Ngủ dậy đắng miệng: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
Nếu bạn sử dụng các thực phẩm hay đồ uống như cà phê, rau diếp xoăn sẽ cảm nhận được vị đắng trong miệng. Tuy nhiên, không ít người bệnh lo lắng sáng ngủ dậy miệng đắng là bệnh gì? khi tình trạng sáng sớm ngủ dậy bị đắng miệng và bị hôi xuất hiện thường xuyên. Cùng tìm hiểu ngủ dậy đắng miệng là bệnh gì? nguyên nhân đắng miệng khi ngủ dậy và cách chữa đắng miệng khi ngủ dậy qua thông tin Nha khoa Parkway tổng hợp, chia sẻ sau đây.
Vì sao xuất hiện tình trạng đắng miệng?
Trước khi tìm hiểu “ngủ dậy đắng miệng là bệnh gì?” bạn nên nắm rõ một vài thông tin cơ bản về tình trạng đắng miệng. Qua đó lựa chọn giải pháp khắc phục hiệu quả để nâng cao sức khoẻ của bản thân hơn nữa.
Đắng miệng hay còn được các chuyên gia đặt cho tên gọi hiện tượng Dysgeusia khiến cho hương vị trong khoang miệng của bạn thay đổi đột ngột. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài sẽ khiến không ít người lo lắng mất ngủ nếu chưa tìm được nguyên nhân và biện pháp khắc phục kịp thời.
Thông thường, những người gặp các triệu chứng như miệng đắng xen lẫn vị mặn sẽ khó cảm nhận được các hương vị khác khi ăn uống. Không chỉ vậy tình trạng này kéo dài khiến hơi thở có mùi hôi gây cản trở khả năng giao tiếp của bệnh nhân với mọi người xung quanh.
Ngủ dậy đắng miệng là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu?
“Ngủ dậy đắng miệng là bệnh gì và có nguy hiểm không?” là vấn đề khiến nhiều người thắc mắc khi cảm nhận vị đắng trong vùng miệng vào sáng sớm thức dậy. Nếu tính trạng này kéo dài và thường xuyên xảy ra thì rất có thể cơ thể bạn đang đưa ra các dấu hiệu cảnh báo về những bệnh lý sau:
1. Ngủ dậy đắng miệng có thể là biểu hiện của chức năng gan suy giảm
Như đã biết Gan là một trong những bộ phận quan trọng của cơ thể có nhiệm vụ điều hòa các phản ứng hóa sinh bên trong.Theo ghi chép trong Đông y, khi gan và mật bị rối loạn chức năng, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng miệng có vị đắng, tiêu hóa kém.
Hoặc cũng có thể bạn đang mắc phải một trong các bệnh lý như: viêm gan mãn tính, xơ gan, gan nhiễm mỡ… Lúc này, hãy nhanh chóng đến các cơ sở ý tế để thăm khám và điều trị kịp thời nhằm đảm bảo sức khỏe tốt hơn.
2. Sáng sớm ngủ dậy bị đắng miệng có thể bị rối loạn tiêu hoá
Một trong những dấu hiệu bất thường của cơ thể khiến bạn nên lưu tâm đó là khi vị giác thay đổi đột ngột. Nếu không sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị bệnh nào rất có thể người bệnh đã gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu.
3. Đắng miệng khi ngủ dậy do trào ngược dạ dày
Khi bệnh nhân mắc chứng trào ngược dạ dày, axit hoặc mật sẽ trào lên thực quản gây nên tình trạng có mùi vị đắng và kèm theo các triệu chứng khác. Có thể kể đến như: Hôi miệng, nóng ở vùng ngực hoặc bụng. Thay đổi chế độ ăn uống hợp lý cũng có thể làm giảm tình trạng đắng miệng khi ngủ dậy. Nên sử dụng thực phẩm chứa nhiều tinh bột, chất xơ như cháo, rau xanh vào mỗi buổi sáng sẽ giúp dạ dày của bạn dễ dàng tiêu hóa hơn.
