Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Nhổ răng hàm bị sâu – Khi nào nên nhổ? Phương pháp điều trị?

Răng hàm bị sâu có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Có nhiều trường hợp, răng hàm bị sâu có thể điều trị được mà không cần phải nhổ bỏ. Tuy nhiên rơi vào những trường hợp ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hàng ngày cũng như sức khỏe răng miệng của người bệnh, nhổ răng hàm sâu sẽ được bác sĩ chỉ định để bảo đảm sức khỏe người bệnh. Vậy khi nào nên nhổ răng hàm bị sâu? Phương pháp điều trị nào phù hợp khi răng hàm bị sâu? Cùng Parkway tìm hiểu qua bài viết sau.

Vai trò của răng hàm

Răng hàm – hay còn gọi là răng cối là các răng mọc ở vị trí trong cùng của hàm, có chức năng chính là bảo vệ xương hàm, ăn, nhai, nghiền thức ăn.

 Răng hàm bao gồm khoảng 16 đến 20 chiếc răng trong khoang miệng, mỗi hàm sẽ có các cặp răng đối xứng 2 bên tính từ răng cửa. Răng hàm bao gồm:

  • Răng hàm nhỏ (Răng này nằm cạnh răng nanh): Đây là răng hàm số 4 và số 5.
  • Răng hàm lớn: Bao gồm các răng trong cùng, răng số 6, số 7. Đây là răng vĩnh viễn, chỉ mọc duy nhất 1 lần trong đời.
  • Răng khôn (Răng này còn được gọi là răng số 8): Đây là chiếc răng cối mọc trong cùng của hàm, mọc lên chậm nhất – sau khi hoàn thiện quá trình mọc răng ở trẻ nhỏ, thường là năm 17 tuổi trở lên. Vì là chiếc răng mọc sau cùng nên răng khôn có nhiều khả năng mọc sai, răng khôn mọc lệch gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Vai trò của răng hàm

Các loại răng trong hàm răng

Răng hàm đóng một vai trò rất quan trọng trong cung hàm, đảm nhận chức năng cắn, xé, nhai, nghiền thức ăn và đảm bảo sự cân đối, thẩm mỹ của cấu trúc khuôn mặt. 

Vậy nên, khi răng hàm cũng là răng dễ bị sâu răng tấn công nhất nếu không được vệ sinh sạch sẽ và đúng cách. Ở vị trí phía trên và còn nằm ở trong cùng của cung hàm, nơi khó đưa bàn chải tới, sâu răng hàm trên là sâu răng khiến người bệnh khó chịu nhất.

Khi bị sâu răng hàm, bạn nên tới nha khoa để được bác sĩ thăm khám và điều trị một cách chính xác nhất và có cần phải nhổ răng hàm bị sâu hay không.

Tại sao răng hàm bị sâu?

Trừ răng khôn hay răng số 8, mỗi chiếc răng hàm đều có nhiệm vụ và vai trò quan trọng trong quá trình ăn nhai cũng như thẩm mỹ của khuôn mặt. Vì cấu tạo có những rãnh lõm, lại nằm trong cùng của hàm răng nên cặn thức ăn và mảng bám dễ đọng lại, khó vệ sinh nên rất dễ bị vi khuẩn sâu răng tấn công và phá hủy bề mặt răng.

Hơn nữa, vì vị trí khuất sâu trong hàm, khi mới bị sâu răng rất khó nhận ra những dấu hiệu rõ ràng, thường thì người bệnh chỉ phát hiện răng hàm bị sâu khi triệu chứng đã trở nặng như đau nhức, ê buốt kéo dài. 

Tại sao răng hàm bị sâu?

Sâu răng hàm – tình trạng thường gặp khi răng hàm không được vệ sinh đúng cách

Khi vi khuẩn sâu răng ăn sâu vào gây chết chân răng, lúc này buộc phải áp dụng phương pháp nhổ răng hàm bị sâu để điều trị dứt điểm tình trạng sâu răng hàm.

Một số yếu tố tăng nguy cơ răng hàm bị sâu

Rối loạn ăn uống

Các bệnh lý liên quan đến ăn uống như chán ăn, ăn uống mất kiểm soát,… là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh sâu răng hàm. 

Triệu chứng nôn ói do hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng bởi những bệnh lý trên có thể khiến axit dạ dày trào ngược lên khoang miệng, tác động lên răng và hòa tan men răng. Men răng yếu sẽ khiến sâu răng dễ dàng tấn công răng hơn.

