Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Răng không sâu nhưng đau nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục hiệu quả

Những nguyên nhân khiến răng không sâu nhưng đau

Nhức răng là một vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải, ngay cả khi răng không bị sâu. Hiểu rõ nguyên nhân và cách khắc phục là bước đầu tiên để giảm bớt cảm giác khó chịu này. Vậy răng không sâu nhưng đau là vì nguyên nhân gì? Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Những trường hợp răng không sâu nhưng đau

Mọc răng khôn

Mọc răng khôn cũng là một nguyên nhân gây đau răng phổ biến mà không phải do sâu răng. Răng khôn (răng số 8) thường mọc sau cùng trên hàm nên không đủ chỗ và có thể mọc chen vào vị trí của các răng khác, gây đau đớn và khó chịu.

Bên cạnh đó, một số trường hợp răng khôn mọc ngầm cũng có thể khiến nướu bị sưng tấy, gây đau đớn hay viêm nhiễm. Nếu gặp các trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch,… bạn cần đến gặp nha sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.

Mọc răng khôn là nguyên nhân khiến răng không sâu vẫn bị đau

Mọc răng khôn là nguyên nhân hàng đầu gây đau răng dù không bị sâu

Chấn thương răng hàm

Răng bị vỡ, mẻ do gặp phải các chấn thương cũng là một trong những nguyên nhân gây đau răng mà không phải do bị sâu. Nếu bạn gặp tai nạn trong lúc vận động, tai nạn giao thông,… đều có thể gây tác động đến hàm răng, khiến chúng bị gãy hoặc vỡ.

Những tác động mạnh lên hàm răng sẽ làm cho chân răng bị tổn thương, ảnh hưởng đến các dây thần kinh xung quanh, tạo cảm giác đau. Ngoài ra, các răng bị vỡ mẻ hoặc gãy nếu không hàn trám còn có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công, tác động xấu đến buồng tủy và gây sưng viêm, đau nhức răng.

Răng không sâu nhưng đau do gặp phải các chấn thương

Răng không sâu nhưng đau do gặp phải các chấn thương, gây gãy hoặc mẻ răng

Thiếu hụt chất dinh dưỡng

Một trong những nguyên nhân gây đau răng dù không bị sâu có thể là do thiếu hụt một số loại dưỡng chất. Trong đó, các loại vitamin nhóm B và C đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe răng miệng, góp phần giúp cho hàm răng chắc khỏe và phòng tránh được các bệnh lý nha chu.

Sự thiếu hụt các loại vitamin nhóm B (B1, B2, B9) có thể gây nên các bệnh lý toàn thân như: beriberi, viêm lưỡi,… Những bệnh lý này có thể gây teo nhú lợi, hư hỏng lợi, tổn thương dây chằng quanh răng, viêm xương răng,… từ đó khiến cho người bệnh có cảm giác đau răng dù không bị sâu.

Thiếu hụt các vitamin nhóm B có thể khiến răng dù không sâu nhưng có thể bị đau

Thiếu hụt các vitamin nhóm B sẽ khiến răng dù không sâu nhưng vẫn có thể bị đau

Trong khi đó, sự thiếu hụt vitamin C có thể khiến cho sức đề kháng của cơ thể yếu đi và dễ bị vi khuẩn tấn công hơn. Đối với răng miệng, tình trạng thiếu vitamin C sẽ làm cho cơ thể gặp khó khăn trong việc sản xuất collagen (chất giúp giữ cho răng và lợi khỏe mạnh), dẫn đến chảy máu nướu, viêm nướu, lung lay răng và đau nhức răng dữ dội.

Viêm xoang hàm

Người mắc bệnh viêm xoang hàm cũng sẽ có khả năng bị đau nhức răng, mặc dù không bị sâu răng trước đó. Viêm xoang hàm là tình trạng các niêm mạc nằm trong xoang bị viêm, gây ra bởi nhiều nguyên nhân, có hai loại là viêm xoang hàm cấp và viêm xoang hàm mạn.

Trong đó, người bị viêm xoang hàm cấp thường có các triệu chứng sốt cao; mệt mỏi; đau nhức nhiều ở mắt, thái dương và cả đau răng, đặc biệt là các cơn đau răng sẽ tăng mạnh vào buổi tối. Viêm xoang hàm cấp tính còn có thể khiến cho răng bị lung lay, tạo ra nguy cơ mất răng, tiêu xương hàm hoặc mất xương ổ răng.

