Bạn chưa chọn khu vực

Vui lòng chọn khu vực khám để tiếp tục quy trình đặt lịch khám răng tại Nha Khoa Parkway

Niềng răng khi mang thai có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Phương pháp niềng răng là một phương pháp thẩm mỹ răng miệng phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên không phải bất cứ ai cũng phù hợp với phương pháp này. Vậy có niềng răng khi mang thai được không? Hãy cùng nha khoa Parkway tìm hiểu câu trả lời dưới đây.

Đang mang thai có niềng răng được không?

Đang mang thai có niềng răng được không?

Như chúng ta đã biết, phương pháp niềng răng là một phương pháp được sử dụng vô cùng phổ biến trong cuộc sống hiện nay kể từ khi nhu cầu thẩm mỹ của con người nâng cao.

Về cơ bản, đây là một phương pháp có tác dụng chỉnh sửa cấu trúc răng miệng, giúp hàm răng từ lệch lạc trở nên đều đặn hơn bằng phương pháp sử dụng hệ thống dây cung và mắc cài. Phương pháp này giúp cải thiện một cách tối ưu tình trạng răng mọc lộn xộn, sai vị trí, lệch khớp cắn,… đồng thời cải thiện cấu trúc gương mặt trở nên hài hòa hơn.

⏩⏩ Tìm hiểu thêm: Tác hại của sai lệch khớp cắn và cách khắc phục.

Về bản chất, phương pháp này chỉ có tác động đến bề mặt răng bằng cách ứng dụng lực kéo của dây cung và mắc cài chứ không hề ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm.

Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện phương pháp này sẽ không cần phải sử dụng đến các loại thuốc tiêm, thuốc gây mê,.. Chính vì vậy, phụ nữ khi mang thai sẽ không cần phải lo lắng đến các tác dụng phụ của thuốc. Phụ nữ khi mang thai vì vậy hoàn toàn có thể thực hiện phương pháp niềng răng mà không gặp phải bất cứ hậu quả nghiêm trọng nào. 

Không chỉ riêng phụ nữ khi mang thai mà bất cứ bệnh nhân nào nếu muốn được thăm khám, điều trị một cách tận tình, kỹ lưỡng, hãy tìm hiểu và liên hệ với những đơn vị nha khoa uy tín, nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường để có thể phòng ngừa nguy cơ xảy ra những biến chứng khó lường. Các đơn vị nha khoa uy tín sẽ sở hữu đội ngũ y bác sĩ rành nghề, giàu kinh nghiệm có khả năng xử lý những tình huống phức tạp.

Một vài ghi chú về cách giai đoạn niềng răng khi mang thai

Niềng răng khi mang thai có thể có một số gián đoạn gây ảnh hưởng tới tiến độ của quá trình niềng răng, tuy nhiên về cơ bản không bị ảnh hưởng quá nhiều gây ra những hậu quả bất lợi. Trong khi mang thai, bệnh nhân cần lưu ý tới một số vấn đề cụ thể như sau trong quá trình niềng răng. 

Trong thời gian 3 tháng đầu mang thai

Trong thời gian 3 tháng đầu mang thai

Trong giai đoạn này, thai phụ đang trải qua thời kỳ khá nhạy cảm bởi hormone trong cơ thể đột ngột thay đổi gây ra nhiều cảm giác ốm nghén khó chịu. Những yếu tố này có thể sẽ khiến cho cơ thể thai phụ dễ mắc phải các bệnh về viêm nướu, viêm lợi hơn bình thường.

Những căn bệnh này vừa có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi, đồng thời gây ảnh hưởng đến tiến độ thành công của quá trình niềng răng. Chính vì vậy, bạn cần chú ý vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ để hạn chế tối đa nguy cơ hình thành các loại bệnh này.

Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ

Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ

Thời gian 3 tháng đầu là thời gian vất vả nhất, tuy nhiên khi vượt qua giai đoạn này cơ thể thai phụ sẽ trở nên thoải mái hơn rất nhiều. Trong giai đoạn này bạn có thể yêu cầu nha sĩ tiến hành lắp mắc cài và dây cung vào răng, tuy nhiên vẫn cần đảm bảo các thao tác diễn ra thật nhẹ nhàng trong toàn bộ quá trình. 

