Trám răng sâu có cần lấy tủy không? Trường hợp nào cần lấy tủy?
Khá nhiều bệnh nhân gặp vấn đề với chiếc răng sâu và cần phải trám lại để ngăn vi khuẩn lan rộng. Nhưng cũng có nhiều người thắc mắc rằng trám răng sâu có cần lấy tủy không? Hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây nhé!
Trám răng sâu có cần lấy tủy không?
Sâu răng là một vấn đề nha khoa phổ biến, gây đau nhức và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng bệnh nhân. Một trong những biện pháp điều trị sớm tình trạng sâu răng là trám răng, giúp ngăn chặn sự phát triển và lây lan của vi khuẩn răng miệng.
Theo các chuyên gia, sâu răng được chia thành 3 mức độ gồm:
Sâu răng độ 1: Tình trạng sâu răng nhẹ, khi bắt đầu xuất hiện các đốm trắng hoặc vết đen trên răng và chưa gây ra sự khó chịu cho bệnh nhân.
Sâu răng độ 2: Vi khuẩn đã bắt đầu tấn công và phá hủy cấu trúc men răng, gây ảnh hưởng đến buồng tủy, khiến cho bệnh nhân có cảm giác đau nhức.
Sâu răng độ 3: Vi khuẩn đã ăn sâu đến vùng đáy chân răng gây sưng tấy và viêm tủy răng, dẫn đến nhiều nguy cơ như nhiễm trùng, mất răng.
Thông thường, việc trám răng sâu ở mức độ 1 có thể không cần lấy tủy răng mà bác sĩ chỉ cần làm sạch chỗ sâu sau đó dùng vật liệu trám để lấp đầy. Tuy nhiên, đối với những trường hợp sâu răng mức độ 2, 3 khi tủy răng đã bị tổn thương, thì việc lấy phần tủy răng hư hỏng này trước khi trám là cần thiết để loại bỏ các vi khuẩn, tổn thương trước khi tiến hành quy trình trám.
Như vậy, đối với câu hỏi trám răng sâu có cần lấy tủy không? Thì câu trả lời sẽ tùy thuộc vào mức độ sâu răng cũng như tình trạng tủy của chiếc răng sâu. Để xác định chính xác, bạn cần đến gặp nha sĩ để tiến hành các kiểm tra, chẩn đoán và có biện pháp xử lý phù hợp, an toàn nhất.
Tùy thuộc vào mức độ sâu răng cũng như tình trạng tủy của chiếc răng sâu mà bác sĩ có thể chỉ định lấy tủy trước khi trám
Trường hợp nào cần lấy tủy khi trám răng sâu?
Để xác định chính xác liệu có cần lấy tủy khi trám răng sâu hay không? Người bệnh cần đến gặp nha sĩ để tiến hành các kiểm tra, chẩn đoán và có biện pháp xử lý phù hợp, an toàn nhất. Các bác sĩ sẽ dựa trên các yếu tố sau để đưa ra chẩn đoán chính xác:
Độ sâu của lỗ sâu: Nếu lỗ sâu đã ăn sâu đến tủy răng, gây viêm hoặc hoại tử tủy thì cần phải lấy tủy.
Nhiễm trùng: Trường hợp sâu răng gây ra các triệu chứng sưng tấy, chảy mủ quanh răng thì nhiễm trùng đã lan đến tủy và cần điều trị bằng cách lấy tủy.
Mức độ nhạy cảm: Răng sâu gây ra các cơn đau nhức, ê buốt, đặc biệt là khi ăn uống nóng lạnh là dấu hiệu cho thấy tủy răng đã bị ảnh hưởng.
Chụp X-quang: Để có cái nhìn chính xác về tình trạng bên trong răng, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp X-quang để đánh giá mức độ tổn thương của tủy và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Khi lỗ sâu lớn và có khả năng lan đến tủy thì các bác sĩ có thể sẽ chỉ định lấy tủy trước khi thực hiện trám răng sâu
Các dấu hiệu cảnh báo cần lấy tủy khi trám răng sâu
Bên cạnh những trường hợp cụ thể cần lấy tủy được bác sĩ chẩn đoán, người bệnh cũng có thể chú ý một số dấu hiệu sau để biết mình có cần lấy tủy khi trám răng sâu không:
Đau nhức dữ dội, kéo dài, không giảm ngay cả khi ngưng kích thích.
Ê buốt khó chịu, nhạy cảm kéo dài với thức ăn nóng lạnh.
Sưng đau nướu xung quanh răng.
Có cảm giác hơi thở có mùi hôi, khó chịu.
Răng đổi màu bất thường, đặc biệt là vùng xung quanh lỗ sâu.
Việc điều trị tủy răng từ sớm mang đến rất nhiều lợi ích, đặc biệt là có thể giúp bệnh nhân sớm chấm dứt tình trạng đau nhức và bảo tồn được răng thật. Do đó, nếu phát hiện thấy những dấu hiệu bất thường nào, bạn nên nhanh chóng đến gặp nha sĩ để có phương án điều trị kịp thời.
Các cơn đau nhức dữ dội xuất hiện vào ban đêm hoặc khi bệnh nhân nằm xuống có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm tủy răng
Quy trình 7 bước trám răng sâu lấy tủy
Trám răng sâu lấy tủy là một thủ thuật nha khoa tương đối phức tạp, đòi hỏi nhiều kỹ thuật và sự tỉ mỉ của bác sĩ. Theo đó, quy trình trám răng sâu lấy tủy thông thường sẽ gồm có 7 bước sau:
Thăm khám và gây tê: Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát răng miệng, kiểm tra tình trạng sâu răng và vùng xung quanh. Sau đó, thuốc tê sẽ được sử dụng để giúp bạn cảm thấy thoải mái trong suốt quá trình điều trị.
