Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Răng bị nứt ngang có tự lành được không? Nha khoa giải đáp

Răng bị nứt ngang là một dạng chấn thương nha khoa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và thẩm mỹ nếu người bệnh không kịp thời chữa trị. Vậy răng bị nứt ngang có tự lành được không? Làm sao để khắc phục tình trạng này? Tất cả mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này sẽ được chuyên gia nha khoa Parkway giải đáp thông qua bài viết dưới đây.

Răng bị nứt ngang là tình trạng gì?

Thân răng xuất hiện vết nứt ngang hoặc dọc chính là dấu hiệu điển hình của răng bị nứt ngang. Tình trạng này không chỉ gây đau nhức, ê buốt khi ăn uống mà còn ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Về lâu dài, chức năng nhai bị suy giảm ngày càng yếu dần đi khiến người bệnh ăn uống không ngon miệng, cơ thể suy nhược và một loạt hệ lụy nghiêm trọng khác.

Vì sao răng lại bị nứt?

Việc xác định nguyên nhân gây ra là cơ sở dữ liệu quan trọng giúp bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị chính xác, phù hợp với tình trạng sức khoẻ của người bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến răng bị nứt mà chuyên gia nha khoa chỉ ra.

Hình ảnh răng bị nứt sọc giữa răng

Răng cửa bị nứt

  • Ăn nhai đồ quá cứng

Nguyên nhân thường gặp khiến răng bị nứt là ăn phải đồ quá cứng như: đá lạnh, mía, xương,… Lực va đập có thể không quá lớn nhưng cũng đủ tạo ra một vết nứt trên thân răng. Ngoài ra, thói quen ăn uống này còn gây ảnh hưởng không tốt tới men khiến răng dễ bị tổn thương và nhạy cảm hơn nhiều

  • Tổn thương do tai nạn

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta không tránh khỏi nguy cơ bị tổn thương hàm răng do những tai nạn ngoài ý muốn như: ngã, tai nạn giao thông,…. Lực tác động mạnh khiến bị nứt ngang, dọc, thậm chí có thể bị gãy răng hoặc mất nửa thân răng.

  • Sử dụng răng sai mục đích

Chức năng chính cũng là duy nhất của răng chính là nhai nghiền nát thức ăn để hấp thu dinh dưỡng nuôi cơ thể. Tuy nhiên nhiều người có lẽ quên mất điều này mà sử dụng răng như một chiếc kéo hoặc chiếc kẹp để để mở nắp hoặc xé đồ vật,… Nếu hành động này thường xuyên lặp lại thì nứt gãy răng sớm muộn cũng sẽ xảy ra.

  • Cơ thể thiếu chất

Chế độ dinh dưỡng có mối quan hệ mật thiết đối với sức khỏe răng miệng của con người. Nếu răng của bạn đột nhiên xuất hiện vết nứt không rõ nguyên nhân thì rất có thể đó là do cơ thể đang thiếu vitamin C, canxi trầm trọng.

Ngoài ra, răng bị nứt ngang có thể xuất phát từ yếu tố di truyền, tuổi tác,…

Phân loại các trường hợp nứt răng cửa

Các vết nứt răng cửa có thể xuất hiện như sau:

  • Đường line nhỏ: là những vết nứt răng cửa siêu nhỏ trên men răng (lớp bao bọc bên ngoài) của răng. Chúng không gây đau và không cần điều trị.
  • Gãy xương chỏm: loại vết nứt này thường xảy ra xung quanh miếng trám răng. Nó thường không ảnh hưởng đến tủy răng (trung tâm mềm của răng nơi có dây thần kinh, mô liên kết và mạch máu) và do đó không gây đau nhiều.
  • Các vết nứt kéo dài đến đường viền nướu: Răng có một vết nứt dọc kéo dài qua nó nhưng chưa chạm đến đường viền nướu thường có thể phục hồi được.  Nếu vết nứt kéo dài đến đường viền nướu, chiếc răng đó có thể cần phải nhổ.
  • Răng chẻ: chiếc răng có một vết nứt đi từ bề mặt của nó xuống dưới đường viền nướu, có thể được tách thành hai phân đoạn. Với một vết nứt rộng, bác sĩ có thể không cứu được toàn bộ răng, nhưng có thể cứu được một phần.
  • Gãy dọc chân răng: vết nứt này bắt đầu bên dưới đường viền nướu và di chuyển lên trên. Nó thường không có nhiều triệu chứng, trừ khi răng bị nhiễm trùng và phải nhổ răng đó đi.
  • Nứt ở đỉnh răng: Phần đỉnh này nằm trên bề mặt cắn của răng, nếu như phần đỉnh này bị tổn thương thì răng sẽ dễ bị vỡ. Bạn sẽ bị đau khi bạn cắn.