Trong thời gian 3 tháng cuối thai kỳ

Trong thời gian 3 tháng cuối thai kỳ

Đây là giai đoạn mà bác sĩ có thể chẩn đoán thời gian sinh nở của thai phụ, tuy nhiên việc này không thể dự đoán một cách chính xác, kéo theo đó cũng không thể phán đoán phương pháp chỉnh nha phù hợp với thai phụ trong giai đoạn này. Trong giai đoạn này, tùy thuộc vào từng trường hợp mà bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp chỉnh răng phù hợp với bệnh nhân.

Nếu bệnh nhân sinh con bằng phương pháp đẻ thường, bác sĩ vẫn có thể tiến hành tháo lắp mắc cài và dây cung như bình thường. Còn nếu sản phụ sinh con bằng phương pháp đẻ mổ, trong quá trình sinh đẻ sẽ cần phải gây mê. Chính vì vậy hệ thống mắc cài có thể sẽ gây nguy hiểm khi phẫu thuật.

Có một số trường hợp mắc cài rơi vào khí quản gây ra tổn thương cho sản phụ và cả thai nhi. Chính vì vậy đây là giai đoạn không nên tháo lắp mắc cài để hạn chế nguy cơ gây ra những hậu quả không mong muốn.

Sau khi trải qua quá trình niềng răng, bệnh nhân cần tiếp tục đeo hàm duy trì để duy trì tiến độ của quá trình niềng răng, tránh tình trạng răng bị xô lệch sau khi niềng. Thêm vào đó, sau khi sinh xong, thai phụ có thể tiếp tục gắn lại mắc cài để quá trình niềng răng hoàn thiện. 

Khi đang niềng răng mang thai phải làm sao?

Khi đang niềng răng mang thai phải làm sao?

Không thiếu trường hợp bệnh nhân đang niềng răng thì mang thai. Đối với tình huống này, bệnh nhân cần trao đổi lại với bác sĩ phụ trách quy trình niềng răng của mình để đưa ra phương án xử lý phù hợp nhất. Cụ thể hơn, trong những trường hợp khác nhau sẽ áp dụng biện pháp khắc phục khác nhau:

  • Trong trường hợp bệnh nhân có tình trạng sức khỏe không tốt, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định cho phép bệnh nhân nghỉ ngơi một thời gian, hoặc có thể tạm dừng quá trình niềng răng để điều trị các dấu hiệu bệnh lý ổn định trước khi tiến hành niềng răng. Cụ thể hơn, đội ngũ y bác sĩ tháo bỏ bớt hệ thống mắc cài hoặc giảm bớt áp lực xiết răng trên dây cung để sản phụ có thể cảm thấy thoải mái hơn.
  • Trong trường hợp bệnh nhân sở hữu tình trạng sức khỏe ổn định, đồng thời nhận được sự đồng ý của đội ngũ y bác sĩ thì có thể tiếp tục tiến hành quá trình niềng răng. Tuy nhiên vẫn cần lưu ý tới một số giai đoạn cụ thể khi trải qua quá trình niềng răng, nhất là giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ bởi đây là giai đoạn khá nhạy cảm, những bất lợi xảy ra trong giai đoạn này có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và sự phát triển an toàn của thai nhi. 
  • Một lưu ý nữa trong quá trình niềng răng khi mang thai đó chính là không nên chụp phim, tạm hoãn thời gian nhổ răng hoặc siết răng bằng lực quá mạnh trong khoảng thời gian sau 3 tháng đeo niềng. Sự an toàn của sản phụ sẽ đảm bảo sức khỏe và sự phát triển bình thường của thai nhi.

