Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Miếng trám răng bị vỡ nên làm gì?

Miếng trám răng bị vỡ - 1Miếng trám răng bị vỡ nên làm gì?

Rất nhiều người gặp phải tình trạng miếng trám răng bị  vỡ, hỏng sau khi hàn trám răng. Việc này rất có hại cho sức khỏe răng miệng của người bệnh cũng như dễ gây tái sâu răng. Vậy tại sao lại có tình trạng răng trám bị mẻ, vỡ? Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu ngay dưới đây nhé.

Cách nhận biết miếng trám bị vỡ

Khi răng bị sâu, viêm gây đau nhức, chúng ta thường tới nha khoa và được bác sĩ nha khoa chỉ định hàn trám răng sâu. Trám răng có thể khôi phục, tái tạo lại hình thể răng, lấp đầy các lỗ hổng trên răng và bảo vệ các mô răng còn lại trước sự tấn công của vi khuẩn gây sâu răng hay các tác nhân gây hại khác.

Miếng trám răng bị vỡ - 2Trám răng tại nha khoa

Mối hàn, trám răng hoàn toàn có thể bị nứt, vỡ nếu không được chăm sóc đúng cách. Vị trí miếng trám răng bị vỡ, nứt, mẻ có thế nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên nếu không thể nhìn thấy vết nứt vỡ trên răng nhưng lại cảm thấy những dấu hiệu dưới đây tại vị trí răng được trám thì rất có thể răng trám bị mẻ:

  • Răng bị ê buốt: Bạn sẽ cảm thấy đau buốt, khó chịu khi ăn uống, tác động vào răng do các mô ngà, tủy răng bị lộ ra ngoài khi miếng trám răng bị vỡ.
  • Đau nhức răng: Khi miếng trám răng bị vỡ, các vi khuẩn sẽ xâm nhập vào bên trong răng và phá hủy cấu trúc răng, tăng nguy cơ các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy,… quay trở lại.
  • Áp xe ổ răng: Điều trị viêm tủy không kĩ, hoặc chưa làm sạch bên trong răng có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm chóp răng, xương hàm, áp xe chân răng,…

Khi tình trạng nứt, vỡ miếng trám răng, rất khó để bạn có thể tự  xử lý tại nhà. Vậy nên hãy đến những nha khoa uy tín để được điều trị vấn đề một cách chuyên nghiệp, triệt để nhé.

Miếng trám răng bị vỡ - 3Lưu ý khi cảm giác đau nhức sau khi trám răng kéo dài

 

Xem thêm: Trám răng thưa có hiệu quả không?

Nguyên nhân khiến miếng trám răng bị hỏng

Va chạm trong quá trình ăn nhai, sinh hoạt

Việc chúng ta vô tình cắn phải một vật cứng nào đó lẫn trong thức ăn trong quá trình ăn uống hàng ngày có thể khiến vị trí răng trám bị mẻ và dần bị bong ra ngoài. Thói quen thường xuyên ăn nhai đồ ăn cứng như đá lạnh,xương, mở nắp bia bằng răng,,… cũng khiến cho vị trí răng được trám dễ bị hỏng hơn.

Độ bền của vết trám cũng bị ảnh hưởng bởi các loại bàn chải lông cứng mà bạn sử dụng. Việc thường xuyên bị chà xát bởi vật cứng sẽ khiến mối hàn trám bị bào mòn qua năm tháng, khiến chúng bị mất độ bám vào mô răng và bung ra ngoài.

Miếng trám răng bị vỡ - 4Hạn chế va trạm mạnh ảnh hưởng đến miếng trám răng

Sử dụng miếng trám răng kém chất lượng

Chất lượng mối hàn ảnh hưởng rất lớn đến việc miếng trám răng bị vỡ hay không. Ngày nay, bác sĩ thường sử dụng vật liệu Composite hoặc Amalgam để trám răng bị vỡ cho bệnh nhân.

Nếu vật liệu trám răng mà bác sĩ sử dụng là hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, pha tạp nhiều vật liệu khác nhau, chất lượng kém không chỉ khiến mối hàn trám răng dễ bị hỏng mà còn gây hại cho người dùng.

Trong trường hợp tay nghề của bác sĩ kém, kỹ thuật trám răng sâu không tốt có thể để lại nhiều sơ xuất như: hàn không chắc, trám không khít, và không đủ độ sâu để mối hàn bám vào bề mặt răng khiến miếng trám dễ rơi.

Do miếng trám đã hết hạn sử dụng

Thời gian sử dụng trung bình của vật liệu trám răng trung bình thấp nhất cũng khoảng 4-5 năm. Miếng trám sẽ trở nên yếu hơn, dễ bật ra ngoài hơn và có khả năng răng bị sâu lại khi tới thời điểm nhất định. Đến lúc đó, người bệnh cần đi trám lại hoặc thay thế bằng răng sứ.

Nên làm gì khi miếng trám răng bị vỡ?

