Máng chống nghiến răng là gì? Tại sao cần sử dụng máng chống nghiến răng?
Máng chống nghiến răng là giải pháp giúp bảo vệ răng miệng khỏi tác hại của nghiến răng. Cùng Parkway tìm hiểu về công dụng của máng chống nghiến răng ngay!
Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway
Tủy răng chứa các mạch máu dây thần kinh nuôi dưỡng toàn bộ răng và nhận diện cảm xúc. Khi răng bị chết tủy sẽ gây nên tình trạng đau nhức, mất đi chức năng ăn nhai và nghiêm trọng hơn là dẫn đến nguy cơ mất răng. Vậy răng chết tủy là gì? Có nguy hiểm không? Nguyên nhân và dấu hiệu là gì? Cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Răng chết tủy là tình trạng tủy răng bị tổn thương dẫn đến những vấn đề như viêm tủy, nhiễm trùng và nghiêm trọng hơn là có nguy cơ mất răng. Khi tủy răng chết hoàn toàn, người bệnh hầu như không còn cảm giác đau nhức, khó chịu và răng mất đi chức năng ăn nhai.
Răng chết tủy là tình trạng tủy răng bị tổn thương dẫn đến những vấn đề như viêm tủy, nhiễm trùng và có nguy cơ mất răng (Nguồn: Internet)
Răng chết tủy là một tình trạng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách. Khi tủy răng chết, răng sẽ mất khả năng cảm giác, tuy nhiên, điều này không có nghĩa là răng sẽ không còn bị ảnh hưởng. Một chiếc răng chết tủy dễ bị nhiễm trùng, vi khuẩn sẽ từ từ lan rộng ra các vùng khác quanh răng, dẫn đến các biến chứng như áp xe, viêm nha chu, và thậm chí mất răng nếu tình trạng kéo dài.
Răng chết tủy là tình trạng nguy hiểm nếu không khắc phục kịp thời (Nguồn: Internet)
Sâu răng là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng răng chết tủy. Vi khuẩn sâu răng ban đầu tấn công ở bề mặt răng, sau đó là ngà răng và cuối cùng là đến tủy răng. Đây là một quá trình dài, chính vì thế nếu bạn có thể kiểm soát được sâu răng ở giai đoạn đầu thì sẽ ngăn chặn được tình trạng răng chết tủy.
Sâu răng là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng chết tủy răng (Nguồn: Internet)
Viêm nha chu là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng răng chết tủy. Khi nướu bị viêm nặng, vi khuẩn có thể xâm nhập sâu vào tủy răng, gây nhiễm trùng và chết tủy răng.
Viêm nha chu là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng răng chết tủy (Nguồn: Internet)
Khi răng bị sứt mẻ, chấn thương sẽ làm cho các mạch máu và dây thần kinh nuôi dưỡng tủy bị tổn thương, tủy răng không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất dẫn đến chết tủy.
Răng bị sứt mẻ gây ảnh hưởng đến tủy răng và dẫn đến tình trạng răng chết tủy (Nguồn: Internet)
Đây là giai đoạn tủy răng chỉ mới bắt đầu tổn thương. Cảm giác hơi đau nhức kéo theo tình trạng ê buốt sẽ xuất hiện, đặc biệt là về đêm. Bên cạnh đó, khi bạn ăn thức ăn nóng hoặc lạnh thì cơn đau sẽ kéo dài dai dẳn hơn.
Những trường hợp này, nếu được phát hiện và khắc phục sớm thì tủy răng có thể phục hồi lại trạng thái như ban đầu.
Giai đoạn tủy răng bị viêm nhẹ, có thể phục hồi được (Nguồn: Internet)
Ở giai đoạn này, những cơn đau sẽ xuất hiện bất chợt và đau thường xuyên hơn, nhất là vào ban đêm. Nếu không điều trị, nướu răng bị tổn thương sẽ tích mủ, khiến các mô thịt bị đẩy lên gây ê buốt, khoang miệng và hơi thở có mùi hôi khó chịu.
Giai đoạn viêm tủy răng không thể phục hồi được gay đau nhức, hơi thở có mùi (Nguồn: Internet)
Đây là giai đoạn cuối cùng khi tủy răng đã chết hoàn toàn. Răng không còn cảm giác đau nhức nữa, nhưng vùng nướu xung quanh răng có thể bị sưng, mưng mủ hoặc tạo áp xe, khiến răng bị lung lay và có nguy cơ rụng khỏi hàm.
Ở giai đoạn hoại tử tủy, răng không còn cảm giác đau nhức nữa, nhưng vùng nướu xung quanh răng có thể bị sưng (Nguồn: Internet)
Tủy răng là bộ phận nằm sâu dưới ngà và chân răng. Do đó, khi răng bị chết tủy tức là cấu trúc răng đã tổn thương toàn bộ. Thời gian tồn tại của răng chết tủy phụ thuộc vào cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng, có thể kéo dài khoảng 1 năm hoặc thậm chí là ngắn hơn.
Sau đó, quá trình sừng hóa răng sẽ xảy ra, răng trở nên giòn, dễ lung lay, sứt mẻ khi nhai nuốt. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, rất có thể bạn sẽ bị mất răng vĩnh viễn.
Răng chết tủy chỉ nên nhổ khi không thể bảo tồn được chức năng ăn nhai của răng thật. Các bác sĩ tại Nha khoa Parkway luôn ưu tiên tìm cách bảo tồn tối đa răng thật cho khách hàng. Ngược lại, trường hợp răng chết tủy không thể phục hồi được, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ để bảo vệ các răng bên cạnh.
Sau khi nhổ răng, để ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm và những hệ lụy kéo theo sau này, bạn có thể sử dụng phương pháp trồng răng Implant hoặc làm cầu răng sứ.
Răng chết tủy có thể gây nên những tình trạng như: áp xe ổ xương răng, nhiễm trùng máu, ăn uống khó khăn và đặc nguy cơ mất răng. Để khắc phục tình trạng chết tủy răng, việc lựa chọn nha khoa uy tín, chất lượng cũng đóng vai trò quan trọng giúp đảm bảo an toàn khi thực hiện để có kết quả tốt nhất.
Nha khoa Parkway là chuỗi hệ thống nha khoa uy tín toàn quốc, gồm nhiều dịch vụ từ cơ bản đến chuyên sâu, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Khi sử dụng dịch vụ điều trị tủy răng tại Parkway, khách hàng có thể an tâm bởi:
Một số dịch vụ điều trị tủy răng tại Nha khoa Parkway:
Trên đây là tất tần tật những điều cần biết về tình trạng răng chết tủy. Nha khoa Parkway hy vọng đã cung cấp được những kiến thức hữu ích và giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng.
Xem thêm:
Máng chống nghiến răng là giải pháp giúp bảo vệ răng miệng khỏi tác hại của nghiến răng. Cùng Parkway tìm hiểu về công dụng của máng chống nghiến răng ngay!
Đau răng là tình trạng phổ biến gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày nếu không được xử lý kịp thời. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đau răng? Thuốc trị đau răng nào là hiệu […]
Dính thắng lưỡi ở trẻ là một tình trạng bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống, phát âm và sự phát triển tổng thể của bé. Nhiều phụ huynh thắc mắc liệu có nên cắt thắng lưỡi cho trẻ hay không, thời điểm nào là phù hợp và quá trình này có […]
Nấm lưỡi là một bệnh lý rất phổ biến mà cả trẻ em và người lớn đề có thể mắc phải. Bệnh này do nấm Candida albicans gây nên, không chỉ gây khó chịu, tình trạng này còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy nấm […]