Nguyên nhân hở chân răng và cách điều trị hiệu quả nhất
Tụt lợi hở chân răng là một trong những vấn đề không chỉ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ khi cười mà còn có thể tác động đến sức khỏe tổng thể của răng miệng. Hãy cùng Parkway tìm hiểu về nguyên nhân tụt lợi hở chân răng và cách điều trị hiệu quả nhé!
Sơ qua về hở chân răng
Hở chân răng còn được gọi là “lộ chân răng” hoặc “tụt lợi hở chân răng”, là tình trạng khá phổ biến trong nha khoa mà nhiều người phải đối mặt. Đây là hiện tượng chân răng bị lộ ra ngoài, thường do mất đi lớp nướu bảo vệ, chân răng sẽ tiếp xúc trực tiếp với mô nướu, gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe răng miệng.
Hở chân răng có thể dẫn đến việc bám bụi thức ăn và vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào khe rãnh giữa chân răng và nướu, tạo điều kiện cho sự phát triển của bệnh nướu và sưng nướu. Bên cạnh đó, tình trạng này cũng có thể gây đau rát và khoang miệng trở nên nhạy cảm khi tiếp xúc với thực phẩm nóng, lạnh hoặc ngọt.
Tụt lợi hở chân răng có thể do nhiều nguyên nhân. Bao gồm việc chăm sóc răng miệng không đúng cách, viêm nhiễm nướu răng, thói quen cắn cứng hoặc di truyền. Tuy nhiên, vấn đề này có thể được chữa trị và ngăn ngừa nếu người bệnh hợp tác với bác sĩ nha khoa.
Để tránh tình trạng tụt lợi hở chân răng trở nên nghiêm trọng và tăng nguy cơ sức khỏe răng miệng. Việc duy trì sự hợp tác với bác sĩ, tuân thủ các chỉ định và hướng dẫn của họ là rất quan trọng. Việc chăm sóc răng miệng đúng cách và hạn chế các thói quen có thể gây hại cho răng cũng giúp ngăn ngừa sự tái phát của vấn đề này.
Có nhiều nhóm nguyên nhân gây nên tình trạng tụt lợi hở cổ chân răng, cụ thể như sau:
1. Hở chân răng do di truyền
Yếu tố di truyền có thể đóng vai trò quan trọng trong việc xác định cấu trúc của răng và hàm răng. Nếu bạn có người thân trong gia đình gặp vấn đề về tụt lợi hở chân răng, thì bạn có nguy cơ cao mắc phải bệnh lý này.
2. Hở lợi chân răng do thói quen xấu
Thiếu chăm sóc răng miệng định kỳ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe răng miệng, đặc biệt tác động mạnh mẽ đến chân răng. Không duy trì chăm sóc răng miệng định kỳ, bao gồm cả việc không chải răng và sử dụng chỉ nha khoa, có thể dẫn đến sự phát triển của bệnh nướu và hở cổ chân răng.
Ngoài ra, những thói quen sinh hoạt xấu như cắn bút chì, móng tay, hoặc các vật dụng cứng, thường xuyên nghiến răng có thể tạo áp lực không cân đối lên răng và gây ra tình trạng bị hở chân răng.
Vệ sinh răng miệng không đúng cách là một trong những nguyên nhân khiến chân răng bị hở
3. Lộ chân răng do mắc các bệnh lý răng miệng
Nếu bạn có những dấu hiệu như bị chảy máu chân răng, răng bị sâu, bị túi nướu,… thì rất có thể sẽ dẫn tới tình trạng lộ chân răng. Bởi vi khuẩn đã phát triển và xâm nhập vào các mô nướu, khiến nướu bị tổn thương và chân răng ngày càng bị tụt xuống.
