Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

“Răng sữa đẹp thì răng vĩnh viễn xấu” có đúng không?

Không phải cha mẹ nào cũng biết răng sữa và răng vĩnh viễn là hai loại răng khác nhau như có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhiều cha mẹ thắc mắc răng sữa đẹp thì răng vĩnh viễn xấu, liệu điều này có đúng không? Cha mẹ cùng Parkway tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Giới thiệu sơ qua về răng sữa và răng vĩnh viễn

Răng sữa

Răng sữa còn gọi là răng trẻ em hay răng tạm thời, được mọc lên trong giai đoạn trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi. Răng sữa hình thành trong giai đoạn phôi thai phát triển và sẽ mọc dần hiện hữu rõ trong miệng của trẻ sơ sinh. Tùy từng trẻ, răng sữa sẽ dần dần được mọc hoàn thiện khi trẻ được 2 – 3 tuổi. Về sau, răng sữa của trẻ sẽ bị rụng và hàm răng sữa được thay thế bằng răng vĩnh viễn.

Răng vĩnh viễn

Răng vĩnh viễn là răng mọc sau khi răng sữa rụng, hay có thể hiểu, răng vĩnh viễn sẽ mọc lên để thay thế cho những chiếc răng sữa ban đầu và tồn tại đến già. Nếu răng vĩnh viễn bị gãy thì sẽ không thể mọc lại. Răng vĩnh viễn có thể mọc sớm hay muộn hơn so với lịch trình vài năm.

Giới thiệu sơ qua về răng sữa và răng vĩnh viễn

Răng sữa của trẻ

Tác dụng của răng sữa là gì?

Theo quy luật phát triển của trẻ, răng sữa mọc lên và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, răng sữa đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến hàm răng trưởng thành của trẻ, tác dụng của răng sữa như sau:

  • Răng sữa giúp trẻ nhai, nghiền thức ăn: Trẻ sẽ mọc chiếc răng sữa đầu tiên khi được 6 tháng tuổi (trẻ bắt đầu ăn dặm) và dần hoàn thiện khi trẻ được 2 tuổi. Có thể hiểu, quá trình mọc răng sữa của trẻ sẽ gắn liền với quá trình phát triển khả năng ăn uống. Răng sữa với chức năng nhai, nghiền sẽ giúp trẻ chuyển thức ăn từ dạng mịn sang dạng thô trước khi chúng được đưa xuống dạ dày.
  • Sự phát triển của răng sữa kích thích sự phát triển của xương hàm:  Khi trẻ nhai, toàn bộ cung hàm được vận động, xương hàm cũng nhờ đó mà được kích thích để phát triển.
  • Răng sữa định hướng sự phát triển cho răng vĩnh viễn sau này. Bên dưới mỗi chiếc răng sữa luôn có 1 chiếc răng vĩnh viễn khi đến thời điểm phù hợp sẽ thay thế răng sữa.
  • Răng sữa giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Ngôn ngữ được hình thành từ cột không khí trong thanh quản kết hợp cử động dây thanh, lưỡi răng và môi. Trong quá trình hình thành ngôn ngữ, nếu trẻ không may bị rụng răng cửa hoặc sâu răng,… âm thanh sẽ không được phát âm tròn tiếng, trẻ có thể bị nói ngọng.

Thứ tự thay răng sữa và thứ tự mọc răng sữa như thế nào?

Thông thường trẻ sẽ mọc chiếc răng sữa đầu tiên khi được 6 tháng tuổi và hoàn thiện quá trình mọc răng sữa khi trẻ được khoảng 3 tuổi. Tuy nhiên cũng có trường hợp trẻ mọc răng sữa sớm khi được 3 – 4  tháng tuổi hoặc muộn nhất sau 9 tháng tuổi. Quá trình mọc răng sữa của trẻ diễn ra theo một thứ tự nhất định, cụ thể:

  • 6 – 8 tháng tuổi trẻ mọc 4 răng cửa giữa ở hàm trên và hàm dưới
  • 9 – 13 tháng tuổi trẻ mọc 4 chiếc răng cửa bên ở hai hàm
  • 16 – 22 tháng tuổi trẻ mọc tiếp 4 răng nanh
  • 13 – 19 tháng tuổi trẻ 4 răng hàm số 1
  • 25 – 33 tháng tuổi là trẻ  mọc thêm 4 răng hàm số hai là hoàn tất.

Hầu hết trẻ sẽ bắt đầu thay răng sữa khi được 5 hoặc 6 tuổi. Tuy nhiên, quá trình thay răng sữa có thể xuất hiện khi trẻ khoảng 4 tuổi hoặc trễ hơn khi trẻ được 8 tuổi. Chiếc răng sữa cuối cùng thường sẽ rụng và thay thế bằng răng vĩnh viễn khi trẻ được 12 – 13 tuổi.

