Lồi xương chân răng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục
Là một trong những bệnh lý răng miệng thường xuất hiện ở những bệnh nhân độ tuổi trung niên, lồi xương chân răng tuy không nguy hiểm nhưng phần nào sẽ ảnh hưởng đến quá trình ăn uống và sinh hoạt. Với bài viết này, hãy cùng Parkway tìm hiểu lồi xương chân răng là gì, nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này nhé!
Lồi xương chân răng là gì?
Lồi xương chân răng còn được biết đến với tên gọi là Torus xương hàm. Đây là một khối u có thể xuất hiện ở cả răng hàm trên lẫn răng hàm dưới. Bạn không cần quá lo lắng vì lồi xương chân răng chỉ là khối u lành tính.
Theo một số nghiên cứu, chân răng lồi ra ở các bệnh nhân tại Việt Nam khá phổ biến, lên đến 68,5%. Đồng thời, tỷ lệ chân răng lồi ra ở hàm dưới sẽ cao hơn hàm trên. Cụ thể:
Lồi xương hàm dưới: Tình trạng chân răng lồi ra ở hàm dưới khi bệnh bệnh nhân đã qua tuổi 30, Xương chân răng lòi ra khoảng từ 1-2 năm sau đó sẽ dừng phát triển. Cũng vì lồi xương chân răng sẽ xuất hiện ở các bệnh nhân quá 30 tuổi, vì vậy mà triệu chứng này phần lớn sẽ xảy ra ở độ tuổi trung niên.
Lồi xương hàm trên: Tình trạng tương tự với lồi xương hàm dưới, tuy nhiên tỷ lệ bệnh nhân mắc phải bệnh này thấp hơn.
Lồi xương chân răng là khối u lành tính xuất hiện ở khu vực nướu bên ngoài chân răng
Nguyên nhân làm lồi xương chân răng là gì?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lồi xương chân răng. Trong số này bao gồm cả những nguyên nhân do di truyền lẫn do môi trường và thói quen sinh hoạt. Dưới đây là 4 nguyên nhân chính gây ra tình trạng lồi xương chân răng:
1. Do di truyền
Tình trạng xương chân răng lồi ra ngoài thường được cho là vì yếu tố di truyền. Người thân trong gia đình mắc phải tình trạng này có khả năng sẽ di truyền đến con cháu đời tiếp theo.
Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người trong gia đình đều gặp phải tình trạng lồi xương chân răng. Có thể có người mắc tình trạng này mà không còn người nào khác mắc phải. Lý do là vì di truyền chỉ làm tăng nguy cơ phát triển tình trạng lồi xương chân răng, nhưng không chắc chắn rằng bất cứ ai cũng sẽ mắc phải nó.
2. Do thói quen nghiến răng
Thói quen nghiến răng lâu ngày cũng sẽ dẫn đến tình trạng lồi xương chân răng. Đặc biệt là các răng ở vị trí hàm dưới.
Thói quen nghiến răng cũng có thể gây ra tình trạng lồi xương chân răng
3. Do sự thay đổi của mật độ khoáng
Sự thay đổi mật độ khoáng cơ bản của xương sẽ gây ra tình trạng chân răng lồi ra. Thông thường, mật độ khoáng càng tăng sẽ càng có nguy cơ mắc phải lồi xương chân răng. Một trong những yếu tố khiến mật độ khoáng của xương tăng như thói quen ăn uống hấp thụ quá nhiều thực phẩm giàu canxi.
4. Do cấu trúc của răng
Cuối cùng, cấu trúc khớp cắn của răng cũng có khả năng khiến xương hàm bị ảnh hưởng, chân răng bị lồi ra.
Vì không quá ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, nên thông thường rất ít bệnh nhân phát hiện lồi xương ở những giai đoạn đầu. Tuy nhiên, đây vẫn là bệnh lý răng miệng và cần được điều trị càng sớm càng tốt. Để được điều trị kịp thời, bệnh nhân cần nhận biết được tình trạng chân răng lồi ra thông qua các dấu hiệu dưới đây:
Khó khăn hơn khi ăn nhai, có sự cộm cứng bên dưới chân răng mỗi khi nuốt thức ăn.
Vì xương chân răng lồi ra ngoài, nên bệnh nhân sẽ không thể sử dụng hàm giả tháo lắp để phục hồi răng đã mất. Lý do là vì chân răng lồi ra gây cản trở sự sát khít của hàm giả.
Khi ăn uống, mảnh vụn thức ăn của thể mắc lại ở vùng xương hàm bị lồi ra. Nếu không được làm sạch kịp thời sẽ phát triển ra các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng hơn.
