Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Nhổ chân răng còn sót: Nguyên nhân, cách nhận biết và xử lý an toàn

Nguyên nhân và cách nhận biết nhổ chân răng còn sót

Việc nhổ răng còn sót chân răng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không xử lý kịp thời. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc nhổ chân răng còn sót cũng gây nguy hiểm vì có thể là do chủ đích của bác sĩ. Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu các nguyên nhân nhổ răng nhưng còn sót chân răng, dấu hiệu nhận biết cũng như cách xử lý an toàn trong bài viết này nhé!

Nhổ chân răng còn sót là gì?

Nhổ chân răng còn sót là việc loại bỏ chân răng ra khỏi hàm thông qua những kỹ thuật nha khoa nhất định. Trường hợp cần thiết để nhổ chân răng còn sót là sau khi nhổ răng, phần chân răng bị sót lại do sơ suất của bác sĩ, dẫn đến nhiều nguy cơ nghiêm trọng như đau nhức răng, sưng nướu, hình thành mủ răng, gây sốt nhẹ,…

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, việc có nên nhổ chân răng còn sót lại không còn phải dựa vào liệu trình điều trị của bác sĩ vì liên quan nhiều đến việc có hay không sự ảnh hưởng đến các dây thần kinh xung quanh răng. Dù vậy, việc nhổ răng không để sót lại chân răng vẫn luôn được xem là một ca nhổ răng an toàn nhất. Vì vậy, khi phát hiện còn sót lại chân răng sau khi mổ, bạn có thể hỏi ý kiến của bác sĩ để được nhổ sạch, tránh viêm nhiễm cũng như các bệnh lý khác về sau.

Nhổ chân răng còn sót giúp phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng

Khi phát hiện còn sót lại chân răng sau khi mổ, bạn có thể hỏi ý kiến của bác sĩ để được nhổ sạch

2 nguyên nhân nhổ răng còn sót chân răng

Có 2 nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhổ răng còn sót lại chân răng gồm: nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

Nguyên nhân khách quan: Bác sĩ vô ý để sót chân răng

Nguyên nhân về mặt khách quan để gây ra tình trạng nhổ chân răng bị sót bao gồm sự thiếu kinh nghiệm của bác sĩ trong việc nhổ răng, đặc biệt là ở những vị trí khó thực hiện.

Sau khi hoàn thành việc nhổ chân răng cho bệnh nhân, có thể bác sĩ không thực hiện kiểm tra hoặc khám lại để đảm bảo rằng chân răng đã được loại bỏ đầy đủ. Đây chính là nguyên nhân khách quan xảy ra tình trạng nhổ chân răng còn sót lại trên răng. Hơn nữa, hệ thống máy móc và trang thiết bị cơ sở vật chất hỗ trợ không đáp ứng đủ tiêu chuẩn cũng góp phần vào tình trạng nhổ sót chân răng.

Nhổ chân răng còn sót lại trên răng có thể xảy ra do sự thiếu kinh nghiệm của nha sĩ

Nhổ chân răng còn sót lại trên răng có thể xảy ra do sự thiếu kinh nghiệm của nha sĩ

Nguyên nhân chủ quan: Bác sĩ chủ tâm để lại một phần chân răng

Việc chân răng bị sót sau khi nhổ răng đôi khi cũng không phải vì sai sót mà là vì có chủ đích của các bác sĩ. Có những tình huống nhổ chân răng mà bác sĩ chủ tâm để lại một phần chân răng.

Nguyên do là vì bác sĩ suy xét rằng việc cố gắng loại bỏ toàn bộ chân răng trong một lần nhổ có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân, bao gồm: chảy máu nhiều, tổn thương mô mềm xung quanh, tác động đến ống thần kinh, dẫn đến tê nửa hàm,… Hơn nữa, việc loại bỏ chân răng hoàn toàn trong một lần có thể gặp khó khăn nếu chúng bị biến dạng, nhiễm trùng hoặc sưng tấy.

