Bọc răng sứ có tháo ra được không? Tháo răng sứ có gây đau đớn?
Bọc răng sứ tác động đến răng thật nên cũng có một số rủi ro nhất định. Khi gặp phải biến chứng xấu sau bọc răng, nhiều người nghĩ đến việc tháo răng sứ và làm lại. Vậy bọc răng sứ có tháo ra được không? Khi tháo phủ sứ ra có làm lại được không? Tìm hiểu thông tin này qua bài viết của Nha khoa Parkway nhé!
Bọc răng sứ có tháo ra được không?
Mão răng sứ sau khi chụp lên cùi răng thì sẽ sát khít và bám chặt trên răng nên không dễ để tháo ra. Giữa mão răng và cùi răng có một lớp xi măng chuyên dụng trong nha khoa nhằm giữ mão sứ bền chắc trên cung hàm và không bị lung lay khi ăn nhai. Dù vậy, nếu cần thiết thì chúng ta vẫn có thể tháo mão răng sứ. (1)
Việc tháo mão răng sứ nếu được thực hiện đúng cách thì sẽ không gây tổn hại cho nướu và không gây ra cảm giác đau nhức. Bác sĩ sẽ gây tê, làm sạch khoang miệng, sau đó mài nhỏ mão răng sứ để lúc tháo được dễ dàng, mão sứ không bị vướng vào các răng xung quanh.
Các bước tháo bỏ mão răng sứ cần được thực hiện tỉ mỉ, kỹ lưỡng bởi nếu xảy ra chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể gây tổn thương cho mô răng bên cạnh.
Tháo răng sứ xong có làm lại được không? Khi nào có thể bọc lại?
Trồng răng sứ rồi có tháo ra được không?Sau khi tháo răng sứ có thể làm lại? Sau khi tháo bỏ răng sứ, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng của bạn. Nếu bạn mắc bệnh lý răng miệng ở các răng bọc sứ thì bác sĩ sẽ tiến hành điều trị. Tiếp theo, khi bệnh lý răng miệng đã được loại bỏ hoàn toàn thì bác sĩ sẽ bọc lại răng sứ cho bạn. Răng sứ mới vẫn sẽ đáp ứng tốt những yêu cầu về chức năng ăn nhai, thẩm mỹ.
Răng sứ cần được làm lại khi những cơn đau nhức kéo dài xuất hiện. Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân bị viêm lợi sau khi bọc sứ hoặc răng sứ bị sứt mẻ thì nên tháo răng sứ cũ và làm răng sứ mới.
1. Đau nhức kéo dài
Cảm giác đau nhức sau khi bọc răng sứ, dù là bọc sứ đơn lẻ hay bọc sứ toàn hàm thì cũng chỉ ở mức độ nhẹ và diễn ra ngắn ngày. Nếu bạn cảm thấy đau nhức kinh khủng và kéo dài thì có thể do các nguyên nhân sau:
Bị viêm tủy trước khi bọc răng nhưng bác sĩ không điều trị sạch tuỷ viêm hoặc không điều trị.
Khi mài răng, bác sĩ thực hiện quá tay, can thiệp sâu tới cấu trúc răng khiến tuỷ răng, ngà răng bị ảnh hưởng, dẫn đến các cơn đau nhức dữ dội.
Sang chấn khớp cắn do mão răng sứ bị chụp lệch, răng sứ trồi lên, va vập với răng đối diện trong quá trình ăn nhai. Lực nhai dồn ép xuống chân răng sứ dẫn tới hiện tượng ê buốt, đau đớn kéo dài.
2. Viêm lợi sau khi bọc răng sứ
Khi bác sĩ mài răng quá nhiều, vi khuẩn có thể xâm nhập vào trong cấu trúc răng và làm tổn thương cùi răng gốc. Khi răng gốc bị tổn hại, các mô mềm cũng bị ảnh hưởng theo. Chúng có thể bị viêm nhiễm nghiêm trọng, gây ra lở loét, chảy máu và mùi hôi khó chịu trong khoang miệng.
Ngoài ra, nếu labo chế tác răng sứ sai kỹ thuật dẫn tới tình trạng thừa hoặc thiếu bờ viền răng sứ dẫn đến thức ăn giắt lại và gây ra tình trạng viêm nướu răng. Viêm nướu răng phát triển ở thể nặng sẽ khiến răng gốc bị lung lay, rất dễ mất răng và ảnh hưởng tới các răng khác. Đây là câu trả lời hoàn hảo cho vấn đề liệu sau khi bọc răng sứ có tháo ra được không.
