Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng, nên hay không?

Sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng là điều nhiều người nghĩ đến khi bị đau nhức răng. Nhưng chúng ta có thật sự hiểu hiểu  về các loại thuốc này. Bị viêm tủy răng uống thuốc gì để giảm đau tốt? Uống thuốc điều trị viêm tủy răng nhiều có tốt không? Chúng ta hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu kỹ về các loại thuốc trị viêm tủy răng nhé.

Phân biệt các loại thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng

Bị viêm tủy răng gây đau nhức khó chịu, gây ảnh hưởng lớn đến việc ăn uống hằng ngày. Vậy bị viêm tủy răng uống thuốc gì hiệu quả? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số loại thuốc điều trị viêm tủy răng nhé.

Minh họa thuốc kháng sinh

Nhóm thuốc có tác dụng giảm đau

Paracetamol

Thuốc giảm đau răng Paracetamol là thuốc giảm đau viêm tủy răng được sử dụng khá phổ biến. Paracetamol được sử dụng giúp giảm đau, sưng viêm và giúp diệt trừ vi khuẩn hiệu quả. Tuy nhiên, đây chỉ là thuốc giảm đau viêm tủy răng chứ không có tác dụng điều trị dứt điểm bệnh. Không chỉ vậy, thuốc còn có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm khi dùng với rượu. Thuốc giảm đau còn có thể gây nguy hiểm với những người có bệnh về tim mạch hay từng có bệnh về gan, thận. Do đó, bạn hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc hoặc chỉ uống nếu có chỉ định của bác sĩ nhé.
Hướng dẫn sử dụng: 325 – 650mg/lần mỗi lần uống cách nhau 2 – 4 tiếng hoặc 500mg/lần mỗi lần cách nhau 6 – 8 giờ đồng hồ.

Efferalgan

Thuốc giảm đau răng Efferalgan là thuốc giảm đau viêm tủy răng  được bào chế dưới dạng viên khi thả vào nước sẽ sủi lên và tan nhanh vào nước. Đây không phải là thuốc trị viêm tủy răng tận gốc nhưng có có tác dụng làm giảm các triệu chứng đau nhức, khó chịu, có thể giảm cả triệu chứng sốt do bị viêm tủy răng.

Loại thuốc giảm đau viêm tủy răng này là thuốc tây. Thuốc có tác dụng điều trị nhức răng. Thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời và bạn sẽ lại đau lại khi thuốc hết tác dụng. Vì thuốc chỉ làm tê liệt dây thần kinh tạm thời làm bạn không cảm nhận được cơn đau.

Đây không phải là thuốc điều trị viêm tủy răng tận gốc và cũng có những tác dụng phụ nên không nên quá lạm dụng thuốc nhé.

Có thể bạn quan tâm

Răng cửa bị viêm tủy nếu không điều trị đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của hàm răng. Vậy nên điều trị viêm tủy ở răng cửa như thế nào? Cùng khám phá nhé!

Thuốc điều trị viêm tủy răng do nhiễm khuẩn

Clindamycin

Viêm tủy răng nên uống thuốc gì? Bạn có thể tìm hiểu thuốc Clindamycin. Đây là loại thuốc chữa viêm tủy răng có công dụng chống lại các vi khuẩn có hại làm răng bị nhiễm trùng. Thuốc còn điều trị cả tình trạng nhiễm khuẩn răng miệng. Clindamycin là thuốc được khuyên dùng đầu tiên khi chữa nhiễm khuẩn răng. Thuốc có tác dụng nhanh và ít bị kháng thuốc.

Hộp thuốc Clindamycin

Cách sử dụng: Liều lượng clindamycin là 300 mg hoặc 600 mg một lần uống và uống cách nhau ít nhất 8 giờ.

Penicillin/Amoxicillin

Penicillin là thuốc kháng sinh chữa viêm tủy răng được biết đến nhiều nhất trong điều trị nhiễm trùng răng miệng, viêm tủy răng. Amoxicillin cũng là thuốc chữa viêm tủy răng quen thuộc nằm trong nhóm Penicillin. Tuy vậy, mỗi nha sĩ sẽ dựa theo tình trạng viêm tủy hay nhiễm khuẩn để đưa ra lựa chọn một trong hai loại thuốc thích hợp. Có thể là sự kết hợp giữa amoxicillin và  axit clavulanic giúp loại bỏ các vi khuẩn gây hại chuyên chống lại kháng sinh.