Một số ảnh hưởng có thể gặp phải nếu niềng răng khi mang thai

Tuy phương pháp niềng răng mang lại cho sản phụ một nụ cười đẹp với cấu trúc răng đều đặn, tính thẩm mỹ trên gương mặt được cải thiện, nhưng niềng răng khi mang thai cũng có thể gây ra một số ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe sản phụ, cụ thể như sau:

Tăng khả năng bị viêm nướu

Tăng khả năng bị viêm nướu

Trong quá trình mang thai, sản phụ nếu thực hiện phương pháp niềng răng có thể tiềm ẩn những nguy cơ rất lớn gây ra những căn bệnh về viêm nướu. Nguyên nhân xuất phát từ việc trong giai đoạn đầu thai kỳ, hormone của phụ nữ gia tăng đáng kể, khiến cơ thể cảm thấy nhạy cảm và khó chịu hơn bình thường, điều này cũng kéo theo việc các cơ quan, bộ phận trên cơ thể nhạy cảm hơn, đặc biệt là phần lợi, điều này cũng góp phần làm tăng các mảng bám trên lợi gây ra hiện tượng nướu bị sưng đỏ, viêm nhiễm.

Một lý do nữa gây ra tình trạng viêm nướu khi đang niềng răng trong quá trình mang thai đó là sự ảnh hưởng của các khí cụ niềng răng. Hệ thống mắc cài và dây cung khi gắn cố định vào răng có thể sẽ khiến thai phụ khó vệ sinh răng miệng hơn bình thường, điều này cũng góp phần gia tăng các mảng bám trong quá trình ăn uống, tạo ra các tụ vi khuẩn gây ảnh hưởng đến nướu, lợi, khiến lợi sưng đỏ.

Dễ bị mòn men răng

Bị mòn men răng

Bị mòn men răng

Ngoài ra, niềng răng khi mang thai cũng có thể gia tăng nguy cơ mòn men răng. Nguyên nhân là bởi đây là giai đoạn mà thai phụ trải qua thời kỳ ốm nghén tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe của mỗi người. Trong trường hợp tình trạng ốm nghén của thai phụ cực kỳ nghiêm trọng, dịch acid có trong dịch nôn của sản phụ có thể sẽ bám trên răng nếu không được vệ sinh sạch sẽ, đây chính là thủ phạm gây ra tình trạng viêm lợi.

Kết quả chỉnh nha bị ảnh hưởng do tăng cân khi mang thai

Việc sản phụ tăng cân khi mang thai là một vấn đề hết sức bình thường bởi đây là giai đoạn cần bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi, đồng thời nuôi dưỡng cả hai cơ thể. Tuy nhiên điều này có thể gây ra một số ảnh hưởng đến phác đồ điều trị niềng răng ngay từ ban đầu.

Việc tăng cân khiến sản phụ thay đổi cấu trúc về xương hàm, xương mặt, hình dạng nướu, lợi cũng có thể biến dạng. Chính vì vậy, trước khi mang thai sản phụ cần thông báo cho bác sĩ để đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất. 

Những lưu ý để niềng răng khi mang thai để kết quả niềng răng đạt hiệu quả 

Niềng răng khi mang thai có thể gây ra một số ảnh hưởng bất lợi đến tiến độ và sự thành công của toàn bộ quá trình. Tuy nhiên nếu nắm rõ một số lưu ý, biện pháp chăm sóc dưới đây, bệnh nhân có thể hạn chế một cách tối đa những bất lợi có thể gặp phải.

Chăm sóc răng miệng khi đeo niềng

Chăm sóc răng miệng khi đeo niềng

Chăm sóc răng khi đeo niềng

Không chỉ riêng với sản phụ mà đối với bất cứ bệnh nhân nào khi trải qua quá trình niềng răng, việc vệ sinh, chăm sóc răng miệng một cách kỹ lưỡng là một yếu tố giúp quá trình niềng răng nhanh chóng đạt được hiệu quả tốt hơn. 