Thông thường, thứ tự thay răng sẽ tương tự như lúc trẻ mọc răng sữa. Chiếc răng sữa nào móc trước thì sẽ rụng trước. Tuy nhiên, thứ tự thay răng của hàm trên sẽ khác một chút so với hàm dưới. Nếu thứ tự phổ biến của hàm trên là: răng cửa giữa – răng cửa bên – răng tiền cối – răng nanh và các răng cối lớn, thì đối với hàm dưới sẽ là: răng cửa giữa – răng cửa bên – răng nanh – răng tiền cối và cuối cùng là các răng cối.

Răng vĩnh viễn số 6 (răng cối lớn thứ nhất) sẽ mọc lúc 6 tuổi. Chiếc răng này sẽ không được thay thế, có nghĩa là không cần phải nhổ chiếc răng sữa nào để răng số 6 mọc lên.

Thứ tự thay răng sữa và thứ tự mọc răng sữa như thế nào?

Lịch mọc và thay răng sữa của trẻ

Răng sữa và răng vĩnh viễn có mỗi liên kết như thế nào?

Răng sữa và răng vĩnh viễn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Ngoài vai trò đảm bảo chức năng ăn nói, phát triển ngôn ngữ và tính thẩm mỹ của hàm răng, răng sữa sẽ giúp định hướng cho răng vĩnh viễn mọc đúng chỗ. Dưới mỗi răng sữa sẽ có mầm răng vĩnh viễn, chờ đến thời gian trẻ thay răng sữa sẽ mọc lên tại vị trí răng sữa bị rụng.

Chân răng sữa sẽ bị tiêu dần, lung lay và rụng đi, nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên.  Tuy nhiên, nếu răng vĩnh viễn ở vị trí quá xa so với răng sữa thì răng vĩnh viễn sẽ mọc lên mà không cần răng sữa đã rụng.

Nếu răng sữa bị rụng quá sớm trước thời điểm thay răng, các răng bên cạnh sẽ nghiêng vào khoảng trống mất răng, răng vĩnh viễn tương ứng mọc lên thay thế sẽ bị thiếu chỗ, dẫn đến mọc khấp khểnh, mọc kẹt. Còn nếu răng sữa rụng quá muộn, răng vĩnh viễn không có khoảng trống để mọc lên nên sẽ mọc xiên, lệch sang vị trí khác gây mất thẩm mỹ cho hàm răng của trẻ.

Răng sữa và răng vĩnh viễn có mỗi liên kết như thế nào?

Răng vĩnh viễn có thể mọc lệch khi răng sữa chưa rụng

Răng sữa đẹp thì răng vĩnh viễn xấu có đúng không?

Với băn khoăn của cha mẹ “răng sữa đẹp thì răng vĩnh viễn xấu”, các chuyên gia cho rằng trường hợp này có thể xảy ra. Nguyên nhân là kích thước răng vĩnh viễn gần như to gấp đôi răng sữa, vì vậy trong thời kỳ mọc răng vĩnh viễn sẽ cần nhiều chỗ trống trên xương hàm để đảm bảo đủ chỗ cho răng vĩnh viễn mọc. Dù xương hàm cũng sẽ phát triển theo cả 3 chiều để phù hợp với bộ răng vĩnh viễn mới, nhưng đôi khi sự phát triển xương hàm này không đủ để bù vào kích thước của bộ răng vĩnh viễn.

Do đó, nếu ở thời kỳ răng sữa mà các răng mọc tương đối rời rạc, có khoảng trống giữa các răng, xương hàm phát triển bình thường thì nhiều khả năng sau này răng vĩnh viễn sẽ mọc đều.

Nếu giữa các răng sữa ngay từ đầu đã không có khoảng trống thì hầu như 100% là răng vĩnh viễn sẽ mọc rất khấp khểnh sau này, nhất là trường hợp đi kèm với xương hàm phát triển ít. Vì vậy cha mẹ cần cho trẻ tích cực ăn nhiều rau xanh do việc nhai những thức ăn xơ, cứng sẽ kích thích cho xương hàm phát triển nhiều hơn, tránh răng sữa đẹp thì răng vĩnh viễn xấu.

Răng sữa đẹp thì răng vĩnh viễn xấu có đúng không?

