Lấy chỉ máu răng có đau không? Khi nào cần lấy chỉ máu răng?
Lấy chỉ máu răng là một phương pháp điều trị được áp dụng cho chiếc răng bị hư hại, nhiễm trùng do sâu răng hoặc các bệnh lý nha chu, giúp giảm thiểu nguy cơ mất răng hàng loạt và bảo tồn được răng thật mà không cần phải nhổ bỏ. Nhiều người thắc mắc rằng lấy chỉ máu răng có đau không và chi phí bao nhiêu? Hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
Lấy chỉ máu răng là gì?
Lấy chỉ máu răng hay còn gọi là lấy tủy răng trong nội nha, các bác sĩ tạo một lỗ trống trên bề mặt răng thông đến ống tủy, rồi dùng các loại dụng cụ nha khoa chuyên dụng để hút sạch phần tủy viêm, sau đó trám bít lại để tránh vi khuẩn xâm nhập. Phương pháp điều trị này thường được áp dụng đối với các trường hợp răng bị viêm tủy, chết tủy,… nhằm ngăn chặn nguy cơ lây lan của bệnh cũng như bảo vệ các răng khỏe mạnh xung quanh.
Những trường hợp cần lấy chỉ máu răng
Tủy răng của chúng ta bao gồm rất nhiều mạch máu và dây thần kinh có chức năng dẫn truyền cảm giác đến não bộ cũng như cung cấp dưỡng chất cho răng chắc khỏe. Vì vậy, khi tủy bị viêm do sâu răng hoặc bệnh lý nha chu thì cần phải lấy chỉ máu răng để ngăn tình trạng viêm lan rộng.
Lấy chỉ máu răng là một thủ thuật nha khoa cần được sự chỉ định và thực hiện bởi bác sĩ nha khoa chuyên nghiệp. Trong đó, các trường hợp cần lấy chỉ máu răng có thể kể đến như:
Răng bị sâu nặng, đau nhức nhiều do vi khuẩn đã xâm nhập đến chân răng.
Răng bị sứt mẻ, gãy vỡ nặng đến mức buồng tủy bị tổn thương hoặc viêm nhiễm.
Răng thường xuyên có những biểu hiện ê buốt và nhạy cảm khi ăn nhai.
Xuất hiện tình trạng viêm, mụn nhọt hay ổ mủ ở vị trí chân răng, kèm theo các triệu chứng như đau đớn kéo dài hay hôi miệng.
Ngoài ra, những chiếc răng có phần tủy răng bị viêm nhiễm, hoại tử,… sau khi trải qua quá trình lấy chỉ máu răng thường sẽ không còn được khỏe như răng bình thường. Lúc này, các răng trở nên giòn hơn, dễ bị gãy vỡ nếu tác động mạnh, nên bọc răng sứ được xem là giải pháp tốt giúp bảo tồn và duy trì chức năng ăn nhai của răng.
Lấy chỉ máu răng khi xuất hiện tình trạng viêm tủy, đau nhức, có ổ mủ dưới chân răng
Lấy chỉ máu răng có đau không?
Nhiều người quan tâm đến vấn đề lấy chỉ máu răng có đau không, đặc biệt là đối với những bệnh nhân sợ đau. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ nha khoa hiện đại, quy trình lấy chỉ máu răng hiện nay diễn ra khá nhanh chóng và không gây đau nhiều.
Cụ thể, trước khi tiến hành lấy chỉ máu răng, các bác sĩ sẽ tiêm tê tại vị trí răng cần lấy tủy để đảm bảo sự thoải mái tối đa cho bệnh nhân trong quá trình điều trị. Người bệnh có thể sẽ cảm thấy một chút khó chịu và ê ẩm sau khi lấy tủy xong, điều này là do vết trám mới chưa kịp thích nghi với môi trường miệng và sẽ nhanh chóng dịu đi sau vài ngày nghỉ ngơi.
Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê trước khi lấy máu chỉ răng để giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn trong quá trình điều trị
Chi phí lấy chỉ máu răng
Chi phí lấy chỉ máu răng sẽ phụ thuộc vào cơ sở nha khoa thực hiện cũng như tình trạng cụ thể của răng bao gồm: số lượng chân răng, tình trạng ống tủy, mức độ phức tạp của ca lấy tủy,…
Đối với răng một chân
Các răng có một chân như răng nanh và răng cửa có cấu tạo ống tủy nhỏ và thẳng, nên quá trình lấy chỉ máu răng sẽ tương đối đơn giản và thực hiện nhanh chóng. Do đó, giá lấy máu chỉ răng đối với những loại răng này thường khá rẻ.