Có một số lý do bác sĩ chủ đích giữ lại một phần chân răng để an toàn cho bệnh nhân

Có một số lý do bác sĩ chủ đích giữ lại một phần chân răng để an toàn cho bệnh nhân

Cách nhận biết chân răng còn sót sau khi nhổ

Sau khi thực hiện quá trình nhổ răng, bác sĩ thường tiến hành một cuộc kiểm tra để xác định xem còn chân răng nào bị sót lại không. Đây là 3 phương pháp phổ biến để phát hiện chân răng vẫn còn nằm trong hàm:

  • Đầu tiên là đếm số lượng chân răng thực tế so với chân răng đã được loại bỏ. Nếu phát hiện thiếu sót, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra lại và nhổ bỏ hoàn toàn.
  • Thực hiện chụp X-quang răng để kiểm tra khu vực chân răng vừa mới được nhổ. Cách này có thể xác định xem nhổ răng còn sót lại chân răng không.
  • Vết thương sau mổ sẽ tự lành và tình trạng đau nhức sẽ giảm dần chỉ sau 1-2 tuần. Lúc này bạn đã có thể ăn uống và sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, hãy nhanh chóng đến bác sĩ để kiểm tra lại nếu vẫn cảm thấy đau đớn, sưng tấy hoặc sốt kéo dài vì có thể đây là dấu hiệu của nhổ sót chân răng.
Người ta thường chụp X-quang để xác định có nhổ răng còn sót chân răng hay không

Người ta thường chụp X-quang để xác định có nhổ răng còn sót chân răng hay không

Cách khắc phục nếu nhổ chân răng bị sót

Sau khi nhổ răng một thời gian, nếu bạn vẫn còn bị đau, sốt, vị trí nhổ răng bị viêm, mủ thì nhiều khả năng chân răng vẫn còn sót lại sau ca nhổ răng. Lúc này, bạn nên lập tức liên hệ với bác sĩ nha khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Trong đó, thường sẽ có 2 cách khắc phục như sau:

Trường hợp chân răng còn sót không gây ra viêm nhiễm nghiêm trọng

Nếu chân răng còn sót không bị viêm nhiễm, không gây đau nhức thì không cần thiết phải nhổ bỏ ngay. Có thể vài năm sau, chân răng này được đẩy lên từ từ, không ở vị trí nguy hiểm nữa, việc lấy chân răng sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Ngoài ra, trong một số trường hợp vị trí nhổ răng quá khó, nếu thực hiện lấy chân răng ra ngay có thể sẽ kéo dài thời gian nướu chịu tổn thương, ảnh hưởng tới ống dây thần kinh, bệnh nhân mất nhiều máu.

Trường hợp chân răng còn sót gây ra biến chứng nguy hiểm

Trong trường hợp phần chân răng còn sót lại sau khi nhổ răng gây đau nhức, viêm nhiễm và chảy máu, các bác sĩ có thể phải thực hiện nhổ bỏ sớm và triệt để, nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm.

Nếu bệnh nhân phải tự xử lý tình trạng viêm nhiễm trong các tình huống không thể thường xuyên đến nha khoa, các bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để đảm bảo việc nhổ chân răng được thực hiện sớm nhất.

Sau khi thực hiện nhổ bỏ phần chân răng còn sót xong, bệnh nhân sẽ được thăm khám lần cuối, chụp phim X-quang răng để đánh giá tổng quan hàm răng sau khi nhổ.

 

Quá trình chăm sóc răng miệng sau khi nhổ chân răng là vô cùng quan trọng để hàm răng mau chóng hồi phục

Quá trình chăm sóc răng miệng sau khi nhổ chân răng là vô cùng quan trọng để hàm răng mau chóng hồi phục

Cách khắc phục tình trạng bị sốt sau khi nhổ chân răng

Sốt cao sau khi nhổ chân răng là hiện tượng khá phổ biến. Trong trường hợp nhổ chân răng gây nhiễm trùng răng, dẫn đến cơn sốt cao, bác sĩ sẽ thực hiện việc rửa vết thương một cách kỹ càng và kê đơn thuốc uống để đảm bảo rằng cơn sốt nhanh chóng tiêu biến.

Trường hợp cơn sốt xuất hiện khi ở nhà nhưng bạn không thể nhanh chóng đến nha khoa, hãy áp dụng một số biện pháp giảm sốt như: chườm đá, chườm nóng, uống thuốc theo đơn,… Sau đó hãy liên hệ nhanh chóng với bác sĩ để được thăm khám kịp thời.

