Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Răng lấy tủy có tồn tại được hết đời không?

Răng lấy tủy có tồn tại được hết đời không - 2

Răng lấy tủy có tồn tại được hết đời không? Đây là câu hỏi mà nhiều người lo lắng sau khi trải qua quá trình điều trị tủy. Răng đã lấy tủy thường yếu hơn do mất đi nguồn nuôi dưỡng từ bên trong. Nếu chăm sóc đúng cách, chúng vẫn có thể tồn tại nhiều năm, thậm chí cả đời. Tuy nhiên, việc răng có thực sự “sống thọ” hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chế độ chăm sóc, phục hình sau khi lấy tủy, và thói quen sinh hoạt. Hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Răng lấy tủy là gì?

Tủy răng là phần mô nằm sâu bên trong răng, chứa các dây thần kinh, mạch máu, tế bào chuyên biệt và mô liên kết, có nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng chất và cảm giác cho răng. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và phát triển răng.

Răng lấy tủy có tồn tại được hết đời không - 3

Tủy răng là phần mô nằm sâu bên trong răng, chứa các dây thần kinh, mạch máu, tế bào chuyên biệt và mô liên kết (Nguồn: Internet)

Răng lấy tủy hay còn gọi là lấy tủy răng là quá trình loại bỏ phần tủy bị tổn thương, viêm nhiễm hoặc hoại tử bên trong răng, sau đó bác sĩ sẽ làm sạch ống tủy và hàn trám bít mô ống tủy để bảo tồn các mô răng còn sống. Điều trị tủy giúp bảo vệ cấu trúc răng, giảm đau nhức và hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, khi mất đi tủy, răng sẽ không còn nhận được dưỡng chất từ mạch máu bên trong, làm tăng nguy cơ gãy hoặc hư tổn.

Quy trình lấy tủy răng diễn ra như thế nào?

Quy trình lấy tủy răng tại Nha khoa Parkway diễn ra với 7 bước, cụ thể như sau:

Bước 1: Thăm khám và chụp phim

Việc đầu tiên, để nắm được tình hình chung của răng miệng thì bác sĩ sẽ thăm khám và chụp phim. Dựa vào kết quả chụp phim, bác sĩ xác định được mức độ sâu răng, hư tổn răng, viêm tủy như thế nào để đưa ra phương án điều trị phù hợp.

Răng lấy tủy có tồn tại được hết đời không - 4

Dựa vào kết quả chụp phim, bác sĩ xác định được mức độ sâu răng, hư tổn răng, viêm tủy như thế nào để đưa ra phương án điều trị phù hợp (Nguồn: Internet)

Bước 2: Gây tê

Để quá trình lấy tủy diễn ra suôn sẻ và không gây cảm giác đau nhức cho khách hàng, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê trước khi lấy tủy. Không phải ai lấy tủy răng cũng cần phải gây tê, nếu răng của bạn ở trường hợp đã chết tủy nhiều ngày, không gây đau nhức, không còn cảm giác thì sẽ không cần phải gây tê.

Răng lấy tủy có tồn tại được hết đời không - 5

Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê trước khi lấy tủy (Nguồn: Internet)

Bước 3: Đặt đế cao su

Bác sĩ sẽ đặt đế cao su vào trong khoang miệng để cách ly vùng điều trị với các mô mềm xung quanh, tránh trường hợp thuốc, dung dịch rửa ống tủy rơi vào trong khoang miệng hay nước bọt là nguồn chứa vi khuẩn xâm nhập vào vùng đang điều trị tủy giúp khô sạch. Đảm bảo răng được vô trùng tuyệt đối trong lúc chữa tủy, không xảy ra những rủi ro không mong muốn.

Răng lấy tủy có tồn tại được hết đời không - 6

Bác sĩ sẽ đặt đế cao su vào trong khoang miệng để cách ly vùng điều trị với các mô mềm xung quanh (Nguồn: Internet)

Bước 4: Mở ống tủy

Bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ chuyên dụng để thực hiện mở đường vào buồng tủy với kích thước phù hợp, giúp quá trình lấy tủy diễn ra dễ dàng.

Răng lấy tủy có tồn tại được hết đời không - 7

Mở ống tủy với kích thước thích hợp, giúp quá trình lấy tủy diễn ra dễ dàng hơn (Nguồn: Internet)

Bước 5: Tiến hành lấy tủy

Bác sĩ sẽ loại bỏ hết tủy viêm và các thành phần tủy còn lại, làm sạch ống tủy và tạo hình hệ thống ống tủy. Sau khi đã xử lý xong phần tủy bị viêm, nha sĩ sẽ tạo một ống tủy bằng vật liệu nha khoa để thay thế tủy viêm.

Răng lấy tủy có tồn tại được hết đời không - 8

Bác sĩ sẽ loại bỏ hết tủy viêm và các thành phần tủy còn lại, làm sạch ống tủy và tạo hình hệ thống ống tủy (Nguồn: Internet)

Quá trình điều trị tủy có thể cần nhiều hơn một lần hẹn, tùy thuộc vào các yếu tố như mức độ nhiễm trùng của răng, cấu trúc phức tạp và khó tiếp cận của hệ thống ống tủy. Giữa các lần điều trị, thuốc sát trùng sẽ được đặt vào trong ống tủy để kiểm soát nhiễm khuẩn, và răng sẽ được trám tạm thời nhằm ngăn chặn thức ăn lọt vào, tránh nguy cơ nhiễm trùng thêm.

