Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Nghiến răng khi ngủ: Nguyên nhân và cách khắc phục

Nghiến răng khi ngủ

Nghiến răng khi ngủ là tình trạng rối loạn vận động phổ biến ở cả người lớn và trẻ em, điều này không chỉ gây khó chịu cho những người xung quanh mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, gây mòn men răng và những biến chứng khác. Vậy nguyên nhân từ đâu gây nên tình trạng nghiến răng khi ngủ? Cách khắc phục tình trạng này như thế nào? Cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Thế nào là nghiến răng khi ngủ?

Nghiến răng là tình trạng hai hàm răng siết chặt vào nhau, tạo ra âm thanh ken két gây khó chịu. Tình trạng này có thể xảy ra một cách vô thức, cả khi bạn đang tỉnh táo hoặc trong lúc ngủ.

Nghiến răng khi ngủ hay còn gọi là bruxism, là một dạng rối loạn vận động trong giấc ngủ. Người mắc phải thường có biểu hiện nghiến hoặc siết chặt hàm một cách không tự chủ, thường không nhận thức được hành động này cho đến khi có triệu chứng hoặc được người khác thông báo.

Thế nào là nghiến răng khi ngủ

Nghiến răng khi ngủ là một dạng rối loạn vận động trong giấc ngủ (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân gây nên tình trạng nghiến răng khi ngủ

Tình trạng nghiến răng khi ngủ xảy ra có thể từ nhiều nguyên nhân khác nhau:

  • Stress và căng thẳng: Đây có thể được xem là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng nghiến răng trong lúc ngủ. Khi gặp căng thẳng, dây thần kinh, cơ hàm có thể phản ứng mạnh mẽ bằng cách nghiến răng và nghiến chặt hai hàm lại với nhau.
  • Rối loạn giấc ngủ: Một số rối loạn giấc ngủ có thể gây nên tình trạng nghiến răng khi ngủ như mất ngủ, chứng ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên.
  • Các vấn đề răng và hàm: Răng bị xô lệch do mất răng quá lâu mà chưa được khắc phục dẫn đến tình trạng khớp cắn hở, khớp cắn đối đầu, khớp cắn chéo, lệch hàm và gây nên tình trạng nghiến răng.
  • Di truyền: Những người có người thân từng hoặc đang mắc phải tình trạng này có nguy cơ cũng mắc phải tình trạng này.
  • Sử dụng chất kích thích: Việc tiêu thụ quá nhiều cà phê, thuốc lá, rượu, bia cũng có thể gây nên tình trạng nghiến răng. Bởi các chất kích thích này có thể ức chế hệ thần kinh và gây nên sự hoạt động không kiểm soát của cơ hàm.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, giảm căng thẳng có tác dụng phụ có thể gây nên tình trạng nghiến răng khi ngủ.
  • Xuất phát từ các yếu tố bên trong cơ thể: Các yếu tố như rối loạn nội tiết tố, rối loạn tiêu hóa, dị ứng thực phẩm, hoặc các bệnh ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương như Down, động kinh, viêm màng não, Parkinson đều có thể góp phần làm nghiến răng trở nên nghiêm trọng ở cả người lớn và trẻ em.
Nghiến răng do stress

Stress và căng thẳng là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng nghiến răng (Nguồn: Internet)

Tác hại của việc nghiến răng khi ngủ

Phần lớn các trường hợp nghiến răng không gây ra biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu nghiến răng ở mức độ nặng và thường xuyên, có thể dẫn đến nhiều tác hại như: tổn thương răng, xương hàm, ảnh hưởng đến các phục hình răng, mòn men răng làm tăng độ nhạy cảm, thậm chí gây gãy răng. Ngoài ra, tình trạng này còn có thể gây rối loạn khớp thái dương hàm, đau nhức đầu, đau mặt hoặc hàm nghiêm trọng và thậm chí làm biến dạng khuôn mặt.

Tác hại của nghiến răng

Nghiến răng thường xuyên gây mòn men răng (Nguồn: Internet)

Khắc phục chứng nghiến răng khi ngủ

Nghiến răng nếu ở mức độ nhẹ thường không cần đến sự can thiệp y tế để điều trị. Tuy nhiên, với các trường hợp nghiêm trọng có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, cần áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Mục tiêu của điều trị là giảm đau, bảo vệ răng, phục hình, duy trì chức năng của khớp thái dương hàm, và ngăn chặn tình trạng nghiến răng tái diễn.

Kiểm soát tâm trạng

Để khắc phục nghiến răng do căng thẳng, stress, cần áp dụng phương pháp giảm căng thẳng như thay đổi môi trường sống, duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên, thư giãn và điều trị các chứng rối loạn giấc ngủ, ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, tránh làm việc quá sức hoặc suy nghĩ căng thẳng đặc biệt là trước khi ngủ.

Người đang gặp tình trạng nghiến răng khi ngủ có thể nghe nhạc thư giãn, massage, tắm nước ấm và thực hiện các bài tập thể dục, yoga nhẹ nhàng để thư giãn tâm trí, thư giãn cơ thể và giảm nguy cơ nghiến răng khi ngủ.

