trượt thông minh đã tạo ra lực kéo chỉnh liên tục, không lo bung tuột dây cung, đem lại hiệu quả chỉnh nha tốt nhất. Hơn nữa, người bệnh không cần thường xuyên đến nha khoa kiểm tra, thời gian niềng răng bị cụt chỉ khoảng từ 12 – 36 tháng tùy trường hợp.

Độ tuổi niềng răng lý tưởng nhất là từ 12-15 tuổi vì lúc này cấu trúc khuôn hàm của trẻ chưa hoàn thiện, có thể dễ dàng nắn chính và đạt hiệu quả như mong muốn. Đối với người trưởng thành thì thời gian niềng răng kéo dài hơn do cấu trúc khuôn hàm đã ổn định.

Răng cụp vào trong - 4

Niềng răng là phương pháp cải thiện răng cụp an toàn, hiệu quả (Nguồn: Internet)

Địa chỉ nha khoa điều trị răng cụp vào trong hiệu quả

Được biết đến là hệ thống nha khoa chuyên niềng răng duy nhất đạt tiêu chuẩn Singapore, nha khoa Parkway đã điều trị thành công cho hàng nghìn ca bệnh nha khoa, góp phần khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Tại đây không chỉ trang bị hệ thống cơ sở vật chất hiện đại mà còn quy tụ đội ngũ y bác sĩ nổi tiếng, trình độ chuyên môn cao.

Khách hàng có thể yên tâm khám chữa bệnh, không lo đau đớn hay xảy ra biến chứng không mong muốn trong quá trình điều trị. Về bảng giá dịch vụ, nha khoa Parkway luôn cố gắng tối ưu chi phí sao cho phù hợp với nguyện vọng của mọi tầng lớp khách hàng.

Bài viết trên đây đã tổng hợp một số thông tin cơ bản về tác hại, cách khắc phục răng cụp vào trong. Nếu còn thắc mắc về răng miệng cần giải đáp, vui lòng liên hệ với nha khoa Parkway hoặc đến khám trực tiếp tại cơ sở gần nhất để nhận được tư vấn hữu ích từ chuyên gia nha khoa bạn nhé!

Tin tức sự kiện khác

viêm tủy răng có mủ - 1

Viêm tủy răng có mủ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Viêm tủy răng có mủ gây ra tình trạng đau nhức, ê buốt khi ăn nhai. Vậy chúng ta hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu thêm nhé

Xem chi tiết
viêm nha chu có lây không - 2

Bệnh viêm nha chu có lây không? Cách hạn chế lây nhiễm viêm nha chu

Viêm nha chu là bệnh lý răng miệng nguy hiểm dẫn đến tình trạng viêm tủy, lung lay, mất răng nếu không điều trị kịp thời. Vậy bệnh viêm nha chu có lây không? Cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu dưới dây.

Xem chi tiết
Niềng răng thẩm mỹ - 1

Niềng răng thẩm mỹ gồm những phương pháp nào? Giá bao nhiêu?

Niềng răng là gì, tại sao phải niềng răng, có những loại niềng răng nào niềng răng có đau không, niềng răng bao lâu,… Tất cả đều có trong bài viết này.

Xem chi tiết
Niềng răng bị tụt lợi: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Tại sao niềng răng bị tụt lợi? Những dấu hiệu và cách cách khắc phục

Thực hư niềng răng bị tụt lợi? Có nguy hiểm không và làm cách nào để khắc phục. Hãy cùng tìm hiểu

Xem chi tiết