4. Miệng đắng khi ngủ dậy do trào ngược dịch mật
Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đắng miệng khi ngủ dậy rất có thể do dịch mật ở ruột non trào ngược lên dạ dày và thực quản. Hoặc có thể do một số rối loạn trong cơ thể van môn vị ngăn cách giữa ruột non và dạ dày bị hư tổn cũng dẫn đến bệnh lý trên.
Sau khi ăn xong không nên nằm ngay để thức ăn có thời gian tiêu hóa kịp thời. Điều này giúp người bệnh hạn chế tình trạng trào ngược gây nên hiện tượng đắng miệng. Đồng thời, bạn cũng cần chia nhỏ bữa ăn, hạn chế thực phẩm chiên xào, nhiều gia vị vì có thể gây kích thích trào ngược dịch mật.
5. Sáng ngủ dậy thấy đắng và khô miệng
Thực tế không ít người vẫn đang thắc mắc ngủ dậy đắng miệng là bệnh gì, có liên quan đến tình trạng miệng thường xuyên bị khô buổi đêm. Theo các bác sĩ có kinh nghiệm lâu năm khi khi miệng không tiết đủ nước bọt dẫn đến vi khuẩn hoạt động mạnh hơn cũng chính là nguyên nhân gây nên tình trạng này. Vì thế, sau một đêm dài ngủ dậy, người bệnh sẽ có cảm giác khoang miệng trở nên khô và có vị đắng. Thậm chí nhiều trường hợp có dấu hiệu tiêu chảy kèm theo hiện tượng nôn mửa cũng gây nên tình trạng đắng miệng.
6. Ngủ dậy thấy đắng miệng trong quá trình mang thai
Trong ba tháng đầu của thai kỳ đắng miệng khi ngủ dậy là một hiện tượng khá phổ biến đối với các thai phụ. Bởi lúc này cơ thể phụ nữ thường bị thay đổi do nhiều yếu tố tác động ảnh hưởng đến vị giác, gây cảm giác thèm ăn hoặc nhạy cảm hơn với các mùi lạ.
Khi hormone trong cơ thể thay đổi, bà bầu cũng nhận thấy trong miệng có vị kim loại, có mùi tanh gây nên tâm lý lo sợ “ngủ dậy đắng miệng là bệnh gì?”. Tuy nhiên, đây là một hiện tượng khá bình thường và sẽ không gây nguy hiểm gì đến sức khỏe và thường biến mất trong thai kỳ hoặc sau khi sinh.
7. Ngủ dậy đắng miệng trong quá trình sử dụng thuốc chữa bệnh
Thông thường, khi bạn sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh có thể gây ra vị đắng trong miệng do hóa chất trong thuốc được bài tiết vào nước bọt. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên quá lo lắng “ngủ dậy đắng miệng là bệnh gì” bởi sau khi kết thúc đợt điều trị vị giác sẽ trở lại bình thường.
8. Sáng sớm ngủ dậy bị đắng miệng do bị tổn thương thần kinh
Như đã biết, vị giác được kết nối trực tiếp với các dây thần kinh của não bộ, nếu một trong các dây thần kinh bị tổn thương sẽ gây ra sự thay đổi vị giác của người bệnh. Bệnh lý này có thể do chấn thương vùng đầu hoặc các tình trạng như: Suy giảm trí tuệ, U não, động kinh…
9. Đắng miệng khi ngủ dậy khi trong thời kỳ mãn kinh
Phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh lượng estrogen thấp hơn mức bình thường trong cơ thể cũng có thể xuất hiện vị đắng trong miệng vào mỗi sáng thức dậy. Thậm chí bạn còn sẽ gặp phải tình trạng miệng khô dai dẳng do thiếu hụt estrogen gây nên.
10. Miệng đắng khi ngủ dậy do những bệnh lý răng miệng khác
Tình trạng đắng miệng vào buổi sáng còn có thể do các bệnh lý về răng miệng như: sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi… gây nên. Bởi các vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng sẽ phân hủy các thức ăn dư thừa trong kẽ răng làm giảm lượng nước bọt trong khoang miệng.