Ợ nóng

Chứng ợ nóng hoặc bệnh lý trào ngược thực quản xảy ra khi dạ dày của bạn có vấn đề. Triệu chứng nhận biết ợ nóng là khi ợ hơi, bạn cảm thấy có chất lỏng có vị chua trào ngược lên từ dạ dày – hay còn gọi là axit dạ dày.

Axit trào ngược lên làm mòn và gây tổn thương răng nghiêm trọng, khiến phần men răng không còn sức bảo vệ ngà răng nữa, tạo điều kiện cho vi khuẩn sâu răng tấn công răng.

Khô miệng

Khô miệng – nghe tưởng như vô hại nhưng lại là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh lý sâu răng hàm, nhất là sâu răng hàm trên. Thiếu nước bọt rửa sạch những mảng bám, vụn thức ăn thừa trên bề mặt và kẽ răng hàm.

Ngoài ra, các chất trong nước bọt được chứng minh là có khả năng chống lại axit do vi khuẩn tạo ra. Sử dụng thuốc đặc trị, trải qua điều trị y tế, chụp X-Quang cho vùng đầu và cổ hoặc hóa trị là những nguyên nhân chính dẫn tới khô miệng, giảm sản xuất nước bọt.

Không đủ Fluoride

Fluoride là khoáng chất giúp hỗ trợ răng phát triển và ngăn ngừa sâu răng. Fluorite đóng vai trò đảo ngược các giai đoạn sớm nhất của bệnh sâu răng. 

Vậy nên với triệu chứng sâu răng giai đoạn đầu, nếu được cung cấp đủ Fluorite cho răng thì bệnh sâu răng hoàn toàn có thể tự khỏi. Fluoride là thành phần phổ biến trong kem đánh răng và các loại nước súc miệng.

Một số yếu tố tăng nguy cơ răng hàm bị sâu

Thiếu fluoride – chất bảo vệ răng khỏi sâu răng và làm chắc răng sẽ khiến răng hàm dễ bị sâu

Đánh răng không kỹ

Lười đánh răng hay vệ sinh răng miệng hàng ngày có thể dẫn đến hình thành mảng bám trên răng và gây ra bệnh sâu răng.

Thường ăn đồ ăn vặt

Đường và tinh bột là hai “món ăn khoái khẩu” của chúng ta – và cả vi khuẩn sâu răng. Chúng tiêu thụ đường và tinh bột còn vướng trên răng khi chúng ta ăn quá nhiều đồ ngọt mà không vệ sinh răng đúng cách, dẫn tới sản sinh ra axit làm mòn răng gây ra bệnh sâu răng hàm.

Những thực phẩm bám chặt vào răng

Một số loại thực phẩm như sữa, mật ong, đường, soda, trái cây kho, bánh kẹo,… là những loại thực phẩm khó bị cuốn trôi và được làm sạch bằng việc uống nước lọc. Vậy nên, khi dùng xong những loại thực phẩm này mà bạn chỉ súc miệng thì không đủ để loại bỏ chúng. 

Lâu dài, những thực phẩm này dần tạo thành mảng bám và gây ra bệnh sâu răng. Đồ ăn bám quá chặt dính ở bề mặt răng hàm trên sẽ rất khó vệ sinh nếu bạn không biết vệ sinh đúng cách, gây ra bệnh sâu răng hàm trên khó điều trị.

Một số yếu tố tăng nguy cơ răng hàm bị sâu

Bánh kẹo, đồ ăn vặt, nước ngọt,… những loại thực phẩm bám chắc vào răng tạo thành sâu răng

Trẻ uống sữa ngay trước khi đi ngủ

Bệnh sâu răng hàm ở trẻ nhỏ thường là xảy ra do trẻ uống sữa, nước trái cây hoặc các chất lỏng có đường ngay trước khi đi ngủ mà không được vệ sinh sạch sẽ. Những chất lỏng này bám trên bề mặt răng trẻ trong thời gian đi ngủ, tạo nên điều kiện vô cùng thuận lợi cho vi khuẩn sâu răng phát triển.

Những giai đoạn sâu răng hàm bị sâu phát triển

Mảng bám hình thành

Đầu tiên, mảng bám sẽ hình thành do thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách và không đều đặn của người bệnh. Chúng sẽ là những vụn thức ăn, đường, nước ngọt, cà phê,… bám trên bề mặt răng mà không được làm sạch, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sâu răng phát triển.