Tình trạng nướu bị tổn thương do mắc các bệnh lý về răng miệng
4. Chân răng bị hở do thay đổi nội tiết tố
Việc thay đổi nội tiết tố trong cơ thể cũng có thể gây ra nhiều tác động đến sức khỏe răng miệng và nướu răng, bao gồm hở cổ chân răng. Cụ thể các giai đoạn ở phụ nữ như dậy thì, ngày kinh nguyệt, mang thai, mãn kinh.
Nên làm gì khi bị hở chân răng? Cách điều trị ra sao?
Dưới đây là một số việc bạn có thể thực hiện khi phát hiện bị hở chân răng:
1. Hở chân răng giai đoạn nhẹ
Ở giai đoạn này, người bệnh có thể sử dụng các phương pháp điều trị tại nhà như súc nước muối, đánh răng đúng cách,… để phục hồi nướu một cách nhanh chóng nhất. Người bệnh nên thăm khám nha sĩ định kỳ để kiểm tra tình trạng răng miệng của mình. Nha sĩ sẽ thực hiện thao tác kiểm tra kỹ thuật và xác định nguyên nhân cụ thể của hở chân răng. Dựa trên đánh giá này, họ sẽ đưa ra phương án điều trị tốt nhất cho bạn.
Nha sĩ có thể khuyên bạn sử dụng một số sản phẩm chăm sóc răng miệng đặc biệt để giảm thiểu tình trạng hở chân răng và nguy cơ viêm nhiễm nướu. Điều này bao gồm việc sử dụng bàn chải răng mềm, sử dụng chỉ nha khoa và tuân thủ chế độ chăm sóc răng miệng định kỳ.
Thói quen ăn uống có thể ảnh hưởng đến tình trạng răng miệng. Vì vậy, hãy thay đổi thói quen ăn uống, hạn chế việc sử dụng các loại thực phẩm cứng, cay hoặc ngọt và ăn một chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ gây hở chân răng.
Tránh thói quen cắn, nhai không cân đối. Nếu bạn thường xuyên cắn bút chì, móng tay hoặc các vật dụng cứng khác, hãy cố gắng bỏ những thói quen ấy vì chúng sẽ tạo áp lực không cân đối lên răng. Về lâu dài, tình trạng hở lợi chân răng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Nghiến răng hay cắn những vật dụng cứng tạo nên áp lực không cân đối lên răng
2. Hở chân răng giai đoạn nặng
Với giai đoạn này, chân răng bị hở khiến tình trạng nướu bị viêm nghiêm trọng. Người bệnh nên đến những cơ sở nha khoa uy tín để có hướng xử lý kịp thời. Sau khi bác sĩ đã xác định tình trạng của bạn, họ sẽ đề xuất một số phương án điều trị cụ thể. Có thể là sử dụng bộ chỉnh nha, lắp răng giả hoặc phẫu thuật chỉnh hình răng. Có quá nhiều phương án điều trị? Bạn đừng lo, vì bạn sẽ được tư vấn tường tận về các phương pháp điều trị mà bác sĩ đã đề xuất.
Trường hợp người bệnh bị viêm nha chu – bệnh nhiễm trùng nướu răng cấp độ nặng. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật vạt bằng cách rạch một đường dọc theo đường viền nướu và tạm thời nhấc mô nướu khỏi răng, sau đó làm sạch chân răng.
Viêm nướu khiến khoang miệng trở nên nhạy cảm hơn
Thậm chí bác sĩ có thể đề nghị ghép xương răng do tình trạng vi khuẩn xâm nhập và tấn công các mô xương nâng đỡ chân răng. Cụ thể, bác sĩ sẽ đặt vật liệu ghép xương vào những vùng mô bị mất xương.
Ngoài ra, phương pháp ghép nướu được sử dụng khá phổ biến trong nha khoa. Khi mô nướu bị tình trạng kéo ra khỏi răng, gây tụt nướu và bị hở chân răng. Bác sĩ sẽ tiến hành đặt một mảnh ghép mô xung quanh răng bị ảnh hưởng và khâu nó vào đúng vị trí. Phẫu thuật ghép nướu bao phủ chân răng bị lộ, cải thiện vẻ ngoài, nụ cười và giảm nguy cơ tụt lợi thêm.
