Đau nhức răng uống thuốc gì tốt và không tác dụng phụ?
Một trong những giải pháp nhanh chóng và thuận tiện nhất để chữa trị đau nhức răng chính là uống thuốc. Vậy nhức răng uống thuốc gì để khiến cơn đau dứt điểm và an toàn cho sức khỏe, không gây tác dụng phụ? Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Nguyên nhân gây nhức răng?
Nhức răng là một triệu chứng khá phổ biến mà bất cứ ai cũng đã từng mắc phải. Nhức răng có thể gây ra rất nhiều cảm giác khó chịu và đau đớn cho mọi người, kéo theo một vài hệ lụy như sốt cao, sưng tấy lợi, nhiễm trùng tủy,… nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến hậu quả khôn lường.
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau nhức răng, và mức độ đau đớn còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý, sức khỏe răng miệng của mỗi người. Dưới đây liệt kê những nguyên nhân phổ biến nhất của triệu chứng đau nhức răng:
Đau nhức răng do viêm nhiễm
Viêm nhiễm răng gây ra đau nhứt răngs
Khi bạn cảm thấy răng bị đau nhức, không thể loại trừ khả năng răng bị sâu, dẫn tới tình trạng viêm nhiễm lan rộng trên bề mặt răng. Tình trạng viêm nhiễm thân răng là một tình trạng nhiễm trùng tại vị trí vạt lợi bao quanh chân răng và chiếc răng đó, khiến cho người bệnh có cảm giác đau đớn khó chịu trong nhiều ngày.
Triệu chứng đau nhức kéo dài cùng tình trạng viêm nhiễm có thể khiến cho người bệnh bị sốt, sưng mặt, thậm chí có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc xương mặt nếu không được điều trị kịp thời.
Sâu răng, viêm tủy
Sâu răng chính là một nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới tình trạng đau nhức răng. Tình trạng sâu răng xảy ra do các mảng bám thức ăn sau quá trình ăn uống không được vệ sinh sạch sẽ, dẫn đến việc hình thành các tụ vi khuẩn trong kẽ răng, các vi khuẩn tấn công trên bề mặt men răng, theo thời gian dài không được điều trị có thể lan rộng hơn vào tủy răng, dẫn tới tình trạng viêm tủy.
Tình trạng sâu răng phá hủy cấu trúc răng bắt đầu từ bề mặt men răng nên lúc này sẽ cảm thấy cảm giác răng ê buốt ngoài tình trạng đau nhức. Đối với tình trạng sâu răng, bạn cần liên hệ với nha khoa để được điều trị kịp thời. Có rất nhiều trường hợp sâu răng không được điều trị đúng cách khiến cho răng bị nhiễm trùng tủy, thậm chí là mất răng vĩnh viễn.
Một vài nguyên nhân gây nhứt răng
Răng bị đau nhức do có ngoại lực tác động vào răng
Chấn thương răng do tác động ngoại lực cũng là một nguyên nhân khiến cho răng bị đau nhức. Tác động ngoại lực có thể bắt nguồn từ các tai nạn ngoài ý muốn, hoặc cũng có thể bắt nguồn từ chính những hoạt động ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Trong trường hợp răng bị chấn thương, rất có thể sẽ dẫn đến tình trạng viêm tủy và đây cũng chính là lý do khiến răng có cảm giác đau nhức khó chịu.
Mọc răng khôn
Mọc răng khôn là một nguyên nhân gây đau nhứt răng
Con người khi bước vào độ tuổi trưởng thành từ 18 – 25 tuổi, ai cũng sẽ trải qua quá trình mọc răng khôn. Răng khôn mọc trong thời điểm cấu trúc răng hàm đã phát triển hoàn thiện, không còn chỗ để mọc lên nên phải chen chúc vào vị trí các răng khác, gây ra tình trạng rách lợi, đau nhức kéo dài.
