Hôi miệng là vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải, gây ra nhiều phiền toái trong giao tiếp hàng ngày. Việc hiểu rõ nguyên nhân gây hôi miệng có thể giúp bạn tìm ra cách khắc phục hiệu quả. Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu top 8 nguyên nhân phổ biến nhất gây hôi miệng và cách khắc phục qua bài viết sau đây nhé!
Top 8 nguyên nhân gây hôi miệng
Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi khó chịu, là dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe răng miệng nói riêng và tình trạng sức khỏe tổng thể nói chung. Dưới đây là 8 nguyên nhân gây hôi miệng mà bạn nên biết để đưa ra cách khắc phục hiệu quả.
Vệ sinh răng miệng không đúng cách
Nếu đánh răng không đúng cách, thức ăn thừa còn sót lại trong khoang miệng hoặc bám ở các kẽ răng, vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng sẽ làm phân hủy và tạo ra mùi hôi. Ngoài ra, sự phát triển của vi khuẩn có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng.
Ăn những thực phẩm có mùi
Các loại thực phẩm như hành, tỏi,… có thể gây hôi miệng, đặc biệt nếu sau khi ăn bạn không đánh răng.
Bên cạnh đó, một vài nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn nhiều đồ ngọt sẽ tăng nguy cơ hôi miệng vì đường là năng lượng giúp vi khuẩn phát triển, gây mùi hôi trong quá trình phân hủy thức ăn.
Chế độ ăn uống ít carbohydrate
Carbohydrate là một chất đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, giúp duy trì hoạt động. Nếu chế độ ăn thiếu carbohydrate sẽ làm thay đổi các quá trình trao đổi chất với cơ thể và từ đó dẫn đến hôi miệng. Bên cạnh đó, gan phải phá vỡ chất béo để lấy năng lượng khiến hơi thở có mùi kim loại khó chịu.
Hút thuốc lá gây hôi miệng
Hút thuốc lá không chỉ gây nên tình trạng hôi miệng mà còn làm giảm lưu thông máu trong nướu, gây ra các vấn đề về răng miệng.
Các bệnh lý về răng miệng
Các bệnh lý về răng miệng cũng là nguyên nhân gây ra hôi miệng phổ biến.
Các mảng bám và cao răng: Mảng bám là lớp màng chứa vi khuẩn hình thành trên răng sau khi ăn uống, nếu không được loại bỏ, lâu ngày mảng bám tích tụ sẽ cứng lại tạo thành cao răng gây nên tình trạng viêm nướu, nặng hơn và viêm nha chu và hôi miệng.
Viêm nha chu: Tình trạng vùng lợi xung quanh răng bị viêm, sưng tấy, đỏ do vi khuẩn tích tụ. Nếu tình trạng này kéo dài không được điều trị, các túi vi khuẩn giữa lợi và răng được hình thành, gây nên tình trạng hôi miệng.
Sâu răng: Là tình trạng tổn thương cấu trúc răng do vi khuẩn trong mảng bám tiết ra axit phá hủy men răng và ngà răng, các lỗ sâu răng có thể tích tụ thức ăn và vi khuẩn gây mùi hôi.
Viêm lưỡi: Lưỡi là nơi vụn thức ăn dễ bị dính lại và là môi trường tốt thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn, từ đó gây nên tình trạng hôi miệng.
Khô vùng miệng gây hôi miệng
Khô miệng là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng thường gặp.
Nước bọt có chức năng giữ cho khoang miệng sạch sẽ, giúp cân bằng và loại bỏ các hạt thức ăn gây hôi miệng. Khi nước bọt trong khoang miệng bị suy giảm sẽ dẫn đến tình trạng khô miệng. Đặc biệt, tình trạng này xuất hiện khi bạn có thói quen thở bằng miệng lúc ngủ, đây cũng là nguyên nhân khiến hơi thở có mùi mỗi khi thức dậy.
Mắc một vài bệnh lý khác
Những bệnh lý sau đây cũng là nguyên nhân dẫn đến hôi miệng:
Các bệnh lý toàn thân: Rối loạn hô hấp, viêm xoang, viêm mũi, viêm amidan,… có thể dẫn đến tình trạng hôi miệng.
Các bệnh lý về dạ dày, đường ruột: Hôi miệng là triệu chứng điển hình của bệnh trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày. Khi thức ăn và axit ở dạ dày di chuyển lên thực quản, niêm mạc miệng sẽ bị bào mòn và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Bệnh tiểu đường, gan, thận,… cũng có thể dẫn đến hôi miệng do sự phân hủy mỡ trong cơ thể.
Hội chứng mùi cá
Hội chứng mùi cá là một bệnh lý hiếm gặp. Bệnh này khiến cơ thể có mùi gần giống mùi các thối. Do cơ thể bị mất khả năng phân hủy trimethylaminuria có trong những thực phẩm có mùi tanh, làm cho hóa chất bị tích tụ trong cơ thể, đặc biệt là gan và giải phóng ra ngoài thông qua mồ hôi, nước tiểu và hơi thở.
