Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Phân biệt nanh sữa và mọc răng ở trẻ em

Nhiều cha mẹ khi vệ sinh răng miệng cho con và phát hiện trên lợi có các đốm trắng nhỏ, hay còn gọi là răng nanh sữa. Với các cha mẹ lần đầu có em bé sẽ có rất nhiều bỡ ngỡ và lo lắng khi thấy trẻ bị răng nanh sữa. Hãy cùng Parkway tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Phân biệt nanh sữa và mọc răng

Răng sữa 

Răng sữa, còn gọi là răng trẻ em, răng tạm thời, được mọc lên trong giai đoạn trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi. Răng sữa hình thành trong giai đoạn phôi thai phát triển và sẽ mọc dần hiện hữu rõ trong miệng trẻ sơ sinh. Tùy từng trẻ, răng sữa sẽ được mọc hoàn thiện khi trẻ được 2 – 3 tuổi. Về sau, răng sữa sẽ bị rụng và được thay thế bằng răng vĩnh viễn.

Quá trình trẻ mọc răng sữa sẽ có những dấu hiệu mọc răng xuất hiện khoảng 3 đến 5 ngày trước khi răng sữa bắt đầu nhú và tự hết sau 3 đến 7 ngày. Các cha mẹ cần chú ý và theo dõi các dấu hiệu phổ biến khi trẻ mọc răng sữa như sau: 

  •  Trẻ có dấu hiệu biếng ăn, quấy khóc, mệt mỏi. dễ bị kích động.
  •   Nước dãi chảy nhiều, nướu sinh đỏ, có thể lở loét.
  • Trẻ có hiện tượng thường xuyên cắn, gặm đồ vật, gặm ngón tay, nghiến nướu.
  •  Xuất hiện hiện tượng “đi tướt mọc răng”, hay còn được hiểu là rối loạn tiêu hóa nhẹ.
  • Trẻ bị sốt nhẹ khi mọc răng sữa, thông thường các trường hợp sốt mọc răng sữa sẽ không quá 38 độ C.
em bé sơ sinh có dấu hiệu mọc răng sữa

Răng sữa sơ sinh

Nanh sữa

Phân biệt với việc trẻ mọc răng sữa,  nanh sữa là nang lợi ở trẻ sơ sinh, chỉ một hay nhiều đốm nhỏ màu trắng trên lợi của trẻ sơ sinh. Về bản chất, nanh sữa trẻ sơ sinh là một loại tổn thương lành tính của niêm mạc miệng trong ở trẻ sơ sinh. Phần lớn chúng sẽ tự tiêu hết khoảng từ hai tuần sau khi hình thành hoặc khi trẻ được 5 tháng tuổi mà không để lại bất cứ dấu vết gì. Một số trường hợp muộn hơn có thể xảy ra và với trẻ mọc răng nanh sữa trên 8 tháng tuổi thì hiếm gặp hơn.

Ở trẻ bị mọc nanh sữa sẽ xuất hiện một hoặc nhiều nốt màu trắng hoặc màu vàng nhạt ngay dưới bề mặt niêm mạc của nướu răng hàm trên và hàm dưới. Mỗi nang thường có kích thước từ 2mm đến 3mm, một số trường hợp đặc biệt có thể lên đến 1cm. Hầu hết nanh sữa sẽ biến mất, không để lại dấu vết, nếu bị nhiễm khuẩn, nanh sữa vẫn có màu trắng nhưng rìa xung quanh sẽ tấy đỏ.

Nguyên nhân răng nanh sữa ở trẻ em

Bản chất của răng nanh sữa là một loại nang có vỏ mỏng trong lòng chứa chất sừng (keratin), một sản phẩm thoái hóa của biểu mô sừng hóa. Răng nanh sữa thường có màu trắng do các mảnh vụn tế bào trong quá trình hình thành răng sữa còn sót lại ở xương hàm.

Với các răng nanh sữa xuất hiện ở vòm miệng thì nguyên nhân là do mảnh vụn của các tế bào tuyến nước bọt phụ bị vùi kẹt dưới niêm mạc trong thời kỳ bào thai.

Trẻ có thể mọc răng sữa từ 5 đến 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, ít ai biết mầm răng của trẻ đã được hình thành trong xương từ khi trẻ còn trong bụng mẹ. Và trong quá trình hình thành mầm răng, một số thành phần tế bào tham gia tạo răng còn sót lại sẽ có thể tạo thành răng nanh sữa.