Nếu các chức năng thận bị suy giảm, nó cũng có thể sẽ gây nên hiện tượng ngủ dậy đắng miệng. Nếu sau khi bạn ngủ dậy có cảm giác miệng của mình bị đắng và kèm theo các triệu chứng ví dụ như đau thắt lưng, phù toàn thân, sưng eo thì bạn có lẽ đang gặp vấn đề nguy hiểm về thận.
12. Sáng ngủ dậy đắng miệng và hôi do bị nấm miệng
Đắng miệng là tình trạng khoang miệng khó chịu, vị giác thay đổi, khó có thể cảm nhận được hương vị. Trong y học quốc tế, đắng miệng được gọi là Dysgeusia. Đây là một tình trạng không hiếm gặp và có thể kéo dài trong một khoảng thời gian dài khi cơ thể của bạn không được ổn định.
Những người bị bệnh mô tả các triệu chứng mà họ thường hay gặp phải như:
Miệng có vị đắng
Có mùi hôi
Vị mặn
Không cảm nhận được vị của đồ ăn hoặc thức uống.
Ngủ dậy đắng miệng cũng đi kèm với các cảm giác như thường xuyên buồn nôn, ợ nóng hoặc chán ăn.
Đắng miệng khi ngủ dậy có thể gây nên cảm giác chán ăn
13. Bị cảm lạnh cũng làm miệng đắng khi ngủ dậy
Những bệnh như nhiễm trùng xoang hay cảm lạnh thường đi cùng với cảm giác sốt cao, bởi cơ thể bạn sẽ tiết ra rất nhiều kháng thể để chống lại vi khuẩn. Những protein này thường xuyên gây rối loạn vị giác, tạo ra vị đắng khó chịu bên trong khoang miệng.
14. Ngủ dậy đắng miệng do hút thuốc lá
Các chất độc hại có trong khói thuốc có thể gây ảnh hưởng xấu đến khả năng cảm nhận mùi vị của cơ thể, dẫn đến trong miệng luôn có vị đắng. Thuốc lá nó có thể kéo theo một số tình trạng bệnh lý có tính nguy hiểm như viêm phổi, ung thư phổi và khiến cho răng hàm trở nên kém thẩm mỹ do các mảng bám cao răng, hơi thở có mùi rất hôi,…
15. Sáng sớm ngủ dậy đắng miệng biểu hiện của sự lão hóa
Khi cơ thể đang bước vào giai đoạn lão hóa, một số chức năng của các hệ cơ quan cũng đang bị suy giảm dần dần, trong đó chính là cơ quan vị giác. Điều này lý giải cho việc vì sao những người lớn tuổi thường cảm thấy có vị đắng ở trong khoang miệng.
Đang bị lão hóa rất dễ gặp tình trạng đắng miệng
16. Bị nhiễm trùng cũng làm cũng làm đắng miệng khi ngủ dậy
Bệnh lý ví dụ như nhiễm trùng, những căn bệnh mãn tính, rối loạn hệ miễn dịch sẽ làm thúc đẩy cơ thể sản sinh ra protein TNF gây tình trạng đắng miệng. Lưỡi của bạn sẽ cảm nhận được loại protein này rõ ràng nhiều hơn não, vậy nên cảm giác khoang miệng bị đắng sẽ rất rõ rệt.
Cách chữa đắng miệng khi ngủ dậy hiệu quả
Để có thể điều trị dứt điểm hiện tượng này, bạn cần làm rõ nguyên nhân gây nên bệnh. Trong trường hợp chưa thể đi khám bác sĩ ngay, bạn có thể thử một vài cách như sau:
1. Vệ sinh răng miệng khoa học
Chải răng sạch sẽ mỗi ngày giúp ngăn ngừa sự tích tụ của vi khuẩn có hại và loại bỏ vị đắng trong khoang miệng. Chải răng đủ từ 2 đến 3 phút để bảo đảm loại sạch vi khuẩn các mảng bám và thức ăn còn sót lại. Bên cạnh đó, bạn hãy dùng tăm nước hoặc chỉ nha khoa để làm sạch tận sâu trong các kẽ răng.