Tuy nhiên, thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng thuộc nhóm Penicillin là thuốc có từ lâu đời, và được sử dụng nhiều trước đây, do đó nguy cơ kháng thuốc và thuốc có hiệu quả thấp hơn so với các loại kháng sinh mới phát triển. Trên thực tế, các nha sĩ sẽ có thể sử dụng nhóm kháng sinh khác để đạt hiệu quả chữa trị tốt nhất đối với bệnh nhân.

Lưu ý sử dụng: Trước khi bạn sử dụng nhóm kháng sinh Penicillin, cần lưu ý với các thành phần của thuốc tránh bị dị ứng với loại thuốc này. Nếu muốn biết bị viêm tủy răng uống thuốc gì hiệu quả mà không bị dị ứng thì bạn nên hỏi rõ nha sĩ.

Azithromycin

Azithromycin là thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng với cơ chế hoạt động chính là chống lại các loại vi khuẩn gây hại bằng cách ngăn chặn chúng phát triển.  Vì thế, đây là thuốc chữa viêm tủy răng có hiệu quả cả với những ca nhiễm trùng răng miệng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Azithromycin thường được các nha sĩ áp áp dụng thay cho thuốc kháng sinh thuộc nhóm penicillin do một số bệnh nhân bị dị ứng với các thành phần trong nhóm penicillin  này.

Hộp thuốc Azithromycin

Cách sử dụng: Azithromycin liều dùng là  500mg, uống sau 24 giờ, uống liên tiếp trong 3 ngày.

Metronidazole

Metronidazole là một loại kháng sinh chữa viêm tủy răng trong trường hợp viêm tủy do tác nhân kỵ khí gây ra. Với các trường hợp răng bị viêm, nhiễm trùng, nha sĩ sẽ chỉ định loại kháng sinh này. Tuy nhiên, thuốc này thường sử dụng kết hợp với các nhóm kháng sinh nữa để đạt hiệu quả tốt nhất chứ không sử dụng đơn lẻ.

Hướng dẫn sử dụng: Metronidazole khoảng 500mg đến 750mg, sử dụng cách nhau 8 tiếng.

Điều trị viêm tủy răng bằng kháng sinh có gây hại?

Sau khi trả lời câu hỏi: bị viêm tủy răng uống thuốc gì? Đó là các loại kháng sinh chữa viêm tủy răng. Tuy nhiên, kháng sinh – thuốc trị viêm tủy răng này có một số các tác dụng phụ, dù đã được bác sĩ chỉ định.

Dưới đây là một số tác dụng phụ của việc dùng thuốc kháng sinh:

Tiêu diệt hệ vi khuẩn có lợi trong cơ thể

Thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng tuy có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn có hại, vi khuẩn làm sưng đau, gây viêm. Nhưng nó cũng tác động, tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi trong cơ thể. Theo các nghiên cứu khoa học, Nếu sử dụng kháng sinh liên tục trong vòng một tuần, hệ vi khuẩn trong đường ruột có thể bị thay đổi. Do đó, nếu dùng nhiều thuốc kháng sinh có thể gây rối loạn đường tiêu hóa, viêm loét dạ dày, viêm ruột thừa, khó chịu, nôn mửa hoặc miệng có vị kim loại… Đặc biệt, Trẻ em sử dụng nhiều có thể làm tăng nguy cơ béo phì.

Mô phỏng loại vi khuẩn có lợi bên trong cơ thể con người

Gây tổn hại nội tạng

Viêm tủy răng dùng thuốc gì có chứa chất kháng sinh thì đều có gây hại đến gan và thận. Có thể gây ra một số bệnh như: rối loạn chức năng gan, thận; tăng men gan nặng hơn dẫn đến hủy hoại tế bào gan,… Đặc biệt cần lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ nhỏ, sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan, thận do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu.

Dễ dẫn đến tình trạng kháng thuốc

Việc lạm dụng thuốc và sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng có thể dẫn đến hiện tượng kháng thuốc, nhờn thuốc. Hậu quả là nếu bệnh tái phát thì thuốc kháng sinh sẽ không còn hiệu quả cao nữa.

Gia tăng nguy cơ sốc phản vệ

Sốc phản vệ là tác dụng phụ rất nguy hiểm của thuốc kháng sinh. Khi viêm tủy răng hay bị đau răng, việc tiêm kháng sinh penicillin rất dễ gây ra sốc thuốc. Hiện tượng sốc ngược này xảy ra khi cơ thể bị dị ứng với một thành phần nào đó của thuốc. Do cơ địa của từng người nên có người bị có người không sao. Chúng ta nên cần thận và nghe theo chỉ định của bác sĩ, kiểm tra thành phần khi sử dụng kháng sinh.