Bên cạnh đó, sau khi nhổ chân răng, bạn hãy kết hợp việc chăm sóc răng miệng và thiết kế chế độ ăn uống khoa học để vết thương nhanh chóng hồi phục.

Cách khắc phục tình trạng bị sốt sau khi nhổ chân răng còn sót

Bạn không cần quá lo lắng khi sốt sau khi nhổ chân răng, vì đây là hiện tượng phổ biến có thể xảy ra

Dịch vụ nhổ chân răng còn sót tại nha khoa Parkway

Nhổ chân răng còn sót là cần thiết trong trường hợp phần chân răng bị sót lại gây viêm nhiêm, đau nhức kéo dài. Việc lựa chọn các cơ sở nha khoa uy tín và chất lương để thực hiện nhổ chân răng còn sót sẽ giúp khắc phục tình trạng đau nhức, phòng ngừa các biến chứng cũng như đảm bảo vết thương nhanh chóng hồi phục.

Nha khoa Parkway là chuỗi hệ thống nha khoa uy tín toàn quốc, gồm nhiều dịch vụ từ cơ bản đến chuyên sâu. Sử dụng dịch vụ phẫu thuật lấy chóp răng tại Parkway bạn chắc chắn sẽ hài lòng bởi:

  • Miễn phí khám, nhận phác đồ điều trị và chụp phim (được mang kết quả về để lưu trữ)
  • Báo giá trọn gói, minh bạch, không phát sinh chi phí trong quá trình điều trị
  • Trang thiết bị y tế và cơ sở vật chất hiện đại, vô trùng.
  • Sử dụng vật liệu cao cấp, có xuất xứ rõ ràng
  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm, đem đến những trải nghiệm tiện lợi và an toàn cho khách hàng trong quá trình điều trị

Quy trình phẫu thuật lấy chóp răng gãy tại nha khoa Parkway

  • Bước 1: Thăm khám, kiểm tra tổng quát răng miệng
  • Bước 2: Chụp phim X-quang toàn hàm
  • Bước 3: Vệ sinh răng miệng
  • Bước 4: Tiến hành phẫu thuật cắt nạo chóp răng
  • Bước 5: Hướng dẫn chăm sóc và hẹn lịch tái khám

Trên đây là toàn bộ thông tin của bài viết nguyên nhân và cách xử lý nhổ chân còn sót. Nha khoa Parkway hy vọng đã cung cấp được những kiến thức hữu ích và giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng hàng ngày!

Xem thêm:

Tin tức sự kiện khác

Siết răng khi niềng

Siết răng khi niềng: Quy trình, thời gian và cách giảm đau hiệu quả

Siết răng là một kỹ thuật nha khoa thường được áp dụng cho những ca niềng răng mắc cài, giúp di chuyển các răng về đúng vị trí. Vậy siết răng khi niềng được thực hiện thế nào, có đau không? Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Siết răng […]

Xem chi tiết
Mài răng ngắn lại

Mài răng ngắn lại: Quy trình và cách chăm sóc sau khi mài

Mài ngắn răng là một kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong nha khoa, giúp làm ngắn răng để phục vụ cho nhiều mục tiêu điều trị khác nhau. Vậy khi nào cần mài răng ngắn lại, quy trình và cách chăm sóc răng sau khi mài ra sao? Cùng nha khoa Parkway tìm […]

Xem chi tiết

Hôi miệng từ cuống họng: Nguyên nhân và cách khắc phục tận gốc

Nguyên nhân hôi miệng từ cuống họng không nhất thiết xuất phát từ bệnh lý nha khoa. Nó có thể là triệu chứng của một số bệnh lý liên quan đến hô hấp, tiêu hoá, tim mạch. Vậy cụ thể là gì? Hãy cùng tìm hiểu/

Xem chi tiết

Răng bị ố vàng do đâu? 14 cách làm trắng răng bị ố vàng lâu năm hiệu quả

Răng bị ố vàng lâu năm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như sự tư tin khi giao tiếp. Cùng nha khoa Parkway điểm qua 13 cách làm trắng răng bị ố vàng lâu năm tại nhà hiệu quả trong bài viết sau đây. […]

Xem chi tiết