Trong giai đoạn mang thai, sản phụ rất dễ mắc phải một số bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, mòn răng,… do thay đổi nội tiết tố đột ngột. Những bệnh lý này đều có thể gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho quá trình niềng răng, chính vì vậy sản phụ cần nắm rõ một số lưu ý cụ thể như sau trong quá trình vệ sinh, chăm sóc răng miệng khi niềng răng trong quá trình mang thai:

  • Đánh răng tối thiểu 2 lần/ ngày, đồng thời sử dụng các dụng cụ nha khoa như chỉ, tăm nha khoa để làm sạch các mảng bám trên răng sau khi ăn uống, tránh tình trạng hình thành mảng bám tạo ra các tụ vi khuẩn gây ra mùi hôi khó chịu, đồng thời dẫn đến một số bệnh lý nguy hiểm về răng miệng. 
  • Súc miệng bằng các dung dịch có chứa flour sau mỗi bữa ăn để ngăn ngừa nguy cơ hình thành mảng bám trên răng
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, giàu canxi để giúp tình trạng răng miệng cải thiện, đồng thời giúp bé sở hữu hàm răng chắc khỏe sau khi ra đời.

Niềng răng khi mang thai ăn gì cho tốt?

Khi đang niềng răng trong quá trình mang thai, sản phụ cần tập trung xây dựng một chế độ dinh dưỡng cân bằng để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé. Trong đó cần lưu ý tới một số vấn đề cụ thể như sau:

  • Không dùng các loại thực phẩm cứng, chứa quá nhiều đường như kẹo, bỏng ngô, socola, các loại hạt,.. để tránh gây ảnh hưởng đến hệ thống mắc cài, đồng thời hạn chế nguy cơ hình thành các mảng bám trên răng
  • Bổ sung các loại hoa quả, vitamin vào chế độ ăn uống. Các loại trái cây được khuyến khích đó là cam, chanh, chuối, táo,… Thêm vào đó cần bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi như thịt, cá, trứng, sữa, ngũ cốc nguyên hạt,… một số loại chất béo tốt không no như dầu ô liu,…
  • Chất sắt cũng là một loại dưỡng chất cần thiết cho sản phụ trong quá trình mang thai. Chính vì vậy bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có được phương án xây dựng thực đơn phù hợp.

Đi đến trung tâm nha khoa đúng lịch hẹn

Việc tuân thủ lịch thăm khám đúng hẹn sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ thành công trong quá trình niềng răng, đồng thời có thể giúp bác sĩ kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường trong toàn bộ quá trình để từ đó xây dựng phương án xử lý phù hợp.

Niềng răng khi mang thai nên lựa chọn dụng cụ chỉnh nha nào?

Khi đã lựa chọn phương pháp niềng răng khi mang thai, sản phụ cũng cần lưu ý tới một số loại dụng cụ chỉnh nha cụ thể như sau để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong toàn bộ quá trình niềng răng:

Tốt nhất thì nên chọn những loại khí cụ trong suốt

Tốt nhất thì nên chọn những loại khí cụ trong suốt

Tại sao khi mang thai, việc sử dụng khí cụ trong suốt đối với các thai phụ lại thuận lợi hơn so với việc sử dụng mắc cài thông thường. Nguyên nhân thứ nhất nằm ở việc các dụng cụ mắc cài cố định có thể khiến cho thai phụ có nguy cơ mắc phải các bệnh lý về răng miệng nhiều hơn bình thường, đồng thời hệ thống này cũng sẽ khó vệ sinh hơn. 

Đối với loại khí cụ trong suốt khi sử dụng phương pháp niềng răng Invisalign, bệnh nhân có thể tháo lắp và vệ sinh răng miệng một cách dễ dàng. Thêm vào đó, phương pháp này cũng đảm bảo tính thẩm mỹ cho toàn bộ quá trình niềng răng. 

Phương pháp sử dụng khí cụ trong suốt sở hữu combo để khách hàng có thể tự thay thế tại nhà khi cần thiết, chính vì vậy hạn chế được việc đi lại khó khăn cho mẹ bầu.

Hay vẫn có thể dùng những dùng khí cụ có mắc cài nếu cần thiết

Tuy phương pháp Invisalign sở hữu những ưu điểm vượt trội tuy nhiên nếu so sánh về tiến độ hiệu quả khi sử dụng phương pháp này so với phương pháp truyền thống, đây vẫn là một phương pháp tốn nhiều thời gian và công sức hơn do không được cố định suốt trên răng nếu không tuân thủ đúng quy định của bác sĩ. 