Ảnh hưởng xấu tới tim mạch

Viêm tủy răng nên dùng thuốc gì để tránh ảnh hưởng xấu đến tim mạch. Có một số loại thuốc Có một số loại thuốc Có một số trường hợp, một số loại thuốc đặc trị viêm tủy răng có thể gây ra những vấn đề về tim mạch như: làm huyết áp giảm và khiến nhịp tim không đều. Do vậy, nếu bạn có tiền sử bệnh tim hay bị huyết áp thấp thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Thuốc kháng sinh có thể trị tận gốc viêm tủy răng không?

Viêm tủy răng nên uống thuốc gì? Và thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng có điều trị tận gốc được viêm tủy răng không? Đây là những câu hỏi mà nhiều bạn muốn được giải đáp. Thuốc kháng sinh thường được nhiều người sử dụng trong trường hợp đau nhức, viêm tủy răng, nhiễm trùng…. Thuốc tây thường hoạt động theo cơ thế: Tấn công vào vi khuẩn, xâm nhập bên trong và ngăn chặn quá trình sản xuất protein của chúng, ngăn chúng phát triển và lây lan diện rộng.

Mỗi loại kháng sinh sẽ có cơ chế hoạt động khác nhau. Do đó, các nha sĩ sẽ kê đơn dựa theo tình trạng và vị trí nhiễm khuẩn của người bệnh. Thuốc kháng sinh thường sẽ có tác dụng ngay sau khi bạn sử dụng. Tuy nhiên, có điều trị được triệt để hay không còn phụ thuộc vào tình trạng viêm tủy của bạn. Nếu bạn là trường hợp nhẹ, sẽ có thể điều trị bằng thuốc và sẽ cải thiện sau 7 đến 14 ngày. Viêm tủy răng uống thuốc gì để điều trị triệt để còn phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Bạn nên tuân thủ thời gian và làm theo hướng dẫn vệ sinh răng miệng của bác sĩ để vi khuẩn được điều trị hoàn toàn.

Tuy nhiên, nếu bạn ở trường hợp nặng, tủy bị chết thì viêm tủy răng dùng thuốc gì cũng không điều trị hết được. Giải pháp hiệu quả nhất lúc này là bạn hãy đến nha khoa uy tín và có chuyên môn về răng nhất để tiến hành điều trị. Nha sĩ sẽ lấy sạch tủy đã viêm ra khỏi răng tránh ăn mòn cả răng và lợi, sau đó trám răng và bọc răng sứ để bảo vệ nó.

  • Ngoài ra, bạn còn có thể thực hiện một số biện pháp đơn giản sau để làm giảm đau: Chườm đá lạnh lên vùng hàm bị sưng.
  • Dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng với liều lượng phù hợp và theo chỉ định.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm sau mỗi bữa ăn để sát khuẩn, giảm vi khuẩn.
  • Dùng chỉ nha khoa thay vì dùng tăm tre và đánh răng sạch sẽ sau mỗi bữa ăn để đảm bảo vệ sinh. Nên dùng bàn chải có lông mềm hoặc bàn chải kẽ để giảm triệt để mảng bám thức ăn để lại sau bữa ăn.
  • Đi lấy cao răng định kỳ để làm giảm tình trạng sưng lợi hoặc chảy máu chân răng.
  • Chế độ ăn uống phù hợp, không nên ăn những đồ ăn quá dai, quá cứng, quá nóng hoặc lạnh để không gây kích ứng răng.
  • Dùng răng nhai ở bên không bị viêm sưng để tránh viêm nhiễm nặng và làm giảm áp lực cho bên viêm tủy.

Phương pháp điều trị triệt để chứng viêm tủy răng không cần kháng sinh.