Nhiều người thắc mắc không biết nên làm gì khi miếng trám răng bị vỡ. Khi gặp phải tình trạng nứt, vỡ tại vị trí răng được trám, hãy đến nha sĩ ngay để được điều trị kịp thời, tránh tình trạng miếng trám răng bị sâu lại khiến việc điều trị trở nên phức tạp, khó khăn hơn.

Trường hợp nhẹ

Nếu tại vị trí răng hàn mới xuất hiện vết trám răng bị đen, mối hàn răng chỉ bị rớt ít hoặc vỡ nhỏ thì bác sĩ chỉ cần trám đè, trám bổ sung lên mối hàn cũ là đã có thể khắc phục mà không cần phải tìm cách gỡ miếng trám răng ra. Nha sĩ sẽ phủ đè lên trên hoặc bù thêm vào những phần khuyết thiếu bằng vật liệu trám tương đương.

Miếng trám răng bị vỡ - 5

Khắc phục tình trạng vết trám răng bị đen

Trường hợp nặng

Trong trường hợp miếng trám răng bị rớt nhiều, vỡ mảng lớn thì việc trám đè, trám phủ lên trên là không khả thi. Do đó, nha sĩ buộc phải sử dụng cách gỡ miếng trám răng tại vị trí răng đã trám và tiến hành hàn trám lại. Các nha sĩ sẽ lựa chọn loại vật liệu trám thích hợp tùy theo tình trạng răng miệng và nhu cầu của bạn ở thời điểm hiện tại.

Bên cạnh đó, bọc răng sứ thẩm mỹ cũng là một trong những phương pháp điều trị nha khoa tốt, được đánh giá là phương pháp hoàn hảo. Bọc răng vừa đảm bảo được tính thẩm mỹ tuyệt đối mà độ bền và sự tự nhiên cũng cao hơn trám răng.

Hướng dẫn chăm sóc răng bị hỏng miếng trám

Khi miếng trám răng của bạn bị vỡ, mẻ, tốt nhất bạn nên đến nha khoa để được thăm khám và xử lý kịp thời. Trong trường hợp chưa thể đến phòng khám nha để kiểm tra, bạn cần lưu ý các vấn đề dưới đây nhằm tránh việc khiến tình trạng răng trở nên nghiêm trọng hơn:

  • Sử dụng lực ăn nhai vừa phải, không quá mạnh
  • Tránh nhai bên hàm có răng vỡ mối hàn
  • Ăn những thực phẩm có hàm lượng đường thấp
  • Tránh những thực phẩm có tính axit cao
  • Ăn thức ăn không quá nóng, quá lạnh
  • Không đánh răng nhiều lần một ngày
  • Sau khi ăn thực phẩm có tinh bột, đường cần đánh răng ngay
  • Sau khi ăn, uống thực phẩm chứa axit cần súc miệng ngay
  • Thường xuyên sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng
  • Không sử dụng răng để cắn vật cứng

Những quy tắc để hạn chế tình trạng hỏng miếng trám răng

Để hạn chế tình trạng hỏng miếng trám răng, bạn cần lưu ý một số nguyên tắc quan trọng như sau:

  • Tránh sử dụng răng để cắn vật cứng
  • Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, bác sĩ có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm để thực hiện hàn trám
  • Thường xuyên kiểm tra răng trám và không để mối hàn quá lâu, tránh tình trạng miếng trám răng bị vỡ.

Nếu còn thắc mắc gì về hàn trám răng sâu, đừng ngần ngại liên hệ với nha khoa Parkway để được giải thích tận tình và chi tiết nhất nhé!

Xem thêm:

Tin tức sự kiện khác

hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm

Hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm và những dấu hiệu nhận biết

Trẻ bắt đầu mọc răng hàm là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên làm sao để biết được khi nào trẻ bắt đầu mọc răng hàm? Thông thường từ tháng thứ 13, phụ huynh đã có thể thấy được hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng hàm kèm […]

Xem chi tiết
Niềng răng ở đâu tốt TPHCM và những tiêu chí lựa chọn

Niềng răng ở đâu tốt TPHCM? 6 lưu ý khi lựa chọn

Nhiều bạn thắc mắc đâu là địa chỉ niềng răng tốt ở Tp.Hồ Chí Minh? Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tất cả về những địa chỉ niềng răng tốt ở Tp. Hồ Chí Minh nhé.

Xem chi tiết
Niềng răng khểnh bao nhiêu tiền

Niềng răng khểnh giá bao nhiêu tiền? Quy trình diễn ra như thế nào?

Cùng tìm hiểu niềng răng khểnh như thế nào, niềng răng khểnh giá bao nhiêu, niềng răng khểnh mất bao lâu trong bài viết dưới đây.

Xem chi tiết
5 tác hại của việc niềng răng giá rẻ bạn cần biết

5 Tác hại của niềng răng giá rẻ bạn nên biết

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha đã trở nên phổ biến, giúp cải thiện thẩm mỹ và phục hồi chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, có không ít đơn vị niềng răng kém chất lượng gây hại cho người niềng. Vậy tác hại của niềng răng tại nha khoa kém uy tín, giá rẻ […]

Xem chi tiết