Đến giai đoạn mảng bám tạo thành nhiều lớp, cứng và dày hơn, khó vệ sinh bằng bàn chải đánh răng thì lúc đó mảng bám đã biến thành cao răng hoặc vôi răng. Cao răng chính là lá chắn cho vi khuẩn sâu răng, giúp chúng có môi trường hoạt động an toàn và nhanh chóng ăn mòn răng hơn, gây ra nhiều bệnh lý răng miệng khác ngoài sâu răng như viêm nướu, viêm nha chu,…

Tấn công mảng bám

Khi vi khuẩn có đủ điều kiện để phát triển, các axit trong mảng bám dần ăn mòn các khoáng chất trong men răng – lớp ngoài cùng của răng. Sự ăn mòn này hình thành những lỗ nhỏ trên lớp men răng, chính là giai đoạn đầu tiên của sâu răng hàm.

Khi men răng bị ăn mòn đến một mức nhất định, vi khuẩn và axit sẽ ăn mòn tới ngà răng. Lớp ngà răng có các đường ống tiếp xúc trực tiếp với dây thần kinh của răng, có đặc điểm là mềm hơn men răng và khả năng kháng axit yếu. Vậy nên khi sâu răng tiến đến giai đoạn ê buốt, đau nhức là lúc mà sâu răng đã ăn hết men răng và tấn công vào ngà răng.

Những giai đoạn sâu răng hàm bị sâu phát triển

Mảng bám tấn công men răng gây ra lỗ sâu li ti, giai đoạn đầu tiên của sâu răng

Sự phá hủy bên trong

Sâu răng đến ngà răng mà người bệnh vẫn chủ quan không đi khám và điều trị kịp thời, sâu răng sẽ tiến vào tủy răng – phần nhạy cảm và có sự liên kết trực tiếp với dây thần kinh và xương hàm. 

Lúc này sâu răng sẽ không chỉ còn ê buốt và đau đớn nhẹ nữa, sự nhiễm trùng do vi khuẩn tạo ra trong tủy răng khiến cho nó sưng phồng lên, dây thần kinh bị chèn ép và tạo ra sự đau đớn từ chân răng đến xương hàm.

Giai đoạn Áp-xe

Đây là giai đoạn đau đớn nhất trong quá trình sâu răng. Một khi nhiễm trùng lan đến đỉnh chân răng, xương răng, những bộ phận khác trong miệng như lưỡi, nướu, răng khác,… cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng: viêm nướu, sưng lưỡi, viêm nha chu,… 

Lúc này tủy răng đã chết, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng hàm bị sâu để tiến hành điều trị và phục hình răng, tránh ảnh hưởng lâu dài lên sức khỏe do bệnh sâu răng.

Sâu men răng

Giai đoạn này lỗ sâu nhỏ hình thành trên men răng (chấm đen) rất khó phát hiện, không đau nhức nhiều; do khó phát hiện nên dễ bị bỏ qua. Triệu chứng thường thấy ở giai đoạn này là khi ăn đồ lạnh, đồ nóng có cảm giác ê buốt, gây đau nhức ở mức độ nhẹ.

Những giai đoạn sâu răng hàm bị sâu phát triển

Sâu men răng – giai đoạn đầu của sâu răng hàm (Nguồn ảnh: Internet)

Sâu ngà răng

Ở giai đoạn này, lỗ sâu nhỏ hay những chấm đen lo ti bắt đầu to dần và sâu hơn. Lỗ sâu ăn vào đến ngà răng. Nếu lỗ sâu cạn – bạn sẽ không cảm thấy ê buốt khi nhai. Tuy nhiên khi lỗ sâu càng sâu sẽ gây ê buốt khi nhai thức ăn hay khi uống thức uống quá nóng hoặc quá lạnh. Đây là giai đoạn cần đến nha khoa để điều trị để trị bệnh tránh để lâu dài gây ra tình trạng nặng nề hơn – viêm tủy răng.

Viêm tủy

Khi sâu ngà không được điều trị, lỗ sâu ăn mòn vào tủy và gây nhiễm trùng tủy răng, gây đau nhức dữ dội, đau tự nhiên (không ăn cũng đau) và đau nhiều nhất là vào ban đêm. Ở giai đoạn viêm tủy răng này vẫn còn điều trị kịp thời.

