Máng chống nghiến răng là gì? Tại sao cần sử dụng máng chống nghiến răng?
Máng chống nghiến răng là giải pháp giúp bảo vệ răng miệng khỏi tác hại của nghiến răng. Cùng Parkway tìm hiểu về công dụng của máng chống nghiến răng ngay!
Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway
Răng bị nứt ngang là một dạng chấn thương nha khoa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và thẩm mỹ nếu người bệnh không kịp thời chữa trị, thường gây tình trạng đau nhức, ê buốt. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày, thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Vậy răng bị nứt ngang có tự lành được không? Làm sao để khắc phục tình trạng này? Tất cả mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này sẽ được chuyên gia nha khoa Parkway giải đáp thông qua bài viết dưới đây.
Thân răng xuất hiện vết nứt ngang hoặc dọc chính là dấu hiệu điển hình của răng bị nứt ngang. Tình trạng này không chỉ gây đau nhức, ê buốt khi ăn uống mà còn ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ. Về lâu dài, chức năng nhai bị suy giảm ngày càng yếu dần đi khiến người bệnh ăn uống không ngon miệng, cơ thể suy nhược và một loạt hệ lụy nghiêm trọng khác.
Việc xác định nguyên nhân gây ra là cơ sở dữ liệu quan trọng giúp bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị chính xác, phù hợp với tình trạng sức khoẻ của người bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến răng bị nứt mà chuyên gia nha khoa chỉ ra.
Răng cửa bị nứt
Nguyên nhân thường gặp khiến răng bị nứt là ăn phải đồ quá cứng như: đá lạnh, mía, xương,… Lực va đập có thể không quá lớn nhưng cũng đủ tạo ra một vết nứt trên thân răng. Ngoài ra, thói quen ăn uống này còn gây ảnh hưởng không tốt tới men khiến răng dễ bị tổn thương và nhạy cảm hơn nhiều
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta không tránh khỏi nguy cơ bị tổn thương hàm răng do những tai nạn ngoài ý muốn như: ngã, tai nạn giao thông,…. Lực tác động mạnh khiến bị nứt ngang, dọc, thậm chí có thể bị gãy răng hoặc mất nửa thân răng.
Chức năng chính cũng là duy nhất của răng chính là nhai nghiền nát thức ăn để hấp thu dinh dưỡng nuôi cơ thể. Tuy nhiên nhiều người có lẽ quên mất điều này mà sử dụng răng như một chiếc kéo hoặc chiếc kẹp để để mở nắp hoặc xé đồ vật,… Nếu hành động này thường xuyên lặp lại thì nứt gãy răng sớm muộn cũng sẽ xảy ra.
Chế độ dinh dưỡng có mối quan hệ mật thiết đối với sức khỏe răng miệng của con người. Nếu răng của bạn đột nhiên xuất hiện vết nứt không rõ nguyên nhân thì rất có thể đó là do cơ thể đang thiếu vitamin C, canxi trầm trọng.
Ngoài ra, răng bị nứt ngang có thể xuất phát từ yếu tố di truyền, tuổi tác,…
Các vết nứt răng cửa có thể xuất hiện như sau:
Các dấu hiệu nhận biết tình trạng nứt răng cửa cũng khá đa dạng và đôi khi khó nhận ra. Một số dấu hiệu thường gặp khi nứt răng cửa như sau:
Trong trường hợp bạn bị đau răng dữ dội, bạn có thể cân nhắc sử dụng thuốc giảm đau với sự tư vấn của bác sĩ nhé.
Răng cửa bị sứt mẻ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt
Sự thật hiển nhiên mà có lẽ ai cũng hiểu được rằng răng bị nứt ngang không thể tự lành lại được nếu không có sự can thiệp của y học. Thời gian đầu, người bệnh có thể không cảm nhận rõ được những tác hại của vấn đề này gây ra. Do đó, phần lớn thường có xu hướng trì hoãn việc đi khám khiến tình trạng nứt răng trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí ảnh hưởng đến tủy đe dọa tới sự tồn tại của răng.