Dấu hiệu nhận biết răng cửa bị nứt

Các dấu hiệu nhận biết tình trạng nứt răng cửa cũng khá đa dạng và đôi khi khó nhận ra. Một số dấu hiệu thường gặp khi nứt răng cửa như sau:

  • Quan sát bề mặt răng nhận thấy các vết nứt ngang hoặc nứt dọc.
  • Gõ nhẹ vào răng thường có hiện tượng ê buốt.
  • Răng đau nhức âm ỉ và ê buốt khi dùng thức ăn nóng, lạnh.
  • Nhạy cảm với các món ăn chứa nhiều đường mà không hề có dấu hiệu của bệnh sâu răng.
  • Một số trường hợp vết nứt nặng khiến răng bị sứt, mẻ và biến dạng.
  • Sưng tấy trong vùng gần răng bị tổn thương.
  • Đối với những trường hợp răng cửa bị nứt ở bên trong, rất khó để nhận biết vết nứt bằng mắt thường. Tuy nhiên, răng bị nứt luôn có hiện tượng ê buốt, đau nhức khi uống nước đá và khi nhai, đặc biệt khi giải phóng lực cắn. Nếu nhận thấy răng ê buốt nhiều mặc dù không bị mòn men hay sâu răng, bạn nên đến gặp nha sĩ để kiểm tra, xác định nguyên nhân và khắc phục kịp thời.

Trong trường hợp bạn bị đau răng dữ dội, bạn có thể cân nhắc sử dụng thuốc giảm đau với sự tư vấn của bác sĩ nhé. 

Rẳng cửa bị sứt mẻ

Răng cửa bị sứt mẻ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt

Răng bị nứt ngang có tự lành được không?

Sự thật hiển nhiên mà có lẽ ai cũng hiểu được rằng răng bị nứt ngang không thể tự lành lại được nếu không có sự can thiệp của y học. Thời gian đầu, người bệnh có thể không cảm nhận rõ được những tác hại của vấn đề này gây ra. Do đó, phần lớn thường có xu hướng trì hoãn việc đi khám khiến tình trạng nứt răng trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí ảnh hưởng đến tủy đe dọa tới sự tồn tại của răng.

Nói chung, răng đột nhiên xuất hiện triệu chứng ê buốt hoặc bất kỳ biểu hiện lạ nào khác, người bệnh nên đến nha khoa để kiểm tra. Đôi khi vết nứt không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà cần phải sử dụng đến máy móc kỹ thuật chuyên khoa mới phát hiện ra được.

Cô gái được bác sĩ khám răng

Khi răng cửa bị nứt, bạn cần đến nha sĩ để có phương pháp khắc phục phù hợp

Nứt răng cửa có nguy hiểm hay không? Có những tác hại nào?

Tình trạng nứt răng cửa có thể gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh nếu không được khắc phục kịp thời. Một số tác hại của việc nứt răng cửa như sau:

  • Ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến hàm răng có những khiếm khuyết không đẹp như trước, làm cho người bị nứt răng cửa mất tự tin trong cuộc sống.
  • Ngà răng và tủy bị lộ ra ngoài khiến răng nhạy cảm với nhiệt độ, làm khả năng ăn nhai của người bệnh bị giảm sút, dẫn đến dinh dưỡng không được cung cấp đầy đủ.
  • Vết nứt răng cửa gây ra những cơn đau nhức, ê buốt kéo dài làm cho răng yếu đi, khiến người bệnh không được tập trung, khó làm việc và sinh hoạt.
  • Vi khuẩn theo vết nứt tấn công đến tủy răng gây nên tình trạng sâu răng, viêm tủy.
  • Vi khuẩn tấn công các dây thần kinh bên dưới chân răng gây nên tình trạng nhiễm trùng, sốt, sưng nướu, hôi miệng
  • Hiện tượng viêm nhiễm ở răng cửa bị nứt cũng có thể lây lan sang các răng lân cận. Tình trạng này khiến cho toàn bộ cấu trúc răng suy yếu và ảnh hưởng nhiều đến chức năng sinh lý, thẩm mỹ của răng.

Để hạn chế những biến chứng kể trên, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt ngay khi nhận thấy tình trạng nứt răng cửa, kể cả khi vết nứt nhẹ và không đáng kể.