Dấu hiệu nhận biết khi chân răng lồi ra ngoài chính là sự cộm cứng khi nhai và nuốt thức ăn
Hình dạng của chân răng lồi ra
Không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ, tình trạng lồi xương chân răng còn gây trở ngại cho người bệnh trong việc ăn nhai, giao tiếp,… Đồng thời, về lâu dài thì tình trạng lồi xương chân răng còn gây ra nhiều bệnh lý răng miệng nghiêm trọng như sâu chân răng, lệch hàm,…
Mức độ nặng nhẹ của các ảnh hưởng trên phần lớn sẽ phụ thuộc vào hình dáng và kích thước của u xương chân răng. Dưới đây là những hình dạng chân răng lồi ra có thể bạn cần biết:
Hình dạng của lồi xương chân răng
U phẳng:Chân răng lồi ra rộng, phẳng, xương bằng phẳng so với hai bên đường ráp của xương hàm trên. Phần đáy của u phẳng thường khá rộng.
U dạng hòn: Phần u nhỏ, khá rời rạc và thường nổi lên ở hai bên đường giữa răng. Bệnh nhân có thể thấy những khe rãnh xuất hiện giữa những hòn xương khi chúng tập hợp lại thành một hòn xương duy nhất.
U dạng hình thoi:Phần u thường nhô lên ở đường ráp hai xương hàm trên. U có hình dạng hẹp, dài và kéo dài từ vùng gai cửa đến vùng sau của khẩu cái cứng.
U dạng thùy: Có kích thước lớn hơn hẳn so với các dạng trên. Phần đáy u rộng và có cuống.
Kích thước chân răng lồi ra
Kích thước của chân răng lồi ra thường được chia thành 4 loại, gồm: vết, nhỏ, vừa và lớn.
Vết: Chỉ phát hiện ra khi sờ bằng tay. Tay chạm vào có cảm giác một hòn xương lồi ra hơn so với các vùng xung quanh.
Nhỏ:Xương răng bị lồi ra có chiều cao dưới 3mm.
Vừa: Xương răng bị lồi ra có chiều cao từ 3-5mm.
Lớn: Xương răng bị lồi ra có chiều cao trên 5mm.
Hình dạng của chân răng lồi ra có thể cho biến nguy cơ ảnh hưởng đến các bệnh lý răng miệng khác
Lồi xương chân răng khi nào cần gặp bác sĩ?
Như đã đề cập trên, chân răng bị lồi ra ngoài là bệnh lành tính, u sẽ ngừng phát triển sau 1-2 năm. Dù vậy, bệnh nhân cũng không nên chủ quan về tình trạng này, và phải nhanh chóng gặp bác sĩ nếu gặp phải các triệu chứng sau đây:
Xuất hiện cảm giác khó chịu, đau nhức ở khu vực chân răng lồi ra. Khi cơn đau nặng nề dẫn đến tình trạng khó khăn trong việc ăn uống, sinh hoạt, giao tiếp,…
Nói không rõ lời do răng mọc chìa ra ngoài. Đây là lúc tình trạng lồi xương đã phát triển nặng.
Phần xương răng lồi ra có biểu hiện tăng dần theo thời gian. Kích thước của phần xương nhô ra ngày càng lớn, chuyển đổi màu sắc.
Lồi xương răng đi kèm với nhiều bệnh lý răng miệng khác như đau chân răng, hôi miệng, viêm lợi, sâu răng,…
Nên gặp bác sĩ nếu tình trạng chân răng lồi ra có dấu hiệu trở nặng
Phục hồi xương chân răng bằng phương pháp Implant
Việc lồi xương chân răng sẽ mang đến những cản trở nhất định khi bạn phục hình răng giả, bao gồm các kỹ thuật như răng tháo lắp hoặc cầu răng sứ. Tuy nhiên, có một phương pháp trồng răng cố định có thể thay thế cả chân răng, ngăn chặn tình trạng lồi xương răng, đó là cấy ghép Implant.
Sau khi loại bỏ phần xương chân răng bị lồi, bệnh nhân có thể trồng răng giả Implant để phục hồi toàn bộ cấu trúc của răng. Đây là phương pháp phục hồi răng được đông đảo chuyên gia đánh giá cao. Trồng răng Implant là việc trồng răng sứ giả kết hợp với trụ implant thông qua khớp nối abutment. Quá trình cấy ghép Implant sẽ không ảnh hưởng đến các răng xung quanh và hiệu quả sẽ có thể kéo dài vĩnh viễn.
Trồng răng Implant là phương pháp phục hồi chân răng hiệu quả
Ưu điểm của trồng răng Implant mà không có bất kỳ phương pháp trồng răng nào có thể đạt được chính là thay thế được phần chân răng, ngăn ngừa tiêu xương hàm về sau.
Trồng răng Implant có trình tự như thế nào?
