Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Tụt lợi chảy máu chân răng: Thực hiện ngay phương pháp này là hết

Tụt lợi là bệnh lý nha khoa phổ biến mà lứa tuổi nào cũng có thể gặp phải. Nếu không điều trị triệt để thì bệnh lý này có nguy cơ tái phát cao, ảnh hưởng không nhỏ tới thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy khi bị tụt lợi chảy máu chân răng nên làm gì? Hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết dưới đây.

tụt lợi chảy máu chân răng

Tụt lợi khiến răng trở nên lỏng lẻo và dễ mắc các bệnh lý răng miệng hơn

Vì sao răng bị tụt lợi chảy máu?

Tụt lợi chảy máu chân răng là hiện tượng teo nướu khiến phần chân răng lộ dài ra trông rất mất thẩm mỹ. Trước hết muốn điều trị triệt để, chúng ta cần tìm hiểu nguồn gốc gây ra bệnh lý này. Theo nghiên cứu, răng bị tụt lợi chảy máu xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể:

  • Di truyền: Tụt lợi chảy máu chân răng có nguy cơ di truyền cao. Nếu trong gia đình bạn có người mắc bệnh lý răng miệng này thì bạn cũng khó tránh khỏi.
  • Tích tụ cao răng: Cao vôi răng là thức ăn thừa, mảng bám tích tụ lâu ngày trên răng bị canxi hoá. Đây chính là môi trường lý tưởng để vi khuẩn dễ dàng sinh sôi, phát triển. Chúng tấn công và ăn mòn men răng gây ra các bệnh lý răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu,…
  • Đánh răng sai cách: Nướu là bộ phận khá nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Trong khi đánh răng, nếu bạn chà bàn chải mạnh sẽ khiến lợi bị chảy máu, sưng tấy. Về lâu dài dẫn đến tình trạng tụt nướu, viêm lợi.
  • Do viêm nha chu: Khi bị viêm nha chu, răng yếu và nhạy cảm hơn do tổ chức mô nướu nâng đỡ xung quanh răng đang bị bào mòn, phá huỷ. Hậu quả tất yếu là dẫn đến tình trạng tụt lợi, lộ chân răng.
  • Rối loạn nội tiết: Phần lớn phụ nữ mang thai thường bị chảy máu chân răng do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Trong giai đoạn này, phần nướu răng cũng trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn.
  • Răng bị xô lệch nhiều: Răng khấp khểnh, răng mọc lệch,… tác động không nhỏ đến chức năng của khớp cắn. Điều này làm biến đổi cấu trúc răng và ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe răng miệng. Trong đó chảy máu chân răng và tụt lợi là hậu quả tất yếu của tình trạng này.
  • Thẩm mỹ răng sai kỹ thuật: Lựa chọn điều trị và thẩm mỹ răng tại địa chỉ nha khoa kém chất lượng không chỉ tốn thời gian, tiền bạc mà còn tiềm ẩn rủi ro liên quan tới sức khoẻ. Một trong những biến chứng nguy hiểm của việc này là chảy máu chân răng tụt nướu.

Dấu hiệu của tụt lợi chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng tụt lợi có xu hướng phát triển âm thầm và chỉ  phát hiện khi bệnh đã nặng. Ở giai đoạn đầu, triệu chứng bệnh lý không rõ ràng, thường rất khó phát hiện. Vậy làm thế nào để biết bản thân đang có nguy cơ bị tụt lợi? Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình của tụt lợi chảy máu chân răng mà bạn nên biết.

  • Thường xuyên bị chảy máu chân răng khi dùng chỉ nha khoa và sau khi đánh răng
  • Lợi có dấu hiệu sưng tấy bất thường, phần lợi sưng có màu đỏ hồng
  • Ấn nhẹ vào nướu cảm giác đau và cảm giác ê buốt răng trong khi ăn uống
  • Nướu sưng gây vướng víu kèm mùi hôi miệng khó chịu
  • Phần chân răng bắt đầu lộ ra do nướu tụt lại
chảy máu chân răng tụt lợi

Bác sĩ đang tiến hành lấy cao răng cho người bệnh

Hậu quả của chứng chảy máu chân răng tụt lợi

Nướu răng là bộ phận quan trọng đảm nhiệm vai trò nâng đỡ và giữ vững vị trí của răng trên cung hàm. Chảy máu chân răng tụt lợi không chỉ đe dọa đến sự tồn tại của răng mà còn kéo theo nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.

  • Tụt lợi là con đường ngắn nhất dẫn đến các bệnh lý nha khoa như: sâu răng, viêm nha chu, áp xe răng,… Răng dễ bị mắc thức ăn, ê buốt, đau nhức khó chịu nhất là khi người bệnh ăn phải đồ quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Tụt lợi khiến răng bị lung lay, thậm chí có nguy cơ mất răng vĩnh viễn. Một răng bị mất đi sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trúc khuôn hàm khiến răng bị xô lệch, suy giảm chức năng nhai.
  • Tụt lợi ảnh hưởng lớn đến vẻ đẹp thẩm mỹ khiến người bệnh mất tự tin khi giao tiếp.

Xem thêm: Chảy máu chân răng là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, phòng ngừa

Hướng dẫn điều trị tụt lợi chảy máu chân răng đúng cách

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ khoa học hiện đại, điều trị các bệnh lý nha khoa không còn là vấn đề nan giải. Có rất nhiều phương pháp chữa tụt lợi hiệu quả, an toàn với sức khỏe người bệnh. Tuỳ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh lý, bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị cho phù hợp nhất.