Trẻ mọc nanh sữa có đau hay không?

Hầu hết các trẻ bị răng nanh sữa sẽ không gây đau đớn, khó chịu. Tuy nhiên cũng gặp một số trường hợp trẻ bị quấy khóc hoặc biếng ăn do răng nanh sữa bị nhiễm khuẩn. Tuy răng nanh sữa vẫn có màu trắng nhưng khi răng nanh sữa bị nhiễm khuẩn, chúng ta sẽ quan sát thấy xung quanh rìa đốm trắng, niêm mạc lợi của trẻ sẽ có màu đỏ, sưng, trẻ sẽ bị đau khi chạm phải, một số trường hợp cá biệt, thậm chí niêm mạc lợi của trẻ còn bị loét. Ngoài ra, trẻ có thể sốt nhẹ khi bị nhiễm khuẩn răng nanh sữa.

Giai đoạn trẻ sơ sinh là giai đoạn rất nhạy cảm, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý các vấn đề răng miệng của trẻ. Cha mẹ cần chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách, bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất để tăng cường sức khỏe cho trẻ ở giai đoạn này.

Ngoài ra, khi trẻ có dấu hiệu răng nanh sữa bị nhiễm khuẩn và ảnh hưởng đến việc sinh hoạt của trẻ như sốt nhiều ngày không giảm, bỏ ăn, sụt cân thì cha mẹ không nên chủ quan và cần đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ để được tư vấn và thăm khám, tránh trường hợp nhiễm khuẩn quá nặng, gây đau nhức cho trẻ lâu ngày.

Em bé quấy khóc vì đau

Trẻ quấy khóc khi nanh sữa nhiễm khuẩn

Răng nanh sữa hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng

Răng nanh sữa hình ảnh lợi trẻ sắp mọc răng

Răng nanh sữa ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh mọc răng nanh có nguy hiểm?

Răng nanh sữa có thể xuất hiện ở hơn một nửa số trẻ sơ sinh. Đây là tổn thương lành tính, hầu hết xuất hiện trong thời gian không quá dài, ít gây đau đớn cho trẻ và sẽ tự vỡ và biến mất trong vài tuần, lâu nhất có thể tồn tại trong 5 tháng nhưng không gây biến chứng. Nhiều cha mẹ có thể bỏ qua hiện tượng này và không cần đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế

Trên thực tế, đa số trường hợp khi mọc răng nanh sữa ở trẻ sơ sinh sẽ không có cảm giác đau đớn hay khó chịu nhiều cho trẻ nhưng cũng tùy thuộc vào từng thể trạng của trẻ, cũng có trẻ sẽ quấy khóc hoặc bỏ bú. Khi phát hiện trẻ đang bị trình trạng này thì chính là do răng nanh sữa bị nhiễm khuẩn gây sưng đau khi chạm phải. Cha mẹ cần quan sát con khi bị nhiễm khuẩn, vì có thể dẫn đến bị loét và có hiện tượng trẻ bị sốt nhẹ.

Răng nanh sữa rất dễ được phát hiện và chẩn đoán. Tuy nhiên cũng có thể dễ bị nhầm lẫn răng nanh sữa với răng bẩm sinh hoặc răng sơ sinh mọc ngay sau khi sinh đã có hoặc mọc trong vòng 30 ngày sau sinh. Tỷ lệ gặp những răng này rất hiếm thường gặp ở vị trí hai răng cửa giữa hàm dưới.

Trong trường hợp này rất có thể là những răng sữa thật sự, tuy nhiên chúng chỉ chưa hoàn chỉnh về cấu trúc, chân răng rất ngắn nên dễ lung lay và dễ nhổ. Phần lớn trường hợp này, cha mẹ cũng phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để các bác sĩ có kinh nghiệm nhổ răng cho trẻ, tránh những tổn thương lưỡi cho trẻ, gây đau cho mẹ khi cho trẻ bú.

Trường hợp việc chăm sóc răng miệng cho trẻ không đúng cách gây ra tình trạng như: đau nhức, nhiễm khuẩn, bỏ ăn… thì cha mẹ cũng nên không quá lo lắng. Lúc này, cha mẹ cần đưa con đến các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ giàu kinh nghiệm tư vấn, thăm khám điều trị, tránh tình trạng nhiễm khuẩn tiến triển nặng hơn, gây đau nhức kéo dài.