Người mắc bệnh viêm xoang hàm cấp có thể bị đau răng dù không sâu

Các tác động của bệnh viêm xoang hàm cấp có thể gây nhức răng

Tính chất của các bệnh lý răng miệng và viêm xoang hàm sẽ có tác động qua lại với nhau. Do đó, nếu bạn đang gặp phải các bệnh lý răng miệng thì cần được điều trị dứt điểm, kết hợp với các biện pháp giữ gìn vệ sinh răng miệng đúng cách. Ngược lại, nếu bạn mắc viêm xoang hàm cấp, cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có phương án điều trị kịp thời, tránh để bệnh trở nặng có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng.

Thay đổi nội tiết tố

Đối với phụ nữ, sự thay đổi nội tiết tố chính là một trong những nguyên nhân khiến cho răng dù không sâu nhưng vẫn bị đau. Điều này xảy ra bởi nồng độ hormone estrogen và progesterone trong cơ thể phụ nữ sẽ thay đổi khi họ đến kỳ kinh nguyệt, đang mang thai hoặc sử dụng thuốc ngừa thai,… Sự thay đổi này khiến cho hệ miễn dịch bị suy giảm dẫn đến việc các chân răng có thể bị lung lay, dễ gãy rụng hoặc dễ mắc các bệnh nha chu như: viêm nướu, chảy máu chân răng và đau nhức răng.

Viêm nướu và viêm nha chu

Viêm nướu và viêm nha chu chính là các bệnh lý răng miệng có thể khiến cho răng không sâu nhưng bị đau. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, nướu răng có thể bị vi khuẩn gây hại tấn công, khiến chúng sưng tấy và gây viêm, tác động trực tiếp đến chân răng gây đau nhức.

Để phòng ngừa viêm nướu, viêm nha chu,… bạn cần phải duy trì thói quen vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách. Bên cạnh đó, cần bổ sung vào thực đơn hàng ngày các thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi, giúp tăng cường hệ miễn dịch, củng cố sức khỏe răng nướu được tốt hơn.

Răng không sâu nhưng đau vì mắc viêm nha chu và viêm nướu

Răng không sâu nhưng đau vì mắc các bệnh lý răng miệng như viêm nướu

Trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh lý thường gặp ở nhiều người và có tác động không nhỏ đến sức khỏe răng miệng. Đây cũng là nguyên nhân gây đau nhức răng dù không bị sâu trước đó.

Đối với người mắc bệnh trào ngược dạ dày, cơ chế tiết nước bọt thường sẽ bị giảm sút nhiều so với người thường và nước bọt chính là thành phần quan trọng giúp trung hòa axit cũng như loại bỏ các vi khuẩn gây hại đến răng nướu. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và gây viêm nướu, tổn thương răng, khiến người bệnh bị đau nhức răng.

Ngoài ra, người bị bệnh trào ngược dạ dày thường sẽ có tình trạng axit trong thực quản trào lên khoang miệng, gây bào mòn chân răng. Lâu ngày, lớp ngà răng và men răng bị hư hỏng, tác động đến buồng tủy gây viêm và khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức răng dữ dội.

Thói quen nghiến răng

Thói quen nghiến răng cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đau răng dù không bị sâu. Theo các nghiên cứu, khi nghiến răng sẽ tạo ra một lực tác động lớn gấp 10 lần lực nhai bình thường và làm cho bề mặt răng bị mài mòn nhanh hơn. Lâu dần, lớp men răng và ngà răng sẽ bị hư hại, dẫn đến ê buốt, nứt, gãy.

Ngoài ra, những người có thói quen nghiến răng thường có thời gian nghiến gần 40 phút đến 1 giờ, lúc này các khớp và cơ xung quanh hàm phải hoạt động quá sức một cách liên tục. Điều này có thể dẫn đến các cơn đau cơ hàm dưới, đau khớp thái dương hàm, đau cổ và đau đầu.

Thói quen nghiến răng là nguyên nhân khiến răng bị đau dù không sâu

Thói quen nghiến răng là nguyên nhân khiến răng bị đau dù không sâu

Cách khắc phục đau răng nhưng không bị sâu

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau răng dù không mắc bệnh sâu răng. Bạn có thể bị đau nhức răng do các bệnh lý răng miệng, bệnh toàn thân hoặc do một vài thói quen xấu. Do đó, để có thể khắc phục được tình trạng này, bạn cần phải xác định rõ nguyên nhân và có phương hướng điều trị đúng cách.