Bước 6: Trám bít ống tủy

Khi hệ thống ống tủy đã được làm sạch hoàn toàn, tạo hình chuẩn xác và răng không còn đau nhức hay viêm nhiễm, bác sĩ sẽ tiến hành trám bít ống tủy bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và bảo vệ răng lâu dài.

Bước 7: Phục hồi lại thân răng

Sau khi hoàn tất quá trình điều trị tủy, phần thân răng sẽ được khôi phục lại bằng vật liệu hàn mới, sau khi đã loại bỏ hoàn toàn các mô răng sâu còn sót hoặc chất hàn cũ kém chất lượng. Đôi khi, một chốt kim loại được cắm vào ống tủy của chân răng để tăng cường khả năng nâng đỡ cho lớp hàn mới. Cuối cùng, một mão răng sẽ được bọc toàn bộ thân răng, nhằm bảo vệ răng sau điều trị khỏi nguy cơ nứt vỡ, đảm bảo chức năng ăn nhai hiệu quả và kéo dài tuổi thọ của răng đã được điều trị tủy.

Răng lấy tủy có tồn tại được hết đời không?

Răng lấy tủy có tồn tại được hết đời không? Đây chắc hẳn là thắc mắc của khá nhiều người. Theo các nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế, răng lấy tủy thường có thời gian tồn tại ngắn hơn so với răng khỏe mạnh, nguyên nhân chủ yếu là do tủy răng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dưỡng chất và cảm nhận thông qua hệ thống dây thần kinh. Khi tủy bị loại bỏ, răng mất đi nguồn nuôi dưỡng tự nhiên, dẫn đến dễ nứt vỡ và thay đổi màu sắc do thiếu hụt chất dinh dưỡng.

Răng lấy tủy có tồn tại được hết đời không - 14

Thông thường, răng sau khi điều trị tủy có thể duy trì từ 15 – 25 năm tùy vào cách chăm sóc (Nguồn: Internet)

Thời gian tồn tại của răng lấy tủy phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng của từng bệnh nhân, nhưng nhìn chung không kéo dài lâu. Đặc biệt, những bệnh nhân điều trị tủy do sâu răng nặng hoặc vừa thường gặp tình trạng răng dễ bị giòn, dễ vỡ và có màu sắc tối hơn. Thêm vào đó, chức năng ăn nhai cũng gặp khó khăn với thực phẩm có chứa axit, nhiệt độ quá cao hoặc thấp, hoặc các thức ăn quá cứng.

Thông thường, răng sau khi điều trị tủy có thể duy trì từ 15 – 25 năm. Việc trám răng sau khi lấy tủy có thể hỗ trợ một phần chức năng ăn nhai, nhưng khó đạt được độ bền và hiệu quả như răng tự nhiên.

Để kéo dài tuổi thọ cho răng đã chữa tủy, nha sĩ thường khuyến khích bệnh nhân sử dụng phương pháp bọc răng sứ. Việc chụp mão sứ không chỉ giúp bảo vệ răng khỏi tổn thương mà còn cải thiện khả năng chịu lực khi ăn nhai, nâng cao thời gian sử dụng và duy trì thẩm mỹ cho răng đã điều trị.

Những yếu tố làm giảm tuổi thọ răng lấy tủy

Có nhiều yếu tố có thể làm giảm tuổi thọ răng lấy tủy, cụ thể như sau:

  • Chăm sóc răng miệng không đúng cách: Không vệ sinh răng miệng sạch sẽ dễ dẫn đến sự tích tụ vi khuẩn, làm tăng nguy cơ sâu răng và viêm nhiễm quanh vùng răng đã lấy tủy.
  • Phục hình sau lấy tủy: Răng đã lấy tủy thường yêu cầu phục hình như bọc sứ hoặc trám lại để bảo vệ bề mặt. Nếu không được phục hình đúng cách, răng dễ bị nứt gãy và ảnh hưởng đến cấu trúc.
  • Ảnh hưởng từ yếu tố bên ngoài: Thói quen như nhai cắn đồ cứng hoặc tai nạn va đập cũng dễ làm răng đã lấy tủy bị tổn thương, làm giảm tuổi thọ của răng.
  • Chế độ ăn uống: Các thức ăn quá nóng, lạnh hoặc chứa nhiều đường, axit có thể làm răng bị suy yếu thêm, ảnh hưởng đến tuổi thọ của răng.
  • Không khám răng định kỳ: Khám răng định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời, bảo vệ răng đã lấy tủy.
Răng lấy tủy có tồn tại được hết đời không - 10

Ăn thức ăn chứa nhiều đường có thể khiến răng bị suy yếu (Nguồn: Internet)