Bên cạnh đó, đừng quên chải lưỡi sau khi đánh răng. Rất nhiều người đã bỏ qua việc làm sạch lưỡi mà chỉ chú ý đến đánh răng. Đây là một điều hết sức sai lầm, vì bản thân lưỡi cũng sẽ là địa bàn lý tưởng của các vi khuẩn có thể dẫn đến tình trạng ngủ dậy đắng miệng.
Vệ sinh răng miệng và lưỡi sạch sẽ để hạn chế cảm giác ngủ dậy đắng miệng
2. Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Để hạn chế tối đa tình trạng đắng miệng bạn cũng nên có cho mình một chế độ ăn uống hợp lý. Tránh những thực phẩm có thể làm tăng thêm tình trạng này. Dưới đây là một số loại thực phẩm nên ăn và nên hạn chế bạn có thể tham khảo.
2.1 Bị đắng miệng khi ngủ dậy nên ăn gì?
Khi gặp phải hiện tượng đắng miệng, Cô Chú, Anh Chị có thể cải thiện hiện tượng này bằng cách bổ sung một số loại thực phẩm như sau:
Cháo nóng:Cháo là nguồn dinh dưỡng đầy đủ và rất cần thiết, rất dễ nuốt, dễ dàng tiêu hóa, giúp người bệnh có thể ăn ngon miệng hơn, hạn chế tối đa tình trạng ợ nóng, ợ chua và trào ngược dạ dày.
Uống nước ấm sau khi ngủ dậy: Uống một cốc nước ấm ngay sau khi ngủ dậy sẽ giúp dạ dày được trung hòa lượng axit vào mỗi buổi sáng. Bạn có thể pha thêm một muỗng mật ong để kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Ăn nhiều trái cây, rau xanh:Các loại trái cây và rau xanh chứa đa dạng những loại vitamin như A, B, C, E,…cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào, làm giảm bớt tình trạng đắng miệng và mùi kim loại tồn tại trong khoang miệng.
Ngậm ô mai:Vị chua ngọt đặc trưng của ô mai có thể giảm thiểu mùi vị đắng trong khoang miệng. Đồng thời sẽ kích thích tuyến nước bọt vận hành mạnh mẽ hơn, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Kẹo cao su không đường:Nhai kẹo cao su hương quýt, cam cũng là một giải pháp tốt trị đắng miệng, tăng khả năng tiết nước bọt giúp làm ẩm khoang miệng, lấn át vị đắng trong khoang miệng.
Ăn nhiều rau củ quả để giảm bớt tình trạng đắng miệng
2.2 Bị đắng miệng khi ngủ dậy không nên ăn gì?
Người bị đắng miệng có một số thực phẩm cần hạn chế hoặc tránh để không làm tăng thêm vị đắng. Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm quý khách nên hạn chế gồm:
Tránh thực phẩm cay nóng:Các loại thực phẩm cay nóng (chứa nhiều ớt) càng làm cho hiện tượng đắng miệng trở nên trầm trọng hơn vì trong ớt có chứa thành phần capsaicin – hoạt chất kích thích vị giác, gây nên đắng miệng.
Thực phẩm quá ngọt và nhiều tinh bột:Đây là loại thực phẩm gây nên hiện tượng rối loạn vị giác nghiêm trọng, sẽ sinh ra cảm nhận mọi đồ ăn đều có vị đắng và vị kim loại.
Thức ăn nhiều dầu mỡ hay chế biến sẵn: Những loại thực phẩm này nếu ăn nhiều sẽ tạo thêm gánh nặng cho dạ dày, dễ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, trào ngược axit dạ dày lên thực quản và gây cảm giác đắng miệng.
Rượu bia, đồ uống có ga, thuốc lá:Đồ có ga hay rượu bia đã có vị hơi đắng. Ngoài ra, hút thuốc lá cũng chi phối đến vị giác, gây ra cảm giác đắng miệng.