Kiếm soát nghiến răng

Tập yoga thư giãn giúp cải thiện tình trạng nghiến răng (Nguồn: Internet)

Thay đổi thói quen

Để khắc phục tình trạng nghiến răng khi ngủ, bạn nên thay đổi thói quen hàng ngày, hạn chế sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu, thuốc lá và đặc biệt không nên sử dụng những sản phẩm này trước khi ngủ,

Bên cạnh đó, bạn nên duy trì thói quen ngủ đúng giờ, đảm bảo cơ thể ngủ đủ giấc để cơ thể được thư giãn nhất có thể.

Thay đổi thói quen

Hạn chế rượu bia để cải thiện tình trạng nghiến răng (Nguồn: Internet)

Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc có thể được sử dụng để khắc phục tình trạng nghiến răng khi ngủ. Cụ thể như sau:

  • Thuốc giãn cơ: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc giãn cơ trước khi đi ngủ trong thời gian ngắn để giảm tình trạng nghiến răng.
  • Tiêm Botox: Đây là phương pháp được áp dụng cho những trường hợp nghiến răng nghiêm trọng và không đáp ứng với các liệu pháp điều trị khác. Botox giúp làm giảm hoạt động của cơ nhai, từ đó hạn chế nghiến răng.
  • Thuốc chống lo âu hoặc căng thẳng: Bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống lo âu trong thời gian ngắn để hỗ trợ giảm căng thẳng và kiểm soát các vấn đề cảm xúc góp phần gây nghiến răng.
Tiêm botox để khắc phục tình trạng nghiến răng

Botox giúp làm giảm hoạt động của cơ nhai, từ đó hạn chế nghiến răng (Nguồn: Internet)

Can thiệp nha khoa

Can thiệp nha khoa là phương pháp giúp bảo vệ răng tránh khỏi những tác hại do tình trạng nghiến răng gây ra, đặc biệt trong lúc ngủ. Tuy nhiên, phương pháp này không đảm bảo điều trị dứt điểm tình trạng nghiến răng. Một giải pháp phổ biến là sử dụng máng chống nghiến, giúp bảo vệ bề mặt răng khỏi sự mài mòn.

Ngoài ra, một số loại máng còn có tác dụng hỗ trợ điều chỉnh thói quen vận động hàm, giúp giảm tần suất nghiến răng. Máng chống nghiến thường được làm từ vật liệu mềm hoặc acrylic cứng, tùy chỉnh theo kích thước hàm trên và hàm dưới của từng người.

Điều chỉnh khớp cắn cũng là một biện pháp nhằm giảm áp lực lên cơ nhai và răng. Trong trường hợp răng bị mòn nhiều hoặc trở nên nhạy cảm, bệnh nhân cần phục hồi hình dạng răng để tái lập sự cân đối giữa hai hàm, đảm bảo khớp cắn đúng và ổn định hơn.

Nếu tình trạng nghiến răng khi ngủ gây phiền toái nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, nhưng các biện pháp can thiệp tại nhà không mang lại hiệu quả, bạn hãy đến Nha khoa Parkway để được bác sĩ thăm khám và tư vấn nhé!

Xem thêm:

Tin tức sự kiện khác

nha khoa Hồ Chí Minh

Top 10 nha khoa Hồ Chí Minh uy tín 2025

Bạn đang tìm kiếm một địa chỉ nha khoa uy tín tại TP.HCM nhưng phân vân giữa hàng trăm phòng khám lớn nhỏ? Việc lựa chọn đúng nha khoa không chỉ giúp điều trị hiệu quả mà còn đảm bảo an toàn, tiết kiệm thời gian và chi phí. Đừng chỉ dựa vào vị trí […]

Xem chi tiết
Tìm hiểu về răng số 8

Răng số 8 là gì? Dấu hiệu mọc răng số 8 nên biết

Răng số 8 là gì và tại sao nó thường gây ra nhiều vấn đề răng miệng? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là những ai đang bước vào độ tuổi trưởng thành. Răng số 8, hay còn gọi là răng khôn, là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm và thường gây đau nhức, khó chịu khi mọc lệch hoặc mọc ngầm.

Xem chi tiết
7 cách giảm đau răng nhanh

7 cách giảm đau răng nhanh chóng và hiệu quả có thể áp dụng tại nhà

Đau răng là tình trạng phổ biến do nhiều nguyên nhân gây ra như mọc răng khôn, gãy răng, sâu răng hay viêm sưng nướu. Nếu cơn đau kéo dài và có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, bạn nên sớm đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây, Nha khoa Parkway tìm hiểu 7 cách giảm đau răng nhanh chóng và hiệu quả có thể áp dụng ngay tại nhà, giúp giảm thiểu sự khó chịu và trở nên thoải mái hơn. Tuy nhiên, trước khi áp dụng các mẹo này, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Xem chi tiết
Tác hại khi răng mọc lẫy ở trẻ em

Răng mọc lẫy ở trẻ là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý phù hợp

Răng vĩnh viễn nhú lên trong khi răng sữa chưa rụng thì hiện tượng này được gọi là răng mọc lẫy. Tình trạng này cần phải được điều trị sớm, nếu không sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Xem chi tiết