Chết tủy

Viêm tủy răng nếu không được điều trị thì tủy sẽ bị chết. Lúc này, vi khuẩn theo đường ống tủy sẽ làm nhiễm trùng dưới chân răng, gây ra sưng nướu, sưng mặt. Một số trường hợp không đau nên dễ bỏ qua không điều trị, một số trường hợp gây biến chứng trầm trọng ở xoang, khớp, tim, xương,…

Những giai đoạn sâu răng hàm bị sâu phát triển

Khi sâu răng dẫn đến chết tủy, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng hàm bị sâu để tránh biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe

Nhổ răng hàm bị sâu có ảnh hưởng gì không?

Người bệnh bị sâu răng hàm khi đi khám, nếu tình trạng bệnh quá nặng, không thể cứu được chân răng hay phục hồi răng thì bắt buộc phải thực hiện phương pháp nhổ răng hàm bị sâu.

Răng hàm bị sâu cần nhổ khi bạn gặp phải một trong những trường hợp sau:

  • Sâu răng cụt chân răng, kèm theo những triệu chứng như tụt lợi (nướu), viêm nha chu,…
  • Tình trạng sâu răng gây ra viêm diễn biến quá nặng. Phần răng sâu vào tủy răng, vi khuẩn có nguy cơ tấn công sâu vào chân răng (gây vỡ chân răng) và ăn sâu vào xương hàm, có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không loại bỏ kịp thời.

Những hậu quả thường thấy sau khi phải thực hiện phương pháp nhổ bỏ răng hàm:

  • Lực nhai của hàm giảm sút. Việc nhai, nghiền thức ăn sẽ diễn ra khó khăn hơn, gây ảnh hưởng đến tiêu hóa.
  • Răng còn lại bị yếu đi do phải thực hiện nhiệm vụ nhai, nghiền của răng hàm.
  • Răng xô lệch, dễ gây biến dạng khuôn mặt (Da nhăn nheo, má hóp lại, lệch mặt,…)
  • Lệch khớp cắn do mất đi một răng gây mất đối xứng với răng hàm đối diện (trên hoặc dưới) gây ra sưng lợi (nướu), viêm nha chu, chảy máu lợi,…
Nhổ răng hàm bị sâu có ảnh hưởng gì không?

Bác sĩ với tay nghề cao, lành nghề và kinh nghiệm dày dặn sẽ khiến ca phẫu thuật nhổ răng hàm bị sâu nhẹ nhàng hơn

Kỹ thuật nhổ răng nói chung và xử lý sâu răng hàm chỉ còn chân răng về cơ bản đều giống nhau, không gây nguy hiểm nếu người bệnh khám và thực hiện điều trị ở cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng với đội ngũ nha sĩ dày dặn kinh nghiệm.

Nếu được chỉ định nhổ thì người bệnh nên nhổ răng hàm bị sâu, tránh giữ lại răng sâu gây hôi miệng, tích tụ mảng bám, bệnh lý răng miệng kèm theo sốt và đau nhức. 

Lâu dài không xử lý, vết viêm có thể tạo thành biến chứng nhiễm trùng máu, dẫn tới tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

Những trường hợp khi nhổ răng hàm bị sâu?

Răng hàm là răng vĩnh viễn, chỉ mọc duy nhất một lần trong đời. Ngoài ra răng hàm còn đảm nhiệm chức năng ăn, nhai, cắn, xé chính trong cung hàm nên việc chỉ định nhổ răng hàm bị sâu không phải phương pháp được các bác sĩ ưu tiên. Dựa vào tình trạng sâu, tình trạng sức khỏe người bệnh cũng như chẩn đoán ảnh hưởng có răng hàm bị sâu lên răng còn lại mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bảo tồn hoặc nhổ răng hàm bị sâu.

Trường hợp sâu răng hàm cần nhổ bỏ

Nếu bạn gặp phải một những trường hợp sau, nhổ răng hàm bị sâu sẽ là biện pháp tốt nhất để xử lý ổ sâu tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe:

  • Sâu cụt chân răng, sâu răng tụt lợi, viêm nha chu,…
  • Tình trạng sâu viêm quá nặng, gây kích thích tủy răng.
  • Sâu răng ăn hỏng chân răng và ăn vào xương hàm
  • Răng khôn, răng số 8 bị sâu hoặc mọc ngầm, mọc lệch gây ra viêm lợi trùm, đau nhức răng hàm,… Bởi vì răng không không đảm nhiệm chức năng ăn nhai chính lại nằm ở vị trí khó vệ sinh, nên khi răng số 8 bị sâu hoặc viêm, bác sĩ sẽ chỉ nhổ bỏ răng số 8 để tránh ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.