Người đàn ông ôm mặt nheo mày, phía sau có 4 người đang nói chuyện

Nứt, mẻ răng cửa gây mất thẩm mỹ và sự tự tin trong giao tiếp

Làm thế nào để khôi phục răng đã bị nứt

Trong trường hợp răng cửa bị nứt nhẹ không ảnh hưởng đến thẩm mỹ và quá trình ăn nhai thì bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn chăm sóc răng miệng và không cần đến sự tác động của các biện pháp nha khoa. Tuy nhiên, bạn nên theo dõi thường xuyên tình trạng nứt răng cửa để có thể điều trị kịp thời nếu có tiến triển nặng hơn.

Nếu vết nứt răng cửa lớn gây ra đau đớn và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày thì bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp với mức độ nghiêm trọng của vết nứt răng cửa, vị trí vết nứt và tình trạng thực tế của răng và các mô quanh răng.

Các phương pháp điều trị nứt răng cửa mà bác sĩ thường áp dụng như sau:

Hàn trám răng cửa bị nứt

Trong phương pháp hàn trám vết nứt răng cửa, bác sĩ sẽ phủ vật liệu trám răng chuyên dụng, thường là Composite hoặc sứ để trám lên trên các răng cửa bị nứt gãy, tạo hình và khôi phục vẻ ngoài và chức năng ăn nhai. Kỹ thuật này khá đơn giản nên quá trình khôi phục răng sẽ diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.

Để thực hiện hàn trám, bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng cho bạn, tạo hình chất trám và hóa cứng bằng tia Laser chuyên dụng. Miếng trám có tác dụng như một tấm chắn, che phủ và bảo vệ các mô răng thật ở bên trong khỏi sự tấn công của vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác. Sau một thời gian tồn tại trong khoang miệng, nước bọt và chất màu có trong thực phẩm có thể làm cho miếng trám răng bị ố vàng, xỉn màu, gây mất thẩm mỹ. Khả năng chịu lực của miếng trám răng thường không cao, dễ bị bong tróc, bung bật ra khỏi vị trí trám…

Do vậy, trám răng được xem là một biện pháp tạm thời, thường được chỉ định cho các vết nứt nhỏ, chưa ảnh hưởng đến tủy. Sau khi trám răng, bệnh nhân nên quay lại nha khoa để khám răng định kỳ và thay miếng trám mới khi chúng bị bong tróc hay không còn đảm bảo được thẩm mỹ.

Nhổ răng cửa bị nứt và trồng răng mới

Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng khi nứt răng cửa nếu răng bị hư hỏng nghiêm trọng vào đến tủy răng và các dây thần kinh. Khi đó răng không thể phục hồi được và việc nhổ răng sẽ giúp tránh được các tình trạng viêm nhiễm và không gây hại đến các răng còn lại.

Ngoài ra, để ngăn ngừa biến chứng mất răng bạn nên trồng răng Implant để khôi phục thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Khi đó, vấn đề tiêu xương do mất răng cũng sẽ được ngăn chặn hoàn toàn.

Dán sứ cho răng cửa bị nứt

Trường hợp nứt răng cửa ở mặt ngoài của răng, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng mặt dán sứ. Mặt dán sứ là một hình thức khác của kỹ thuật bọc răng sứ. Thay vì mài tất cả các mặt của răng, với phương pháp dán sứ cho răng cửa bị nứt, bác sĩ chỉ mài đi một lớp men răng rất mỏng ở mặt ngoài của răng. Sau đó, bác sĩ sẽ gắn cố định mặt dán sứ có hình dáng, màu sắc, kích thước phù hợp lên trên.

Đặc điểm phục hình của mặt dán sứ gần như không có sự khác biệt với phương pháp bọc răng sứ truyền thống. Tuy nhiên, vì phương pháp này là dán lên trên mặt trước của răng nên khả năng chịu lực của mặt dán sứ thường kém hơn.

Bọc sứ cho trường hợp nứt răng cửa

Bọc răng sứ là phương pháp được áp dụng rất phổ biến trong nha khoa giúp khôi phục những chiếc răng bị nứt gãy một cách hoàn hảo. Về lâu dài, bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng cửa bị nứt toàn diện và tối ưu.

Mỗi miếng trám răng thường chỉ sử dụng được 2 – 3 năm. Trong khi đó, tuổi thọ của mỗi chiếc răng sứ có thể lên đến 10 – 15 năm. Các dòng răng toàn sứ cao cấp như Zirconia hay Hi-Zirconia có thể sử dụng đến hơn 20 năm hoặc duy trì cả đời nếu được chăm sóc tốt, đúng cách.

