Nốt đen ở lưỡi có sao không? Nguyên nhân và cách khắc phục
Lưỡi thường có màu đỏ hoặc màu hồng, nhưng đôi khi cũng xuất hiện những nốt đen trên bề mặt. Điều này khiến không ít người cảm thấy lo lắng, bất an. Vậy nốt đen ở lưỡi có sao không? Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Cấu tạo và vai trò của lưỡi
Lưỡi là một cơ quan nằm trong khoang miệng, có cấu tạo gồm hai phần chính là khung lưỡi và các cơ. Bề mặt của lưỡi được bao phủ bởi một lớp niêm mạc, trong đó gồm nhiều nụ nếm có chứa các tế bào vị giác, đó là lý do vì sao khi nhìn bằng mắt thường sẽ thấy lưỡi có màu đỏ hoặc màu hồng tự nhiên.
Vai trò của lưỡi là giúp nhai và nuốt thức ăn, giúp chúng ta cảm nhận được mùi vị, nhiệt độ của các món ăn. Ngoài ra, sự phối hợp linh hoạt giữa các cơ ngang và cơ dọc trên lưỡi, cổ và hàm còn giúp con người có thể phát âm, giao tiếp với nhau hàng ngày.
Một số nguyên nhân gây nốt đen ở lưỡi
Nốt đen ở lưỡi xuất hiện do tình trạng lưỡi lông đen
Một trong những nguyên nhân gây nốt đen ở lưỡi là tình trạng lưỡi lông đen, xảy ra do sự phát triển của quá mức của các vi sinh vật trong khoang miệng. Chúng tích tụ trên các nhú gai của lưỡi, khiến cho bề mặt lưỡi xuất hiện các nốt đen, đi kèm theo các sợi lông đen trông giống sợi tóc.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng gây nên hiện tượng này như: gia tăng sản xuất keratin, giảm sự bong tróc của tế bào biểu mô, lưỡi không được mài mòn tự nhiên khiến các nhú gai phát triển quá mức,… Nhưng nhìn chung, nốt đen ở lưỡi do hiện tượng lưỡi lông đen gây nên thường không gây nguy hiểm và chỉ là tình trạng tạm thời, có thể khỏi nếu vệ sinh lưỡi đúng cách.
Tình trạng lưỡi lông đen xảy ra do sự phát triển của quá mức của các vi sinh vật trong khoang miệng
Do ăn các thực phẩm đậm màu
Trong quá trình ăn uống, nếu bạn tiêu thụ các món ăn hoặc nước uống đậm màu như cà phê, trà, nước ngọt,… cũng có thể gây nên các nốt đen ở lưỡi. Ngoài ra, chế độ ăn uống nhiều đồ lỏng và ít chất xơ cũng có thể góp phần hình thành nốt đen ở lưỡi, bởi đồ ăn cứng giúp cạo bớt các tế bào chết ra khỏi lưỡi, trong khi đồ ăn lỏng thì không.
Do thói quen hút thuốc lá
Hút thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân gây các nốt đen trên lưỡi. Các chất độc hại trong khói thuốc có thể nhuộm màu các nhú lưỡi, khiến cho lưỡi trông sậm đen hơn bình thường.
Hóa chất có trong thuốc lá có thể làm đổi màu nhú lưỡi
Thói quen vệ sinh răng miệng kém
Vệ sinh răng miệng không đúng cách là một trong những nguyên nhân chính gây ra nốt đen ở lưỡi. Khi không đánh răng và chà lưỡi thường xuyên, các tế bào chết và vi khuẩn có thể tích tụ, dẫn đến hiện tượng này..
Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc, đặc biệt là kháng sinh, có thể làm mất cân bằng vi khuẩn trong miệng, dẫn đến sự phát triển quá mức của vi khuẩn hoặc nấm men, gây ra nốt đen trên lưỡi.