Trẻ ăn rau xanh để kích thích xương hàm phát triển

Những lưu ý để không bị hô móm

Để con có thể có hàm răng chắc khỏe, không bị hô móm, tránh trường hợp răng sữa đẹp thì răng vĩnh vĩnh xấu, cha mẹ cần theo dõi quá trình thay răng sữa của trẻ và lưu ý những điểm sau:

  • Theo dõi quá trình phát triển của răng sữa và răng vĩnh viễn: Việc theo dõi thường xuyên sẽ giúp phát hiện sớm nếu có sự bất thường nào như răng vĩnh viễn đã mọc nhưng răng sữa chưa rụng (mọc lẫy), răng vĩnh viễn mọc lệch, khoảng cách hai răng cửa lớn… thì bố mẹ đều có thể kịp thời đưa bé đi nha khoa để chữa trị.
  • Không nhổ khi răng sữa chưa sẵn sàng rụng: lựa chọn đúng thời điểm nhổ răng sữa cho trẻ, không quá sớm hoặc quá muộn. Nếu cha mẹ gặp khó khăn khi xác định thời điểm nhổ răng thích hợp thì có thể đưa trẻ đi khám nha sĩ để được tư vấn.
  • Nhắc trẻ đánh răng mỗi ngày: xây dựng thói quen cho trẻ đánh răng tối thiểu hai lần một ngày hoặc sau khi ăn. Hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách với bàn chải và kem đánh răng phù hợp với lứa tuổi. Sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để loại bỏ thức ăn thừa ở kẽ răng. Sau khi đánh răng, có thể súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng để hàm răng được bảo vệ tốt hơn.
  • Gặp nha sĩ thường xuyên: cha mẹ nên cho trẻ đi khám nha sĩ ít nhất 6 tháng/1 lần để đảm bảo răng bé khỏe mạnh.
  • Loại bỏ các thói quen xấu: hạn chế thói quen ăn đồ ngọt, đồ uống có ga, nhất là trước khi đi ngủ để tránh sâu răng. Giải thích và nhắc trẻ không được chạm tay vào lợi khi răng sữa rụng, không nên ăn đồ quá lạnh hoặc quá nóng, không dùng răng cắn các vật cứng… khi thay răng. Không chống cằm, nghiến răng, mút tay, lấy lưỡi đưa răng ra phía trước, đẩy lưỡi vào răng… để tránh răng mọc lệch, hô, móm…
  • Hãy tìm chuyên gia đồng hành cùng cha mẹ: khi răng trẻ gặp bất thường, cha mẹ hãy lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín để kịp thời can thiệp, giúp tiết kiệm chi phí, thời gian điều chỉnh cho cha mẹ và trẻ, loại bỏ những lo lắng không đáng có cho cha mẹ.

Hi vọng qua bài viết này, các cha mẹ đã được giải đáp về trường hợp răng sữa đẹp thì răng vĩnh viễn xấu. Nha khoa Parkway là phòng khám có thế mạnh về nắn chỉnh răng cùng với các bác sĩ có kinh nghiệm, công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện tại sẽ luôn sẵn sàng đồng hành cùng cha mẹ trong hành trình bảo vệ hàm răng của con yêu.

Tin tức sự kiện khác

Sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Bác sĩ giải đáp

Không ít bệnh nhân quan tâm đến việc chăm sóc sau khi nhổ răng để nhanh chóng hồi phục. Trong đó, nhiều bạn thắc mắc sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Vấn đề khá đơn giản nhưng trong giai đoạn nhạy cảm vừa mới nhổ răng xong, bạn cũng nên chú ý […]

Xem chi tiết

Top 15 địa chỉ làm răng giả uy tín ở Hà Nội 2024

Mất răng ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, nói chuyện và thẩm mỹ của răng. Nếu không được điều trị kịp thời, mất răng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Trồng răng giả là phương pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng mất răng. Vậy nên trồng răng ở […]

Xem chi tiết

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu? Bảng giá chi tiết 2024

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu đang là mối bận tâm của không ít người khi có nhu cầu thẩm mỹ răng miệng. Bởi kỹ thuật chỉnh nha này dễ dàng khắc phục hầu hết các nhược điểm về răng giúp mang lại nụ cười tự tin, tỏa nắng. Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu […]

Xem chi tiết

14 địa chỉ trám răng ở đâu tốt tại tpHCM? Hàn răng ở đâu uy tín?

Thành phố Hồ Chí Minh là nơi đông đúc dân cư nên nhu cầu trám răng cũng rất cao. Vì vậy hàng loạt nha khoa cung cấp dịch vụ này đã ra đời. Làm thế nào để chọn được dịch vụ uy tín? Tham khảo 14 địa chỉ trám răng ở đâu tốt tại tpHCM […]

Xem chi tiết