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng một thân răng giả được làm hoàn toàn bằng sứ hoặc sườn kim loại – vỏ sứ (mão răng) chụp lên trên các răng thật đã được mài chỉnh theo tỷ lệ được tính toán từ trước. Khi thực hiện bọc răng sứ, bác sĩ sẽ mài bớt men răng bên ngoài răng nứt để nhường chỗ cho mão răng sứ bọc bên ngoài răng thật.

Răng sứ được thiết kế theo hình dạng răng thật đảm bảo tính thẩm mỹ và khả năng cảm nhận thức ăn. Mão răng sứ có tác dụng như một lớp áo, che phủ và bảo vệ cho răng thật ở bên trong khỏi sự tấn công của vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác. Sau khi thực hiện, bệnh nhân có thể ăn nhai và giao tiếp bình thường mà không sợ người khác phát hiện ra mình đang sử dụng răng sứ.

Trong trường hợp răng bị nứt vỡ đến tủy răng, bác sĩ sẽ phải loại bỏ tủy hư trước khi tiến hành bọc răng sứ để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng răng.

Bọc răng sứ

Bọc răng sứ là phương pháp phổ biến phục hồi răng bị nứt gãy

Vì sao chụp X – Quang không hiện được các đường nứt răng cửa?

Đôi khi việc chụp X-quang không thể hiện lên những đường nứt răng cửa. Bởi vì chùm tia X phải song song với vết nứt trước khi xuyên qua nó. Tuy nhiên chỉ có một số dấu hiệu của vết nứt  răng cửa có thể nhìn thấy được. Ví dụ với những khe nứt thẳng đứng ở chân răng, các vết nứt răng cửa đủ dài thì phần nứt theo phương thẳng đứng có thể được nhìn thấy. Các bác sĩ có thể dùng một tia sáng hay một kính lúp để tìm vết nứt răng cửa. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể dùng một loại thuốc nhuộm đặc biệt để nhận biết vết nứt răng cửa.

Cách chăm sóc người bị nứt răng cửa

Khi bạn bị nứt răng cửa, sứt mẻ hoặc gãy răng, bạn hãy đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt. Nếu chần chừ không điều trị, răng của bạn có thể bị nhiễm trùng khiến bạn mất răng. Trong thời gian chờ gặp nha sĩ, bạn có thể tham khảo một số biện pháp tự chăm sóc khi bị nứt răng cửa như sau:

  • Nếu răng cửa bị nứt gây ra cảm giác đau nhức, hãy dùng acetaminophen hoặc một loại thuốc giảm đau không kê đơn khác.
thuốc giảm đau Advil Dual Action

Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn để làm giảm cơn đau nhức răng

  • Súc miệng bằng nước muối.
  • Nếu vết vỡ, nứt răng cửa gây ra một cạnh sắc hoặc lởm chởm, hãy che nó bằng một miếng parafin sáp hoặc kẹo cao su không đường để ngăn nó cắt vào lưỡi hoặc bên trong môi hoặc má của bạn.
  • Hãy ăn thức ăn mềm và tránh cắn vào chỗ răng bị gãy nứt.

Việc điều trị vết nứt răng cửa sẽ tùy thuộc vào mức độ nứt của răng. Nếu chỉ một mảnh men nhỏ bị vỡ, việc sửa chữa điều trị thường có thể được thực hiện đơn giản trong một lần đến gặp bác sĩ. Nếu bạn bị nứt răng cửa nặng hoặc bị gãy thì bạn có thể cần một quy trình điều trị lâu dài và tốn kém chi phí hơn.

Nứt răng cửa nên xử lý như thế nào tại nhà?

Nứt răng cửa có thể gây ra phiền toái trong việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Nếu chưa kịp đến phòng khám nha khoa, bạn có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà để giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu:

  • Nứt răng cửa có thể khiến cho ngà răng trở nên nhạy cảm hơn. Bạn nên hạn chế dùng thức ăn quá nóng, lạnh và chứa nhiều gia vị. Các món ăn mềm, nguội và nhạt sẽ giúp giảm kích thích lên răng, từ đó giảm cảm giác đau nhức âm ỉ và ê buốt.
  • Không dùng thức ăn quá cứng và khô. Tuyệt đối không cắn, xé các vật dụng bằng răng cửa. Những thói quen này sẽ kích thích cảm giác đau nhức và đồng thời khiến cho vết nứt lớn dần, đôi khi đi sâu xuống chân răng.
  • Nếu răng cửa bị nứt gây đau âm ỉ, có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau không kê toa để cải thiện. Lưu ý phải sử dụng đúng liều lượng quy định trên bao bì thuốc. Đặc biệt, bạn không nên dùng thuốc giảm đau quá 5 ngày và nên sắp xếp thời gian đến phòng khám nha sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán, điều trị phù hợp với tình trạng nứt răng cửa của bạn.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào vết nứt răng cửa gây viêm nhiễm ngà răng và tủy răng.
Cô gái dùng bàn chải vệ sinh răng miệng