Dấu hiệu bị hở chân răng
Có một số dấu hiệu thường thấy để nhận biết bị tụt lợi hở chân răng như sau:
Lợi răng tiếp xúc trực tiếp với nướu: Đây là dấu hiệu chính của tụt lợi hở chân răng. Bạn có thể thấy rằng một hoặc nhiều lợi răng nằm gần vùng nướu răng và không có sự bao bọc hoàn hảo từ nướu.
Nhạy cảm khi tiếp xúc với thực phẩm và nhiệt độ: Những chiếc răng bị tụt lợi hở chân răng thường trở nên nhạy cảm hơn khi bạn ăn thức ăn nóng, lạnh, cay, hoặc ngọt. Điều này có thể làm cho nướu của bạn đau rát hoặc khó chịu.
Sưng nướu và chảy máu nướu: Khi chân răng tiếp xúc với nướu một cách trực tiếp do tụt lợi, nướu có thể trở nên sưng to và chảy máu. Tình trạng này xảy ra khi bạn chải răng hay sử dụng chỉ nha khoa.
Thức ăn và mảng bám giữa các răng: Tụt lợi hở chân răng tạo ra một khoảng trống giữa các răng, là nơi thức ăn và mảng bám có thể dễ dàng bám vào. Điều này có thể dẫn đến tình trạng hơi thở có mùi hôi và viêm nhiễm nướu.
Hơi thở có mùi do tình trạng bị tụt lợi hở chân răng khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp
Những trở ngại khi hở chân răng
Về sức khỏe: Chân răng không được bảo vệ bởi lớp nướu, dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm và sưng nướu, khiến việc chăm sóc răng miệng trở nên khó khăn hơn. Việc chân răng bị hở cũng sẽ khiến nướu trở nên đau rát và nhạy cảm hơn đối với thức ăn nóng, lạnh, cay, và ngọt. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu trong cuộc sống hàng ngày.
Về thẩm mỹ: Tụt lợi hở chân răng có thể làm cho nụ cười của bạn trở nên thiếu tự tin hơn. Chính vì thế, bạn sẽ cảm thấy xấu hổ khi giao tiếp và tương tác xã hội.
Khoang miệng trở nên nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với thức ăn
Việc phòng ngừa tụt lợi hở chân răng đòi hỏi sự kiên trì và thường xuyên để cho ra kết quả như mong muốn. Bên cạnh đó, bạn có thể tìm kiếm sự tư vấn từ các bác sĩ có trình độ chuyên môn về cách duy trì và cải thiện sức khỏe răng miệng của mình.
Tham khảo 4 cách phòng ngừa tụt lợi hở chân răng như sau:
Chăm sóc răng miệng đúng cách: Hãy chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày, sử dụng loại bàn chải răng mềm, kem đánh răng chứa fluoride và nước súc miệng. Bên cạnh đó, sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám và thực hiện chăm sóc răng miệng định kỳ bằng cách thăm khám tại nha khoa ít nhất hai lần mỗi năm.
Sử dụng kỹ thuật chải răng đúng cách: Học cách chải răng đúng kỹ thuật để đảm bảo bạn không gây áp lực lên răng và nướu. Thao tác chải nhẹ nhàng và đảm bảo chải răng cả ở phía trên và phía dưới.
Đánh răng đúng cách giúp ngăn ngừa tụt lợi chân răng
Tránh những thói quen xấu: Nên hạn chế thói quen xỉa răng bằng tăm, nghiến răng, cắn móng tay, hút thuốc lá,… Việc tác động một lực mạnh lên răng sẽ làm tổn thương nướu răng dẫn đến tình trạng hở lợi chân răng.