Trẻ sốt do mọc răng nanh sữa

Thông thường sốt mọc răng ở trẻ sẽ kéo dài 3 – 4 ngày. Tình trạng sốt không phải do mọc răng mà là do nướu bị viêm, sưng tấy. Vì vậy thời gian bị sốt của trẻ cũng như mức độ sốt do trẻ mọc răng nanh sữa có thể sẽ phụ thuộc nhiều vào tình trạng viêm, nhiễm khuẩn và cách điều trị. Cơn sốt của trẻ mọc răng nanh sữa sẽ kéo dài từ 30 – 1 tiếng và có thể ngắn hơn.

Nếu tình trạng trẻ mọc răng nanh sữa bị sốt nghiêm trọng, kéo dài hơn 4 ngày và trên 39 độ thì cha mẹ hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ tại cơ sở y tế uy tín ngay lập tức để được điều trị dứt điểm và chẩn đoán, xác định nguyên nhân sốt được chính xác và loại bỏ những nguyên nhân khác gây sốt.

Trẻ sốt cao do mọc răng nanh sữa

Trẻ bị sốt khi mọc nanh sữa

Nanh sữa của trẻ có nên nhổ bỏ?

Một số cha mẹ có thể tìm hiểu các phương pháp dân gian tự nhiên để loại bỏ răng nanh sữa cho con tại các trang thông tin y khoa chính thống. Tuy nhiên, việc sử dụng các phương pháp dân gian, tự nhiên cần được tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Để đảm bảo trẻ không bị biến chứng khi xử lý không đúng cách, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ tư vấn, thăm khám, điều trị dứt điểm, đúng nguyên nhân. Tùy theo tình trạng răng nanh sữa của trẻ, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định nhổ bỏ nếu cần. 

Phương pháp nhể nanh sữa cho trẻ

Nhể nanh sữa là phương pháp tốt nhất để xử lý tình trạng này. Để tránh tổn thương vùng lợi xung quanh cho trẻ, các bác sĩ có chuyên môn cao và được đào tạo bài bản sẽ thao tác nhanh và chính xác, hạn chế việc trẻ bị đau, quấy khóc khiến cha mẹ thêm phần lo lắng. Phương pháp nhể răng nanh sữa cho trẻ như sau:

  • Đầu tiên, bác sĩ sẽ phải bôi thuốc tê với liều lượng vừa đủ để giảm đau cho trẻ.
  • Sau đó, bác sĩ sử dụng một dụng cụ y khoa đã được diệt khuẩn làm rách vỏ răng nanh sữa ở trẻ sơ sinh. Phần răng nanh sữa bị chích sẽ tự vỡ và giải phóng ra chất màu trắng hoặc vàng nhạt. Sau 1 đến 2 ngày, phần lợi bị chích, rạch sẽ tự liền mà không cần can thiệp gì thêm bởi các sản phẩm hỗ trợ nào khác.

Để đảm bảo được sức khỏe tốt nhất cho con, việc đưa con tới các cơ sở y tế để thăm khám chính là cách giải quyết hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần quan tâm đến việc phòng tránh các bệnh lý mà trẻ sơ sinh hay mắc phải bằng cách chú ý đến chế độ dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời, cha mẹ cần bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như: selen, vitamin nhóm B, kẽm, crom… để giúp trẻ nâng cao được hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu tình trạng kém ăn.

Làm gì khi trẻ mọc nanh sữa, mọc mụn trắng ở lợi?

Khi trẻ mọc răng nanh sữa, cha mẹ cần quan sát và đánh giá xem răng nanh sữa có đang gây ảnh hưởng khó chịu cho con không, có bị nhiễm khuẩn và bỏ bú không? Nếu không có dấu hiệu trên thì cha mẹ chăm sóc, vệ sinh răng miệng cho con đúng cách và theo dõi thường xuyên. Thông thường, hiện tượng răng nanh sữa sẽ nhanh chóng biến mất trong khoảng 1 đến 2 tuần.

Với trường hợp nanh nhiễm khuẩn, sưng tấy, đi kèm trẻ quấy khóc, bỏ ăn, cha mẹ hãy đưa con đến bệnh viện hoặc các cơ sở chuyên khoa để thăm khám và chỉ định có cần nhổ răng nanh sữa hay không.