Dấu hiệu và cách nhận biết chứng hôi miệng
Mùi cụ thể của hơi thở toát ra có thể khác nhau tùy vào nguyên nhân. Để kiểm tra bản thân có bị hôi miệng hay không, có thể thực hiện theo những cách sau:
Thực hiện động tác liếm cổ tay, chờ đến khi nước bọt trên cổ tay bị khô lại và ngửi
Tự ngửi hơi thở của mình bằng cách dùng lòng bàn tay che miệng, sau đó thở ra bằng miệng và ngửi. Ngoài ra, bạn có thể dùng cốc nước hoặc túi ni lông để kiểm tra hởi thở của mình.
Đến các nha khoa uy tín hoặc cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra và xác định tình trạng bệnh.
Cách khắc phục tình trạng hôi miệng
Hôi miệng có thể gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, tình trạng này hoàn toàn có thể khắc phục được nếu bạn biết rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp phù hợp. Dưới đây là những cách hiệu quả để giảm và loại bỏ hôi miệng.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày, tốt nhất là sau mỗi bữa ăn. Sử dụng kem đánh răng chứa fluoride để ngăn ngừa sâu răng và loại bỏ mảng bám, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa ở kẽ răng.
Bên cạnh đó, thường xuyên vệ sinh lưỡi bởi lưỡi cũng là nơi vi khuẩn tích tụ khá nhiều. Ngoài ra, sử dụng nước súc miệng để loại bỏ vi khuẩn và làm sạch khoang miệng, giữ cho hơi thở luôn thơm mát.
Uống đủ nước
Uống đủ nước và hạn chế uống caffein và rượu để tránh tình trạng khô miệng xảy ra dẫn đến hôi miệng. Nếu thường xuyên bị khô miệng, có thể hỏi ý kiến bác sĩ để được kê đơn thuốc kích thích tuyến nước bọt.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Tránh ăn những thực phẩm như hành, tỏi và các loại thực phẩm có mùi nồng. Nên ăn nhiều các loại thực phẩm như dâu tây, táo, mía, sữa chua, trà xanh giúp làm sạch răng tự nhiên và kích thích tuyến nước bọt.
Bên cạnh đó, sữa chua cũng là loại thực phẩm nên sử dụng, bởi sữa chua có thể giúp giảm mức độ hydrogen sulfide, một trong những hợp chất gây mùi trong miệng.
Kiểm tra sức khỏe
Khi phát hiện tình trạng hôi miệng, tốt nhất bạn nên gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân. Hầu hết, các tình trạng hôi miệng thường do các vấn đề về răng miệng gây ra. Do đó, trước tiên bạn nên đến cơ sở nha khoa uy tín để khám nha khoa tổng quát, điều trị kịp thời nếu có vấn đề về sức khỏe răng miệng.
Nếu hôi miệng không phải do vấn đề về sức khỏe răng miệng hoặc sau khi đã can thiệp nha khoa mà tình trạng hôi miệng vẫn không bớt. Bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám tổng quát vấn đề sức khỏe của bản thân, từ đó có phương pháp điều trị cho phù hợp.,
Khám nha khoa tổng quát ở đâu uy tín
Dịch vụ nha khoa tổng quát tại nha khoa Parkway
Hôi miệng gây ra rất nhiều phiền toái, mất tự tin khi giao tiếp. Do đó, ngoài việc nắm vững các dấu hiệu hôi miệng sớm để kịp thời tìm ra nguyên nhân chữa trị thì bạn cũng cần lựa chọn những địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng để đảm bảo kết quả điều trị tốt nhất.
Nha khoa Parkway là chuỗi hệ thống nha khoa uy tín toàn quốc, gồm nhiều dịch vụ từ cơ bản đến chuyên sâu, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, cho mọi lứa tuổi.
Khi sử dụng dịch vụ khám nha khoa tổng quát tại Parkway, bạn hoàn toàn có thể an tâm bởi:
Luôn đặt lợi ích sức khỏe của khách hàng lên hàng đầu
Đội ngũ bác sĩ nha khoa giàu kinh nghiệm
Cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị tối tân
Hệ thống phòng khám nha khoa khắp cả nước
Báo giá trọn gói, minh bạch, không phát sinh chi phí trong quá trình điều trị
Có hợp đồng cam kết hiệu quả điều trị rõ ràng
Tham khảo các gói dịch vụ khám nha khoa tổng quát tại nha khoa Parkway gồm:
Trên đây là tất tần tật những điều cần biết về Top 8 nguyên nhân gây hôi miệng và cách khắc phục. Nha khoa Parkway hy vọng đã cung cấp được những kiến thức hữu ích và giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng.
Nhiều bạn thắc mắc đâu là địa chỉ niềng răng tốt ở Tp.Hồ Chí Minh? Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tất cả về những địa chỉ niềng răng tốt ở Tp. Hồ Chí Minh nhé.
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha đã trở nên phổ biến, giúp cải thiện thẩm mỹ và phục hồi chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, có không ít đơn vị niềng răng kém chất lượng gây hại cho người niềng. Vậy tác hại của niềng răng tại nha khoa kém uy tín, giá rẻ […]