Chăm sóc sức khỏe tổng thể: Hãy duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế tiêu thụ những thực phẩm chứa đường và tránh thói quen hút thuốc hay tiêu thụ nhiều rượu bia. Bởi vì sức khỏe tổng thể của bạn có tác động mạnh mẽ đến sức khỏe răng miệng.
Có nên sử dụng những biện pháp chữa hở chân răng tại nhà?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm chuyên đặc trị cho các triệu chứng như tụt lợi hở chân răng, viêm nướu,… Tuy nhiên, bạn nên tìm hiểu kỹ về nguồn gốc xuất xứ cũng như liên hệ với bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn về quá trình sử dụng thuốc. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như mật ong, trà xanh, nha đam, dầu mè, tỏi, muối,… để điều trị tụt lợi, với điều kiện tình trạng bệnh lý ở giai đoạn nhẹ. Chi phí thấp mà còn dễ dàng thực hiện tại nhà nha.
Những phương pháp chữa hở chân răng tại nhà, liệu có an toàn?
Ngày nay, không khó để nhìn thấy các cơ sở khám chữa bệnh về vấn đề răng miệng trên đường phố. Nhưng lại không dễ dàng để tìm và tin tưởng cơ sở khám chữa bệnh đảm bảo về chất lượng dịch vụ cũng như các yếu tố an toàn khi thăm khám.
Vì thấu hiểu nỗi lo âu đó của khách hàng, Nha khoa Parkway ra đời và phát triển 10 cơ sở trải khắp Việt Nam, đội ngũ y bác sĩ đề cao tâm đức chính trực, tận tâm với nghề và tận tụy với khách hàng, sẵn sàng đáp ứng trọn vẹn nhu cầu của khách hàng.
Khi sử dụng dịch vụ tại nha khoa Parkway, khách hàng sẽ được theo dõi bởi một bác sĩ xuyên suốt quá trình điều trị. Quá trình báo giá trọn gói với tính minh bạch và trong phát sinh chi phí trong suốt quá trình điều trị. Ngoài ra, có hợp đồng cam kết điều trị hiệu quả rõ ràng.
Nha khoa Parkway
Lời kết
Tóm lại, Nha khoa Parkway đã chia sẻ về các vấn đề liên quan đến nguyên nhân tụt lợi hở chân răng, dấu hiệu bị hở chân răng, nên làm gì và cách phòng ngừa hở chân răng. Bạn nên lưu ý tìm đến các cơ sở nha khoa uy tín để được tư vấn kỹ lưỡng để được chữa trị dứt điểm và giữ cho nụ cười của mình luôn rạng ngời và sức khỏe răng miệng tốt. Tránh trường hợp bệnh tái phát hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, gây trở ngại cho sinh hoạt hằng ngày.
Việc tiêm thuốc tê khi nhổ răng có thể giúp bệnh nhân giảm đau trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bệnh nhân gặp tác dụng phụ sau khi được gây tê. Trong bài viết này, hãy cùng Nha khoa Parkway tìm hiểu về những tác dụng phụ của […]
Tủy răng chứa các mạch máu dây thần kinh nuôi dưỡng toàn bộ răng và nhận diện cảm xúc. Khi răng bị chết tủy sẽ gây nên tình trạng đau nhức, mất đi chức năng ăn nhai và nghiêm trọng hơn là dẫn đến nguy cơ mất răng. Vậy răng chết tủy là gì? Có […]
Trám răng lấy tủy là một trong những phương pháp phổ biến nhằm khắc phục tình trạng sâu răng hiệu quả, giúp bảo tồn răng thật và cải thiện chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người lo lắng về việc liệu trám răng lấy tủy có đau không? Trường hợp nào cần […]
Một chiếc răng có tủy răng bị thối, nếu không được khắc phục sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến răng miệng cũng như sức khỏe tổng thể. Vậy tủy răng bị thối là tình trạng gì? Nguyên nhân từ đâu khiến tủy răng bị thối? Hãy cùng Nha khoa […]