Nha Khoa Parkway gợi ý một số cách chăm sóc trẻ khi có triệu chứng sốt trong lần trẻ mọc răng nanh sữa: 

  • Massage nướu cho trẻ bị sốt mọc răng nanh sữa: Cha mẹ đeo gạc mềm vào ngón trỏ rồi nhúng nước ấm rồi massage nhẹ nhàng vùng lợi cho trẻ, giúp trẻ thư giãn và dễ chịu hơn.
  • Cho trẻ uống nước ấm để làm dịu cơn đau: Khi mọc răng nanh sữa, trẻ thường chảy dãi gây mất nước vì vậy cho trẻ uống nước ấm là cần thiết. Hơn thế nữa, nước ấm sẽ giúp làm dịu niêm mạc nướu phần nào đó, giúp trẻ đỡ đau hơn.
  • Lau khô nước dãi cho trẻ bị sốt mọc răng nanh sữa: Để hạn chế vi khuẩn phát triển, mẹ nên lau khô nước dãi cho trẻ. Tránh trường hợp trẻ ngậm đồ chơi, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển làm sốt mọc răng nanh sữa lâu khỏi hơn.
  • Cho trẻ ăn đồ mềm: cha mẹ sử dụng thực đơn giàu dưỡng canxi và Vitamin C là cần thiết, giúp tăng sức đề kháng ở trẻ. Tuyệt đối không cho trẻ ăn đồ dai và cứng.
  • Sốt mọc răng nanh sữa thường là sốt nhẹ dưới 38.5 độ C, cha mẹ không nên dùng thuốc để tránh tác dụng phụ của thuốc. Thay vào đó, cha mẹ dùng các phương pháp lau chườm hạ sốt cho con như:
  •  Chườm ấm: Dùng khăn nhúng vào nước ấm khoảng 38 – 39 độ C, vắt khô lau chườm toàn thân cho con.
  • Chườm mát: Dùng khăn nhúng vào nước mát khoảng 32.5 – 35 độ C lau chườm toàn thân cho con. Cha mẹ lưu ý không nên sử dụng khăn chườm quá lạnh vì có thể gây bỏng lạnh cho trẻ

Cách chăm sóc trẻ khi mọc răng sữa cho bậc phụ huynh

Một số kinh nghiệm chăm sóc trẻ khi mọc răng sữa, các cha mẹ cần lưu ý như sau:

  • Cho trẻ bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như sử dụng nước ép hoa quả giúp tăng cường sức đề kháng và giảm đau khi trẻ mọc răng.
  • Với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì cha mẹ cần tăng cữ bú, nếu trẻ trên 6 tháng tuổi thì ngoài bú nên cho trẻ uống nhiều nước.
  • Khi trẻ bị sốt nhẹ khi mọc răng: với trẻ trên 6 tháng tuổi, có thể sử dụng thuốc paracetamol. Nếu trẻ bị sốt lâu ngày không giảm hoặc sốt cao thì cha mẹ cần đi khám bác sĩ để đảm bảo an toàn cho trẻ.
  • Với trẻ bị chảy nước dãi nhiều, cha mẹ sử dụng khăn sạch lau thường xuyên, đeo yếm cho trẻ.
  • Cha mẹ không nên tự ý sử dụng các loại gel mọc răng, những loại này có chứa benzocaine không tốt cho sức khỏe của trẻ. Nếu nhận thấy trẻ bị chậm mọc răng thì cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Vệ sinh răng miệng đúng cách cho trẻ

Đối với trẻ sơ sinh, điều đầu tiên bạn cần lưu tâm để chăm sóc khoang miệng sạch sẽ chính là việc vệ sinh lưỡi bởi bề mặt lưỡi là nơi chứa rất nhiều vi sinh vật. Khi lưỡi được vệ sinh đúng cách sẽ đảm bảo hạn chế tối đa các bệnh lý liên quan đến vùng miệng của trẻ, giúp hơi thở của trẻ giảm bớt mùi khó chịu.