Tạo đường mở tiếp cận tủy: Bác sĩ sẽ tạo một lỗ nhỏ trên bề mặt răng để tiếp cận tủy răng.
Loại bỏ tủy răng: Bác sĩ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ mô tủy bị viêm hoặc hoại tử.
Làm sạch và sát trùng ống tủy: Sau khi lấy bỏ tủy, bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch và sát trùng các ống tủy để loại bỏ vi khuẩn.
Gây thuốc giảm viêm: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đặt thuốc giảm viêm vào ống tủy để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Trám bít tạm thời: Răng sẽ được trám bít tạm thời trong thời gian chờ đợi để theo dõi tình trạng viêm nhiễm.
Trám răng vĩnh viễn: Sau khoảng 1-2 tuần, nếu không có dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ tiến hành trám răng vĩnh viễn bằng vật liệu composite hoặc sứ.
Lợi ích của việc trám răng sâu lấy tủy
Giữ lại được răng thật, ngăn ngừa nguy cơ phải nhổ răng
Việc trám răng lấy tủy sẽ giúp ngăn vi khuẩn phát triển và nên nhiều biến chứng nguy hiểm như: áp xe, tiêu xương hàm, viêm sưng,… Đặc biệt, trám răng từ khi tình trạng sâu răng chưa gây viêm tủy nặng còn giúp bảo tồn được răng thật, tránh nguy cơ phải nhổ bỏ.
Loại bỏ hoàn toàn tình trạng viêm nhiễm, đau nhức
Viêm tủy răng gây ra nhiều khó chịu, đau nhức dữ dội và ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của bệnh nhân. Chính vì vậy, việc loại bỏ tủy răng hư hỏng sẽ giúp chấm dứt các cơn đau, cũng như giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.
Chức năng ăn nhai được phục hồi
Răng sâu bị viêm tủy sau khi được điều trị cũng sẽ phục hồi được chức năng nhai, giúp việc ăn uống của bệnh nhân thuận tiện hơn. Trám răng lấy tủy còn giúp tái tạo lại hình thể của răng, cải thiện được tính thẩm mỹ.
Nhược điểm của trám răng sâu lấy tủy
Mặc dù trám răng sâu lấy tủy mang đến nhiều lợi ích cho bệnh nhân, tuy nhiên phương pháp này cũng có nhược điểm bởi tủy răng có vai trò cung cấp dưỡng chất cho răng chắc khỏe. Do đó, một khi đã loại bỏ tủy, răng sẽ trở nên kém giòn hơn và dễ bị vỡ nếu như ăn nhai thức ăn cứng.
Bên cạnh đó, tuổi thọ trung bình của một chiếc răng sau khi trám răng sâu lấy tủy cũng bị giảm sút đáng kể, chỉ còn khoảng 15-20 năm so với răng bình thường. Chính vì vậy, thông thường sau quá trình điều trị tủy, bác sĩ thường sẽ tư vấn cho bệnh nhân nên đi bọc răng sứ để giúp bảo vệ răng thật tránh được các áp lực từ bên ngoài, vừa giúp đảm bảo việc ăn nhai tốt và thẩm mỹ cao.
Việc rút tủy sẽ khiến cho chiếc răng trở nên yếu và dễ gãy rụng hơn răng bình thường
Điều trị tủy và trám răng tại nha khoa Parkway
Việc trám răng sâu và điều trị tủy từ sớm mang đến nhiều lợi ích cho bệnh nhân, khi có thể sớm chấm dứt tình trạng đau nhức, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm cũng như bảo toàn được răng thật. Bên cạnh việc nắm vững các dấu hiệu để tìm gặp nha sĩ kịp thời, bạn cũng nên lựa chọn những đơn vị nha khoa uy tín, chất lượng để quá trình điều trị diễn ra tốt đẹp.
Nha khoa Parkway là chuỗi hệ thống nha khoa uy tín toàn quốc, gồm nhiều dịch vụ từ cơ bản đến chuyên sâu, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
Một số dịch vụ trám răng và điều trị tủy tại Parkway
Khi sử dụng các dịch vụ nha khoa tổng quát tại Parkway, bạn hoàn toàn có thể an tâm bởi:
Luôn đặt lợi ích sức khỏe của khách hàng lên hàng đầu
Đội ngũ bác sĩ nha khoa giàu kinh nghiệm
Cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị tối tân
Hệ thống phòng khám nha khoa khắp cả nước
Báo giá trọn gói, minh bạch, không phát sinh chi phí trong quá trình điều trị
Có hợp đồng cam kết hiệu quả điều trị rõ ràng
Trên đây là những thông tin của bài viết trám răng sâu có cần lấy tủy không? Nha khoa Parkway hy vọng đã cung cấp được những kiến thức hữu ích và giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng!
Nhiều bạn thắc mắc đâu là địa chỉ niềng răng tốt ở Tp.Hồ Chí Minh? Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tất cả về những địa chỉ niềng răng tốt ở Tp. Hồ Chí Minh nhé.
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha đã trở nên phổ biến, giúp cải thiện thẩm mỹ và phục hồi chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, có không ít đơn vị niềng răng kém chất lượng gây hại cho người niềng. Vậy tác hại của niềng răng tại nha khoa kém uy tín, giá rẻ […]