Bị sưng chân răng là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Sưng chân răng là một trong những bệnh lý nha khoa liên quan đến cấu trúc của răng. Bị sưng chân răng thường trải qua nhiều giai đoạn diễn biến khác nhau và sẽ để lại nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vậy chân răng bị sưng sẽ như thế nào? Cách điều trị sưng chân răng ra sao? Cùng xem qua bài viết dưới đây để giải đáp toàn bộ những câu hỏi trên nhé.
Bị sưng chân răng là gì?
Sưng chân răng hay lợi chân răng bị sưng là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra ở vùng chân răng. Bị sưng chân răng có thể khiến cho các vùng mô mềm xung quanh răng sưng đỏ và chảy máu. Nghiêm trọng hơn, nếu không được điều trị, vùng mô mềm xung quanh răng tổn thương nặng sẽ trở nên viêm nhiễm và có mũ.
Sưng chân răng là tình trạng nha khoa tương đối phổ biến do bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Tình trạng này cũng có thể xảy ra ở trẻ em 1-2 tuổi nếu không được chăm sóc răng miệng kỹ.
Bị sưng chân răng là gì?
Nguyên nhân dẫn đến bị sưng chân răng là gì?
Như đã nói bên trên, sở dĩ sưng chân răng là một trong những bệnh lý nha khoa phổ biến là vì có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng lợi chân răng bị sưng. Việc thấu hiểu nguyên nhân sẽ giúp bạn dễ dàng tìm ra được phương pháp điều trị thích hợp. Dưới đây là một số nguyên nhân mà bạn có thể tham khảo qua:
1. Bị viêm nhiễm dẫn đến lợi chân răng bị sưng
Viêm lợi, viêm nướu cũng là một bệnh lý nha khoa bắt nguồn từ vi khuẩn tích tụ lâu ngày trong răng. Lợi bị viêm lâu ngày không được điều trị sẽ tổn thương nghiêm trọng hơn kèm theo đó là tình trạng đau nhức, chảy máu chân răng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc lợi chân răng cũng sẽ bị sưng lên khi máu chảy quá nhiều. Hiểu theo cách khác, bị sưng chân răng là một trong những giai đoạn nặng của bệnh viêm lợi viêm nướu.
Viêm nhiễm dẫn đến lợi chân răng bị sưng
2. Bị sưng chân răng khi mang thai
Một trong những lý do khiến lợi chân răng bị sưng khi đang mang thai là vì sự thay đổi của các hormone bên trong cơ thể. Chính sự thay đổi này làm cho lượng máu ở phần nướu tăng cao và nhảy cảm hơn. Do đó, chân răng của các phụ nữ mang thai thường có dấu hiệu chảy máu và sưng tấy. Ngoài ra, việc các hormone thay đổi phần nào làm giảm đi khả năng ngăn ngừa vi khuẩn nên nguy cơ nhiễm trùng và viêm nhiễm cũng cao hơn so với người bình thường
Bị sưng chân răng vì sự thay đổi Hormone khi mang thai
3. Bị sưng chân răng do thiếu dinh dưỡng
Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ em 1-2 tuổi cũng có nguy cơ bị sưng chân răng. Khi cơ thể không nhận đủ các chất dinh dưỡng cần thiết đặc biệt là các loại vitamin, nó sẽ không thể duy trì chức năng bình thường của các mô và cơ quan, bao gồm cả răng miệng. Từ đó dẫn đến viêm nhiễm mô nướu và sưng chân răng.
4. Sưng chân răng do nhiễm trùng
Ngoài các nguyên nhân trên, chân răng bị sưng còn xuất phát từ tình trạng nhiễm trùng chân răng trước đó. Khi các mảng bám vi khuẩn đọng lại trên răng quá lâu mà không được làm sạch sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng lợi kéo theo tình trạng lợi chân răng bị sưng.