Trồng răng Implant là kỹ thuật nha khoa phức tạp, cần được thực hiện theo một lộ trình rõ ràng gồm 5 bước. Cụ thể:
Bước 1: Thăm khám – tư vấn
Trước khi tiến hành cấy ghép Implant, bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát, xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng sức khỏe. Sau đó, khách hàng sẽ được lấy dấu hàm thông qua kỹ thuật chuyên dụng. Sau khi có dấu hàm, bác sĩ sẽ lập ra phác đồ trị liệu phù hợp cho mỗi trường hợp.
Bước 2: Cấy ghép trụ Implant
Tiến hành cấy ghép, bắt đầu bằng việc bác sĩ sẽ ghép trụ Implant vào vị trí xương hàm. Trụ Implant sẽ được cấy ghép đúng với vị trí đã tính toán từ trước để đảm bảo sự thích hợp với xương hàm.
Bước 3: Cắt chỉ
Sau một tuần cấy trụ Implant vào xương hàm, bác sĩ sẽ tiến hành cắt chỉ để vết thương có thể lành hoàn toàn. Lúc này, trụ Implant đã trở thành một phần của cơ thể.
Bước 4: Lấy dấu răng
Sau thời gian vết thương lành và trụ Implant đã tích hợp vào xương hàm, bác sĩ sẽ lấy dấu răng để tiến hành chế tạo răng sứ. Đảm bảo răng sứ sẽ có hình dáng, màu sắc và kích thước phù hợp với các răng còn lại.
Bước 5: Gắn khớp nối Abutment và mão sứ
Khi răng sứ hoàn thiện, bác sĩ sẽ gắn khớp nối abutment vào trụ Implant và đính răng sứ lên trên. Sau đó sẽ kiểm tra toàn diện để đảm bảo răng giả sát khít với hàm.
Trồng răng sứ Implant sẽ phục hồi khả năng ăn nhai của răng lẫn tính thẩm mỹ
Điều trị lồi xương chân răng tại nha khoa uy tín
Dù không nguy hiểm, nhưng lồi xương chân răng cần được điều trị dứt điểm để tránh các bệnh lý răng miệng về sau. Và để được điều trị an toàn, bệnh nhân cần đến các nha khoa uy tín để được bác sĩ có chuyên môn thăm khám. Trong đó, Nha khoa Parkway là một trong những địa điểm uy tín hàng đầu mà nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn.
Với thiết bị máy móc hiện đại, phương pháp điều trị bệnh an toàn chuẩn quốc tế cùng với đó là đội ngũ nha sĩ giàu kinh nghiệm, có thâm niên cao trong nghề,…Parkway sẽ giúp bạn điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng từ đơn giản đến phức tạp, mang đến hàm răng chắc khỏe, nâng tầm chất lượng cuộc sống.
Đội ngũ nha sĩ tại Nha khoa Parkway
Các trung tâm Nha khoa Parkway
Hà Nội
Parkway Phố Huế: 328 Phố Huế, Hai Bà Trưng.
Parkway Trung Hòa: Tầng 4, Tòa 29T1, Hoàng Đạo Thuý, Trung Hoà.
Parkway Hà Đông: 6, Đường Nguyễn Khuyến, Văn Quán, Quận Hà Đông.
Bắc Ninh
Parkway Bắc Ninh: 256 Ngô Gia Tự, phường Tiền An, Tp Bắc Ninh.
TP. Vinh
Parkway Tp.Vinh: 131 Nguyễn Văn Cừ, Hưng Bình, Tp. Vinh.
TP.HCM
Parkway Nam Kỳ Khởi Nghĩa: 215 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Võ Thị Sáu, Q3 Parkway Cộng Hòa.
Parkway Thủ Đức: 431 Đ. Lê Văn Việt, Tăng Nhơn Phú A, Quận 9.
Bình Dương
Parkway Bình Dương: 01 Lô NP4, TTTM Becamex, Đại Lộ Bình Dương, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Lời kết
Như vậy, bài viết này đã tổng hợp và chia sẽ đến bạn thông tin về bệnh lý lồi xương chân răng, hy vọng đã mang đến bạn nhiều thông tin giá trị bổ ích. Nếu bạn hoặc người thân mắc phải tình trạng này, hãy nhanh chóng đến Nha khoa Parkway hoặc liên hệ HOTLINE 1800 8059 để được tư vấn và điều trị kịp thời nhé!
Hiện nay, các dòng thuốc xịt chống sâu răng cho bé ra đời có thể ngăn chặn hình thành mảng bám cũng như sự phát triển của vi khuẩn gây hại. Chính nhờ đó, việc sử dụng sản phẩm này thường xuyên sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ bị mắc bệnh ở trẻ đáng kể. […]
Răng sau khi lấy tủy thường có tuổi thọ ngắn hơn so với những chiếc răng bình thường, cũng như cần có sự chăm sóc đặc biệt hơn. Vậy tuổi thọ răng lấy tủy kéo dài bao lâu và cách vệ sinh, chăm sóc ra sao? Hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu qua bài […]