Nói chung, răng đột nhiên xuất hiện triệu chứng ê buốt hoặc bất kỳ biểu hiện lạ nào khác, người bệnh nên đến nha khoa để kiểm tra. Đôi khi vết nứt không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà cần phải sử dụng đến máy móc kỹ thuật chuyên khoa mới phát hiện ra được.
Khi răng cửa bị nứt, bạn cần đến nha sĩ để có phương pháp khắc phục phù hợp
Tình trạng nứt răng cửa có thể gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh nếu không được khắc phục kịp thời. Một số tác hại của việc nứt răng cửa như sau:
Để hạn chế những biến chứng kể trên, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt ngay khi nhận thấy tình trạng nứt răng cửa, kể cả khi vết nứt nhẹ và không đáng kể.
Nứt, mẻ răng cửa gây mất thẩm mỹ và sự tự tin trong giao tiếp
Trong trường hợp răng cửa bị nứt nhẹ không ảnh hưởng đến thẩm mỹ và quá trình ăn nhai thì bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn chăm sóc răng miệng và không cần đến sự tác động của các biện pháp nha khoa. Tuy nhiên, bạn nên theo dõi thường xuyên tình trạng nứt răng cửa để có thể điều trị kịp thời nếu có tiến triển nặng hơn.
Nếu vết nứt răng cửa lớn gây ra đau đớn và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày thì bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp với mức độ nghiêm trọng của vết nứt răng cửa, vị trí vết nứt và tình trạng thực tế của răng và các mô quanh răng.
Các phương pháp điều trị nứt răng cửa mà bác sĩ thường áp dụng như sau:
Trong phương pháp hàn trám vết nứt răng cửa, bác sĩ sẽ phủ vật liệu trám răng chuyên dụng, thường là Composite hoặc sứ để trám lên trên các răng cửa bị nứt gãy, tạo hình và khôi phục vẻ ngoài và chức năng ăn nhai. Kỹ thuật này khá đơn giản nên quá trình khôi phục răng sẽ diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.
Để thực hiện hàn trám, bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng cho bạn, tạo hình chất trám và hóa cứng bằng tia Laser chuyên dụng. Miếng trám có tác dụng như một tấm chắn, che phủ và bảo vệ các mô răng thật ở bên trong khỏi sự tấn công của vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác. Sau một thời gian tồn tại trong khoang miệng, nước bọt và chất màu có trong thực phẩm có thể làm cho miếng trám răng bị ố vàng, xỉn màu, gây mất thẩm mỹ. Khả năng chịu lực của miếng trám răng thường không cao, dễ bị bong tróc, bung bật ra khỏi vị trí trám…
Do vậy, trám răng được xem là một biện pháp tạm thời, thường được chỉ định cho các vết nứt nhỏ, chưa ảnh hưởng đến tủy. Sau khi trám răng, bệnh nhân nên quay lại nha khoa để khám răng định kỳ và thay miếng trám mới khi chúng bị bong tróc hay không còn đảm bảo được thẩm mỹ.
Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng khi nứt răng cửa nếu răng bị hư hỏng nghiêm trọng vào đến tủy răng và các dây thần kinh. Khi đó răng không thể phục hồi được và việc nhổ răng sẽ giúp tránh được các tình trạng viêm nhiễm và không gây hại đến các răng còn lại.
Ngoài ra, để ngăn ngừa biến chứng mất răng bạn nên trồng răng Implant để khôi phục thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Khi đó, vấn đề tiêu xương do mất răng cũng sẽ được ngăn chặn hoàn toàn.
Trường hợp nứt răng cửa ở mặt ngoài của răng, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng mặt dán sứ. Mặt dán sứ là một hình thức khác của kỹ thuật bọc răng sứ. Thay vì mài tất cả các mặt của răng, với phương pháp dán sứ cho răng cửa bị nứt, bác sĩ chỉ mài đi một lớp men răng rất mỏng ở mặt ngoài của răng. Sau đó, bác sĩ sẽ gắn cố định mặt dán sứ có hình dáng, màu sắc, kích thước phù hợp lên trên.
Đặc điểm phục hình của mặt dán sứ gần như không có sự khác biệt với phương pháp bọc răng sứ truyền thống. Tuy nhiên, vì phương pháp này là dán lên trên mặt trước của răng nên khả năng chịu lực của mặt dán sứ thường kém hơn.