Đối với răng nhiều chân
Những răng hàm số 4, 5, 6, 7 là những chiếc răng có nhiều chân, phần ống tủy có cấu tạo phức tạp nên nếu không cẩn thận có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bệnh nhân. Cũng chính vì quá trình thực hiện đòi hỏi nhiều kỹ thuật và mất nhiều thời gian, nên giá lấy chỉ máu răng đối với răng nhiều chân thường sẽ cao hơn so với trường hợp răng một chân.
Chi phí lấy chỉ máu răng đối với răng có nhiều chân cao do quy trình thực hiện phức tạp
Đối với răng đã lấy tủy
Có không ít các ca đã lấy chỉ máu răng từ trước nhưng vẫn còn tình trạng đau nhức, viêm nhiễm ở chân răng. Điều này là do phần tủy viêm chưa được lấy sạch hoặc do vết trám bị hở khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây viêm.
Trước khi lấy chỉ máu răng đối với các trường hợp này, các bác sĩ sẽ cần phải thăm khám và xử lý triệt để các vấn đề răng miệng mà bệnh nhân đang gặp phải, sau đó mới tiến hành lấy máu tủy răng lại. Do đó, chi phí điều trị đối với răng đã lấy tủy thường sẽ khá cao.
Trám răng có lấy chỉ máu không?
Việc có cần lấy chỉ máu khi trám răng hay không sẽ phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của răng. Trong đó, sau khi các bác sĩ thăm khám và xác định răng bị sâu, nứt, mẻ nhưng không gây ảnh hưởng đến buồng tủy thì lúc này việc trám răng sẽ không cần lấy chỉ máu răng.
Ngược lại, nếu như sâu răng nặng hoặc răng bị vỡ, nứt ở mức độ nặng, quá trình kiểm tra cho thấy tủy răng đã bị tổn thương hoặc viêm nhiễm thì các bác sĩ có thể sẽ chỉ định bệnh nhân lấy chỉ máu răng trước khi trám răng. Do đó, nếu như bạn nhận thấy răng của mình có các dấu hiệu bị sâu hoặc nứt mẻ lâu ngày, thì nên thăm khám nha khoa để được xử lý kịp thời.
Lấy chỉ máu răng khi trám nếu như răng bị sâu nặng, tổn thương tủy hoặc viêm nhiễm
Bên cạnh việc nhận biết và điều trị sớm các dấu hiệu viêm tủy răng, bạn cũng nên lựa chọn các nha khoa uy tín để đảm bảo quá trình điều trị hiệu quả và an toàn cho sức khỏe. Nha khoa Parkway là chuỗi hệ thống nha khoa uy tín toàn quốc, gồm nhiều dịch vụ từ cơ bản đến chuyên sâu, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, cho mọi lứa tuổi.
Luôn đặt lợi ích sức khỏe của khách hàng lên hàng đầu
Đội ngũ bác sĩ nha khoa giàu kinh nghiệm
Cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị tối tân
Hệ thống phòng khám nha khoa khắp cả nước
Báo giá trọn gói, minh bạch, không phát sinh chi phí trong quá trình điều trị
Có hợp đồng cam kết hiệu quả điều trị rõ ràng
Trên đây là toàn bộ nội dung của bài viết “Lấy chỉ máu răng”. Nha khoa Parkway hy vọng đã cung cấp được những kiến thức hữu ích và giúp bạn có thêm kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe răng miệng hàng ngày!
Nhiều bạn thắc mắc đâu là địa chỉ niềng răng tốt ở Tp.Hồ Chí Minh? Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tất cả về những địa chỉ niềng răng tốt ở Tp. Hồ Chí Minh nhé.
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha đã trở nên phổ biến, giúp cải thiện thẩm mỹ và phục hồi chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, có không ít đơn vị niềng răng kém chất lượng gây hại cho người niềng. Vậy tác hại của niềng răng tại nha khoa kém uy tín, giá rẻ […]