Vệ sinh răng miệng đúng cách để bảo vệ hàm răng của bạn

Biện pháp phòng tránh việc nứt răng cửa

Dù bạn có thể không hoàn toàn tránh được mọi nguy cơ bị nứt răng cửa nhưng nha khoa Parkway xin gợi ý một số cách để ngăn ngừa việc nứt răng cửa như sau:

  • Đeo miếng bảo vệ răng nếu như bạn có thói quen nghiến răng khi ngủ, hay trong lúc chơi thể thao, nhất là các trò chơi vận động nhiều.
  • Tránh cắn, xé và nhai các vật hoặc đồ ăn quá cứng.
  • Có thói quen khám nha sĩ định kỳ 6 tháng/lần để theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng và sớm phát hiện các bệnh lý và tổn thương răng miệng để có phương pháp điều trị phù hợp càng sớm càng tốt.

Tình trạng nứt răng cửa cần phải được xử lý sớm để tránh biến chứng có hại cho sức khỏe. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thể nhận biết sớm tình trạng nứt răng cửa và các biện pháp khắc phục kịp thời. Việc chủ quan có thể khiến vết nứt răng cửa lớn dần, gây tổn thương răng cửa và các cơ quan lân cận. Vì vậy, hãy tìm đến các phòng khám nha khoa uy tín đến điều trị tình trạng nứt răng cửa bạn nhé. 

Nếu như bạn vẫn còn đang băn khoăn và chưa biết chọn nơi nào để điều trị tình trạng nứt răng cửa thì Nha Khoa Parkway là địa chỉ uy tín được nhiều bệnh nhân tin tưởng và lựa chọn.

Đội ngũ bác sĩ tại nha khoa Parkway

Nha Khoa Parkway là địa chỉ uy tín được nhiều bệnh nhân tin tưởng và lựa chọn

  • Đội ngũ bác sĩ của nha khoa Parkway đều là các bác sĩ có chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn sẽ nhận định đúng mức độ nghiêm trọng của tình trạng nứt răng cửa, từ đó phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bạn.
  • Các cơ sở thuộc hệ thống Nha khoa Parkway được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại. Toàn bộ dụng cụ y tế và không gian phòng nha sẽ được khử trùng một cách kỹ lưỡng, đúng kỹ thuật. Mỗi bệnh nhân đều được thăm khám và điều trị tại phòng riêng, không bị ảnh hưởng bởi quá trình điều trị của các bệnh nhân khác.
  • Nha khoa Parkway luôn chú trọng đến trải nghiệm của khách hàng với mong muốn mang đến những  dịch vụ nha khoa tiện lợi và an toàn. Chính vì điều này nên đội ngũ Parkway luôn nhiệt tình, tận tâm với từng khách hàng hàng.

Tin tức sự kiện khác

Sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Bác sĩ giải đáp

Không ít bệnh nhân quan tâm đến việc chăm sóc sau khi nhổ răng để nhanh chóng hồi phục. Trong đó, nhiều bạn thắc mắc sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Vấn đề khá đơn giản nhưng trong giai đoạn nhạy cảm vừa mới nhổ răng xong, bạn cũng nên chú ý […]

Xem chi tiết

Bảng giá trồng răng implant giá bao nhiêu tiền? Chi phí mới nhất 2024

Trồng răng Implant là phương pháp phục hồi răng toàn diện giúp bạn cải thiện chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng. Vậy bảng giá trồng răng Implant giá bao nhiêu tiền? Cập nhật ngay báo giá chi phí làm răng bằng phương pháp implant mất bao nhiêu 1 cái mới nhất hiện […]

Xem chi tiết

Top 15 địa chỉ làm răng giả uy tín ở Hà Nội 2024

Mất răng ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, nói chuyện và thẩm mỹ của răng. Nếu không được điều trị kịp thời, mất răng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Trồng răng giả là phương pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng mất răng. Vậy nên trồng răng ở […]

Xem chi tiết

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu? Bảng giá chi tiết 2024

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu đang là mối bận tâm của không ít người khi có nhu cầu thẩm mỹ răng miệng. Bởi kỹ thuật chỉnh nha này dễ dàng khắc phục hầu hết các nhược điểm về răng giúp mang lại nụ cười tự tin, tỏa nắng. Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu […]

Xem chi tiết