Để không gặp phải tình trạng răng sâu dẫn đến phải nhổ đi, bạn nên thực hiện thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng một lần để có thể phát hiện và điều trị bệnh từ sớm.

Trường hợp không cần nhổ răng hàm bị sâu (bảo tồn)

Nếu bạn bị sâu răng hàm dạng nhẹ hoặc mức độ sâu chưa ảnh hưởng đến phần chân răng, vẫn có thể thực hiện điều trị bảo tồn thì bác sĩ sẽ không chỉ định nhổ:

  • Trường hợp răng hàm sâu nặng, vào tủy răng nhưng ngà răng và/hoặc chân răng còn nguyên: Bác sĩ sẽ điều trị tủy và trám đầu thân răng. Ngoài ra trường hợp lỗ sâu quá lớn, phương pháp bọc sứ sẽ là giải pháp bảo tồn răng bền và hiệu quả.
  • Trường hợp răng hàm bị sâu được phát hiện sớm, sâu men răng: Bác sĩ sẽ lấy cao răng, làm sạch răng và trám, hàn ổ sâu để xử lý.
Những trường hợp khi nhổ răng hàm bị sâu?

Điều trị bảo tồn khi răng hàm bị sâu nhẹ, sâu răng hàm trên không vào đến ngà răng

Với trường hợp không cần nhổ răng hàm bị sâu, sau khi đã xử lý hết phần sâu răng và hoàn tất điều trị, bạn cần chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách, thực hiện những thói quen tốt cho răng miệng theo lời dặn của bác sĩ để bệnh không tái diễn. Nhất là với những trường hợp răng hàm đã rút tủy, dù đã trám răng nhưng lúc này độ bền răng giảm do không có tủy nuôi dưỡng, dễ nứt vỡ thì không nên ăn đồ cứng.

Các bước nhổ răng hàm bị sâu chuẩn Y khoa

Cấy ghép Implant

Cấy ghép implant là phương pháp trồng răng sau khi nhổ răng hàm bị sâu tiên tiến và hiện đại nhất hiện nay, thay thế chân răng bằng trụ kim loại giống như một chiếc vít – thay thế răng bị hỏng bằng răng nhân tạo, có chức năng và hình dáng như răng thật.

Cấu tạo của một chiếc răng implant bao gồm: 

  • Trụ implant: Trụ implant chính là một yếu tố quan trọng giúp phương pháp cấy ghép implant tạo cảm giác y như răng thật, do nhiệm vụ chính của nó là thay thế chân răng. Được thiết kế dạng ren xoắn như một chiếc ốc vít, được cấy thẳng vào xương hàm vị trí răng trống. Trụ có tác dụng nâng đỡ cầu răng, mão răng hay một hàm răng giả để thay thế cho răng đã mất.
  • Mão răng sứ: Đây là phần trên cùng, có hình dáng và chức năng của thân răng thật, gắn trên khớp nối Abutment.
  • Khớp nối Abutment: Là thành phần có chức năng khớp nối, kết nối trụ implant ở dưới và phần mão răng ở phía trên.
Các bước nhổ răng hàm bị sâu chuẩn Y khoa

Phương pháp trồng răng sau khi nhổ răng hàm bị sâu bằng cấy ghép implant là phương pháp hiệu quả và tối ưu nhất hiện nay

Cầu răng sứ

Phương pháp trồng hay làm cầu răng sứ là phương pháp trồng răng sau khi nhổ răng hàm bị sâu phổ biến, có khả năng khôi phục một hoặc nhiều răng cố định.

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng cầu răng gồm 2 hoặc nhiều trụ là các răng trên cung hàm hoặc các trụ implant. Nhịp cầu sẽ là một hoặc nhiều răng bị nhất trong quá trình nhổ răng hàm bị sâu. Cầu răng sẽ được gắp cố định trên các răng trụ, lấp đầy khoảng trống răng đã mất để lại.