  • Đối với người bị tụt lợi nhẹ: Lấy cao răng là phương pháp xử lý tối ưu nhất. Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ nha khoa chuyên dụng để loại bỏ hoàn toàn mảng bám, cao răng cứng đầu ở khu vực xung quanh chân răng.
  • Đối với người bị tụt lợi nặng: Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng sức khỏe răng miệng cụ thể của người bệnh để đưa ra phương pháp điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, đó là:
  • Phẫu thuật lật vạt: Phương pháp này là cách loại bỏ sạch phần cao răng cứng đầu bằng cách phẫu thuật bóc tách phần lợi. Sau đó, bác sĩ sẽ khâu lại phần lợi đó sao cho khít với răng để phục hồi nguyên bản hình dáng như cũ.
  • Phẫu thuật ghép nướu: Đây là phương pháp phục hình cho nướu răng trở lại trạng thái ban đầu. Bác sĩ sẽ tiến hành bù đắp phần lợi bị tụt bằng cách phủ kín lợi nhân đạo thay thế.
  • Ghép xương: Phương pháp này áp dụng trong trường hợp tụt lợi nặng với phần mô xương nâng đỡ bị tổn thương, phá hủy nghiêm trọng.

Chữa tụt lợi bao nhiêu tiền?

Chi phí điều trị luôn là chủ đề thu hút sự quan tâm đông đảo của người bệnh. Thực tế rất khó có thể đưa ra một con số chính xác bởi vì quá trình chữa tụt lợi cần tiến hành nhiều bước và qua nhiều công đoạn. Ngoài ra còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ bệnh lý, phương pháp điều trị, công nghệ áp dụng,… Vì vậy, muốn biết chính xác chữa tụt lợi bao nhiêu tiền, bạn nên thăm khám trực tiếp tại phòng khám nha khoa uy tín để  được hỗ trợ nhanh nhất.

Mách bạn địa chỉ điều trị tụt lợi chảy máu chân răng uy tín

Sở hữu thế mạnh ở nhiều mặt, nha khoa Parkway đã trở thành địa chỉ điều trị và thẩm mỹ răng miệng uy tín mà bạn có thể tin tưởng lựa chọn. Khi tới đây bạn sẽ được nhiều lời khuyên hữu ích từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, luôn tận tình, nhẹ nhàng, chu đáo với bệnh nhân. Không chỉ vậy, hệ thống nha khoa Parkway luôn chú trọng đầu tư đổi mới trang thiết bị y tế nhằm đáp ứng tốt nhất cho quá trình điều trị diễn ra suôn sẻ, không đau đớn.

chảy máu chân răng và tụt lợi

Bác sĩ tại nha khoa Parkway đang tiến hành điều trị cho người bệnh

Rất nhiều trường hợp bị chảy máu chân răng tụt lợi đã đến nha khoa Parkway và đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn. Về chi phí, bảng giá dịch vụ tại nha khoa Parkway luôn ở chế độ công khai nên bạn có thể thoải mái kiểm tra và cân nhắc trước khi quyết định nhé.

Nếu bạn nghi ngờ bản thân có dấu hiệu tụt lợi chảy máu chân răng thì nên nhanh chóng đến địa chỉ nha khoa uy tín để kiểm tra và điều trị kịp thời. Ngoài ra hãy luôn chú ý đến việc chăm sóc răng miệng bằng cách khám nha khoa định kỳ để phòng tránh mắc các bệnh răng miệng nguy hiểm bạn nhé.

Tin tức sự kiện khác

Siết răng khi niềng

Siết răng khi niềng: Quy trình, thời gian và cách giảm đau hiệu quả

Siết răng là một kỹ thuật nha khoa thường được áp dụng cho những ca niềng răng mắc cài, giúp di chuyển các răng về đúng vị trí. Vậy siết răng khi niềng được thực hiện thế nào, có đau không? Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Siết răng […]

Xem chi tiết
Mài răng ngắn lại

Mài răng ngắn lại: Quy trình và cách chăm sóc sau khi mài

Mài ngắn răng là một kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong nha khoa, giúp làm ngắn răng để phục vụ cho nhiều mục tiêu điều trị khác nhau. Vậy khi nào cần mài răng ngắn lại, quy trình và cách chăm sóc răng sau khi mài ra sao? Cùng nha khoa Parkway tìm […]

Xem chi tiết
Tìm hiểu về hiện tượng đốm lưỡi

Đốm lưỡi là gì? Nguyên nhân và các dấu hiệu nhận biết

Hiện tượng đốm lưỡi xuất hiện khá phổ biến bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Lưỡi xuất hiện các đốm có thể không quá nguy hiểm, nhưng đôi khi cũng là dấu hiệu của một số loại bệnh. Hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu nguyên nhân gây đốm lưỡi, để có cách xử lý […]

Xem chi tiết

Hôi miệng từ cuống họng: Nguyên nhân và cách khắc phục tận gốc

Nguyên nhân hôi miệng từ cuống họng không nhất thiết xuất phát từ bệnh lý nha khoa. Nó có thể là triệu chứng của một số bệnh lý liên quan đến hô hấp, tiêu hoá, tim mạch. Vậy cụ thể là gì? Hãy cùng tìm hiểu/

Xem chi tiết