Bọc răng sứ là phương pháp được áp dụng rất phổ biến trong nha khoa giúp khôi phục những chiếc răng bị nứt gãy một cách hoàn hảo. Về lâu dài, bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng cửa bị nứt toàn diện và tối ưu.
Mỗi miếng trám răng thường chỉ sử dụng được 2 – 3 năm. Trong khi đó, tuổi thọ của mỗi chiếc răng sứ có thể lên đến 10 – 15 năm. Các dòng răng toàn sứ cao cấp như Zirconia hay Hi-Zirconia có thể sử dụng đến hơn 20 năm hoặc duy trì cả đời nếu được chăm sóc tốt, đúng cách.
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng một thân răng giả được làm hoàn toàn bằng sứ hoặc sườn kim loại – vỏ sứ (mão răng) chụp lên trên các răng thật đã được mài chỉnh theo tỷ lệ được tính toán từ trước. Khi thực hiện bọc răng sứ, bác sĩ sẽ mài bớt men răng bên ngoài răng nứt để nhường chỗ cho mão răng sứ bọc bên ngoài răng thật.
Răng sứ được thiết kế theo hình dạng răng thật đảm bảo tính thẩm mỹ và khả năng cảm nhận thức ăn. Mão răng sứ có tác dụng như một lớp áo, che phủ và bảo vệ cho răng thật ở bên trong khỏi sự tấn công của vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác. Sau khi thực hiện, bệnh nhân có thể ăn nhai và giao tiếp bình thường mà không sợ người khác phát hiện ra mình đang sử dụng răng sứ.
Trong trường hợp răng bị nứt vỡ đến tủy răng, bác sĩ sẽ phải loại bỏ tủy hư trước khi tiến hành bọc răng sứ để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng răng.
Bọc răng sứ là phương pháp phổ biến phục hồi răng bị nứt gãy
Dù bạn có thể không hoàn toàn tránh được mọi nguy cơ bị nứt răng cửa nhưng nha khoa Parkway xin gợi ý một số cách để ngăn ngừa việc nứt răng cửa như sau:
Tình trạng nứt răng cửa cần phải được xử lý sớm để tránh biến chứng có hại cho sức khỏe. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thể nhận biết sớm tình trạng nứt răng cửa và các biện pháp khắc phục kịp thời. Việc chủ quan có thể khiến vết nứt răng cửa lớn dần, gây tổn thương răng cửa và các cơ quan lân cận. Vì vậy, hãy tìm đến các phòng khám nha khoa uy tín đến điều trị tình trạng nứt răng cửa bạn nhé.
Nếu như bạn vẫn còn đang băn khoăn và chưa biết chọn nơi nào để điều trị tình trạng nứt răng cửa thì Nha Khoa Parkway là địa chỉ uy tín được nhiều bệnh nhân tin tưởng và lựa chọn.
Nha Khoa Parkway là địa chỉ uy tín được nhiều bệnh nhân tin tưởng và lựa chọn
Máng chống nghiến răng là giải pháp giúp bảo vệ răng miệng khỏi tác hại của nghiến răng. Cùng Parkway tìm hiểu về công dụng của máng chống nghiến răng ngay!
Đau răng là tình trạng phổ biến gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày nếu không được xử lý kịp thời. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đau răng? Thuốc trị đau răng nào là hiệu […]
Dính thắng lưỡi ở trẻ là một tình trạng bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống, phát âm và sự phát triển tổng thể của bé. Nhiều phụ huynh thắc mắc liệu có nên cắt thắng lưỡi cho trẻ hay không, thời điểm nào là phù hợp và quá trình này có […]
Nấm lưỡi là một bệnh lý rất phổ biến mà cả trẻ em và người lớn đề có thể mắc phải. Bệnh này do nấm Candida albicans gây nên, không chỉ gây khó chịu, tình trạng này còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy nấm […]
Thông tin liên hệ
Giờ làm việc của Parkway là (8:30 - 18:30) hàng ngày. Vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại vào ngày làm việc tiếp theo.