Ưu điểm của phương pháp này là khi ăn nhai có cảm giác như răng thật, thời gian thực hiện nhanh chóng và độ thẩm mỹ cao.

Phương pháp trồng răng sau khi nhổ răng hàm bị sâu bằng cầu răng sứ (Nguồn ảnh: Internet)

Phương pháp trồng răng sau khi nhổ răng hàm bị sâu bằng cầu răng sứ

Tuy nhiên, điểm yếu của phương pháp này là không thể áp dụng nếu bệnh nhân bị mất đi răng số 7 vì răng số 8 không đảm bảo yêu cầu để trở thành một cầu răng trụ. Hơn nữa, cầu răng sứ chỉ thay thế được phần răng phía trên chứ không thể thay thế được chân răng.

Một số lưu ý trước và sau khi nhổ răng hàm bị sâu

Nhổ răng hàm bị sâu là tiểu phẫu trong nha khoa, đòi hỏi bệnh nhân cần có những lưu ý trước và sau khi nhổ răng hàm bị sâu để đảm bảo sức khỏe trước và sau khi phẫu thuật được ổn định nhất.

Trước khi nhổ răng hàm bị sâu

  • Ăn uống đủ chất, giữ tinh thần thoải mái trước khi đến ngày tiểu phẫu.
  • Phụ nữ trong thai kỳ hoặc trong thời gian có kinh nguyệt thì không nên thực hiện tiểu phẫu nhổ răng hàm bị sâu.
  • Nếu bệnh nhân đang bị cúm, ho, cảm mạo,… thì nên chờ khỏi bệnh mới nên bắt đầu tiến hành tiểu phẫu.
  • Bệnh nhân có tiền sử máu khó đông, huyết áp, tim mạch,… hoặc đang trong giai đoạn sử dụng thuốc điều trị bệnh cần thông báo trước cho bác sĩ vào ngày thăm khám và chỉ định điều trị.
Một số lưu ý trước và sau khi nhổ răng hàm bị sâu

Phụ nữ đang trong thai kỳ hoặc có kinh nguyệt không nên thực hiện phẫu thuật trong giai đoạn này

Sau khi nhổ răng hàm bị sâu

Sau khi nhổ răng hàm bị sâu, bạn nên:

  • Sau khi phẫu thuật, nên ở lại nha khoa khoảng 30 phút để theo dõi xem có dấu hiệu bất thường sau khi phẫu thuật không.
  • Chườm đá trong ngày đầu tiên để giảm đau và sưng. Bọc đá lạnh vào một chiếc khăn mềm tránh áp trực tiếp đá lên da gây bỏng lạnh bạn nhé.
  • Uống thuốc theo bác sĩ kê đơn. Nếu tình trạng đau hoặc sưng không giảm, tham khảo ý kiến bác sĩ khi muốn đổi thuốc.
  • Trong 1 đến 2 ngày đầu tiên sau tiểu phẫu, bạn cần vệ sinh sạch răng miệng và súc miệng với nước súc miệng chuyên dụng. Không nên đưa bàn chải vào vệ sinh răng quá sớm, có thể dùng gạc hoặc vải mềm vệ sinh răng với nước muối sinh lý.
  • Không ăn đồ quá cứng, không nhai vào vùng mới phẫu thuật. Tránh đồ chua, cay, nóng.
Một số lưu ý trước và sau khi nhổ răng hàm bị sâu

Đến nha sĩ kiểm tra lại và vệ sinh răng sau phẫu thuật, nhất là phẫu thuật loại bỏ sâu răng hàm trên do vị trí đặc thù khó vệ sinh

Sâu răng hàm trên số 8

Vị trí răng số 8 

Răng số 8 là chiếc răng mọc sau cùng của hàm răng con người, bắt đầu mọc trong giai đoạn trưởng thành từ 17 đến 25 tuổi. Do mọc sau cùng khi cấu trúc xương hàm đã ổn định và cứng chắc, nên khi trồi lên như vậy răng số 8 rất dễ xảy ra những biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. 

Ngoài ra vì răng số 8 là răng cối, lại nằm sâu nhất trong hốc má nên rất khó vệ sinh. Sâu răng hàm trên ở vị trí răng số 8 cần đến ngay nha khoa để chẩn đoán và điều trị, vì vị trí đặc thù khó theo dõi và vệ sinh.