Hạn chế sử dụng rượu bia để hạn chế tình trạng ngủ dậy đắng miệng
3. Kết hợp massage bấm huyệt để lưu thông khí huyết
Ngoài những giải pháp trên để giúp giảm thiểu tình trạng ngủ dậy đắng miệng thì giải pháp bấm huyệt giúp lưu thông khí huyết cũng là giải pháp không thể thiếu. Nhờ massage kết hợp bấm huyệt mà tình trạng đắng miệng vào lúc sáng sớm sẽ được giảm đáng kể.
Khi gặp các vấn đề về đắng miệng thì quý khách có thể đi bấm huyệt, điều này sẽ giúp thoát những khí độc hại, giảm thiểu mùi hôi. Bên cạnh đó, bấm huyệt cũng giúp cho cơ thể cảm thấy thoải mái, thư giãn hơn. Vì vậy quý khách nên đi bấm huyệt ít nhất là một tháng một lần nhằm giúp cho cơ thể thêm khỏe mạnh, thư thái.
Massage bấm huyệt giúp bạn có một cơ thể thư thái và thoát được các chất độc hại
4. Sử dụng bài thuốc đông y để điều trị
Một số bài thuốc Đông y có tác dụng điều trị triệu chứng đắng miệng mà các bạn có thể tham khảo như:
4.1 Bài Trúc nhự thanh vị ẩm
Chuẩn bị: 30g lô căn, 12g nguyên liệu trúc nhự, thạch hộc (hoàng thảo dẹt), bạch thược và chỉ xác mỗi vị 10g, 6g các loại bạc hà, cam thảo, 15g các thảo dược bồ công anh, thạch cao nung, mạch môn. Tất cả đem sắc trộn đều, mỗi ngày dùng 1 thang.
4.2 Bài Khổng thị thanh vị phương
Bài thuốc này giúp cải thiện mùi hôi trong miệng, trị táo bón, tiêu khát, nước tiểu vàng.
Chuẩn bị: 12g tri mẫu, xạ can, 20g sinh thạch cao, 10g mạch môn. Đem sắc cùng với lượng nước vừa đủ. Sử dụng thuốc này 2 lần trước khi ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.
Sử dụng các bài thuốc đông y để điều trị tình trạng này
Lời kết
Vấn đề “ngủ dậy đắng miệng là bệnh gì?” giờ đây sẽ là còn là điều khiến nhiều người lo lắng sau khi tham khảo những thông tin chia sẻ hữu ích trong bài viết trên. Nếu xuất hiện tình trạng này, bạn cần theo dõi và đến nay cơ sở ý tế chất lượng để được thăm khám và lên phác đồ điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên thường xuyên thăm khám định kỳ để kiểm tra tình trạng răng miệng của mình. Và nha khoa Parkway chính là điểm đến lý tưởng dành cho bạn với đội ngũ nha sĩ chuyên nghiệp, máy móc hiện đại cùng thái độ phục vụ tận tâm.
Chanh là nguyên liệu dân dã, dễ mua và dễ sử dụng, có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe. Đặc biệt, chanh còn có công dụng làm trắng răng và có thể áp dụng đơn giản ngay tại nhà. Qua bài viết sau, hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu 6 cách làm […]
Tụt lợi chảy máu chân răng có nguy cơ tái phát cao gây ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ và thẩm mỹ của người bệnh. Vậy làm thế nào để điều trị triệt để bệnh lý này? Cùng tìm hiểu
Bọc răng sứ là một phương pháp nha khoa thẩm mỹ giúp cải thiện chức năng ăn nhai cũng như vẻ đẹp của răng. Để đạt được kết quả tốt, cần có một quy trình bọc răng sứ đúng chuẩn và bài bản. Hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu về quy trình bọc răng […]
Bạn có ý định niềng răng nhưng không thích sự xuất hiện lộ liễu của những chiếc mắc cài và dây cung cồng kềnh. Hãy cùng tìm hiểu về phương pháp niềng răng mắc cài pha lê tại bài viết sau đây nhé.!