Sưng chân răng do nhiễm trùng
5. Sưng chân răng do bệnh tủy răng
Tủy răng chứa các mạch máu và dây thần kinh, có vai trò cung cấp dinh dưỡng và cảm giác cho răng. Khi tủy răng bị viêm hoặc nhiễm trùng sẽ dẫn đến tình trạng đau nhức nhiệt độ cơ thể tăng, hôi miệng và mất khả năng nhai ăn. Nếu không có biện pháp điều trị thích hợp chân răng sẽ bị sưng lên và làm mủ.
Sưng chân răng do tủy răng bị nhiễm trùng
6. Lợi chân răng bị sưng ở trẻ em
Ngoài sưng chân răng do thiếu chất dinh dưỡng, trẻ em thường bị sưng chân răng bởi hai lý do sau:
Viêm nướu trong quá trình răng mọc: Đây có thể xem là tình trạng tạm thời do quá trình mọc răng của trẻ em từ 6-7 tuổi. Khi răng bắt đầu mọc, thức ăn sẽ dễ tích tụ ở phần lợi răng tạo thành vi khuẩn khiến chân răng bị sưng.
Viêm lợi Herpes: Bệnh thường gặp ở trẻ từ 2-5 tuổi do virus Herpes simplex gây ra. Trẻ em khi mắc bệnh này sẽ bị sưng chân răng, nướu răng đỏ, chảy máu, phồng rộp, loét miệng và sốt cao.
Lợi chân răng bị sưng ở trẻ em
Quá trình phát triển của bệnh sưng chân răng
Chân răng bị sưng cũng sẽ đi từ giai đoạn nhẹ đến nặng. Bạn nên chú ý đến quá trình phát triển bệnh sưng chân răng của mình để dễ dàng lựa chọn các phương pháp điều trị sưng chân răng thích hợp. Sưng chân răng thông thường sẽ trải qua hai giai đoạn như sau:
1. Giai đoạn chân răng bị sưng mức độ nhẹ
Lúc này chân răng chỉ hiện tượng đỏ nhẹ và bạn cũng không cảm thấy quá đau nhức ở phần nướu răng. Khi bị sưng chân răng giai đoạn nhẹ, bạn vẫn có thể sinh hoạt, ăn uống bình thường. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng một số cách điều trị sưng chân răng tại nhà.
Chân răng bị sưng nhẹ
2. Giai đoạn chân răng bị sưng mức độ nặng
Đây là giai đoạn mà phần nướu bị sưng phồng lên khá to và có dấu hiệu chảy máu chân răng. Lúc này, bạn sẽ không thể sinh hoạt ăn uống bình thường vì răng cũng trở nên nhạy cảm với các thức ăn quá lạnh hay quá nóng. Nếu tiếp tục duy trì tình trạng này, chân răng sẽ viêm nhiễm, làm mủ ảnh hưởng đến các mô mềm khác và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.
Chân răng bị sưng nặng
Cách điều trị sưng chân răng
Làm sao để điều trị bệnh sưng chân răng là câu hỏi mà rất nhiều người muốn biết. Như đã nói bên trên, tuỳ vào từng giai đoạn của bệnh sưng chân răng mà bác sĩ sẽ có những cách điều trị sưng chân răng khác nhau. Sau khi đã xác định mức độ chân răng bị sưng cửa mình, bạn có thể lựa chọn những cách điều trị như sau:
Giai đoạn sưng chân răng nhẹ
Với giai đoạn sưng chân răng nhẹ, bác sĩ cũng sẽ lựa chọn những kỹ thuật nha khoa phổ biến thông thường để điều trị chân răng bị sưng. 6 Cách điều trị sưng chân răng được sử dụng trong giai đoạn này như:
1. Cạo vôi răng
Việc loại bỏ hết vôi răng cũng đồng nghĩa với việc loại bỏ các mảng bám vi khuẩn trên răng. Răng sau khi được làm sạch sẽ không còn viêm nhiễm và tình trạng sưng chân răng cũng sẽ dần khỏi.