Cách xử lý sâu răng hàm trên số 8

Những nguyên nhân chính dẫn đến việc phải nhổ bỏ răng số 8 hay răng khôn bao gồm răng khôn mọc lệch, mọc thẳng nhưng quá to, mọc ngang, mọc kẹt góc, bị sâu răng,…

Trường hợp răng hàm bị sâu là răng số 8 hay còn gọi là răng khôn, việc nhổ bỏ răng hàm là trong trường hợp này là giải pháp được ưu tiên. Bởi răng số 8 không phải răng đảm nhận chức năng nhai nhưng lại gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng. 

Sau khi nhổ răng hàm bị sâu là răng số 8, bạn có thể tránh nguy cơ sâu răng lây sang răng cấm là răng số 6 hoặc 7 bên cạnh, đồng thời những cơn đau nhức do sâu răng mang lại cũng biến mất, bạn sẽ không còn chiếc răng khó vệ sinh mà không có tác dụng nữa.

Một số biện pháp ngăn ngừa sâu răng

Việc giữ gìn vệ sinh răng miệng đúng cách rất quan trọng để tránh và hạn chế tình trạng sâu răng hàm buộc phải nhổ răng hàm bị sâu. Để giữ gìn một hàm răng khỏe mạnh, bạn nên nhớ:

  • Súc miệng và dùng chỉ nha khoa, tăm nước hàng ngày để vệ sinh sạch sẽ kẽ răng, tránh tình trạng sâu kẽ.
  • Sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride.
  • Chải răng đều đặn 2 lần sáng và tối mỗi ngày, chải dọc và đều các mặt răng để loại bỏ mảng bám gây sâu răng, viêm nướu.
  • Không ăn đồ ngọt vào ban đêm.
  • Tăng cường thực phẩm giàu canxi để tăng độ bền chắc cho răng.
  • Thăm khám nha khoa và lấy cao răng đều đặn 6 tháng/lần.
Một số biện pháp ngăn ngừa sâu răng

Chải răng với kem đánh răng chứa fluoride giúp ngăn ngừa tình trạng sâu răng

Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu được các phương pháp điều trị cũng như diễn biến của sâu răng hàm, khi nào nên nhổ răng hàm bị sâu cùng Nha khoa Parkway. Nếu bạn còn đang phân vẫn chưa chọn được cơ sở nhà khoa uy tín và phù hợp, hãy liên hệ ngay với Nha khoa Parkway qua tổng đài 1900 8059 để được tư vấn và đặt lịch khám phù hợp nhé.

Tin tức sự kiện khác

Top 5 địa chỉ niềng răng uy tín Quận 7

Top 5 địa chỉ niềng răng uy tín Quận 7 TPHCM

Việc lựa chọn địa chỉ niềng răng uy tín có vai trò quan trọng giúp quá trình chỉnh nha đạt kết quả như mong đợi. Trong bài viết này, hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu về các tiêu chí lựa chọn một nha khoa niềng răng chất lượng và điểm qua các địa chỉ […]

Xem chi tiết
Nhiệt miệng nổi hạch

Nhiệt miệng nổi hạch: Nguyên nhân và các biện pháp khắc phục

Nhiệt miệng dẫn đến nổi hạch là tình trạng phổ biến, nhưng vẫn khiến nhiều người gặp lo lắng. Trong bài viết này, hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu rõ hơn về tình trạng nhiệt miệng nổi hạch. Tham khảo ngay nhé. Nhiệt miệng nổi hạch là gì? Nhiệt miệng nổi hạch là tình […]

Xem chi tiết
tụt lợi và cách khắc phục

Tụt lợi có tự khỏi không? 4 Cách khắc phục hiệu quả

Tụt lợi là một tình trạng răng miệng khá phổ biến và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể của răng và nướu nếu không được xử lý kịp thời. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu và đặc biệt là cách khắc phục. Nhiều […]

Xem chi tiết
Hình ảnh quad helix

Khám phá cấu tạo và ứng dụng của Quad Helix trong lĩnh vực chỉnh nha

Việc lựa chọn khí cụ chỉnh nha phù hợp đóng vai trò then chốt, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả chỉnh nha. Trong đó, Quad Helix là một khí cụ chỉnh nha được sử dụng rộng rãi trong nha khoa để xử lý các vấn đề về răng miệng như hẹp hàm, lệch khớp […]

Xem chi tiết