Dưới đây, nha khoa Parkway sẽ gửi tới bạn cách vệ sinh lưỡi đúng cách

  • Bước 1: Cha mẹ cần rửa sạch tay bằng xà phòng, sau đó chuẩn bị một bát nước ấm, sạch. Để tránh việc trẻ bị bỏng lưỡi do sử dụng nước quá nóng, cha mẹ hãy kiểm tra nhiệt độ nước cẩn thận trước khi sử dụng nhé.
  • Bước 2: Dùng khăn xô sạch hoặc vải mềm sạch, cha mẹ quấn quanh ngón tay trỏ và nhúng vào nước ấm đã chuẩn bị ở bước 1.
  • Bước 3: Giữ trẻ cố định bằng cách bế chắc trẻ bằng một tay, sau đó cha mẹ dùng ngón tay để kéo nhẹ môi dưới của trẻ để khuyến khích trẻ mở miệng. Lúc này, cha mẹ dùng ngón tay đã quấn khăn ẩm và nhẹ nhàng cọ xát mặt lưỡi để loại bỏ đi những mảng trắng trên lưỡi của trẻ. Khi thấy những cặn trắng vẫn còn bám trên lưỡi và khó đi, cha mẹ có thể sử dụng kem đánh răng không có flour và thao tác thật nhanh trên lưỡi trẻ. Sau đó cha mẹ dùng khăn ẩm sạch để lau đi ngay, tránh việc để trẻ nuốt kem đánh răng.
  • Bước 4: Sau khi làm sạch lưỡi, cha mẹ dùng ngón tay di chuyển xung quanh miệng để mát xa nhẹ nhàng ở hàm răng, vùng dưới lưỡi, lợi cũng như vòm má cho trẻ để trẻ có cảm giác dễ chịu, thoải mái.
Mẹ vệ sinh răng miệng cho bé bằng cách rơ lưỡi

Vệ sinh răng miệng cho trẻ

Điều trị trẻ mọc răng nanh sữa tại nha khoa uy tín

Tùy từng tình trạng và triệu chứng của mỗi trẻ, bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định phương pháp điều trị thích hợp, cũng như cách chăm sóc răng miệng của trẻ được hợp lý. Cha mẹ cần lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để điều trị cho trẻ. Tại hệ thống nha khoa Parkway, đội ngũ bác sĩ với chuyên môn cao, được đào tạo chuyên môn sâu cùng trang thiết bị hiện đại luôn là lựa chọn lý tưởng để cha mẹ gửi gắm chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ. Parkway sẽ đồng hành cùng phụ huynh đầu tư ngoại hình và sức khỏe cho con.

Trên đây là những thông tin về mọc răng nanh sữa ở trẻ sơ sinh, hy vọng rằng bài viết này của Parkway đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất để chăm sóc con khỏe mạnh.

 

Tin tức sự kiện khác

Siết răng khi niềng

Siết răng khi niềng: Quy trình, thời gian và cách giảm đau hiệu quả

Siết răng là một kỹ thuật nha khoa thường được áp dụng cho những ca niềng răng mắc cài, giúp di chuyển các răng về đúng vị trí. Vậy siết răng khi niềng được thực hiện thế nào, có đau không? Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Siết răng […]

Xem chi tiết
Mài răng ngắn lại

Mài răng ngắn lại: Quy trình và cách chăm sóc sau khi mài

Mài ngắn răng là một kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong nha khoa, giúp làm ngắn răng để phục vụ cho nhiều mục tiêu điều trị khác nhau. Vậy khi nào cần mài răng ngắn lại, quy trình và cách chăm sóc răng sau khi mài ra sao? Cùng nha khoa Parkway tìm […]

Xem chi tiết
Tìm hiểu về hiện tượng đốm lưỡi

Đốm lưỡi là gì? Nguyên nhân và các dấu hiệu nhận biết

Hiện tượng đốm lưỡi xuất hiện khá phổ biến bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Lưỡi xuất hiện các đốm có thể không quá nguy hiểm, nhưng đôi khi cũng là dấu hiệu của một số loại bệnh. Hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu nguyên nhân gây đốm lưỡi, để có cách xử lý […]

Xem chi tiết

Hôi miệng từ cuống họng: Nguyên nhân và cách khắc phục tận gốc

Nguyên nhân hôi miệng từ cuống họng không nhất thiết xuất phát từ bệnh lý nha khoa. Nó có thể là triệu chứng của một số bệnh lý liên quan đến hô hấp, tiêu hoá, tim mạch. Vậy cụ thể là gì? Hãy cùng tìm hiểu/

Xem chi tiết