Răng khôn có thể gây ảnh hưởng đến các răng liền kề. Trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn, răng khôn có thể mọc ngầm gây ra áp lực rất lớn làm gia tăng cao khả năng viêm nhiễm lợi, có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng, viêm tủy, nghiêm trọng hơn có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Nhức răng uống thuốc gì là một thắc mắc của rất nhiều người khi mắc phải tình trạng này. Như đã liệt kê ở phần trước, có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng đau nhức răng, và mức độ đau đớn còn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng răng miệng, điều kiện sức khỏe của từng người. Đối với mỗi người có thể sẽ sử dụng loại thuốc khác nhau căn cứ vào mức độ đau đớn.
Hai loại thuốc phổ biến nhất hiện nay được rất nhiều người sử dụng đó là thuốc giảm đau Paracetamol (còn được gọi là Acetaminophen). Đây là một loại thuốc giảm đau có tác dụng hạ sốt, có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ em, một loại thuốc cũng được sử dụng song song cùng loại thuốc này chính là thuốc có chức năng gây tê cơ thể ngay tại chỗ như tetracaine, prilocaine, lidocaine,… Bên cạnh hai loại thuốc này, trong quá trình điều trị đau nhức răng còn sử dụng một số loại thuốc khác như sau:
Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh là loại thuốc phổ biến nhất thường được đội ngũ y bác sĩ kê đơn trong quá trình điều trị tình trạng đau nhức răng nghiêm trọng. Các loại thuốc kháng sinh họ beta lactam thường sẽ được kết hợp với thuốc metronidazol nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong quá trình điều trị giảm đau nhức răng. Đây là hai loại thuốc phổ biến nhất để chữa trị dứt điểm các loại vi khuẩn kỵ khí và vi khuẩn ái khí.
Bên cạnh đó, một số loại thuốc kháng sinh cũng được sử dụng phổ biến đó chính là tetra, amoxicillin. Trong quá trình điều trị đau nhức răng bằng thuốc kháng sinh, bệnh nhân cần kiêng các loại đồ uống có cồn như rượu, bia để không làm nhờn thuốc, giảm đáng kể hiệu quả của thuốc.
Thêm vào đó, khi giảm đau nhức răng bằng thuốc kháng sinh, bệnh nhân cũng cần tuân thủ theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ, bởi nếu không sử dụng đúng liều lượng cần thiết, thuốc kháng sinh có thể khiến cho răng bị nhiễm màu.
Có thể dùng một số loại thuốc kháng sinh có tác dụng giảm đau cho răng
Thuốc giảm đau không kê đơn
Thuốc giảm đau không kê đơn là loại thuốc mà bác sĩ nha khoa sẽ không chỉ định điều trị trực tiếp cho bệnh nhân. Loại thuốc này có thể mua được ở bất cứ hiệu thuốc nào trên toàn quốc, chỉ phù hợp điều trị đối với những trường hợp đau nhức răng nhẹ.
Thành phần của các loại thuốc giảm đau không kê đơn có chứa các thành phần, hoạt chất khá thấp như aspirin, diclofenac, meloxicam,… có tác dụng giảm đau khá nhanh. Tuy nhiên cần lưu ý không nên sử dụng sản phẩm quá 10 ngày bởi chúng sở hữu khá nhiều tác dụng phụ, có thể gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày, bệnh tim mạch, gây viêm loét dạ dày,…
Thuốc giảm đau kháng viêm không steroid
Đặc điểm chung của các loại thuốc giảm đau kháng viêm thuộc nhóm NSAIDs là đều chứa hoạt chất aspirin giảm đau và không chứa thành phần steroid. Nhóm thuốc không có steroid được nhận định là một loại hoạt chất có tác dụng khá mạnh mẽ, do đó có thể xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn đối với những đối tượng là phụ nữ đang mang thai, người có tiền sử bệnh tim mạch,… Chính vì vậy, khách hàng cần cân nhắc về liều lượng sử dụng sao cho hợp lý để tránh gây ra những hậu quả khó lường.