Thuốc điều trị viêm tủy răng cũng chỉ có tác dụng giảm đau nhanh, giảm sưng tấy, nhiễm trùng nhưng rất khó điều trị triệt để. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh lại có nhiều tác dụng phụ gây nguy hiểm nếu quá lạm dụng thuốc và uống không theo chỉ định. Do đó, Với các bệnh nhân bị viêm tủy răng nói chung và những người mắc các bệnh về răng miệng như chảy máu chân răng, sâu răng, đều cần đến thăm khám nha khoa sớm nhất để có hướng điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng một số phương pháp điều trị không dùng đến kháng sinh mà lại có tác dụng tốt với các trường hợp viêm tủy răng mức độ nhẹ như:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách:  Viêm tủy răng là do vi khuẩn có hại tấn công trực tiếp vào phần tủy nằm bên trong răng.  Do đó, để phòng ngừa sâu răng dẫn đến viêm tủy răng, chúng ta cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, chải răng ít nhất 2 lần 1 ngày, sử dụng bàn chải lông mềm hoặc bàn chải kẽ, chỉ nha khoa và súc miệng bằng nước súc miệng để làm sạch toàn bộ khoang miệng.
Bàn chải đánh răng
  • Cách chữa đau răng với lá chuối: Đây là cách dân gian do trong lá chuối có chứa chất chống viêm, giảm đau tự nhiên nên rất hiệu quả. Bạn có thể chấm nước cốt lá chuối lên chỗ sưng đau.
  • Cách trị nhức răng với hành tây: Hành tây có tính giải độc, sát khuẩn cao. Bạn chỉ cần thái lát hành tây và đặt lên vị trí đau ít nhất 3 lần/ngày, làm liên tiếp trong vòng 7 ngày sẽ làm hết cảm giác đau nhức, khó chịu do viêm tủy răng. Tuy hành tây sẽ hơi có mùi khó chịu nhưng đây là một mẹo khá hiệu quả.
  • Nước ép tỏi: Tỏi là loại vừa là gia vị vừa là bài thuốc dân gian được ưa chuộng do có khả năng kháng khuẩn tốt, chống viêm và sát khuẩn nhanh. Nước ép tỏi thường được nhiều người sử dụng chữa viêm tủy răng tại nhà. Bạn có thể đặt miếng tỏi vào vùng răng bị viêm tủy tầm 15 phút, làm từ 3 – 4 lần/ngày để giảm ê nhức khó chịu.
Nước ép từ tỏi

Điều trị tủy răng nên tới đâu?

Để biết viêm tủy răng uống thuốc gì? Điều trị như nào để hiệu quả nhất., chúng ra cần tới nha khoa uy tín để bác sĩ chuẩn đoàn. Sau đó có phác đồ điều trị rõ ràng nhất. Bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị viêm tủy răng nên uống thuốc gì? Có cần lấy tủy răng không. Đây là một số lưu ý để chọn nơi điều trị tủy răng uy tín và tốt nhất:

Nên chọn nha khoa có đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, tốt nghiệp từ các trường đại học lớn như đại học Y Hà Nội, đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh.

  • Trang thiết bị hiện đại: Trang bị đầy đủ những công nghệ, máy móc tiên tiến nhất trên thế giới để phục vụ điều trị tốt nhất.
  • Dịch vụ chuyên nghiệp, chu đáo: được nhân viên, bác sĩ tư vấn tận tình, điều trị chính xác nhất.
Đội ngũ nha sĩ tại Parkway

Trên đây là thông tin về các loại thuốc kháng sinh điều trị viêm tủy răng và một số phương pháp hiệu quả khác mà bạn có thể tham khảo. Mong rằng qua bài viết này, bạn có quyết định đúng đắn nhất về việc sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị viêm tủy răng. Nếu bạn có thắc mắc gì cần giải đáp, hãy liên hệ ngay nha khoa Parkway để được giải đáp sớm nhất nhé.

Tin tức sự kiện khác

Bị sâu răng nên ăn gì, kiêng ăn gì để nhanh hồi phục?

Chế độ ăn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe răng miệng. Nhất là người bị sâu răng nên chú trọng hơn đến vấn đề này. Vậy bị sâu răng nên ăn gì?

Xem chi tiết

Thực hư chuyện nong hàm đau “lên bờ xuống ruộng”?

Việc nong hàm tác động trực tiếp đến các xương trên khuôn mặt, làm thay đổi kích thước cung hàm. Vì vậy khi nghĩ đến nong hàm, có thể dễ dàng hình dung được cảm giác không mấy dễ chịu. Để trả lời cho câu hỏi: nong hàm có đau hay không, Nha Khoa Parkway […]

Xem chi tiết

Sưng mộng răng kiêng ăn gì? Nên ăn gì để giúp bọng răng đỡ sưng?

Nên ăn và kiêng gì đóng vai trò quan trọng quyết định đến hiệu quả của toàn bộ quá trình điều trị bệnh. Vậy sưng mộng răng kiêng ăn gì? Cùng tìm hiểu

Xem chi tiết

9 bài thuốc dân gian chữa viêm chân răng tốt nhất, áp dụng là khỏi

9 bài thuốc dân gian chữa viêm chân răng sẽ giúp bạn khắc phục bệnh lý này hiệu quả và an toàn. Cách thực hiện rất đơn giản và tiết kiệm. Thử ngay!

Xem chi tiết