3. Hôi miệng sau khi bọc răng sứ
Hôi miệng sau bọc răng sứ chủ yếu là do bạn vệ sinh răng miệng kém, không tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, nếu nhồi nhét thức ăn quá nhiều thì mùi hôi miệng xuất hiện là điều khó tránh khỏi.
Một nguyên nhân khác là do labo chế tác răng sứ sai kỹ thuật, mão răng không ăn khớp với cùi răng, gây ra các khe hở, tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ gây mùi hôi khó chịu.
4. Bể răng sứ
Bể răng sứ sẽ xảy ra nếu bạn cố tình ăn thực phẩm quá cứng hoặc để răng sứ bị va đập mạnh với vật cứng. Ngoài ra, bể răng sứ cũng có thể do các thói quen xấu do cắn móng tay, nghiến răng. Để tình trạng này không xảy ra, bạn nên tuân thủ lời dặn của bác sĩ. Không ăn các món cứng và đeo hàm bảo vệ khi đi ngủ và khi tham gia các hoạt động mạnh.
5. Dị ứng với chất liệu răng sứ
Tuy đây là trường hợp khó gặp nhưng có một số bệnh nhân không thích ứng được với răng sứ kim loại. Bởi, loại răng sứ này dễ gây kích ứng răng và nướu với những người có tiền sử dị ứng kim loại. Trong trường hợp này bác sĩ sẽ tháo răng sứ và thay bằng loại răng sứ mới phù hợp hơn. Như vậy trong trường hợp bọc răng sứ có tháo ra được không là hoàn toàn có thể với trường hợp này.
6. Viền nướu của răng lắp sứ bị đen
Việc này thường xảy ra với những trường hợp khách chọn làm răng sứ kim loại. Dưới tác động của nước bọt và các chất trong miệng, răng sứ kim loại bị oxy hoá khiến viền nướu bị đen. Điều này gây mất thẩm mỹ cho tổng thể khuôn mặt cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
7. Dấu hiệu răng sứ bị hở, cong vênh
Dấu hiệu răng sứ bị hở, cong vênh thường đến từ những sai sót trong quy trình bọc răng sứ. Từ việc mài cùi răng, lấy dấu hàm đến chế tác, hay gắn răng sứ đều có thể dẫn đến tình trạng này. Nếu răng sứ của bạn đang gặp phải tình trạng không mong muốn này, bạn nên bạn nên đến cở sở nha khoa uy tín để nha sĩ có thể tháo răng sứ cũng như gắn lại đúng kỹ thuật.
8. Răng sứ bị xỉn màu
Tình trạng này có thể do kỹ thuật bọc răng chưa tốt hoặc chế độ chăm sóc, vệ sinh sau khi thực hiện phương pháp phục hình răng thẩm mỹ không đúng khiến mão răng sứ bị xỉn màu sau một thời gian sử dụng. Giải pháp cho trường hợp này là tháo răng sứ cũ và thay mới.
Tháo răng sứ xong có gây đau nhức gì không?
Răng sứ được gắn lên cùi răng bằng xi măng chuyên dụng nên rất khó gỡ. Tuy nhiên, ngày nay kỹ thuật nha khoa rất hiện đại nên khi tháo mão răng sứ sẽ không gây đau nhức dữ dội. Ngoài ra thì khi tháo răng sứ bạn sẽ được tiêm gây tê và bổ sung thuốc giảm đau sau đó nên chắc chắn mức độ đau nhức chỉ rất nhẹ mà thôi.
Bạn cần lưu ý là việc tháo ra lắp lại răng sứ nhiều lần cũng không tốt chút nào cho sức khỏe răng miệng của bạn. Vì vậy, bạn nên chú ý lựa chọn nha khoa uy tín.
Sau khi tháo răng sứ, nếu bạn vẫn muốn bọc lại răng sứ lần nữa thì nên tiến hành sớm để tránh tình trạng răng gốc bị nhiễm khuẩn.
Quy trình tháo răng sứ
Giờ thì bạn đã có câu trả lời liệu trồng răng sứ xong rồi có tháo ra đượckhông! Quy trình tháo răng sứ được thực hiện khá đơn giản và nhanh chóng với cách tháo răng sứ theo các bước:
Bước 1: Thăm khám để xác định tình trạng răng sứ cần tháo lắp cũng như vệ sinh răng miệng nhằm vô khuẩn và gây tê cho bệnh nhân.
Bước 2: Bác sĩ nha khoa tiến hành cách tháo răng sứ theo phương thức khác nhau với các trường hợp nhất định:
Phương thức 1: Chia mão sứ thành nhiều phần nhỏ để cắt và tháo từng miếng theo trình tự nhất định.