Nhóm thuốc không chứa steroid phổ biến nhất bao gồm các loại như: Dilcofenac, Celecoxib, Ibuprofen,…
Thuốc gây tê tại chỗ
Các loại thuốc gây tê tại chỗ hiện nay phổ biến nhất với hai dạng đó chính là dạng xịt hoặc bôi. Loại thuốc này có tác dụng rất nhanh, chỉ khoảng từ 30 giây – 2 phút sau khi sử dụng, triệu chứng đau nhức răng đã giảm thiểu một cách đáng kể. Tuy nhiên, tác dụng của thuốc chỉ kéo dài trong khoảng từ 15 đến 60 phút nên khách hàng cần phải sử dụng nhiều mới có thể đạt được hiệu quả.
Các loại thuốc phổ biến nhất trong nhóm thuốc gây tê tại chỗ thường được sử dụng đó chính là benzocaine, tetracaine, lidocaine,… Trong quá trình điều trị cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng gây ra những tác dụng phụ khó lường.
Thuốc bôi, xịt giảm đau nhức răng tại chỗ
Thuốc bôi, xịt giảm đau nhức răng tại chỗ chính là loại thuốc gây tê tại chỗ được liệt kê ở phần trước. Các loại thuốc này được sử dụng tại rất nhiều đơn vị, cơ sở nha khoa trong quá trình điều trị sức khỏe răng miệng. Loại thuốc này tiện lợi ở chỗ có thể tự mua về để sử dụng tại nhà. Với hiệu quả giảm đau rất nhanh nên đây là loại thuốc giảm đau được mọi người sử dụng khá phổ biến.
Để có thể sử dụng loại thuốc này, trước tiên bệnh nhân cần vệ sinh sạch sẽ vùng miệng, đặc biệt là phần nướu (bệnh nhân có thể sử dụng hoạt chất betadine để sát khuẩn), tiếp theo hãy bôi hoặc xịt trực tiếp loại thuốc gây tê lên vị trí đau răng, chỉ trong khoảng 30 giây đến 2 phút sẽ cảm thấy hiệu quả rõ rệt.
Đây là một loại thuốc mang đến hiệu quả tức thì, tuy nhiên không được khuyến khích sử dụng thay thế các liệu pháp điều trị đau nhức răng thông thường. Việc sử dụng thuốc xịt hoặc bôi trực tiếp lên nướu răng có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng răng lung lay, gãy rụng sớm theo thời gian.
Uống thuốc nhức răng nhiều có sao không?
Các loại thuốc uống điều trị đau nhức răng đem lại hiệu quả rõ rệt trong quá trình điều trị. Tuy nhiên nó chỉ mang lại hiệu quả nếu bệnh nhân tuân thủ đúng chỉ định và liều lượng uống thuốc nha sĩ đã kê đơn. Thực tế chứng minh rằng, một vài trường hợp sử dụng thuốc uống quá liều đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí có thể gây nguy hiểm tới tính mạng con người.
Khi sử dụng thuốc giảm đau, đối với từng đối tượng sẽ có những lưu ý khác nhau trong quá trình sử dụng thuốc, cụ thể như sau:
Đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 16 tuổi cần lưu ý tránh sử dụng các loại thuốc giảm đau có chứa hàm lượng aspirin vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Đối với phụ nữ mang thai đang cho con bú, đây là những đối tượng tuyệt đối không được sử dụng bất cứ loại thuốc nào trong suốt quá trình mang thai vì có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi.
Đối với người cao tuổi, đây là nhóm đối tượng rất nhạy cảm với những thành phần của thuốc. Chính vì vậy cần phải sử dụng những loại thuốc này đúng liều lượng và thành phần đội ngũ y bác sĩ quy định.
Uống thuốc giảm đau răng nhưng vẫn đau phải làm sao?
Tuy sử dụng thuốc uống giảm đau răng nhưng trong một số trường hợp, bệnh nhân không tuân thủ đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ, chính điều này gây ra tình trạng triệu chứng đau nhức răng không hề thuyên giảm, thậm chí còn có dấu hiệu đau hơn. Để có thể điều trị tình trạng này, bạn có thể làm theo một số cách như sau:
Điều chỉnh lại liều lượng thuốc phù hợp
Nguyên nhân chính của việc uống thuốc giảm đau răng nhưng vẫn đau nằm ở việc sử dụng liều lượng thuốc không đúng chỉ định. Trong trường hợp mua thuốc không kê đơn, bạn nên làm theo hướng dẫn được ghi trên bao bì. Việc sử dụng đúng liều lượng thuốc giúp cơn đau răng thuyên giảm nhanh chóng trong thời gian ngắn.