Cách chăm sóc răng sau khi lấy tủy

Việc chăm sóc răng miệng hàng ngày đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì sức khỏe và kéo dài tuổi thọ cho răng đã lấy tủy. Để bảo vệ răng sau điều trị, bạn nên tuân thủ các bước sau:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Sử dụng bàn chải lông mềm, đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám ở kẽ răng và nước súc miệng để loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng, giảm nguy cơ viêm nhiễm và giữ cho hơi thở luôn thơm mát.
  • Hạn chế đồ ăn cứng: Hạn chế nhai thức ăn cứng hoặc dẻo để tránh gây áp lực lên răng đã lấy tủy, giảm nguy cơ răng bị nứt vỡ hoặc gãy.
  • Bảo vệ răng bằng phục hình: Đeo mão răng hoặc bọc sứ để bảo vệ răng khỏi lực tác động mạnh.
  • Khám răng định kỳ: Đến nha sĩ kiểm tra định kỳ ít nhất mỗi 6 tháng giúp phát hiện và xử lý sớm các vấn đề răng miệng, đồng thời đảm bảo răng đã điều trị được theo dõi chặt chẽ.
Răng lấy tủy có tồn tại được hết đời không - 11

Đánh răng với bàn chải mềm, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch vi khuẩn trong khoang miệng (Nguồn: Internet)

Dịch vụ lấy tủy răng tại Nha khoa Parkway

Răng lấy tủy có tồn tại được hết đời không phụ thuộc vào nhiều yếu tố và tình trạng viêm tủy cụ thể. Trong đó, quy trình lấy tủy răng chuẩn và được thực hiện bởi các bác sĩ nha khoa có trình độ chuyên môn, giàu kinh nghiệm cũng sẽ mang đến kết quả điều trị tốt. Chính vì vậy, khách hàng nên ưu tiên lựa chọn những cơ sở nha khoa uy tín, chuyên nghiệp để đảm bảo quy trình điều trị tủy diễn ra suôn sẻ, hạn chế được nguy cơ xảy ra biến chứng cũng như viêm tủy tái phát.

Nha khoa Parkway là chuỗi hệ thống nha khoa uy tín toàn quốc, gồm nhiều dịch vụ từ cơ bản đến chuyên sâu, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, cho mọi lứa tuổi. Khi sử dụng dịch vụ nha khoa tổng quát như điều trị tủy tại Parkway, khách hàng có thể yên tâm bởi:

  • Parkway luôn đặt lợi ích sức khỏe của khách hàng lên hàng đầu.
  • Đội ngũ bác sĩ đầu ngành, bằng cấp rõ ràng, nhiều năm kinh nghiệm và tận tâm với khách hàng.
  • Cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị tối tân.
  • Hệ thống chuỗi nha khoa 16 cơ sở khắp cả nước.
  • Báo giá trọn gói, minh bạch, không phát sinh chi phí trong quá trình điều trị.

Nha khoa Parkway vừa gửi đến bạn những thông tin về răng lấy tủy và cách chăm sóc để kéo dài tuổi thọ răng lấy tủy. Nếu bạn vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 19008059 được tư vấn cụ thể hơn nhé!

Xem thêm:

Tin tức sự kiện khác

Cách chữa sâu răng cho trẻ 4 tuổi một cách hiệu quả

Chữa sâu răng cho trẻ 4 tuổi đang là mối bận tâm của các bậc phụ huynh nhằm giúp con tránh khỏi cơn đau nhức, ê buốt, khó chịu. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe hàng ngày mà có tác động tiêu cực đến sự hình thành răng […]

Xem chi tiết
trồng răng implant giá rẻ

Trồng răng implant giá rẻ có tốt không? Những rủi ro khi trồng implant giá rẻ

Trồng răng Implant là giải pháp phục hình răng mất, có nhiều ưu điểm nổi bật nên rất được ưa chuộng hiện nay. Tuy nhiên mức giá của dịch vụ nha khoa này khá cao. Điều đó khiến nhiều khách hàng đã tìm đến dịch vụ trồng răng Implant giá rẻ. Vậy thực hư dịch […]

Xem chi tiết

Trồng răng sứ vĩnh viễn nên chọn loại nào? Bao nhiêu tiền?

Trồng răng sứ vĩnh viễn là phương pháp khắc phục tình trạng mất răng giúp phục hồi thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Với nhiều loại răng sứ vĩnh viễn trên thị trường như hiện nay, không ít người băn khoăn không biết nên chọn loại nào và giá bao nhiêu? Hãy cùng Nha […]

Xem chi tiết
Bàn chải đánh răng cho bé được mẹ tin dùng nhất

8 loại bàn chải đánh răng cho bé được nhiều mẹ tin dùng nhất

Khi trẻ em tới độ tuổi mọc răng, việc vệ sinh răng miệng cho trẻ là điều quan trọng giúp bảo vệ hàm răng chắc khỏe. Việc lựa chọn bàn chải đánh răng phù hợp là yếu tố quan trọng góp phần bảo vệ răng và nướu của trẻ tránh những tổn thương không mong […]

Xem chi tiết