Điều trị bằng cách cạo vôi răng
2. Súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng chuyên dụng
Thức ăn khi bám vào các kẽ răng sẽ khó được loại bỏ hoàn toàn nếu chỉ chải răng thông thường. Duy trì thói quen súc miệng mỗi ngày sẽ giúp kẽ răng loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây viêm nhiễm và sưng chân răng.
3. Chải răng đúng cách bằng bàn chải có lông mềm
Khi sử dụng bàn chải có lông mềm và chải răng nhẹ nhàng đúng cách sẽ làm giảm tối đa sự tổn thương với các mô mềm xung quanh răng và giúp chân răng giảm sưng hiệu quả.
Điều trị sưng chân răng bằng cách đánh răng với bàn chải lông mềm
4. Hạn chế ăn thức ăn cay nóng
Khi chân răng bị sưng cũng là lúc răng trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Hạn chế ăn thức ăn cay nóng cũng là một trong những cách tốt giúp chân răng giảm sưng.
5. Bổ sung đầy đủ chất
Việc ăn uống đầy đủ các thực phẩm chứa nhiều vitamin sẽ góp phần giúp phục hồi mô mềm xung quanh răng cũng như khôi phục chức năng của các cơ quan bị tổn thương giúp chân răng giảm sưng tốt.
6. Sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau
Trong trường hợp chân răng bị sưng chưa quá nặng, bạn vẫn có thể điều chân răng bị sưng bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên cách này phải được các bác sĩ hướng dẫn chi tiết.
Uống thuốc kháng sinh hay giảm đau
Giai đoạn chân răng sưng nặng
Nếu không may, chân răng của bạn đã đến giai đoạn sưng nặng, việc điều trị sẽ có phần phức tạp và khó khăn hơn. Bạn cũng cần kiên trì cố gắng điều trị để đạt được kết quả như mong muốn. Dưới đây là 3 cách điều trị sưng chân răng giai đoạn nặng:
1. Làm sạch vôi răng dưới nướu
Khi tình trạng chân răng bị sưng nặng và mưng mủ, các bác sĩ sẽ phải rạch phần nướu răng ra để tiến hành làm sạch cũng như loại bỏ hết vi khuẩn. Chỉ có như vậy chân răng mới hết sưng và trở lại như bình thường.
Làm sạch vôi răng dưới nướu khi chân răng bị sưng nặng
2. Nhổ răng khôn
Trong trường hợp chân răng bị sưng do sự di chuyển của các răng khôn bên dưới nướu, bạn sẽ được chụp x-quang để xem xét rõ độ nghiêng của răng khôn và tiến hành loại bỏ.
Nhổ răng khôn
3. Phẫu thuật ghép lợi
Khi chân răng đã tới tình trạng bị sưng quá nặng và ảnh hưởng các mô mềm xung quanh. Bạn buộc phải tiến hành phẫu thuật loại bỏ phần nha chu bị hư đỏ và ghép phần nướu khác vào để không bị mất răng.
Phẩu thuật ghép lợi khi chân răng bị sưng quá nặng
Dấu hiệu nhận biết chân răng bị sưng
Để tìm được cách điều trị sưng chân răng thích hợp, bạn cần quan sát rõ tình trạng lợi chân răng bị sưng cũng như những dấu hiệu cho thấy chân răng sắp bị sưng. Trong trường hợp, bạn không thể nhìn thấy chân răng bị sưng bằng mắt thường, bạn có thể dự đoán dựa trên 5 dấu hiệu sau:
Cảm thấy đau răng thường xuyên và mức độ đau ngày càng tăng lên khi nhai và cắn thức ăn.
Răng trở nên nhạy cảm với các thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
Mô mềm xung quanh răng, nướu răng có dấu hiệu sưng đỏ, sưng mủ hoặc chảy máu.
Đột ngột chảy ra dịch có mùi hôi trong miệng.
Dưới cổ tự nhiên xuất hiện hạch dẫn đến sốt nhẹ và đau khi chạm vào.