Thay đổi loại thuốc đang sử dụng
Đôi khi, loại thuốc giảm đau đang sử dụng có thể không phù hợp với điều kiện, tình trạng sức khỏe răng miệng của mỗi người. Trong tình huống này, bạn nên liên lạc lại với nha sĩ để được thay đổi loại thuốc phù hợp, hoặc được kê thêm một số loại thuốc với hoạt chất nhẹ hơn như thuốc không chứa steroid, corticoid hoặc opioids nếu tình trạng đau nhức răng quá nghiêm trọng.
Một số mẹo giảm đau răng không dùng thuốc?
Có rất nhiều mẹo sử dụng các nguyên liệu dễ kiếm tại nhà để điều trị chứng đau nhức răng mà không cần dùng thuốc. Dưới đây là một số biện pháp phổ biến nhất được rất nhiều người sử dụng:
Súc miệng nước muối
Hãy súc miệng bằng nước muối để giúp hạn chế đau răng
Có lẽ sẽ ít ai ngờ rằng một loại dung dịch đơn giản như nước muối lại có khả năng điều trị đau nhức răng hiệu quả. Nghiên cứu chỉ ra rằng trong thành phần của nước muối có chứa hoạt chất kháng khuẩn và kháng viêm, giúp hạn chế tối đa việc hình thành tụ vi khuẩn trong khoang miệng, từ đó ngăn ngừa nguy cơ xảy ra hiện tượng đau nhức răng. Thêm vào đó, súc miệng bằng nước muối cũng giúp bạn loại bỏ hiện tượng hôi miệng, mang lại hơi thở thơm tho.
Chườm nhiệt
Các chuyên gia chỉ ra rằng việc sử dụng nhiệt là một biện pháp hiệu quả trong quá trình điều trị đau nhức răng, đồng thời giảm sưng mặt rất tốt. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp phương pháp này cùng phương pháp chườm nóng luân phiên để đạt hiệu quả tốt nhất.
Để có thể chườm lạnh, bạn cần bọc đá trong một chiếc vải xô hoặc khăn lau sạch, sau đó đem chườm lên vùng má hoặc hàm bị sưng nhức trong khoảng 15 – 20 phút, sau đó bạn lại tiếp tục sử dụng khăn nhúng trong nước nóng chườm nóng, thực hiện liên tục cho tới khi cơn đau nhức thuyên giảm.
Nhai tỏi
Nhai tỏi giúp giảm bớt cơn đau răng
Tỏi là một nguyên liệu vô cùng dễ kiếm nhưng lại sở hữu những công dụng vô cùng tuyệt vời. Trong thành phần của tỏi chứa chất kháng khuẩn, giảm đau rất tốt nên nhiều người sử dụng tỏi sống giã nát, đắp lên vị trí đau răng, hoặc cũng có thể nhai nát tỏi sống để điều trị triệu chứng đau nhức răng.
Chăm sóc răng miệng khi đau nhức răng
Quá trình chăm sóc răng miệng đúng cách là một trong những yếu tố quan trọng giúp cơn đau răng không trở nên nghiêm trọng hơn. Trong quá trình chăm sóc, bạn cần lưu ý bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng, miễn dịch cho cơ thể, nhằm giúp cho cơn đau thuyên giảm nhanh hơn. Các loại vitamin và khoáng chất đều có tác dụng tiêu sưng, giảm viêm, giảm thiểu nguy cơ gây xuất huyết chân răng. Bạn có thể bổ sung các chất này thông qua những thực phẩm như hạt, đậu, dầu, các chế phẩm từ sữa, gan cá,…
Thêm vào đó, quá trình vệ sinh răng miệng cũng cần đặc biệt chú ý. Sau khi ăn uống, bạn cần làm sạch toàn bộ khoang miệng bằng các dụng cụ chuyên dụng như tăm, chỉ nha khoa, bàn chải kẽ và đánh răng tối thiểu 2 lần/ ngày để hạn chế tình trạng thức ăn mắc vào kẽ răng, khiến cảm giác đau nhức răng nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, bệnh nhân đau nhức răng không nên ăn các loại đồ ăn quá cứng hoặc quá cay vì có thể gây tổn thương đến vị trí đau răng. Các loại súp, cháo loãng, hoa quả mềm là những loại thực phẩm được gợi ý trong trường hợp này.