Phương thức 2: Mài nhỏ xung quanh phần mão răng sứ theo chiều dọc thân răng đến khi lộ lớp sườn của mão sứ. Sau đó, bác sĩ tiến hành tháo gỡ mão sứ.
Bước 3: Bác sĩ nha khoa lấy dấu răng sau khi tách phần mão sứ với cùi răng thật để chế tác răng sứ mới.
Bước 4: Bác sĩ sẽ lắp lại mão sứ sau khi phòng labo gửi mão sứ chế tác hoàn chỉnh, nhằm khôi phục chứ năng của răng.
Một số vấn đề thường gặp khi bọc lại răng sứ
Bọc lại răng sứ nhiều lần có thể khiến răng gốc phải đối diện với rủi ro dễ gãy, dễ vỡ, răng mòn nhiều. Lý do là bởi răng gốc sẽ phải trải qua thêm một lần mài nữa. Không chỉ vậy, răng gốc có thể sẽ nhạy cảm hơn mỗi khi chúng ta ăn nhai.
Ngoài ra, nếu bác sĩ tháo răng sứ và bọc lại răng sứ tay nghề không cao, thực hiện sai kỹ thuật thì có thể “chữa lợn lành thành lợn què”, khiến tình trạng của bạn càng nghiêm trọng, tiêu cực hơn. Bạn có thể sẽ bị tổn thương nướu răng, hư hỏng các răng bên cạnh hoặc tiêu xương răng,…
Do vậy, để bọc lại răng sứ được đẹp mắt và hiệu quả, an toàn hơn lần trước thì bạn cần lựa chọn địa chỉ nha khoa tốt, lựa chọn chất liệu mão sứ thích hợp.
Mặc dù việc bọc răng sứ có tháo ra được không hoàn toàn có thể thực hiện được tuy nhiên chỉ nên tháo răng sứ khi gặp các trường hợp nhất định theo bác sĩ chỉ định.
Nếu bạn mong muốn được lắp răng sứ mới thì việc lựa chọn mão sứ mới vô cùng quan trọng. Chiếc mão sứ phải đảm bảo được tỉ lệ, chất liệu, chế tác phù hợp với tình trạng răng. Hãy lựa chọn mão sứ mới phù hợp để có thể tránh việc thay tháo mão sứ nhiều lần tốn kém, mất thời gian.
Bạn nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín với bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất khang trang để thực hiện việc tháo và bọc lại răng sứ.
Sau khi thực hiện bọc lại răng sứ, bạn hãy chú ý chăm sóc răng đúng cách để răng luôn khoẻ mạnh và bền chắc:
Sử dụng các loại thức ăn phù hợp, tránh đồ quá cứng hoặc nóng khiến răng bị nhạy cảm, dẫn đến tổn thương như mẻ răng,…
Đánh răng 2 lần một ngày cũng như kết hợp với nước súc miệng và chỉ nha khoa để răng sạch mảng bám và luôn chắc khoẻ.
Khám răng định kỳ 2 lần/ năm để luôn được theo dõi tình trạng răng miệng và có thể phát hiện kịp thời khi có các dấu hiệu mắc bệnh lý răng miệng.
Bài viết trên đã giải đáp giúp bạn thắc mắc bọc răng sứ có tháo ra được không. Nếu bạn đang có nhu cầu tháo và bọc lại răng sứ một cách an toàn thì hãy liên hệ tổng đài 1900 8059 để được tư vấn bởi các chuyên viên nha khoa nhé!
Việc lựa chọn địa chỉ niềng răng uy tín có vai trò quan trọng giúp quá trình chỉnh nha đạt kết quả như mong đợi. Trong bài viết này, hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu về các tiêu chí lựa chọn một nha khoa niềng răng chất lượng và điểm qua các địa chỉ […]
Nhiệt miệng dẫn đến nổi hạch là tình trạng phổ biến, nhưng vẫn khiến nhiều người gặp lo lắng. Trong bài viết này, hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu rõ hơn về tình trạng nhiệt miệng nổi hạch. Tham khảo ngay nhé. Nhiệt miệng nổi hạch là gì? Nhiệt miệng nổi hạch là tình […]
Tụt lợi là một tình trạng răng miệng khá phổ biến và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể của răng và nướu nếu không được xử lý kịp thời. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu và đặc biệt là cách khắc phục. Nhiều […]
Việc lựa chọn khí cụ chỉnh nha phù hợp đóng vai trò then chốt, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả chỉnh nha. Trong đó, Quad Helix là một khí cụ chỉnh nha được sử dụng rộng rãi trong nha khoa để xử lý các vấn đề về răng miệng như hẹp hàm, lệch khớp […]