Dấu hiệu nhận biết chân răng bị sưng
Cách phòng ngừa bị sưng chân răng hiệu quả
Chính vì sưng chân răng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng nên cách tốt nhất vẫn là bạn nên thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa chân răng bị sưng. Chỉ cần tuân thủ 4 cách phòng ngừa dưới đây, bạn đã có thể giảm tới 80% nguy cơ bị sưng chân răng rồi đấy!
1. Chăm sóc răng miệng đúng cách
Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, sử dụng nước súc miệng và chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn gây viêm nhiễm.
2. Thăm khám nha khoa định kỳ
Nên đi khám nha khoa uy tín ít nhất 6 tháng một lần để kiểm tra tình trạng răng miệng và phát hiện sớm các vấn đề có thể dẫn đến sưng chân răng. Bên cạnh đó, nếu cảm có dấu hiệu của sưng chân răng như đau nhức, sưng đỏ, mủ, sốt… bạn nên đi khám ngay lập tức để được điều trị kịp thời.
3. Ăn uống lành mạnh
Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C, vitamin D, canxi và magiê để tăng cường hệ miễn dịch và giúp răng chắc khỏe. Hạn chế ăn đồ ngọt, uống nước có ga và hút thuốc lá để giảm nguy cơ bị sâu răng và viêm nướu.
4. Sử dụng các phương pháp dân gian
Một số phương pháp dân gian như nhai tỏi, hút dầu, xoa bóp hạt tiêu, vò lá trầu không cũng có thể giúp bạn giảm sưng chân răng hiệu quả. Tuy nhiên, bạn chỉ nên áp dụng các phương pháp này như một biện pháp tạm thời và không thay thế cho việc điều trị chuyên nghiệp.
Để quá trình điều trị sưng chân răng được hiệu quả, bạn cần tuân thủ lưu ý sau:
Đến khám nha sĩ để xác định nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp.
Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng.
Vệ sinh miệng thường xuyên, súc miệng bằng nước muối hoặc nước ấm để giảm viêm và sưng.
Hạn chế ăn uống những thức ăn cay, nóng, chua hoặc quá ngọt. Ăn những thức ăn mềm, dễ nhai và giàu dinh dưỡng.
Liên hệ ngay với bác sĩ nếu cảm thấy có dấu hiệu dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Lưu ý điều trị sưng chân răng
Lời kết
Chân răng bị sưng là một bệnh lý nha khoa dễ dàng mắc phải và sẽ để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời. Với kỹ thuật nha khoa tiên tiến hiện nay, việc điều trị sưng chân răng cũng không còn quá khó khăn nữa. Chính vì vậy nếu bạn cảm thấy có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh sưng chân răng thì hãy đến nha khoa Parkway ngay để được kiểm tra chi tiết cũng như tìm ra biện pháp điều trị thích hợp nha.
Tụt lợi là một tình trạng răng miệng khá phổ biến và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể của răng và nướu nếu không được xử lý kịp thời. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu và đặc biệt là cách khắc phục. Nhiều […]
Cắt lợi trùm là một giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề lợi trùm và cải thiện sức khỏe răng miệng. Vậy những trường hợp nào nên cắt lợi trùm? Cách chăm sóc sau khi cắt lợi trùm như thế nào để nhanh lành? Cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu kỹ qua bài […]
Inlay và Onlay là hai phương pháp trám răng tiên tiến, được sử dụng rộng rãi trong nha khoa hiện đại để phục hồi răng bị sâu, nứt hoặc hư hỏng mà không cần đến mão răng. Những phương pháp này không chỉ giúp khôi phục chức năng nhai mà còn đảm bảo tính thẩm […]
Móm là tình trạng sai lệch khớp cắn phổ biến, không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt mà còn gây ra nhiều khó khăn trong việc ăn uống và vệ sinh răng miệng. Trong bài viết này, hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu chi tiết về răng móm, nguyên nhân gây ra […]