Trên đây là toàn bộ những giải đáp về thắc mắc nhức răng uống thuốc gì. Lưu ý toàn bộ những phương pháp điều trị triệu chứng đau nhức răng được liệt kê bên trên chỉ có thể áp dụng trong trường hợp tình trạng đau nhức không quá nghiêm trọng.
Nếu tình trạng đau nhức răng kéo dài trong nhiều ngày, đây là một dấu hiệu bất thường có thể dẫn tới những tình trạng bệnh lý răng miệng nguy hiểm, chính vì vậy bạn cần di chuyển tới các cơ sở nha khoa để được lên lịch thăm khám và điều trị kịp thời.
Để đáp ứng tối ưu nhu cầu của khách hàng, hiện nay ngày càng có nhiều đơn vị nha khoa được thành lập. Điều này gây khó khăn cho khách hàng trong việc tìm kiếm một địa chỉ uy tín. Nếu bạn vẫn còn đang phân vân trong vấn đề này, chúng tôi xin được đề cử một đơn vị nha khoa đang được rất nhiều chuyên gia đánh giá cao trong suốt thời gian vừa qua – Nha khoa Parkway.
Nha khoa Parkway là một đơn vị nha khoa uy tín, nhận được sự phản hồi tích cực của khách hàng trong suốt quá trình thành lập và xây dựng. Hệ thống nha khoa áp dụng công nghệ Singapore với máy móc, kỹ thuật tân tiến, phòng khám hiện đại được điều hành bởi đội ngũ y bác sĩ rành nghề, giàu kinh nghiệm, đào tạo bài bản tại nước ngoài, chắc chắn sẽ đem lại cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời nhất.
Ngoài điều trị triệu chứng răng đau nhức, Nha khoa Parkway còn cung cấp cho khách hàng rất nhiều dịch vụ khác như: niềng răng, bọc răng sứ, nhổ răng khôn, dịch vụ nha khoa trẻ em, trám hàn răng,… với mức giá ưu đãi.
Những dịch vụ tại Nha khoa Parkway đều đảm bảo thực hiện đúng quy trình với các bước tiêu chuẩn từ hỗ trợ tư vấn, đặt lịch thăm khám đến điều trị, khách hàng sẽ không phải lo lắng đến vấn đề về chi phí phát sinh thêm khi sử dụng các dịch vụ tại đơn vị.
Nha khoa Parkway hiện nay sở hữu rất nhiều chi nhánh tại các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Bình Dương, Hà Nội nhằm đảm bảo đáp ứng tối ưu nhu cầu của khách hàng. Trong tương lai nha khoa hứa hẹn sẽ mở rộng thêm các cơ sở trên địa bàn cả nước để đem thương hiệu vươn xa hơn ngoài thị trường.
Nếu bạn còn bất cứ vấn đề gì liên quan đến sức khỏe răng miệng, hãy liên hệ với Nha khoa Parkway ngay hôm nay theo số điện thoại 028 9999 8059 để được hỗ trợ tư vấn tận tình nhất.
Nhiều bạn thắc mắc đâu là địa chỉ niềng răng tốt ở Tp.Hồ Chí Minh? Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tất cả về những địa chỉ niềng răng tốt ở Tp. Hồ Chí Minh nhé.
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha đã trở nên phổ biến, giúp cải thiện thẩm mỹ và phục hồi chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, có không ít đơn vị niềng răng kém chất lượng gây hại cho người niềng. Vậy tác hại của niềng răng tại nha khoa kém uy tín, giá rẻ […]