Ngoài ra, không phải bất cứ ai cũng đủ kinh tế để thực hiện phương pháp niềng răng Invisalign, chính vì vậy phương pháp sử dụng mắc cài truyền thống vẫn là một kỹ thuật được rất nhiều người tin tưởng và lựa chọn.

Vậy chúng ta có  nên niềng răng khi mang thai?

Như chúng ta đã biết, niềng răng là một quá trình rất dài có thể kéo dài trong khoảng thời gian từ 1 – 3 năm, thậm chí là 4 năm trong trường hợp tình trạng răng miệng của bệnh nhân khó điều trị. Niềng răng khi mang thai vẫn có thể thực hiện được nhưng bác sĩ có thể sẽ đưa ra lựa chọn để các sản phụ cân nhắc có nên niềng hay không, bởi khi niềng răng sẽ kéo theo rất nhiều vấn đề liên quan và có thể gây ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển của thai nhi. 

Chính vì vậy, cách tốt nhất vẫn là đợi sau khi sinh xong em bé mới nên quyết định niềng răng để tránh gây ra những nguy cơ bất lợi ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe răng miệng. 

Nếu vẫn quyết định niềng răng khi mang thai, bạn cần phải tham khảo và lựa chọn thật kỹ một địa chỉ nha khoa uy tín để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe hiện tại. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi xin được đề cử đơn vị đang nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng trong suốt thời gian qua – Nha khoa Parkway.

Nha khoa Parkway là một trong những nha khoa áp dụng hệ thống tiêu chuẩn Singapore hiện đại tại thị trường Việt Nam hiện nay. Sở hữu đội ngũ bác sĩ rành nghề, chuyên môn cao, được đào tạo bài bản tại nước ngoài cùng hệ thống cơ sở, điều kiện vật chất, phòng khám tân tiến, hiện đại. Nha khoa Parkway chắc chắn sẽ đem lại những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Khi đến với Nha khoa Parkway, khách hàng sẽ được tận hưởng quy trình dịch vụ tận tình từ tư vấn đến thăm khám, tham gia vào quá trình điều trị. Đối với những bệnh nhân sở hữu tình trạng bệnh lý răng miệng phức tạp hoặc bệnh nhân đang mang thai, Parkway đều cam kết đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất đối với mỗi bệnh nhân, không gây ra tác dụng phụ hay những hậu quả nguy hiểm.

Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào chưa được giải đáp, hãy liên hệ với Nha khoa Parkway ngay hôm nay theo số điện thoại 028 9999 8059 để được hỗ trợ tư vấn tận tình nhất. 

Tin tức sự kiện khác

Sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Bác sĩ giải đáp

Không ít bệnh nhân quan tâm đến việc chăm sóc sau khi nhổ răng để nhanh chóng hồi phục. Trong đó, nhiều bạn thắc mắc sau khi nhổ răng có được uống sữa không? Vấn đề khá đơn giản nhưng trong giai đoạn nhạy cảm vừa mới nhổ răng xong, bạn cũng nên chú ý […]

Xem chi tiết

Top 15 địa chỉ làm răng giả uy tín ở Hà Nội 2024

Mất răng ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, nói chuyện và thẩm mỹ của răng. Nếu không được điều trị kịp thời, mất răng có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Trồng răng giả là phương pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng mất răng. Vậy nên trồng răng ở […]

Xem chi tiết

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu? Bảng giá chi tiết 2024

Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu đang là mối bận tâm của không ít người khi có nhu cầu thẩm mỹ răng miệng. Bởi kỹ thuật chỉnh nha này dễ dàng khắc phục hầu hết các nhược điểm về răng giúp mang lại nụ cười tự tin, tỏa nắng. Cùng nha khoa Parkway tìm hiểu […]

Xem chi tiết

14 địa chỉ trám răng ở đâu tốt tại tpHCM? Hàn răng ở đâu uy tín?

Thành phố Hồ Chí Minh là nơi đông đúc dân cư nên nhu cầu trám răng cũng rất cao. Vì vậy hàng loạt nha khoa cung cấp dịch vụ này đã ra đời. Làm thế nào để chọn được dịch vụ uy tín? Tham khảo 14 địa chỉ trám răng ở đâu tốt tại tpHCM […]

Xem chi tiết