Cách khắc phục tình trạng nốt đen ở lưỡi
Tình trạng nốt đen ở lưỡi đa phần không cần can thiệp điều trị quá nhiều và có thể khỏi nếu chải lưỡi, vệ sinh răng miệng mỗi ngày. Ngoài ra, nếu lưỡi bị đen do tác dụng phụ của thuốc điều trị các bệnh khác, bệnh nhân có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn và kê thêm thuốc chống nấm, giúp cân bằng lại hệ vi sinh trong khoang miệng.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau để sớm khắc phục tình trạng lưỡi bị đen này:
Bổ sung thêm vitamin A, giúp tăng cường trao đổi chất, thúc đẩy quá trình thay đổi tế bào trên lưỡi.
Chú ý chải lưỡi hai lần mỗi ngày hoặc sau khi ăn các thức ăn đậm màu với dụng cụ rơ lưỡi chuyên dụng, nhằm loại bỏ các tế bào chết và vi khuẩn gây hại.
Uống đủ nước để giữ cho khoang miệng luôn ẩm, giúp tăng cường khả năng tiết nước bọt, giúp làm sạch vi khuẩn khoang miệng.
Cần dừng hút thuốc lá để cải thiện tình trạng nốt đen ở lưỡi, bạn cũng có thể nhai kẹo cao su để cai thuốc, đồng thời giúp tăng khả năng tiết nước bọt.
Ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều rau xanh và trái cây để cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng.
Cần chải lưỡi thường xuyên và sau khi ăn thực phẩm có màu để tránh tình trạng đốm lưỡi màu đen
Lưỡi xuất hiện các nốt đen khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Tình trạng đốm lưỡi màu đen dù đa phần chỉ mang tính tạm thời, ít gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các đốm lưỡi có màu đen cũng là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý như:
Rối loạn tiêu hóa: Rối loạn đường tiêu hóa là một triệu chứng ngộ độc, trong đó các biểu hiện có thể là lưỡi bị đen do độc tố của các vi khuẩn gây kích ứng.
Thiếu máu: Cơ thể thiếu máu khiến lưỡi không nhận đủ oxy, điều này khiến quá trình trao đổi chất ở lưỡi bị rối loạn, tế bào chết tích tụ ngày càng nhiều khiến nhú lưỡi bị đổi sang màu đen.
Tiểu đường: Bệnh nhân tiểu đường thường mắc chứng khô miệng, tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển và hình thành nên các nốt đen trên lưỡi.
Tăng Ure: Thường gặp ở người bị suy giảm chức năng thận khiến độc tố không thể đào thải mà tích tụ trong máu, điều này có thể làm biến đổi màu sắc của màng lưỡi.
Khối u: Các khối u ác tính dưới lưỡi có thể hơi nhô lên, có màu đen, nâu và tạo nên hiện tượng đốm lưỡi màu đen.
Nếu bạn gặp phải tình trạng nốt đen ở lưỡi và đi kèm với các dấu hiệu của bệnh lý nêu trên, nên lập tức thăm khám bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Trên đây là nội dung bài viết về hiện tượng nốt đen ở lưỡi. Nha khoa Parkway hy vọng đã cung cấp được những kiến thức hữu ích và giúp bạn có thêm kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe răng miệng khỏe mạnh.
Việc tiêm thuốc tê khi nhổ răng có thể giúp bệnh nhân giảm đau trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bệnh nhân gặp tác dụng phụ sau khi được gây tê. Trong bài viết này, hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu về những tác dụng phụ của […]
Trụ Implant Straumann là dòng sản phẩm được đánh giá cao về thiết kế, chất lượng và khả năng tích hợp xương nhanh chóng. Hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu tất tần tật mọi thứ về trụ Implant Straumann qua bài viết sau nhé! Đôi nét về trụ Implant Straumann Giới thiệu về tập […]
Trám răng composite là kỹ thuật sử dụng vật liệu để phục hình răng thẩm mỹ phổ biến hiện nay. Vậy trám răng composite là gì? Khi trám răng bằng vật liệu composite thì có những ưu điểm nào? Cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Trám răng composite là […]
Tủy răng chứa các mạch máu dây thần kinh nuôi dưỡng toàn bộ răng và nhận diện cảm xúc. Khi răng bị chết tủy sẽ gây nên tình trạng đau nhức, mất đi chức năng ăn nhai và nghiêm trọng hơn là dẫn đến nguy cơ mất răng. Vậy răng chết tủy là gì? Có […]