Điều tốt nhất nên làm khi răng bị đau nhưng không sâu đó là tìm đến sự giúp đỡ của các bác sĩ, để có thể nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và có liệu trình điều trị phù hợp nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau để phòng ngừa đau răng nhưng không sâu như sau:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Duy trì thói quen chải răng ít nhất hai lần một ngày và sau khi ăn uống, sử dụng kem đánh răng chứa fluoride để ngừa sâu răng, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám ở những vị trí khó chải răng.
  • Bổ sung dưỡng chất: Bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin A, C, B và các khoáng chất có lợi cho sức khỏe răng miệng.
  • Ngừng thực hiện các thói quen xấu: Bạn cần phải luyện tập để từ bỏ các thói quen xấu như nghiến răng, không hút thuốc lá, rượu bia hay tiêu thụ các loại thực phẩm quá ngọt, nhiều acid,…
  • Thăm khám nha khoa định kỳ: Bạn cần duy trì tần suất thăm khám nha khoa định kỳ ít nhất 6 tháng một lần để đảm bảo theo dõi được tình trạng răng miệng, phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh nha chu có thể xảy ra.

Dịch vụ nha khoa tổng quát tại Parkway

Răng không sâu nhưng đau có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Do đó, nếu khi nào bạn cảm thấy đau nhức răng và tình trạng này kéo dài thì cần lập tức thăm khám nha khoa để các bác sĩ kiểm tra và điều trị kịp thời. Trong đó, việc lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín sẽ có vai trò hết sức quan trọng, giúp nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gây đau răng cũng như đảm bảo điều trị có hiệu quả.

Nha khoa Parkway là chuỗi hệ thống nha khoa uy tín toàn quốc, gồm nhiều dịch vụ từ cơ bản đến chuyên sâu, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, cho mọi lứa tuổi. Khi thăm khám nha khoa tổng quát tại Parkway, khách hàng có thể yên tâm bởi:

  • Luôn đặt lợi ích sức khỏe của khách hàng lên hàng đầu
  • Đội ngũ bác sĩ nha khoa giàu kinh nghiệm
  • Cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị tối tân
  • Hệ thống phòng khám nha khoa khắp cả nước
  • Báo giá trọn gói, minh bạch, không phát sinh chi phí trong quá trình điều trị
  • Có hợp đồng cam kết hiệu quả điều trị rõ ràng

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về những nguyên nhân gây đau răng dù không bị sâu. Chúc bạn có một sức khỏe răng miệng tốt cùng nụ cười rạng ngời, tự tin!

Xem thêm:

Tin tức sự kiện khác

Top 5 địa chỉ niềng răng uy tín Quận 7

Top 5 địa chỉ niềng răng uy tín Quận 7 TPHCM

Việc lựa chọn địa chỉ niềng răng uy tín có vai trò quan trọng giúp quá trình chỉnh nha đạt kết quả như mong đợi. Trong bài viết này, hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu về các tiêu chí lựa chọn một nha khoa niềng răng chất lượng và điểm qua các địa chỉ […]

Xem chi tiết
Nhiệt miệng nổi hạch

Nhiệt miệng nổi hạch: Nguyên nhân và các biện pháp khắc phục

Nhiệt miệng dẫn đến nổi hạch là tình trạng phổ biến, nhưng vẫn khiến nhiều người gặp lo lắng. Trong bài viết này, hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu rõ hơn về tình trạng nhiệt miệng nổi hạch. Tham khảo ngay nhé. Nhiệt miệng nổi hạch là gì? Nhiệt miệng nổi hạch là tình […]

Xem chi tiết
tụt lợi và cách khắc phục

Tụt lợi có tự khỏi không? 4 Cách khắc phục hiệu quả

Tụt lợi là một tình trạng răng miệng khá phổ biến và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tổng thể của răng và nướu nếu không được xử lý kịp thời. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu và đặc biệt là cách khắc phục. Nhiều […]

Xem chi tiết
Hình ảnh quad helix

Khám phá cấu tạo và ứng dụng của Quad Helix trong lĩnh vực chỉnh nha

Việc lựa chọn khí cụ chỉnh nha phù hợp đóng vai trò then chốt, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả chỉnh nha. Trong đó, Quad Helix là một khí cụ chỉnh nha được sử dụng rộng rãi trong nha khoa để xử lý các vấn đề về răng miệng như hẹp hàm, lệch khớp […]

Xem chi tiết